Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVIII


2/ Cùng cố hệ thống phòng thủ của Mỹ và các đồng minh

Là một thành phần quan trọng trong việc chống đỡ lại sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc, Mỹ phải chuẩn bị cho việc Trung Quốc sử dụng các chiến lược ép buộc kinh tế để tìm cách thúc đẩy các lợi ích quốc gia. Mỹ có một lợi ích rõ ràng không chỉ trong việc củng cố các chủ thể kinh tế của riêng mình, mà còn trong việc hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác nước ngoài để Trung Quốc không tìm được các cách gián tiếp nhằm vào Mỹ và lợi ích của Mỹ.

Thiết lập một quỹ dự trữ cho những chủ thể chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Mỹ, dẫn đầu là Bộ Tài chính và Bộ Thương mại, nên thiết lập một quỹ dự trữ cho các công ty và các thành phố chịu sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Quỹ này nên đặt tiền đề dựa trên khái niệm bảo vệ các thể chế tôn trọng luật kinh tế quốc tế và các nguyên tắc thị trường cạnh tranh. Quỹ nên hỗ trợ các thực thể bị Trung Quốc đối xử bất công theo một cách chống cạnh tranh mà có thể có ý nghĩa an ninh quốc gia quan trọng đối với Mỹ và một liên minh các đồng minh quan trọng. Tư cách thành viên nhìn chung nên được định hướng theo các nước thành viên G7 và các nước khác. Mỹ nên tận dụng quỹ này và yêu cầu các chính phủ đồng minh đóng góp. Mỹ cũng nên tìm kiếm sự đóng góp từ các công ty thuộc khu vực tư nhân, những công ty mà bản thân họ có thể là ứng cử viên để nhận được hỗ trợ từ một quỹ như vậy, nếu bị Trung Quốc nhắm trực tiếp vào bằng một hành động ép buộc kinh tế. Các nhà lãnh đạo của quỹ này nên xem xem các lựa chọn sửa đổi cấu trúc của nó theo hướng là một phương tiện đảm bảo cho sự tham gia của các thực thể này. Khi đứng đầu một quỹ như vậy, Mỹ có thể tăng cường nỗ lực thuyết phục các quốc gia khác hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với Mỹ áp đặt phí tổn lên Trung Quốc vì những thách thức của họ đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hơn nữa, bằng cách báo hiệu cho Trung Quốc biết rằng Mỹ và các đồng minh đang thực hiện các bước chặn trước để bảo vệ lợi ích tập thể của họ, Washington có thể ngăn chặn Bắc Kinh khỏi ít nhất một số trường hợp gây áp lực ép buộc kinh tế đối với các thực thể sẽ sử dụng quỹ địa phương.

Xem xét và cập nhật các Quy định phản đối tẩy chay. Mỹ, với sự dẫn dắt của một phái đoàn trong Quốc hội và một nhóm nghiên cứu tại Bộ Thương mại, nên xem xét các Quy định phản đối tẩy chay để đánh giá cách thức Mỹ có thể cập nhật chúng hay ban hành các biện pháp phù hợp khác để hỗ trợ các công ty Mỹ là mục tiêu của cạnh tranh kinh tế Trung Quốc nhắm tới. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài để xem xét làm thế nào các quyền hạn pháp lý tương đương có thể được thông qua trong các quyền hạn phán xét khác nhau, đặc biệt là các nền kinh tế lớn toàn cầu khác.

Những khuyến nghị về thu hút khu vực tư nhân

Chính phủ Mỹ nên tiếp cận khu vực tư nhân theo một cách chính thức và minh bạch hơn. Một số thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn không thể được giải quyết chỉ bởi mình Chính phủ Mỹ, và việc đối phó với những thách thức nhất định của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải hợp tác với các công ty khu vực tư nhân của Mỹ. Chính phủ Mỹ càn gia tăng tăng hợp tác với khu vực tư nhân để cải thiện việc chia sẻ thông tin về sự ép buộc kinh tế và chiến thuật của Trung Quốc để giảm thiểu phí tổn phát sinh không mong muốn của các biện pháp của Mỹ. Ngoài ra, một cách tiếp cận hợp tác với khu vực tư nhân có thể xây dựng dựa trên các cách tiếp cận theo quy định để đưa ra các chiến lược hiệu quả hơn. Ví dụ, Chính phủ Mỹ không có các công cụ điều tiết hiệu quả để có thể ngăn chặn hợp pháp các công ty của Mỹ làm theo các loại ép buộc kinh tế nhất định của Trung Quốc, như việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ kiểm duyệt các thông tin trên truyền thông xã hội và kiềm chế nói về các vấn đề chính trị như Tây Tạng. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ có thể khuyến khích khu vực tư nhân thiết lập các cơ chế và cam kết tự nguyện để chống lại áp lực như vậy của Trung Quốc.

Tăng cường dòng chảy thông tin và hợp tác với khu vực tư nhân

Can dự tốt hơn với khu vực nhân sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc ở cả lĩnh vực kinh tế và an ninh quốc gia. Các quan chức Mỹ và khu vực tư nhân nên thực hiện một số bước đi để cải thiện hợp tác trong hỗ trợ chính sách của Mỹ.

Cải thiện chia sẻ thông tin. Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính nên thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin để thu thập thông tin về các trường hợp sử dụng biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc nhằm vào các công ty Mỹ và công bố một báo cáo định kỳ về việc Trung Quốc sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Cảnh báo này được gửi trực tiếp tới Chính phủ Mỹ trên cơ sở bí mật, hoặc gửi trực tiếp hoặc nặc danh tới những người dùng khác trong hệ thống cảnh báo và Chính phủ Mỹ. Các nhà phân tích chính phủ, từ các cộng đồng tài chính và tính báo, có thể chắt lọc các bài học từ những cảnh báo cho các báo cáo định kỳ, đồng thời triệu tập tới các phiên nghe báo cáo định kỳ hoặc hội nghị để các đại diện khu vực tư nhân có thể trực tiếp chia sẻ thông tin và tham gia chủ đề này.

Thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Các hiệp hội thương mại khu vực tư nhân hàng đầu, bao gồm Phòng Thương mại Mỹ và các hiệp hội thương mại chuyên về các hoạt động chế tạo và công nghệ cao, cùng với Bộ Ngoại giao Mỹ và Hội đồng an ninh quốc gia, nên thúc đẩy phát triển một bộ quy tắc ứng xử khu vực tư nhân với Trung Quốc. Bộ quy tắc ứng xử tự nguyện nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ để kiềm chế tham gia các hoạt động nhất định ở Trung Quốc hay với các thực thể Trung Quốc mà sẽ chống lại các giá trị và lợi ích của Mỹ, như hỗ trợ kiểm duyệt và giám sát của Trung Quốc. Bộ quy tắc này cũng nên bao gồm các cam kết của các công ty Mỹ chống lại áp lực ép buộc kinh tế của Trung Quốc theo tiêu chí cụ thể được xác định bởi các nhà soạn thảo và các bên ký kết ban đầu. Chính phủ Mỹ nên xem xét một gói ưu đãi có thể có hiệu lực đối với các công ty tự nguyện ký vào bộ quy tắc ứng xử. Các quan chức Mỹ cũng nên phối hợp với các đối tác nước ngoài để thúc đẩy các quá trình tương tự ở các nước khác, và chào đón các quan sát viên từ các nước đồng minh và đối tác đến Mỹ học hỏi.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Thế giới trải qua một năm nhiều biến động – Phần III


III/ Nền kinh tế thế giới ngày càng trì trệ

(Giáo sư Giang Thụy Bình, Học viện ngoại giao Trung Quốc)

Dưới tác động của nhiều yếu tố như đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng Ukraine, chính sách tài khóa và tiền tệ của các quốc gia…, nền kinh tế thế giới nhanh chóng đi đến đình trệ do lạm phát trong năm 2022.

Thế giới đối phó chậm chạp với lạm phát

Năm 2020, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thế giới phải đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của toàn cầu giảm xuống còn -3%, trong đó ở các nước phát triển là -4,4%, các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển là -1,9%. Năm 2021, thế giới có sự phục hồi mạnh mẽ nhất sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đạt 6%, trong đó các nền kinh tế phát triển đạt 5,2% và các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển đạt 6,6%.

Đến quý IV/2021, trong bối cảnh nhiều quốc gia thực thi chính sách tài khóa và tiền tệ siêu nới lỏng, mặc dù nền kinh tế được phục hồi đã kích thích nhu cầu mở rộng, nhưng không thể khắc phục kịp thời sự đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh gây ra, thị trường xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu nghiêm trọng, dấu hiệu lạm phát bắt đầu xuất hiện. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Anh lần lượt đạt 6,7%, 4,6% và 4,9%. Chính phủ các nước chưa thực sự quan tâm đến dấu hiệu lạm phát vừa mới xuất hiện, nên đã bỏ lỡ cơ hội tốt để đưa ra các biện pháp kiểm soát. Cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 đã giáng một đòn nặng nề hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến mặt bằng giá cả toàn cầu tăng nhanh và liên tục lập mức cao mới. Đến tháng 9/2022, CPI ở Mỹ, Eurozone và Anh lần lượt đạt 8,2%, 9,9% và 10,1%. Lạm phát tại một số thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển thậm chí còn nghiêm trọng hơn, CPI của Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 83,5% trong tháng 9/2022.

Trước áp lực lạm phát ngày càng tăng và không thể chịu nổi, các nền kinh tế lớn của phương Tây như Mỹ bắt đầu tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán của họ. Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất 6 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022, trong đó 4 lần gần đây nhất đều ở mức 75 điểm cơ bản, lập kỷ lục về các đợt tăng lãi suất trong thời gian ngắn. Các nền kinh tế phương Tây khác và nhiều thị trường mới nổi cũng làm theo, khiến thế giới bước vào một chu kỳ tăng lãi suất mới. Tuy nhiên, động thái liên tục tăng lãi suất của FED và làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu do động thái này của FED gây ra không có tác dụng kiềm chế lạm phát nhanh chóng, mà lại gây ra tác động nghiêm trọng đến sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 lần lượt là 0,5, 0,8 và 0,4 điểm phần trăm vào tháng 1, tháng 4 và tháng 7/2022. Dự báo mới nhất được công bố vào tháng 10 dự báo tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2022 ở mức 3,2%, thấp hơn 2,8 điểm phần trăm so với năm 2021. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển đạt 2,4%, các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển đạt 3,7%, các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển ở châu Âu thậm chí bằng 0%. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của toàn cầu sẽ tiếp tục giảm xuống còn 2,7%, trong đó tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển chỉ đạt 1,1%.

