Đi theo hướng Tổ chức thương mại nhiều bên – Phần I


Nội dung “Dự thảo văn kiện cuối cùng về kết quả đàm phán nhiều bên vòng đàm phán Uruguay” rất rộng lớn, từ thuế đến biện pháp phi thuế quan, từ buôn bán hàng hóa đến buôn bán dịch vụ và các lĩnh vực khác, từ “vùng xám” đến vai trò của Hiệp định chung và hướng đi trong tương lai của hiệp định này. Ở đây giới thiệu một cách có trọng điểm một số nội dung trong dự thảo trên, gồm các dự thảo về: quy tắc về nơi sản xuất, về kiểm nghiệm trước khi hàng xuống tàu, về hàng dệt và hàng may mặc, về hàng nông sản, về thành lập tổ chức thương mại nhiều bên.

I/ Quy tắc về nơi sản xuất

Lời nói đầu dự thảo quy tắc về nơi sản xuất vạch ra rằng, quy tắc về nơi sản xuất rõ ràng và có thể lượng định được thì việc thực thi quy tắc ấy sẽ tạo thuận lợi cho lưu thông thương mại quốc tế. Do vậy, phải bảo đảm quy tắc này không gây trở ngại cho thương mại, cũng không được xóa bỏ hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi của các nước ký Hiệp định chung. Các sắc luật, pháp quy và thông lệ về quy tắc nơi sản xuất phải trong sáng; thực thi quy tắc về nơi sản xuất bằng phương thức ngay thẳng, trong sáng, có thể lượng định được, thống nhất và trung lập. Vì vậy phải định ra cơ chế và trình tự thương lượng để có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hữu hiệu và ngay thẳng.

1/ Định nghĩa và phạm vi

Dự thảo định nghĩa quy tắc về nơi sản xuất là những sắc luật, pháp quy và các quyết định hành chính chấp hành các sắc luật pháp quy ấy mà các nước ký Hiệp định chung thực thi để xác định nước sản xuất hàng hóa.

Phạm vi của quy tắc về nơi sản xuất gồm tất cả các công cụ sử dụng vào chính sách thương mại không có ưu đãi, như quy chế tối huệ quốc ở điều 1, điều 2, điều 3, điều 11, điều 13 trong Hiệp định chung; chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tại điều 6; biện pháp bảo vệ tại điều 19; nhãn hiệu nước sản xuất tại điều 9, và các biện pháp hạn chế số lượng hoặc hạn ngạch thuế quan mang tính chất phân biệt đối xử. Ngoài ra, còn có các quy tắc về nơi sản xuất được sử dụng vào việc thu mua của chính phủ và thống kê thương mại.

2/ Quy tắc thực thi chi tiết

a/ Quy tắc trong thời gian quá độ.

Khi công bố quyết định thực thi hành chính, phải làm rõ các yêu cầu: trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn phân loại thay đổi hạng thuế thì phải ghi rõ quy tắc về nơi sản xuất này và ngoại lệ vào các mục thuế trong mục lục hạng thuế; trong trường hợp áp dụng tiêu chuẩn đánh thuế tỷ lệ phần trăm tính theo giá thì phải ghi rõ cách tính phần trăm ấy; trong trường hợp áp dụng thuế theo tiêu chuẩn chế tác hoặc theo tiêu chuẩn thao tác gia công thì phải nói rõ tiêu chuẩn chế tác.

Bản thân quy tắc về nơi sản xuất không được có ảnh hưởng mang tính chất hạn chế thương mại; không được đặt ra những đòi hỏi quá nghiêm ngặt, hoặc những điều kiện không liên quan tới chế tác và gia công để làm điều kiện xác định nơi sản xuất. Quy tắc về nơi sản xuất không được mang tính chất phân biệt đối xử, phải được quản lý thống nhất, ngay thẳng, hợp lý; phải công bố các sắc luật, pháp quy, các quyết định tư pháp và hành chính có liên quan.