Trong ngắn hạn, thế giới khó thoát khỏi sự trì trệ

Năm 2023, triển vọng kinh tế toàn cầu khó thoát khỏi tình trạng đình trệ do lạm phát. Thứ nhất, không có nhiều dư địa để thực hiện chính sách vĩ mô để điều tiết kinh tế. Năm 2023, các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ khó đưa ra các biện pháp chính sách hiệu quả hơn. Một là, sau những đợt tăng lãi suất liên tiếp, dư địa cho chính sách tiền tệ đã rất hạn hẹp; hai là, bản thân việc tăng lãi suất chính là “con dao hai lưỡi”, ngay cả khi có thể có tác dụng nhất định trong việc kiềm chế vật giá leo thang, thì cái giá phải trả do sự tác động nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế vẫn rất cao; ba là, việc Mỹ và phương Tây tăng lãi suất đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển.

Thứ hai, dịch bệnh vẫn tiếp tục gây ra tác động đối với chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh tế xã hội toàn cầu.

Thứ ba là tác động địa chính trị. Cuộc khủng hoảng Ukraine khiến Mỹ và phương Tây thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và Nga cũng thực hiện các biện pháp đáp trả, cũng như việc Mỹ dựa vào đồng minh của mình để thực hiện sự tách rời với Trung Quốc sẽ tiếp tục tiếp diễn, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng và hoạt động kinh tế toàn cầu.

Cuối cùng, sự phối hợp quốc tế sẽ trở nên khó khăn hơn. Do tác động trực tiếp của các xung đột địa chính trị nên, sự điều phối quốc tế trên các phương diện quan trọng sẽ khó triển khai hiệu quả hơn. Không chỉ các cơ chế quản trị đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và IMF vẫn chưa thể phát huy vai trò của nó, mà cơ chế G20 từng thể hiện tốt vai trò điều phối quốc tế sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng đang ngày càng bộc lộ những dấu hiệu của sự mệt mỏi.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu trì trệ do lạm phát, một số vấn đề kinh tế-xã hội sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và cần được quan tâm giải quyết. Trước tiên, sự phân hóa kinh tế toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Việc phương Tây, đặc biệt là Mỹ liên tục tăng lãi suất đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thị trường mới nổi và nền kinh tế đang phát triển trên các phương diện như dòng vốn chảy ra ngoài, đồng tiền mất giá, lạm phát từ nước ngoài đưa vào và nợ gia tăng. Trong nội bộ các nền kinh tế phát triển, do có sự khác biệt lớn về mức độ và cường độ tăng lãi suất, tỷ giá hối đoái biến động mạnh, đồng USD tăng giá mạnh trong khi đồng tiền của các nước khác mất giá mạnh, đồng USD tăng giá mạnh trong khi đồng tiền của các nước khác mất giá mạnh, thị trường tài chính biến động mạnh, xu hướng kinh tế thể hiện sự phân hóa rõ nét. Trong nội bộ các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, tăng lãi suất ở Mỹ và phương Tây, xung đột địa chính trị đã gây ra những hậu quả khác nhau đối với các nền kinh tế, khiến xu hướng kinh tế đã bị phân hóa ngày càng nghiêm trọng.

Hai là, vấn đề quản trị toàn cầu đã trở nên nghiêm trọng hơn. Xu hướng phân hóa của nền kinh tế toàn cầu khiến việc điều phối kinh tế quốc tế trở nên khó khăn hơn. Xung đột địa chính trị đã làm tổn hại nghiêm trọng đến quản trị kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga và các biện pháp đáp trả của Nga, sự tách rời với Trung Quốc…, khiến sự chia rẽ toàn cầu tăng lên. Cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực lan rộng, gánh nặng nợ ngày càng tăng đã cản trở nghiêm trọng việc quản trị môi trường và hợp tác xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.

Cuối cùng, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trở nên nghiêm trọng hơn. Trước đây, khi đề cập đến cuộc sống nghèo khó, dường như đó chỉ là vấn đề của các nước nghèo, nhưng hiện nay có ngày càng nhiều quốc gia phát triển ở châu Âu và Mỹ cũng phải đối mặt với vấn đề đói nghèo. Bên cạnh việc nền kinh tế đình trệ, dịch bệnh liên tục tái bùng phát, thu nhập giảm mạnh, áp lực lạm phát tăng nhanh đã khiến gánh nặng chi phí sinh hoạt của nhiều nước phát triển ở châu Âu, Mỹ tăng lên cao, khiến ngày càng nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.

(còn tiếp)

Nguồn: Tạp chí Tri thức thế giới (TQ) – số 24/2022

TLTKĐB 3-11/01/2023

Thị trường hóa quá mức nhà ở và hậu quả xã hội của nó – Từ vấn đề nhà ở của Engels nhìn tiêu dùng nhà ở của cư dân trung hạ lưu thành thị – Phần IV


Đáng cảnh tỉnh là, mấy năm gần đây, bất động sản dường như trở thành điều kiện chọn bạn đời quan trọng hơn, ít nhất là không kém con người. Phân tích của Viện Nghiên cứu Hôn nhân Gia đình Hắc Long Giang về 400 trường hợp quảng cáo cầu hôn đăng trên một tờ báo cấp tỉnh của tỉnh này từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007 cho thấy: hai giới nam nữ đều trí coi tuổi tác, chiều cao và tình trạng kinh tế là 3 chỉ tiêu hàng đầu; so với nam, nữ càng coi trọng tình trạng kinh tế (48%) và nhà ở (25,5%). Nhà ở, tình trạng kinh tế chiế 2 trong 3 điểm nóng trong lựa chọn bạn đời.

“Điều tra tình yêu và hôn nhân cư dân mạng Trung Quốc năm 2008” công bố ngày 13 tháng 2 năm 2008, về nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tình yêu và hôn nhân, trong số 154386 người được điều tra, 72562 người chọn điều kiện vật chất, chiếm 47%; 40140 người chọn hợp tính nhau, chiếm 26%; 22695 người chọn độ hài hòa về tính dục, chiếm 14,7%; 12505 người chọn bối cảnh gia đình, chiếm 8,1%; 6484 người khác, chiếm 4,2%. Tại mấy kỳ Hội tương thân của những người cổ cồn trắng tổ chức tại Thượng Hải, những câu hỏi được xếp ở 3 vị trí đầu là: 1) Bạn mua nhà rồi phải không? 2) Bạn vay tiền mua nhà phải không? 3) Tiền vay mua nhà của bạn còn bao nhiêu? ở góc tương thân, nhà ở và việc làm của bạn trai trong tầm ngắm là nhân tố mà rất nhiều bạn nữ cân nhắc trước tiên. Xét về mặt khách quan, trên thị trường hôn nhân Thượng Hải hiện nay, có một “quy tắc ngầm” bất thành văn gắn liền với nhà ở: phòng ở của con cái tuyệt đại đa số là do bố mẹ bên nam mua, ít nhất là do bố mẹ bên nam và con trai chịu trách nhiệm trả trước một phần, phần còn lại thì do bên nam hoặc hai bên cùng chịu, con gái Thượng Hải đặc biệt coi trọng tình trạng nhà ở của bên nam.

6/ Nhà ổ chuột và các vụ án ở Thượng Hải

Sự lưu hành tiểu thuyết Nhà ổ chuột và cơn sốt về bộ phim truyền hình này là một trong các sự kiện văn hóa có ảnh hưởng xã hội nhất năm 2009. Bối cảnh câu chuyện Nhà ổ chuột là Thượng Hải, nhưng nó phản ánh tình hình thực tế và môi trường sinh thái phát sinh những năm gần đây của rất nhiều thành phố lớn toàn Trung Quốc. Ở đây có các quan tham lọc lõi, các hộ đinh bị hại, các nhà khai thác lòng dạ đen tối, những người lao động trí óc nhỏ bị vấn đề nhà ở đè nặng thở không ra hơi. Vì viết chân thực và xúc động nên gây cộng hưởng và thảo luận lâu dài và mạnh mẽ. Kho dữ liệu dân ý của báo Phương Đông buổi sáng (Dongfang zaobao) đã điều tra 1034 công dân trưởng thành về vấn đề “nạn mua nhà” mà Nhà ổ chuột phản ánh. Trong đó 77,57% người được hỏi cho rằng vấn đề “nạn mua nhà” mà Nhà ổ chuột phản ánh là có tính phổ biến ở Thượng Hải; 72,24% công dân thẳng thắn nói, giá nhà ở Thuợgn Hải “cao quá mức, không chịu nổi”. Bí thư thị ủy Thượng Hải Du Chính (Yu Zheng) nói, không những ông đã xem Nhà ổ chuột, mà tại hội nghị cán bộ còn khuyến khích mọi người xem để thể nghiệm tình trạng khó khăn về nhà ở. Ngoài khó khăn kinh tế, những khó khăn nẩy sinh xung quanh vấn đề nhà ở càng phản ánh nhân sinh quan và giá trị quan méo mó dưới sự chèn ép của giá nhà cao.

“Nhà ổ chuột” là chỉ không gian chật hẹp đến mức nghẹt thở mà người ta phải cư trú. Bất luận đô thị phồn hoa thịnh vượng như thế nào, dân chúng bình thường đều sống tù bức như con ốc sên vậy. Nhà ổ chuột kể câu chuyện hai chị em tình cảm tốt đến mức đổi áo cho nhau mặc, từ ngoại tỉnh đến thành phố lớn tìm không gian cư trú yên ổn để theo đuổi công việc suốt đời mình. Cô chị là Hải Bình (Hai Ping) và chồng là Tô Thuần (Su Chun) sau khi tốt nghiệp đại học ở lại thành phố phấn đấu. Được coi là cổ cồn trắng nhưng hàng ngày bớt ăn bớt mặc vẫn kông mua nổi căn hộ mơ ước.

Sau ki quyết tâm nhà tại Thái Thương bên ngoài Thượng Hải, cuộc sống như là ác mộng. Hải Bình “mỗi ngày mở mắt là có một chuỗi con số nảy ra trong óc: nợ nhà 6 nghìn, ăn mặc hết 2 nghìn rưỡi…” Cứ thế trở thành một “nô lệ nhà” làm thuê cho một ông chủ ngân hàng khác. Dưới sức ép nặng nề của đồng tiền, cảm thấy mình sống rất chán nản và trút nỗi buồn chán trong lòng mình sang cho chồng là Tô Thuần và rút ra được một quan niệm mới về giá trị, cuộc sống và tình yêu. Cô ta bảo cô em Hải Tảo (Hai Zao): “Chị bảo cho em biết, tình yêu, tình yêu, đó chỉ là trò bịp của đàn ông đối với đàn bà. Những gì là “anh trao trái tim cho em, em sẽ mãi mãi có anh”, đó chỉ là thuật che mắt của một kẻ nghèo rớt mùng tơi. Đó là anh ta chẳng có gì nên chỉ nói mấy lời đường mật. Đàn ông nếu thực sự yêu một người phụ nữ thì đừng nói những lời trống rỗng. Anh yêu người phụ nữ này, cái thứ nhất cần cho không phải là trái tim của anh, cũng không phải là thân thể của anh, mà một là chồng lên một chồng tiền để cho người phụ nữ không phải lo lắng về tương lai; hai là tặng một căn nhà, ít nhất là khi không có được người đàn ông, lòng mất mát, thân thể vẫn còn có nơi để ở”. Không rõ là chủ động bao nhiêu bị động bao nhiêu, một cô Hải Tảo từng chân chất đáng yếu đã biến thành một cô bé sùng bái tiền trong ca khúc của Madonna, quan niệm và hành vi cũng phát sinh biến đổi, kết quả cô ta rời xa Tiểu Bối (Xiao Bei) vốn yêu mình sâu sắc để lao vào lòng Tống Tư Minh (Song Siming) nhiều nhà nhiều tiền, quyền thế hiển hách, làm “bà hai” trong tòa chung cư sang trọng. Điều khiến người ta có ấn tượng sâu sắc là, rất nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích Tống Tư Minh đa tình đa nghĩa, thoải mái hào phóng, hâm mộ cuộc sống hào hoa thoải mái, không lo chuyện tiền nong của Hải Tảo. Có thể thấy sức ép của nhà ở và sức cuốn hút của chủ nghĩa sùng bái tiền trong xã hội này là to lớn chừng nào.

III/ Bất động sản với tính cách chính sách xã hội chứ không phải chính sách kinh tế: Tiến tới xây dựng xã hội người tiêu dùng

Để giải quyết vấn đề nan giải về nhà ở, có rất nhiều phương án chính sách có thể lựa chọn. Mao Vu Thức (Mao Yushi) cho rằng, tiền đồ duy nhất bất động sản là trở về thị trường. Từ sau khi Trung Quốc hàng hóa hóa nhà ở, ngành bất động sản đã tạo ra nguồn của cải to lớn, người mua nhà vào ở nhà mới, nhà khai thác cũng kiếm được tiền, toàn xã hội vì vậy mà giàu lên. Giá nhà ở cực kỳ không bình thường là do chính quyền một số địa phương thao túng từ bên trong, nâng giá đất lên, có một phần lớn tiền mua nhà của nugời mua trở thành thu nhập của chính quyền từ bán đất. Để cho chính quyền rút ra, để cho cung cầu trên thị trường trực tiếp gặp nhau, khoản chi phí này sẽ có thể giảm đi rất nhiều. Còn quan điểm để cho chính quyền trợ cấp giúp mọi người mua nhà là hoàn toàn sai lầm. Trái lại Lỗ Phẩm Việt (Lu Pinyue) cho rằng, đầu cơ bất động sản, vốn luân chuyển trong ngàoi nước tràn lan là bàn tay vô hình cướp đoạt thị trường nhà ở, chính phủ quyết không thể áp dụng chủ nghĩa tự do buông thả đối với thị trường bất động sản, mà cần can thiệp sâu vào thị trường bất động sản: khi vận dụng lưu lượng tiền tệ để thúc đẩy kinh tế phát triển, cần xác lập cơ chế giám sát, quản lý dòng chảy của vốn, nâng đỡ nhu cầu hữu hiệu của công dân về nhà ở, kiềm chế đầu cơ bất động sản. Viên Vĩ Thời (Yuan Weishi) thì cho rằng, phương hướng lớn về cải cách thị trường hóa nhà ở tại Trung Quốc là đúng, phương hướng thị trường hóa nhà ở không được dao động, nhưng không tìm được lối ra từ kinh nghiệm địa phương. Ông nhận thấy 80% nhà ở của Singapore đều được giải quyết thông qua chính phủ hoặc các công ty trực thuộc chính phủ, 40% dân số Hương Cảng ở trong các chung cư do chính phủ xây dựng. Trong vấn đề nhà ở của các quốc gia và khu vực này, chính phủ gánh lấy trách nhiệm, thông qua việc xây dựng các hình thức nhà chung cư đã giải quyết được khó khăn của các tầng lớp trung hạ lưu. Trung Quốc đại lục có thể tham khảo những kinh nghiệm này, nếu chính phủ có thể đảm đương xây dựng khoảng 30% nhà ở dùng để giải quyết vấn đề nhà ở của tầng lớp trung hạ lưu khó khăn nhất thì sẽ đóng được vai trò khá lớn trong việc ổn định giá nhà.

Những kiến nghị chính sách này có ý nghĩa và giá trị xây dựng quan trọng. Nhưng cũng có chỗ sai lầm. Nói khái quát, Mao Vu Thức (Mao Yushi) tiếp tục kiên trì con đường thị trường hóa và vận dụng thêm một bước phương án thị trường hóa vào bất động sản, nhưng không cân nhắc đầy đủ đến tính bên ngoài của thị trường, dù là thị trường hóa và thương mại hóa với quyền tài sản rõ ràng, nếu mất đi công bằng xã hội cũng có thể đi tới hiệu ứng Matthew: người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu. Lỗ Phẩm Việt (Lu Pinyue) nhấn mạnh việc chính phủ kiềm chế vốn luân chuyển và đầu cơ, như tăng thuế giao dịch, tăng lãi suất tiền cho vay mua căn nhà thứ hai hoặc các căn nhà tiếp theo…, nhưng trước đây, sau khi thực thi các biện pháp tương tự cũng đã từng phát sinh tình huống tác dụng nhỏ bé, hơn nữa hướng suy nghĩ này chú trọng kỹ thuật, bỏ qua cấp độ lớn lao hơn, quan trọng hơn. Thí dụ những nhà đầu tư chân chính rõ ràng là có vốn lớn, không bị hạn chế bởi tiền cho vay mua nhà và thuế. Viên Vĩ Thời (Yuan Weishi) chú trọng trách nhiệm của chính phủ, nhưng ở Trung Quốc hiện nay, thông qua chính phủ hay các công ty trực thuộc chính phủ để giải quyết vấn đề khó khăn về nhà ở của các tầng lớp trung hạ lưu đông đảo rõ ràng là một vườn ươm lớn khác làm nẩy sinh tham nhũng, hình thành bữa đại tiệc tham nhũng từ các công trình công cộng; đồng thời cũng dễ dàng hình thành “hệ thống tồn tại song hành hai quỹ đạo” là thị trường cung cấp bất động sản và chính phủ, gây tổn hại nặng cho những thành quả thời kỳ đầu cải cách nhà ở. Quan trọng hơn là, những kiến nghị chính sách này phần nhiều dựa trên những cân nhắc về kinh tế, kỹ thuật hay chính trị, đối với sự thiếu hụt nhà ở, sự tăng vọt giá nhà với tính cách là một mặt của vấn đề xã hội  phần lớn đều bị bỏ qua.

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2014 – 74, 75 76

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVII


Xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ đối với các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Để đảm bảo các chuỗi cung ứng chủ chốt, Quốc hội Mỹ nên xây dựng luật mà sẽ cho phép cơ quan hành pháp của Mỹ thiết lập một chế độ kiểm soát nhập khẩu vì các mục đích an ninh quốc gia và để bảo vệ các chuỗi cung ứng của Mỹ. Điều này sẽ khiến Mỹ tránh xa khỏi thông lệ gần đây hơn của Chính phủ Mỹ trong việc hạn chế hàng nhập khẩu của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia theo cách đặc biệt dưới các quyền hạn pháp lý khác nhau. Quốc hội đã cấm nhập khẩu các thiết bị viễn thông nhất định của Trung Quốc một cách hiệu quả, hạn chế sử dụng các nguồn tài trợ liên bang cho việc mua sắm các phương tiện giao thông công cộng nhất định do các công ty Trung Quốc sản xuất, và Chính quyền Trump đã chuyển sang giới hạn nhiều hơn nữa việc nhập khẩu các sản phẩm IT nhất định của Trung Quốc. Tuy nhiên, với một quy chế mới, Mỹ nên nắm lấy một cấu trúc điều chỉnh chính thức, xuyên suốt để giới hạn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia rõ ràng. Chính quyền Mỹ nên sử dụng một cách vừa phải các biện pháp hạn chế theo một quy chế mới, và một cấu trúc điều chỉnh mạch lạc có nhiều khả năng dẫn đến việc sử dụng hợp lý hơn là việc mở rộng hơn nữa cách tiếp cận đặc biệt hiện nay. Một cấu trúc như vậy có thể sẽ gia tăng đáng kể những cân nhắc liên quan tới nghĩa vụ của WTO, mà Văn phòng đại diện thương mại Mỹ sẽ cần giải quyết trong việc thực hiện những biện pháp hạn chế như vậy.

Nghiên cứu về việc phát triển một cấu trúc pháp lý rộng hơn và linh hoạt hơn để áp đặt thuế quan lên các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty cụ thể, thay vì đơn giản từ một quốc gia cụ thể. Quốc hội Mỹ nên thành lập một nhóm nghiên cứu, mà sẽ lắng nghe các chuyên gia độc lập và trong chính quyền, và yêu cầu một nghiên cứu từ Cơ quan giám sát trách nhiệm chính phủ (GAO), về các cách thức phát triển một cấu trúc pháp lý mà sẽ mở rộng khả năng của Mỹ để phân biệt các loại thuế quan được áp đặt lên các sản phẩm nhập khẩu từ các công ty cụ thể, mà hiện nói chung chỉ có sẵn trong một số trường hợp hạn chế nhất định. Theo luật pháp của Mỹ hiện nay, Mỹ thường áp dụng các loại thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu cụ thể từ Trung Quốc, thay vì áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc cụ thể, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như “bán phá giá”. Tuy nhiên, khi Mỹ tiếp tục sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế để giải quyết các vấn đề thương mại cụ thể và các phạm vi kinh tế khác của Trung Quốc, Mỹ sẽ hưởng lợi từ một cấu trúc thuế quan mà có đủ khả năng phân biệt rộng hơn và dễ dàng hơn giữa hàng hóa nhập khẩu từ các loại công ty Trung Quốc khác nhau, chẳng hạn giữa công ty nhà nước và công ty tư nhân. Quá trình nghiên cứu và đánh giá do Quốc hội Mỹ dẫn dắt có thể cung cấp định hướng trên con đường đi tới chính sách thuế quan của Mỹ.