Khi các hãng xuất nhập khẩu yêu cầu và đã nộp đủ các tài liệu cần thiết thì trong vòng 150 ngày, hàng hóa của họ phải được xác nhận nơi sản xuất. Một khi các điều kiện không có gì thay đổi về cơ bản, sự xác nhận ấy có hiệu lực trong thời gian 3 năm.

Nếu sửa đổi quy tắc về nơi sản xuất thì những sửa đổi ấy không được trái với các sắc luật hoặc pháp quy về quy tắc này, không được có thiên kiến. Khi cần thiết thì có thể thông qua tư pháp, trọng tài hoặc trình tự quản lý hành chính để thẩm tra các hành vi hành chính được áp dụng để xác nhận nơi sản xuất. Mọi tài liệu mật hoặc những tài liệu được cung cấp bí mật để thực thi quy tắc về nơi sản xuất phải được bảo mật nghiêm ngặt, không được sự đồng ý của người hoặc chính phủ cung cấp tài liệu thì không được tiết lộ nội dung tài liệu.

b/ Quy tắc sau thời kỳ quá độ.

Sau khi quy tắc về nơi sản xuất được xác lập, các nước phải thực thi quy tắc này một cách bình đẳng. Theo quy tắc đó, nước nào sản xuất ra toàn bộ sản phẩm thì nước ấy là nước sản xuất của sản phẩm. Khi có trên một nước tham gia sản xuất một sản phẩm, thì nước gia công cuối cùng mang tính thực chất của sản phẩm là nước sản xuất của sản phẩm ấy. Các điều khác giống như quy tắc thời kỳ quá độ.

3/ Trình tự thông báo, thẩm nghị, thương lượng và giải quyết tranh chấp

a/ Về tổ chức.

+ Ủy ban về quy tắc nơi sản xuất.

Ủy ban này tạo cơ hội thương lượng giữa các nước, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đã đề ra, đồng thời gánh vác các nghĩa vụ khác do các nước ký thỏa thuận này hoặc các nước ký Hiệp định chung giao phó. Ban thư ký Hiệp định chung kiêm nhiệm chức năng ban thư ký của ủy ban này.

+ Ủy ban kỹ thuật về quy tắc nơi sản xuất.

Ủy ban này là ủy ban hợp tác về hải quan. Ban thư ký của Ủy ban hợp tác hải quan sẽ kiêm nhiệm ban thư ký của ủy ban kỹ thuật này.

b/ Thông báo.

Trong vòng 90 ngày sau khi hiệp định này có hiệu lực, các nước ký Hiệp định chung phải gửi cho Ban thư ký Hiệp định chung quyết định của họ về nơi sản xuất và quy tắc quản lý hành chính đối với quy tắc về nơi sản xuất được thực thi từ ngày quy tắc này bắt đầu có hiệu lực.

Nếu nước nào sửa đổi hoặc áp dụng quy tắc mới về nơi sản xuất, thì trong vòng 60 ngày sau khi sửa đổi hoặc từ ngày quy tắc mới bắt đầu có hiệu lực phải thông báo cho các nước khác biết.

c/ Thẩm nghị, thương lượng, giải quyết tranh chấp.

Hàng năm, Ủy ban về quy tắc nơi sản xuất sẽ kiểm tra và thông báo về tình hình chấp hành hiệp định này. Trình tự thương lượng và giải quyết tranh chấp sẽ áp dụng theo quy định của Hiệp định chung.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Advertisement

Vòng đàm phán Uruguay – Phần cuối


h/ Về các điều khoản trong Hiệp định chung

Các bên tham gia đàm phán căn cứ vào yêu cầu của các nước ký Hiệp định chung để thẩm nghị các điều khoản quy định và quy tắc trogn Hiệp định chung hiện hành, nhất là các bộ phận chưa có trong lĩnh vực đàm phán khác và sẽ đàm phán vào lúc thích hợp.

i/ Điều khoản bảo vệ.