Các khuyến nghị tăng cường các khuôn khổ đa phương hợp tác với các đồng minh

Mỹ nên khẳng định mối quan hệ liên minh và đối tác trong cuộc cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung: Sự hỗ trợ của các chính phủ đồng minh, đặc biệt khi họ đại diện cho các nền kinh tế toàn cầu lớn và các bên giám sát tiền tệ mạnh hay các trung tâm chuỗi cung ứng quan trọng, có ý nghĩa trọng yếu nhằm làm cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc trở nên hiệu quả. Khi các nước thứ ba không phối hợp hay hỗ trợ Mỹ, các nền kinh tế của họ có thể trở thành đấu trường để Trung Quốc lách luật hay tránh áp lực kinh tế của Mỹ. Mặt khác, Trung Quốc có thể tăng cường vị thế kinh tế của mình bằng việc kéo các đồng minh của Mỹ lại gần Trung Quốc hơn trên các khía cạnh kinh tế, một bước đi mà nước này có thể làm suy yếu các mối quan hệ liên minh của Mỹ. Ngoài ra, các biện pháp của Mỹ nhằm vào Trung Quốc có thể tác động bất lợi đáng kể đến kinh tế của các nước đồng minh mà phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, và Mỹ phải xem xét những tác động này trong việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế của mình.

Hơn nữa, với kinh nghiệm của Mỹ về các biện pháp trừng phạt trong nhiều năm qua đã cho thấy rằng áp lực kinh tế đơn phương của Mỹ có thể gây tác động đáng kể khi thực hiện với các nước tương đối nhỏ. Quy mô thị trường của Mỹ so với quy mô của một nước như Iran, Venezuela, hay Cuba có nghĩa là hầu hết các công ty ở các nước đồng minh, như các công ty có trụ sở ở châu Âu, sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Mỹ vì phí tổn tiềm tàng của việc bất tuân – không được tiếp cận thị trường Mỹ trong một thời gian dài – nhìn chung vượt xa phí tổn của việc bị cấm kinh doanh ở một nước bị trừng phạt. Tính toán rủi ro doanh nghiệp này là đúng cho dù chính phủ của một công ty lựa chọn đứng về phía Mỹ trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt hợp pháp hay các biện pháp ép buộc kinh tế khác đối với nước mục tiêu. Tuy nhiên, hoàn toàn không để đảm bảo rằng các doanh nghiệp sẽ tuân thủ biện pháp của Mỹ khi nói đến các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Các công ty ở các nước đồng minh đối mặt với một lựa chọn khó khăn hơn nhiều nếu và khi buộc phải lựa chọn giữa thị trường Mỹ và Trung Quốc, làm giảm tác động của các biện pháp đơn phương của Mỹ. Với lo ngại về sự cạnh tranh của Trung Quốc, các vi phạm thương mại và rủi ro an ninh quốc gia lan rộng ở châu Âu, và giữa các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á, Mỹ có cơ hội xây dựng một liên minh đa phương để thực hiện các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc và nên nỗ lực xây dựng sự hỗ trợ đa phương đối với các biện pháp như vậy bất kỳ nơi nào có thể.

1/ Xây dựng một cấu trúc đa phương

Không có cơ quan thường trực nào của các chính phủ có cùng chí hướng tận tâm tạo ra một cách tiếp cận chung đối với việc triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Mỹ nên đầu tư vào việc thiết lập một cấu trúc hợp tác đa phương để tăng cường tác động của các biện pháp của Mỹ, và đồng thời học hỏi và ủng hộ các hành động và ý tưởng của các quốc gia khác mà cũng lo ngại về ép buộc kinh tế sẽ thúc đẩy thành công các lợi ích của Mỹ.

Thành lập một nhóm “cùng chí hướng” về các biện pháp hạn chế đầu tư và kiểm soát thương mại nhằm vào Trung Quốc. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính nên cùng thành lập một nhóm cùng chí hướng gồm các nước công nghiệp quan trọng để phát triển một cách tiếp cận tập thể đối với việc áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu với Trung Quốc và các biện pháp hạn chế đối với đầu tư của Trung Quốc. Các nước có cùng chí hướng quan trọng nên bao gồm Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Canada và Australia; EU cũng nên tham gia với tư cách một quan sát viên.

Thành lập một nhóm quốc tế Tech-N. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, và Bộ Thương mại nên dẫn đầu Chính phủ Mỹ trong việc thành lập một nhóm quốc tế mới gồm các nền dân chủ tiên tiến và dẫn đầu về công nghệ để phối hợp chính sách công nghệ (Tech-N). Tổ chức này sẽ giúp thiết lập các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế, thúc đẩy an ninh chuỗi cung ứng, chống lại việc sử dụng công nghệ bất hợp pháp, và tối đa hóa và phối hợp chi tiêu R&D.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Điện gió Việt Nam và mối lo về an ninh-quốc phòng


Mỹ Hằng

Có thông tin cho rằng Việt Nam chưa mở cửa nước ngàoi đầu tư vào điện gió ngoài khơi chủ yếu là do lo ngại vấn đề an ninh quốc phòng, đặc biệt là nhà đầu tư Trung Quốc. Tuy nhiên, theo GS Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia), vùng biển mà Việt Nam có tiềm năng gió dồi dào nhất lại là vùng “an toàn” không nằm trong khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Các nghiên cứu khoa học dự báo về sự phát triển điện gió trong tương lai ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, các trang trại gió gần bờ và ngoài khơi trong phạm vi 50 km tính từ đường cơ sở ven biển của Việt Nam sẽ sản xuất điện nhiều gấp 19 lần so với các trang trại gió ngoài khơi nằm ngoài phạm vi 50 km tính từ đường cơ sở. Nếu Việt Nam chú tâm vào đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi trong phạm vi này thì có thể sản xuất được 9500 MW điện vào năm 2030, so với chỉ 500 MW từ các trang trại gió ngàoi khơi xa hơn 50 km tính từ đường cơ sở.

Theo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: “Khu vực dưới 50 km tính từ đường cơ sở nằm trong phạm vi quyền lợi hợp pháp của Việt Nam, là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Hiện Việt Nam đang vận hành một nhà máy điện gió ở đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận”.

Theo ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Australia về an ninh hàng hải, về mặt an ninh thì các điện gió ít gặp thách thức hơn so với các dự án dầu khí: “Các dự án điện gió hầu hết được triển khai ở khu vực lãnh hải của Việt Nam, vốn không có tranh chấp, trong khi dầu khí thì lại triển khai ở thềm lục địa và EEZ mở rộng. Chuyện có thể phức tạp hơn khi Việt Nam xuất khẩu điện ra nước ngoài, vì có thể liên quan tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải. Thế nhưng, điều này cũng không tác động nghiêm trọng tới tranh chấp”.

Vấn đề an ninh biển, đảo và nguy cơ từ Trung Quốc luôn là quan ngại của Việt Nam, nhưng GS. Carl Thayer cho rằng bên cạnh đó, Chính quyền Việt Nam vẫn khuyến khích đầu tư Trung Quốc và điện gió ngoài khơi không phải là ngoại lệ.

Giải pháp cho điện gió ngoài khơi Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, sự chậm trễ trong việc thông qua Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) của Việt Nam dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ vấn đề Trung Quốc hay an ninh quốc gia. Chẳng hạn như về cơ chế giá bán điện (FIT), vấn đề cơ cấu nguồn năng lượng (than, LNG và năng lượng tái tạo) để đạt được mức phát thải bằng 0 vào năm 2050 và thu hút đủ đầu tư trực tiếp nước ngoài, ước tính ở mức 15,5 tỷ USD, để tài trợ cho dự án năng lượng ngoài khơi.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề khác như thiếu quy hoạch biển quốc gia, lưới điện quốc gia xuống cấp và lạc hậu, các chính sách chồng chéo, thay đổi liên tục làm nản lòng nhà đầu tư… Theo GS. Carl Thayer: “Việc cần làm hiện này là đẩy nhanh quá trình rà soát và sửa đổi các luật và quy định trong nước, các trách nhiệm pháp lý chồng chéo đang thay đổi của chính quyền địa phương…”.

Mới đây, Chính quyền Việt Nam lại một lần nữa không thông qua dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã chỉnh sửa nhiều năm. Điều này đồng nghĩa hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực điện gió sẽ bị đình trệ, khiến các nhà đầu tư nản lòng và tiếp tục làm lãng phí nguồn điện gió được đánh giá là tiềm năng nhất khu vực châu Á của Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Reuters, một số nhà ngoại giao và chuyên gia cho biết Việt Nam cũng muốn xem xét kỹ lưỡng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi vì lý do an ninh quốc gia, lo ngại các trang trại gió có thể được sử dụng để giám sát.

Nguồn: TKNB – 28/02/2023

Vũ khí mới cho cạnh tranh Mỹ-Trung: Các biện pháp ép buộc kinh tế – Phần XVI


Cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong mọi trường hợp Mỹ sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế nhằm vào Trung Quốc, dù là một biện pháp trừng phạt tài chính, hạn chế xuất khẩu hay biện pháp nào khác, thì một quan chức Mỹ phải cung cấp thông tin rõ ràng và công khai về mục tiêu và biện pháp khắc phục cho hành động này. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi cơ sở pháp lý của biện pháp được gắn trực tiếp với vấn đề chính sách khác, như là Iran hay Triều Tiên, và gián tiếp với Trung Quốc với tư cách bên hỗ trợ.

Tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế đối với Trung Quốc. Chính quyền cần tiến hành đánh giá toàn chính phủ về các biện pháp ép buộc kinh tế liên quan đến Trung Quốc 4 năm một lần để đánh giả tỷ lệ, tính thích đáng về mặt pháp lý, và những hủy bỏ hay thay đổi thích hợp đối với các biện pháp cho phù hợp với chính sách phát triển. Bản đánh giá này cần lưu ý các ảnh hưởng về kinh tế của các biện pháp ép buộc kinh tế và mức độ mà chúng hỗ trợ các mục tiêu chiến lược cốt lõi của Mỹ đối với Trung Quốc.