Việc ký kết một thỏa thuận trong đó hai bên hoàn toàn thông cảm lẫn nhau về vấn đề bảo vệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc tăng cường thể chế của Hiệp định chung và sự tiến triển về đàm phán thương mại nhiều bên. Thỏa thuận về vấn đề bảo vệ phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định chung, nó phải gồm các yếu tố: trong sáng, phạm vi bảo vệ, tiêu chuẩn khách quan của hành động bảo vệ, trong đó gồm có khái niệm về thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng; tính chất tạm thời, giảm dần và điều chỉnh kết cấu; đền bù và trả đũa; thông báo, thương lượng, giám sát nhiều bên và giải quyết tranh chấp; làm rõ và tăng cường các quy tắc của Hiệp định chung và việc áp dụng chúng đối với các nước ký hiệp định này.

k/ Thỏa thuận và dàn xếp đàm phán thương mại nhiều bên.

Đàm phán trong lĩnh vực này nhằm cải tiến, làm rõ hoặc mở rộng những thỏa thuận, việc dàn xếp về đàm phán thương mại nhiều bên đã được ký kết tại vòng đàm phán Tokyo, có nghĩa là phải mở rộng phạm vi áp dụng thỏa thuận này.

l/ Về trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp.

Đàm phán về trợ cấp và chống trợ cấp phải được tiến hành trên cơ sở thẩm nghị điều 6, điều 16 của Hiệp định chung và thỏa thuận đàm phán nhiều bên về trợ cấp và chống trợ cấp. Mục tiêu là cải tiến quy tắc về mọi biện pháp trợ cấp và chống trợ cấp có ảnh hưởng tới thương mại quốc tế, xiết chặt kỷ luật của Hiệp định về trợ cấp và chống trợ cấp đã được ký kết tại vòng đàm phán Tokyo.

m/ Về giải quyết tranh chấp.

Đàm phán nhằm cải tiến quy tắc và trình tự giải quyết tranh chấp, tìm ra biện pháp thỏa đáng để giám sát việc thực hiện trình tự đã thông qua.

n/ Về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tới thương mại, gồm cả vấn đề buôn bán hàng giả.

Vì tầm quan trọng của việc bảo vệ một cách hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời bảo đảm bản thân các biện pháp và trình tự thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không gây trở ngại cho việc buôn bán hợp pháp, việc đàm phán nhằm làm rõ quy định trong Hiệp định chung, định ra quy tắc và kỷ luật mới. Đàm phán cũng nhằm định ra nguyên tắc, quy tắc và khung kỷ luật xử lý buôn bán hàng giả trên thế giới, đồng thời cũng tính tới những công việc đã làm về phương diện này.

Đàm phán về hai vấn đề trên không cản trở tổ chức về quyền sở hữu trí tuệ thế giới và các tổ chức khác có hành động bổ sung khác để xử lý những vấn đề này.

o/ Về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại.

Thẩm tra tình hình chấp hành các văn bản về các biện pháp đầu tư trong Hiệp định chung đã gây ra những hạn chế và sai lạc đối với thương mại, nghiên cứu định ra quy tắc mới để tránh gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với thương mại.

p/ Về vai trò của Hiệp định chung.

Đàm phán về mặt này nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và soạn thảo hiệp định về:

+ Điều chỉnh thích đáng cơ cấu tổ chức của Hiệp định chung, bảo đảm để tổ chức giám sát của Hiệp định chung có thể kiểm tra định kỳ ảnh hưởng của chính sách, biện pháp thương mại của các nước ký hiệp định và tác dụng của thể chế thương mại nhiều bên.

+ Cải thiện chức năng toàn diện và năng lực quyết sách của Hiệp định chung với tư cách là một tổ chức.

+ Tăng cường quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, nâng cao vai trò của Hiệp định chung trong việc thực hiện thống nhất hơn nữa các quyết sách kinh tế toàn cầu.

q/ Về buôn bán dịch vụ.

Mục đích đàm phán nhằm định ra nguyên tắc nhiều bên và khung quy tắc xử lý các vấn đề về buôn bán dịch vụ, bao gồm quy tắc của các ngành nhằm mở rộng dịch vụ với điều kiện trong sáng và tự do hóa từng bước và lấy đó làm một phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Khung quy tắc này phải tôn trọng mục tiêu của các nước trong việc áp dụng luật lệ và quy tắc ngành dịch vụ và phải tính tới công việc của các tổ chức quốc tế.

Xét trên chỉnh thể, 15 đề mục này chia thành 4 mục lớn: 1) Đề mục 1 – 6 là vấn đề gia nhập thị trường; 2) Đề mục 8, 10 là vấn đề quy tắc cạnh tranh thị trường; 3) Đề mục 7, 9, 11 và 14 là vấn đề cải tiến Hiệp định chung; 4) Đề mục 12, 13 và 15 là các đề mục mới.

3/ Triển vọng đàm phán và hiện trạng

Từ khi bắt đầu vòng đàm phán Uruguay tới nay các nhóm đàm phán đã tổ chức hơn 400 hội nghị chính thức, ngoài ra còn rất nhiều hội nghị không chính thức, với khoảng 1500 đề án và văn kiện đàm phán.

Từ ngày 5 đến ngày 9/12/1988 hội nghị cấp bộ trưởng họp tại Montpellier (Cananda) kiểm điểm giữa kỳ vòng đàm phán Uruguay, nhưng không kết quả. Từ ngày 3 đến ngày 7/12/1990 hội nghị cấp bộ trưởng lại được triệu tập tại Brussels (Bỉ) với mong mỏi là kết thúc vòng đàm phán này. Tại hội nghị này, bước đầu đã thỏa thuận được phần lớn vấn đề. Nhưng Mỹ và EEC đối lập nhau gay gắt về vấn đề buôn bán hàng nông sản, không thỏa thuận được với nhau về giảm trợ cấp tài chính của chính phủ và những hạn chế về gia nhập thị trường. Thất bại này buộc các bộ trưởng phải quyết định kéo dài vòng đàm phán Uruguay. Tháng 12/1991, Tổng thư ký Hiệp định chung kiêm Chủ tịch Ủy ban đàm phán thương mại Dunkel đưa ra một dự thảo tổng hợp dung hòa quan điểm của các bên – “Dự thảo văn kiện cuối cùng về kết quả đàm phán nhiều bên vòng đàm phán Uruguay” – để các bên thương lượng và thông qua cả gói.

Mặc dầu dự thảo của ông Dunkel vẫn còn vấn đề này vấn đề khác, nhưng đã được các bên chấp nhận dùng làm cơ sở đàm phán cuối cùng.

Ngày 17/4/1992, Tổng thư ký Hiệp định chung Dunkel tuyên bố kéo dài vòng đàm phán Uruguay tới cuối năm 1992. Tháng 11/1992, Mỹ và EEC bước đầu đã thỏa thuận được với nhau về buôn bán hàng nông sản, làm lóe lên tia hy vọng kết thúc vòng đàm phán Uruguay.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Vòng đàm phán Uruguay – Phần III


1/ Mục tiêu và nguyên tắc đàm phán thương mại

a/ Mục tiêu:

+ Nới rộng và mở rộng hơn nữa thương mại thế giới bằng cách giảm và xóa bỏ thuế, hạn chế về số lượng, các biện pháp và hàng rào phi thuế quan.

+ Tăng cường vai trò của Hiệp định chung, cải tiến thể chế thương mại nhiều bên trên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định chung, đưa thương mại thế giới với phạm vi rộng hơn vào khuôn khổ Hiệp định chung với những quy tắc thống nhất, hữu hiệu.

+ Tăng khả năng thích ứng của Hiệp định chung với tình hình kinh tế luôn thay đổi, đặc biệt là thúc đẩy việc điều chỉnh kết cấu, tăng cường quan hệ giữa Hiệp định chung và các tổ chức quốc tế hữu quan. Đồng thời, nghiên cứu tầm quan trọng ngày càng tăng của buôn bán sản phẩm kỹ thuật cao, những khó khăn của thị trường sản phẩm sơ chế và tầm quan trọng của việc cải thiện tình hình buôn bán trên thị trường ấy, đặc biệt là tạo ra các điều kiện cho các nước mắc nợ thực hiện nhiệm vụ tài chính của họ.