5/ Báo hiệu và lên kế hoạch hiệu quả cho việc leo thang

Ngoài việc xác định và đưa ra các mục tiêu chính sách rõ ràng liên quan đến các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung nhiều hơn vào các chiến lược để báo hiệu các mục tiêu đó cho Trung Quốc và các nước thứ ba. Tương tự, các nhà hoạch định chính sách nói chung nên báo hiệu các trường hợp theo đó Mỹ sẽ xem xét leo thang hoặc giảm leo thang các biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể. Việc báo hiệu hiệu quả sẽ khuyến khích Trung Quốc đưa ra những nhượng bộ và kiềm chế các hành động mà sẽ làm gia tăng leo thang của Mỹ, và sẽ giảm khả năng Trung Quốc vô tình kích hoạt vòng xoáy leo thang bằng cách tự leo thang sau việc hiểu sai về các mục tiêu của một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ. Lên kế hoạch cho việc leo thang tiềm năng có nghĩa là đánh giá tỉ mỉ cách thức Trung Quốc có thể phản ứng với một biện pháp ép buộc kinh tế cụ thể của Mỹ, bao gồm cả việc xác định rõ Trung Quốc có hay không trả đũa và/hoặc leo thang để đáp trả và nếu có thì bằng cách nào, và lên kế hoạch cho các hành động phòng thủ chống lại các biện pháp ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Việc báo hiệu hiệu quả cũng rất quan trọng để cho phép các đồng minh hiểu chính sách của Mỹ và xây dựng sự hỗ trợ của đồng minh cho các biện pháp ép buộc kinh tế của Mỹ.

Phát triển các khái niệm chiến lược về can dự kinh tế với Trung Quốc. Một điều phối viên chính sách kinh tế mới đối với Trung Quốc ở Nhà Trắng nên thành lập một nhóm biệt phái từ các cơ quan chính phủ Mỹ khác nhau để xem xét và phát triển các khái niệm chiến lược liên quan đến ràng buộc kinh tế với Trung Quốc. Nhóm này nên là chuyên gia về cơ sở pháp lý và lịch sử chính sách kinh tế Mỹ liên quan tới Trung Quốc, và cũng nên là chuyên gia về lên kịch bản và mô hình, đề ra chiến lược tác chiến và các hoạt động quản lý khủng hoảng. Nhóm này nên xây dựng một bộ khung cho cạnh tranh kinh tế của Mỹ với Trung Quốc mà sẽ cung cấp các văn kiện vạch kế hoạch dài hạn, trong đó có Chiến lược an ninh quốc gia và Chiến lược quốc phòng, cũng như đặt kế hoạch chiến lược ngắn hạn. Nhóm này cũng nên đưa ra các khuyến nghị về cách thích ứng, trên cơ sở liên tục, các hoạt động phối hợp của Chính phủ Mỹ để liên kết các mục tiêu và báo hiệu cho Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế và cạnh tranh kinh tế.

Phối hợp thông tin về cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc. Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc, bên cạnh công việc điều phối chính sách ngắn hạn trong liên ngành, nên phối hợp việc truyền đạt thông tin của các quan chức Chính phủ Mỹ liên quan đến cạnh tranh kinh tế với Trung Quốc và sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế. Điều này có thể bao gồm tạo ra các đề tài bàn luận chung cho các quan chức Chính phủ Mỹ can dự với các đối tác ngoại giao nước ngoài và khu vực tư nhân. Trên thực tế, điều này sẽ giúp trang bị kiến thức cho nhiều quan chức Chính phủ Mỹ, những người trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc về vấn đề cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung và các công cụ ép buộc kinh tế trong mối quan hệ này. Điều đó cũng làm gia tăng tính nhất quán trong thông tin và một nền văn hóa hợp tác mới quanh việc báo hiệu trong lĩnh vực này.

6/ Củng cố các thể chế của Mỹ có trách nhiệm phát triển và triển khai các biện pháp ép buộc kinh tế

Chính phủ Mỹ cần khẩn trưởng đầu tư nguồn lực đáng kể vào bộ máy chính quyền và năng lực vận hành để kiểm soát và điều phối cạnh tranh kinh tế Mỹ – Trung trong tương lai. Điều này sẽ giúp hỗ trợ chính sách có hiểu biết, mạnh mẽ, đảm bảo tốt hơn sự liên kết chính sách với các mục tiêu, và củng cố văn hóa hợp tác và lên kế hoạch dài hạn được nêu trong các khuyến nghị trước đây. Về hoạt động cụ thể, Mỹ có thể triển khai các hoạt động huấn luyện mới và thiết lập các nguồn lực mới có tác động ngay lập tức và dài hạn.

Thực hiện một loạt bài huấn luyện đàm phán thường xuyên về chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhà Trắng nên phối hợp với các quan chức Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, và Bộ Quốc phòng, cùng với USTR, các ủy ban quốc hội và các văn phòng quan trọng, một loạt các bài huấn luyện đàm phán thường xuyên hay các trò chơi chiến tranh tập trung vào các chủ đề về leo thang cạnh tranh kinh tế, hay chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Các cơ quan này nên có sự tham gia của các quản lý cấp cao và những viên chức cấp cao được bổ nhiệm vì nhu cầu chính trị trong các phiên này để gia tăng cơ hội học tập nhằm xem xét vấn đề quan trọng này về hiệu quả kinh tế và an ninh quốc gia. Kết quả của những hoạt động này nên được chia sẻ rộng rãi trong Chính phủ Mỹ, phổ biến tới nhiều nhân viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm về việc đưa ra các ý tưởng và các lựa chọn chính sách trong các cơ quan nhà nước và cơ quan pháp lý để sử dụng trong cuộc cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc.

Thu thập và chia sẻ dữ liệu về sự ép buộc kinh tế của Trung Quốc. Bộ Tài chính và Bộ Thương mại phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và USTR nên thành các nhóm nghiên cứu chuyên biệt để xem xét dữ liệu và các nghiên cứu cụ thể về sự ép buộc và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc. Những nguồn dữ liệu này nên được chia sẻ với Điều phối viên chính sách kinh tế đối với Trung Quốc tại Nhà Trắng và trong toàn bộ liên ngành. Dữ liệu và phân tích liên quan cũng nên được chia sẻ với Quốc hội Mỹ và các đối tác và đồng minh nước ngoài, nếu phù hợp.

7/ Tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ

3 năm qua, Mỹ đã thực hiện các bước đi quan trọng để hiện đại hóa bộ công cụ các biện pháp ép buộc kinh tế mà có thể được triển khai trong cạnh tranh với Trung Quốc. Những bước đi này bao gồm mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, mở rộng đánh giá CFIUS đối với đầu tư nước ngoài ở Mỹ, và bắt đầu giới hạn nhập khẩu các sản phẩm nhất định của Trung Quốc mà đe dọa tới an ninh quốc gia. Tất cả các biện pháp này đều được đưa thêm vào thuế quan mở rộng mà Trump đã áp đặt đối với hơn 360 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ phải tiếp tục hiện đại hóa bộ công cụ ép buộc kinh tế của mình như một phần của cuộc cạnh tranh đang quyết liệt hơn với Trung Quốc, điều chỉnh các công cụ hiện nay và cũng như tạo ra các quyền hạn mới.

Mở rộng các biện pháp hạn chế đối với mục đích sử dụng cuối cụ thể các thành phẩm của Mỹ, cũng như “những người dùng cuối” nhất định. Mỹ nên mở rộng chế độ kiểm soát xuất khẩu để cấm việc bán các sản phẩm của Mỹ cho các mục đích sử dụng cuối mới có lựa chọn ở Trung Quốc mà thách thức lợi ích và giá trị Mỹ, như giám sát toàn bộ người dân và các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Việc mở rộng như vậy sẽ đòi hỏi sự can dự đáng kể với khu vực tư nhân để giải quyết các thách thức về thực hiện để giảm thiểu chi phí ngoài ý muốn, bao gồm cả đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ hiện được thiết kế chủ yếu để hạn chế việc bán các sản phẩm cụ thể, hoặc cho Trung Quốc với tư cách một quốc gia (ví dụ, hạn chế phần lớn xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc) hoặc cho những “người sử dụng cuối” cụ thể ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ cũng có một số hạn chế nhất định đối với “mục đích sử dụng cuối”, ví dụ như các công ty của Mỹ không thể xuất khẩu hàng hóa cho được sử dụng cuối ở Trung Quốc cho mục đích quân sự, ngay cả nếu sản phẩm vốn không dành cho mục đích quân sự và đang được xuất khẩu cho những người dùng cuối dân sự.

(còn tiếp)

Nguồn: Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS)

CĐ số 7-2020

Thị trường hóa quá mức nhà ở và hậu quả xã hội của nó – Từ vấn đề nhà ở của Engels nhìn tiêu dùng nhà ở của cư dân trung hạ lưu thành thị – Phần III


Tình trạng nhà ở của quần thể sinh viên mới tốt nghiệp, trong đó kể cả “họ kiến”, chẳng khá hơn là bao so với những di dân nông thôn ra thành thị này. Có một số quần thể tốt nghiệp sinh đại học ở lứa tuổi “8x” thu nhập thấp tụ cư hình thành nên “họ kiến”, quần thể này có rất nhiều đặc điểm giống như kiến: thông minh, nhỏ yếu, sống thành bầy. Tại các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Tây An… quần thể này đều tồn tại với quy mô lớn. Tại các “thôn tụ cư” mà họ sinh sống như Đường Gia Lĩnh (Tangjialing), Tiểu Nguyệt Hà (Xiaoyuehe), Mã Liên Oa (Malienwa), điều kiện ăn ở sơ sài, môi trường tồi tệ. Ở đây, các loại cửa hàng cửa hiệu liên doanh không phép như quán cơm nhỏ, hiệu làm tóc nhỏ, xưởng thủ công nhỏ, phòng khám nhỏ, quán cà phê Internet nhỏ, cửa hiệu đồ dùng người lớn và quán giải trí cấp thấp… tập trung rất nhiều và tăng lên một cách lộn xộn, các vụ án hình sự như đột nhập trộm cắp, cướp của, đánh lộn thường xuyên xảy ra, tình hình đời sống rất đáng lo ngại. Môi trường đó rõ ràng thuộc về một thế giới hoàn toàn khác với những quán bar sang trọng, các cửa hiệu chuyên bán hàng tinh chế, quán cà phê hạng sang, hội quán, câu lạc bộ… Những người sống trong hai loại môi trường cũng rất ít giao lưu đi lại với nhau trong đời sống thường ngày, thuộc các mạng quan hệ xã hội tách biệt nhau.

3/ Giá nhà và ác quỷ trong đời sống thường ngày

Trong 7 năm tác giả sống ở Thượng Hải, ít có cuộc tụ họp đồng nghiệp hay bạn bè nào mà không nói tới chuyện nhà ở và giá nhà. Là lý tưởng an cư lạc nghiệp cơ bản nhưng đối với không ít người lại là ác mộng thường xuyên xảy ra. Thỉnh thoảng nghe được những câu chuyện như thế này: một bác sĩ ở tuổi 30 vì không có nhà ở cảm thấy xấu hổ, thấp kém một bậc giữa đồng nghiệp; một sinh viên vừa mới tốt nghiệp hai năm làm việc trong công ty tuyển mộ chuyên viên giỏi hỏi dò bạn thân tín về giá một loại chất kích thích, bởi vì cô ta đang tính toán mua nhà mà tích lũy trong tay có hạn; một cặp tình nhân vì một bên để mất cơ hội mua nhà năm 2003, cuối cùng họ không đi tới lâu đài hôn nhân; mấy sinh viên tỉnh ngoài đến thành phố làm việc, vì không chịu được sức ép của giá nhà, cảm thấy đời sống bấp bênh, buộc phải trở về tỉnh nhà tìm lối thoát khác; một vị trí thức vì hỏi vay tiền đồng nghiệp kiêm bạn bè trong văn phòng để trả tiền nhà lần đầu, từ đó giữa hai người chỉ còn quan hệ đồng nghiệp; một nhân tài khoa học kỹ thuật với chức cao được tiến cử, vì chính sách của đơn vị quy định phải kết hôn mới được nhận trợ cấp tiền nhà, căn phòng đã ưng năm 2004 thì đến năm 2009 giá đã tăng gấp 3 lần, anh ta thường xuyên kể lể dài dòng về chuyện này giống như thím Tường Lâm [nhân vật nữ chịu nhiều bất hạnh trong tiểu thuyết Chúc phúc của Lỗ Tấn] vậy, và đem sự bất mãn đối với đơn vị truyền đạt cho bạn bè và thân thích; một cặp vợ chồng tình cảm bất hòa nhiều năm nay vì không ly hôn được đành sống riêng dưới cùng một mái hiên; để mua được một căn phòng rẻ, một cặp vợ chồng trung niên đành hy sinh chỗ đi làm gần và thuận tiện, kết quả là hàng ngày đi đi về về giữa chỗ ở và nơi làm việc mất hơn 4 tiếng đồng hồ, một cặp khác cũng trong tình cảnh tương tự đành làm vợ chồng cuối tuần ở cùng thành phố; để trả tiền thuê nhà, một trưởng ban của công ty đã tham ô công quỹ và bị kết án; một phụ nữ vì nhà đang bị gắn bảng “nhà cho thuê” nên tố cáo lên báo chí, vì vậy bị mang tiếng xấu, kỳ thị và oan khuất; vì lo con đến lúc cần không mua được nhà, một số cha mẹ đã tìm mọi cách mua nhà cho con cái; vì vấn đề mua nhà dẫn đến gia đình bất hòa, cha mẹ anh chị em lục đục.

4/ Quấy rối bằng điện thoại và tin nhắn

Do các vụ việc (như mua bán và thuê nhà), số điện thoại di động cá nhân bị các văn phòng mua bán nhà và các môi giới xấu biết được. Các đối tượng này sẽ gửi hàng loạt tin nhắn và gọi điện thoại, cho bạn biết thông tin về chỗ nào đang cho thuê hoặc bán nhà, cả những thông tin về trang trí, sửa sang như tủ chạn, gạch lát nền…, hỏi bạn phòng ở tiểu khu là bán hay cho thuê, thậm chí lừa gạt tiền bạc. Tôi và rất nhiều bạn bên cạnh đều than phiền gần đây nhận được những tin nhắn tương tự, cách làm của mọi người nói chung là trực tiếp xóa đi, có người nhìn thấy số điện thoại lạ gọi đến thì đành trực tiếp tắt máy. Phía gọi điện thoại và gửi tin nhắn không tiếc chi phí, làm tốn thời gian và sức lực của hai bên, thậm chí tổn thương tình cảm. Thứ đối thoại này có lúc kết thúc bằng chửi nhau. Trên mạng đã xuất hiện đối sách đối phó với mấy thứ quấy rối này, có một số là dĩ độc trị độc. Nhưng ý nghĩa xây dựng cảu thứ trao đổi thông tin, giao lưu điện thoại này cực ít, phần nhiều là hậu quả tiêu cực. Nhưng chỉ cần đạt được một phần vạn thành công thì bên chủ động gây chuyện vẫn sẽ kiên trì thực hiện. Nếu không phải là “có tiền mua tiên cũng được” thì không thể nào phát sinh những sự việc đê tiện và thủ đoạn thấp hèn như vậy được.

Các trường hợp mà tác giả thu thập những năm gần đây như sau:

“Sau khi mua nhà, hàng ngày tiếng điện thoại réo liên tục, tin nhắn không ngớt, trúng thưởng rồi, đã gửi tiền cho tôi tới tài khoản của ai ai rồi, đã cung cấp dịch vụ sửa chữa rồi…, còn biết chính xác họ của tôi, vị trí chính xác của căn hộ. Mới kết hôn chưa bao lâu đã tiên tục được gọi linh tinh là “tiểu thư”, “quý bà”…, phiền phức không dứt, không cách nào thoát được. Điều khác thường là ngày nghỉ, ngày tết họ cũng gọi” (25 tuổi, kế toán công ty).

“Những quấy rối qua điện thoại và tin nhắn rác này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của tôi, có lúc đang tập trung tâm trí soạn bài, đột nhiên một trận chuông làm đứt quãng dòng suy nghĩ mới hình thành. Tệ hại nhất là khó khăn lắm mới chợp được mắt thì lại bị tiếng chuông không hẹn mà tới làm bừng tỉnh, vừa cầm máy nghe thì lại là môi giới bất động sản, bực mình không kể xiết. Có lúc tôi đang chờ một cuộc gọi quan trọng, thì cuộc gọi này lại tới” (34 tuổi, giáo viên trung học).

“Chiều qua nhận được một cú điện thoại quấy rối của môi giới (nhà ở), rất phiền phức. Sáng nay vừa ngủ dậy đang chăm chú viết bài, nghe thấy chuông điện thoại. Thấy số lạ, tôi kết nối nhưng không nói, đối phương im lặng, tôi cho rằng lại gọi điện quấy rối đây, liền lạnh lùng bảo, có gì thì nói đi. Tiếng nói vang lên, hóa ra là bà con ở quê. Tôi cảm thấy ngượng và có lỗi” (41 tuổi, kỹ sư nhà máy).

“Tôi đang lái xe trên đường vành đai về nhà, nghe chuông điện thoại kêu, sợ có chuyện gì quan trọng, bật nghe. Đối phương không giới thiệu về mình, đã hỏi có nghe rõ không, sau đó hỏi căn nhà X, X (tên tiểu khu) của anh bán phải không. Nghe điện thoại khi đang lái xe trên đường cao tốc rất dễ xảy ra sự cố, những đồ chết tiệt này bất chấp bạn đang bận gì” (54 tuổi, giám đốc công ty bất động sản).

“Lúc bình thường điện thoại không nhiều, điện thoại reo thì cho rằng bạn bè, đồng nghiệp gọi đến. Chiều qua đang họp, việc quan trọng, các thủ trưởng như trưởng ban… đều có mặt, máy điện thoại của tôi reo, không nghe không tiện, vừa nghe liền phát hiện là điện thoại quấy rối, trưởng ban liếc nhìn tôi. Chút phận thăng chức của tôi nằm trong tay lãnh đạo, cú gây rối này quá…” (30 tuổi, viên chức cơ quan chính quyền).

“Mùa thu năm ngoái nhận được một cú điện thoại, nói là cục thuế nhà nước, gia đình tôi sau khi mua nhà có thể hoàn thuế mua. Đối phương biết rành rẽ diện tích nhà tôi, tên tiểu khu, giá giao dịch. Còn tính ra cho có khoảng 5000 NDT, nói sẽ chuyển vào tài khoản của tôi, tôi căn cứ theo lời đối phương, tới máy rút tiền tự động dùng thẻ rút là được. Trong đầu tôi đã lóe lên cảnh mình dùng thẻ đi rút tiền và nhận được tiền hoàn thuế. Về sau cảm thấy có chút không đúng. Cục thuế nhà nước Thượng Hải làm gì có người nói tiếng phổ thông, thái độ tốt như vậy. Gọi điện tới Phòng Nhà đất khu, mới nói vài câu, đối phương nói “giả đấy” liền ngắt máy” (43 tuổi, giảng viên đại học).

5/ Chọn bạn đời hay chọn nhà

Trên thị trường hôn nhân, có nhà để ở không, có mua được nhà đủ rộng, đủ tốt không ngày càng chiếm địa vị và vai trò quan trọng, còn vai trò tác động của tuổi tác, nghề nghiệp, phẩm hạnh, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội và vóc dáng… tương đối giảm. Năm 1996, thông qua phỏng vấn tại nhà và điều tra theo mẫu đối với 3200 nam nữ đã kết hôn ở Thượng Hải và Cáp Nhĩ Tân, Từ An Kỳ (Xu Anqi) phát hiện, trong một khoảng thời gian rất dài những năm 80 của thế kỷ XX về trước, “lợi ích vật chất” và “kim tiền vạn năng” từng bị coi là nguồn gốc của mọi cái xấu và bị phê phán mạnh mẽ, nhưng quan niệm lựa chọn bạn đời gần đây trái ngược với hình thái ý thức cách mạng hóa, lý tưởng hóa tình yêu và coi thường ham muốn vật chất trước kia. Phát hiện khác biệt về tiêu chuẩn chọn bạn đời trong các thời kỳ khác nhau: trong lựa chọn ý trung nhân, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu quan tâm đến nhà ở trong 4 thời kỳ 1948 – 1966, 1967 – 1976, 1977 – 1986, 1987 – 1996 lần lượt là 16,4%, 27,7%, 33,1% và 37,2%, tỷ lệ quan tâm đến thu nhập lần lượt là 20,1%, 27,5%, 27,0% và 34,9%. Nghiên cứu về thông báo cầu hôn trên tạp chí Phụ nữ Trung Quốc, tỷ lệ đề cập các biến số tài sản trong điều kiện đòi hỏi của người cầu hôn nữ các thời kỳ khác nhau, năm 1985 ít hơn rõ rệt so với các năm khác, năm 1995 nhiều hơn rõ rệt so với các năm khác, năm 1985 và 1990 ít hơn rõ rệt so với năm 1995 và 2000.

(còn tiếp)

Người dịch: Viễn Phố

Nguồn: TN 2014 – 74, 75 76

Triển vọng kinh tế ASEAN trong năm 2023 – Phần cuối


Tăng trưởng không đồng đều

Các nền kinh tế khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng không đồng đều trong năm 2023, căn cứ vào mức độ phục hồi của các lĩnh vực then chốt như sản xuất điện tử và trao đổi hàng hóa. Maybank dự báo tăng trưởng trong ASEAN-5 nói chung đạt 4,3%, nhưng tăng trưởng ở Malaysia (4%), Thái Lan (3,2%) và Singapore (1,5%) nói riêng lại dưới mức trung bình.

Trong khi đó, ông Cochrane chỉ ra rằng Philippines là quốc gia có thành tích tốt nhất trong ASEAN, nhờ nhu cầu nội địa đang bị dồn nén, cũng như gói kích thích tài chính dành cho y tế công cộng, cơ sở hạ tầng và giáo dục. Việt Nam được dự đoán sẽ đứng ở vị trí thứ hai trong khu vực, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ – đối tác thương mại then chốt của Việt Nam. Yếu hơn là Thái Lan, nước sẽ tiếp tục chờ đợi sự trở lại của lượng lớn khách du lịch Trung Quốc, vốn vẫn chưa thể rời khỏi Đại lục. Malaysia và Thái Lan sẽ tăng trưởng chậm hơn so với các quốc gia khác do giá cả hàng hóa dự kiến giảm. Nền kinh tế nhỏ, mở cửa của Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng như với tốc độ chậm cho đến khi nhu cầu toàn cầu được cải thiện vào cuối năm 2023.

Cuối cùng, mặc dù các nhà phân tích UOB dự báo tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn của ASEAN chậm lại, xuống dưới 5% trong năm 2023, nhưng họ cũng lưu ý rằng điều này phù hợp với xu hướng tăng trưởng chậm hơn nói chung, như ở các thị trường phát triển Mỹ và châu Âu.

Tương tự, các nhà kinh tế Maybank lạc quan coi khu vực Đông Nam Á là “bến cảng phòng thủ” trong năm 2023, và IMF dự báo tăng trưởng GDP cho các nền kinh tế ASEAN-5 vẫn cao hơn nhiều so với mức dự kiến 2,7% đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung trong cùng thời kỳ.

Công ty dịch vụ chuyên nghiệp Aon gần đây phát hiện ra rằng lương ở khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 có thể tăng đáng kể so với năm 2022. Theo một cuộc khảo sát được công bố ngày 8/12, mức tăng trung bình có thể từ 4,7% ở Singapore lên 7,9% ở Việt Nam, do ngành khách sạn, bán lẻ và thương mại điện tử thúc đẩy. Ngược lại, lương ở những nơi khác nhìn chung sẽ tăng vừa phải, như 4,1% ở Australia, 4,7% ở Anh và 5,1% ở Mỹ.

Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực cũng được cho là sẽ ổn định hoặc giảm. Maybank dự kiến tỷ lệ thất nghiệp trung bình ở Indonesia giảm xuống 5,3% trong năm 2023, từ mức 5,8% năm 2022. Ở Malaysia, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến giảm xuống 3,5%, từ mức 3,8%; ở Philippines giảm xuống 5% từ 5,5%; và ở Thái Lan giảm xuống 1,2% từ 1,4%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp năm 2023 có thể tăng lên 2,4%, từ 2,3% năm 2022, nhưng vẫn cho thấy sự cải thiện so với mức 3% năm 2021. Tương tự, tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore có thể tăng 2,2% trong năm 2023, từ 2,1% năm 2022, nhưng vẫn tốt hơn mức 2,7% được ghi nhận trong năm 2021.

Trung Quốc – nhân tố lớn khó tiên liệu

Theo báo cáo của Ngân hàng Standard Charter được công bố ngày 8/12, sự phục hồi tăng trưởng của ASEAN có thể tiếp tục trong năm 2023, nhờ sự cải thiện trong các lĩnh vực như tiêu dùng trong nước và du lịch. Báo cáo đánh giá: “Các nền kinh tế ASEAN mở cửa và theo hướng thương mại hơn (như Singapore) có thể phải đối mặt với áp lực dẫn tới sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu khi tăng trưởng toàn cầu suy yếu trong nửa đầu năm 2023”.

Đặc biệt, các nhà quan sát đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Trung Quốc gây ra rủi ro đáng kể cho những dự báo tích cực lẫn tiêu cực về ASEAN. Trung Quốc dường như không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2022, vì chính sách “Zero-COVID” nghiêm ngặt đã gây ra tình trạng bất ổn trong các ngành như bất động sản và công nghệ.

Ông Cochrane đánh giá: “Chu kỳ điện tử trên toàn cầu suy yếu khi nhu cầu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển đã chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ… Sự yếu kém trong lĩnh vực điện tử có thể kéo dài trong phần lớn năm 2023, và lĩnh vực này có khả năng phục hồi vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore đã tăng trưởng âm trong tháng 11/2022 – lần suy giảm đầu tiên trong hai năm – do số lượng lô hàng điện tử và phi điện tử đều giảm so với cùng kỳ năm 2021”.

Trong khi đó, bà Ling nhận định: “Do có vai trò quan trọng đối với các nền kinh tế châu Á và đặc biệt là ASEAN, nên nền kinh tế và thị trường Trung Quốc sẽ có tác động dây chuyền đối với sản xuất, thương mại, đầu tư và cả mức độ tin cậy… Cũng không nên đánh giá thấp sự phụ thuộc vào Trung Quốc như một phần của chuỗi cung ứng sản xuất – đặc biệt là điện tử – và như một thị trường xuất khẩu then chốt cũng như nguồn du khách quan trọng”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của Maybank lưu ý rằng thương mại nội khối ASEAN có thể bù đắp cho nhu cầu yếu hơn ở các thị trường cuối cùng khác, trong khi các nhà đầu tư đang tiếp tục chuyển các chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN. Họ cũng nói thêm rằng yếu tố lớn khó tiên liệu trong năm 2023 là sự mở cửa lại của Trung Quốc, điều có thể bù đắp phần nào sự suy giảm ở Mỹ và châu Âu, và giúp tăng cường triển vọng kinh tế của ASEAN.

Mặc dù tiến sỹ Khor từ AMRO cho rằng sự suy giảm ở Trung Quốc và xu hướng giảm trong ngành điện tử dự kiến sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của khu vực, nhưng ông cũng nói thêm rằng nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ dần phục hồi trong nửa đầu năm 2023 và lĩnh vực điện tử có thể phục hồi khi nhu cầu ở các thị trường lớn phục hồi vào năm 2024.

Tiến sỹ Khor nhận định: “Sự giảm sút về xuất khẩu có thể được bù đắp bởi sự tăng mạnh về nhu cầu trong nước khi các biện pháp liên quan đến dịch bệnh tiếp tục được loại bỏ do số ca nhiễm tiếp tục giảm. Việc nối lại hoạt động du lịch và lữ hành quốc tế, cũng như việc thương mại dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, sẽ làm giảm tốc độ chậm lại của xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch như Thái Lan và Campuchia”.

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023

Những vấn đề về du khách Trung Quốc


Theo trang bloomberg.com (Mỹ) ngày 16/2, trước đại dịch COVID-19, các tour du lịch theo đoàn có chi tiêu thấp của Trung Quốc không được chào đón nhiệt tình. Tuy nhiên, sau 2 năm đại dịch COVID-19, hầu hết mọi người đều vui mừng khi đón các du khách này quay trở lại.

Theo dữ liệu của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, những năm gần đây, người dân Trung Quốc đã trở thành động lực chính cảu ngành du lịch toàn cầu, với 155 triệu chuyến du lịch nước ngoài trong năm 2019.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang mở cửa trở lại, các nước châu Á vốn dựa vào du lịch để tạo việc làm, giờ đây phải đối mặt với một lựa chọn: Sau nhiều năm không có bất kỳ du khách Trung Quốc nào, liệu các nước này có đủ khả năng “cự tuyệt” các du khách “0 đồng” quay trở lại không? Ông Paul Pruangkarn, Chánh văn phòng Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương ở Bangkok, cho biết dù nhiều ý kiến trong ngành muốn ngành du lịch bền vững, có trách nhiệm nhưng các ý kiến khác cho rằng “chúng ta chỉ cần khách du lịch quay trở lại, chúng ta cần tiền. Đây là cuộc giằng co giữa hai bên”.

Những người trong ngành sẽ sớm biết được rằng liệu họ có thể từ bỏ ngành du lịch giá rẻ hay không. Trong quá trình mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, ngày 6/2/2023, Trung Quốc bắt đầu cho phép các tour du lịch theo đoàn tới 20 quốc gia, bao gồm Thái Lan và 6 nước Đông Nam Á khác. Chuyên gia kinh tế Alicia Garcia Herrero và Gary Ng của hãng Natixis đã viết trong báo cáo rằng: “Hoạt động du lịch nước ngoài của Trung Quốc sẽ lan tỏa tích cực ra thế giới. Đây chỉ là vấn đề thời gian”.

Tháng 01/2023, một quan chức du lịch hàng đầu của Việt Nam nói rằng Việt Nam cần bớt lệ thuộc vào khách du lịch có mức chi tiêu thấp. Năm 2019, khoảng 5,6 triệu du khách Trung Quốc đến Việt Nam, chiếm 1/3 lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết Việt Nam cần từ chối các tour du lịch “0 đồng” và “chơi một ván cờ khác” để đối phó với việc gian lận kinh doanh. Theo ông Vũ Thế Bình, du khách Trung Quốc không phải không có tiền, cần phải cung cấp các dịch vụ du lịch cao cấp cho du khách Trung Quốc như cho du khách Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu để tăng mức chi tiêu của du khách Trung Quốc.

Các tour du lịch giá rẻ của Trung Quốc từng chiếm gần như toàn bộ hoạt động kinh doanh của hãng lữ hành Hava Travel (chuyên về tour đi Đà Nẵng và Nha Trang, vốn nổi tiếng về bãi biển và sòng bạc). Chi phí trung bình cho tour 5 ngày, bao gồm vé máy bay, khách sạn, ăn uống chỉ khoảng 8 triệu đồng (340 USD) trong khi du khách Trung Quốc chi trung bình 4 triệu đồng/ngày tại các cửa hàng do hãng lữ hành chỉ định. Phó Tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Thiện cho biết khách lẻ thường sẽ chi tiêu nhiều hơn 50%, đó là lý do Hava Travel hiện muốn phát triển dịch vụ cho khách hàng cao cấp.

Tuy nhiên, nói không với du khách “0 đồng” không phải là điều dễ dàng sau khi có tới 30% khách sạn ở Đà Nẵng đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Vì vậy, các hãng lữ hành ở Đà Nẵng đang chuản bị chào đón du khách Trung Quốc trở lại. Ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết các tour du lịch theo đoàn “sẽ tràn vào Đà Nẵng và Nha Trang vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2023” và hãng Hava Travel đã bắt đầu chuẩn bị cho sự trở lại của du khách Trung Quốc từ tháng 12/2022.

Vấn đề này được tranh luận rộng rãi ở Thái Lan. Tại nước này, du khách Trung Quốc hơn 1/4 trong số 40 triệu du khách năm 2019, đóng góp 17 tỷ USD trong doanh thu ngành du lịch. Nhằm trấn áp các hành vi lạm dụng, Chính phủ Thái Lan đã kiện các công ty điều hành tour du lịch “0 đồng” ra tòa, cáo buộc họ tính phí quá cao và đổ tiền vào các khách sạn, nhà hàng và cửa hàng ở Thái Lan do chính người Trung Quốc điều hành. Tuy nhiên, các otà án bác tội cho tất cả 13 bị đơn trong một loạt phán quyết năm 2022. Hiện nay, Thái Lan đang đặt mục tiêu phục hồi ngành du lịch thông qua kế hoạch 5 năm, chú trọng thu hút du khách cao cấp bằng cách quảng bá Thái Lan là điểm đến chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Mục tiêu đặt ra là du lịch đóng góp ít nhất 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn gấp hai lần so với năm 2022, và chi tiêu của du khách tăng 5% mỗi năm.

Thái Lan cũng đang tăng phí. Ngày 14/2, Chính phủ Thái Lan đã thông qua kế hoạch thu mức phí 300 baht (8,9 USD) đối với người nước ngoài nhập cảnh vào nước này. Số tiền này nhằm tài trợ cho việc phát triển các điểm tham quan cũng như chương trình bảo hiểm để trang trải chi phí ý tế cho khách du lịch bị ốm khi ở Thái Lan. Việc này không thể ngăn cản các chuyến du lịch “0 đồng”. Ông Wirote Sitapraertnand, Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp Thái Lan, cho rằng các doanh nhân Trung Quốc ở Thái Lan có thể vẫn đẩy mạnh các gói tour du lịch giá rẻ.

Một rảo cản có thể ảnh hưởng đến sự quay trở lại của ngành du lịch “0 đồng” là thiếu các chuyến bay. Các tour du lịch “0 đồng” cũng có thể trở nên kém hấp dẫn hơn đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc, vốn đang đòi hỏi cao hơn cho các kỳ nghỉ, đặc biệt là sau nhiều năm không đi du lịch. Tuy nhiên, nhân viên đại lý du lịch Zhao Ling ở Trung Quốc tự tin cho rằng du lịch “0 đồng” vẫn sẽ tồn tại: “Sẽ luôn có khách hàng muốn tham gia các tour này. Khi chúng tôi khởi động lại các tour du lịch thì toàn bộ ngành du lịch sẽ tăng tốc”.

Nguồn: TKNB – 17/02/2023

Triển vọng kinh tế ASEAN trong năm 2023 – Phần đầu


Tác giả bài viết trên báo The Business Times số ra gần đây nhận định khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ mở rộng quá trình phục hồi kinh tế vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng vượt xa các khu vực còn lại của thế giới, ngay cả khi lạm phát gia tăng và những rủi ro địa chính trị ảnh hưởng đến những dự báo về tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Khi được hỏi kinh tế khu vực đã thay đổi như thế nào trong quý cuối cùng của năm 2022, ông Steve Cochrane, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của công ty dịch vụ tài chính Moody’s Analytics, cho biết những dự báo đã giảm xuống mức vừa phải. Ông cho biết: “Những nhân tố bất lợi là: thương mại khu vực và toàn cầu suy giảm trong những tháng gần đây, lạm phát ở phần lớn khu vực Đông Nam Á cơ bản vẫn cao và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục hoạt động kém”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-5 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) tăng trưởng 4,9% theo giá trị không đổi vào năm 2023. Tăng trưởng ước tính trong Báo cáo triển vọng khu vực mới nhất, được công bố hồi tháng 10/2022, đã giảm so với mức 5,9% trong dự báo hồi tháng 4/2022. Trong khi đó, trong đánh giá triển vọng tháng 10/2022, Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP thực xuống 4,9% đối với tất cả các nước ASEAN – từ mức 5,2% trong đánh giá tháng 7. Bên cạnh đó, IMF tháng 10/2022 đã nâng dự báo lạm phát của ASEAN-5 lên 4,4% trong năm 2023, so với mức 3,2% hồi tháng 4, trong khi AMRO nâng dự báo lạm phát trên toàn ASEAN lên 4% cho năm 2023, từ mức 3,2% trong dự báo trước đó.

Trong bối cảnh lạm phát leo thang, nhà kinh tế trưởng Selena Ling của Ngân hàng OCBC cho biết các thị trường mới nổi có thể được chú ý trong năm 2023, khi tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ trong khu vực chậm lại. Tăng trưởng cũng bị đe dọa bởi những lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc – thị trường thương mại khổng lồ của khu vực – và sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là hàng điện tử. Tuy nhiên, sự hỗ trợ về cơ cấu và chính sách có nghĩa là nền kinh tế ASEAN vẫn có thể phát triển vượt trội so với các khu vực khác của thế giới – và các nhà quan sát hy vọng khả năng mở cửa trở lại của Trung Quốc sẽ nâng cao hơn nữa triển vọng của khu vực.

Nhiều đợt tăng lãi suất sắp tới

Giá hàng hóa và tiêu dùng tăng đột biến trong năm 2022, do sự mất cân đối cung-cầu liên quan đến đại dịch COVID-19 kéo dài cùng với những gián đoạn do cuộc xâm lược Ukraine của Nga bắt đầu hồi tháng 2/2022 gây ra. Tăng trưởng chậm hơn và lạm phát gia tăgn đã làm tăng áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là khi Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (FED) có quan điểm “diều hâu” tạo ra xu hướng tăng lãi suất mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Ông Cochrane cho rằng chính sách tiền tệ trong khu vực có thể sẽ bị thắt chặt thêm khi các ngân hàng trung ương hành động để kiềm chế lạm phát và hỗ trợ đồng tiền quốc gia. Ông nhận định: “Chính sách tiền tệ sẽ tăng với tốc độ vừa phải trong quý I/2023. Các ngân hàng trung ương sẽ chỉ nới lỏng trở lại khi cả lạm phát tổng thể lẫn giá lương thực bắt đầu giảm”.

Trong khi đó, bà Ling của OCBC cho rằng còn quá sớm để nói đến thời kỳ đỉnh điểm của việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở ASEAN, đặc biệt là nếu khu vực này phải đối mặt với dòng vốn chảy ra hay FED tiếp tục tăng lãi suất. Bà cho rằng sẽ có thêm một vài đợt tăng lãi suất nữa từ các ngân hàng như Ngân hàng Indonesia và Ngân hàng Negara Malaysia, và nhiều khả năng sẽ có một đợt thắt chặt tỷ giá hối đoái nữa từ Cơ quan tiền tệ Singapore tại kỳ đánh giá chính sách tiếp theo vào tháng 4/2023. Ngân hàng Thái Lan đã nâng lãi suất lên tổng số 75 điểm cơ bản kể từ tháng 8/2022. Kỳ đánh giá chính sách tiếp theo của ngân hàng này sẽ diễn ra vào ngày 25/1 tới, trong đó các nhà kinh tế dự đoán sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa.

Bà Ling cũng chỉ rõ áp lực phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết các vấn đề về chi phí sinh hoạt thông qua chính sách tài khóa, chẳng hạn như khả năng trợ cấp cho các nhóm thu nhập thấp ở Malaysia dưới thời nhà lãnh đạo mới Anwar Ibrahim. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng AMRO Khor Hoe Ea lưu ý rằng sự phục hồi kinh tế đang diễn ra đã thúc đẩy hầu hết các quốc gia tăng cường các làn sóng hỗ trợ tài chính trước đó. Ông nhận xét: “Mặc dù một số nền kinh tế gần đây đã triển khai các biện pháp hỗ trợ chính sách tài khóa để giảm nhẹ tác động của giá lương thực và năng lượng tăng cao đối với chi phí sinh hoạt, nhưng những biện pháp này được cho là tạm thời và nhỏ hơn về quy mô so với các gói kích thích kinh tế đã được mở rộng trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19”.

Quả thực, tỷ lệ lạm phát ở ASEAN vẫn được dự kiến tiếp tục thấp hơn so với những nơi khác. Theo Ngân hàng Maybank, ngoại trừ Myanmar, lạm phát tổng thể dự kiến từ 3% ở Malaysia và Thái Lan đến 5% ở Lào và 6% ở Singapore vào năm 2023. Các nhà phân tích cũng tin rằng lạm phát có thể đã đạt đỉnh ở các thị trường ASEAN như Singapore, Thái Lan và Indonesia.

Trong khi lạm phát vẫn tăng cao so với tình hình trước dịch bệnh, giá cả có xu hướng giảm từ mức cao của năm 2022 – AMRO dự kiến sẽ giảm từ 7,6% năm 2022 xuống 4% năm 2023 ở ASEAN nói chung. Mức lạm phát dự kiến cho năm 2023 ở ASEAN cũng thấp hơn so với mức trung bình toàn cầu mà IMF ước tính là 6,5% trong năm 2023.

Như vậy, hầu hết các ngân hàng trung ương ASEAN không mạnh tay như FED trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất, trừ Philippines và Singapore. Các nhà phân tích của Maybank nhận định: “Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở mức vừa phải hơn ở ASEAN sẽ hạn chế cú sốc về lãi suất đối với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh”. Tương tự, các nhà phân tích của Ngân hàng UOB lưu ý trong đánh giá triển vọng hàng quý rằng lạm phát thấp hơn và việc thắt chặt chính sách mềm mỏng hơn của các ngân hàng trung ương trong khu vực sẽ gia tăng tính linh hoạt cho quá trình mở rộng kinh tế.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 09/01/2023