+ Thúc đẩy sự phối hợp giữa trong nước và quốc tế để tăng cường mối quan hệ nội tại giữa chính sách thương mại với các chính sách khác có ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiếp tục có những nỗ lực hữu hiệu và kiên quyết để cải tiến thể chế tiền tệ quốc tế thúc đẩy tài chính và các nguồn đầu tư thực tế lưu động vào các nước đang phát triển.

b/ Nguyên tắc chung

+ Để đảm bảo các bên tham gia đều được lợi, đàm phán phải tiến hành một cách trong sáng, phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định chung.

+ Việc khởi xướng đàm phán, tiến hành đàm phán và thực hiện kết quả đàm phán phải được coi là bộ phận tổ thành của tổng thể các nhiệm vụ. Trong trường hợp các bên thống nhất ý kiến, thì trước khi chính thức kết thúc đàm phán, có thể thực thi tạm thời hoặc thực thi lần chót những thỏa thuận trước đó; khi đánh giá sự cân bằng tổng thể trong đàm phán, cần tính tới cả những thỏa thuận đã đạt được trong kỳ đàm phán trước.

+ Để tránh những đòi hỏi đối chọi nhau, cần tìm ra những nhân nhượng cân bằng trong lĩnh vực rộng lớn và trong phạm vi các đề mục đàm phán.

+ Khi đàm phán cần áp dụng nguyên tắc ưu đãi đơn phương và ưu đãi nhiều hơn. Trong đàm phán, khi các nước phát triển cam kết giảm hoặc xóa bỏ thuế và các hàng rào thương mại khác đối với các nước đang phát triển thì không nên có yêu sách ưu đãi có đi có lại.

+ Với đà kinh tế dần dần phát triển và tình hình thương mại được cải thiện, các nước chậm phát triển cần tham gia sâu rộng hơn vào thể chế cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ của Hiệp định chung.

c/ Nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng và từng bước sửa sai.

+ Giữ nguyên hiện trạng có nghĩa là không áp dụng những biện pháp hạn chế hoặc lệch lạc không phù hợp với quy định của Hiệp định chung, hoặc không phù hợp với những văn bản đã thỏa thuận trong khuôn khổ Hiệp định chung; khi thi hành các quyền hợp pháp theo Hiệp định chung, không áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc linh hoạt vượt quá mức cần thiết; không áp dụng các biện pháp thương mại nhằm tăng cường thế đàm phán.

+ Từng bước sửa sai có nghĩa là chậm nhất là trước ngày chính thức kết thúc đàm phán phải từng bước hủy bỏ hết mọi biện pháp hạn chế hoặc sai lạc không phù hợp với quy định của Hiệp định chung và các văn bản đã thỏa thuận trong khuôn khổ Hiệp định chung hoặc phải sửa cho phù hợp với những quy định và thỏa thuận này, phải tôn trọng các thỏa thuận, cam kết đã đạt được trong đàm phán. Các bên phải thực hiện những cam kết đó trên cơ sở công bằng thông qua thương lượng mà mình đã đồng ý. Không được yêu sách trả giá cho việc hủy bỏ những biện pháp ấy.

Ủy ban đàm phán thương mại đã quyết định thành lập tổ chức giám sát, trong đó có cả việc đánh giá định kỳ, việc thực hiện sửa sai này. Các bên có thể nhắc nhở tổ chức giám sát chú ý thích đáng tới mọi hành vi có liên quan tới việc thực hiện những cam kết mà mình cho là cần thiết.

2/ Đề mục đàm phán

“Tuyên bố của hội nghị cấp bộ trưởng vòng đàm phán Uruguay” đã xác định 15 đề m5uc đàm phán tại vòng đàm phán Uruguay là:

a/ Về thuế.

Đàm phán về thuế nhằm giảm và xóa bỏ thuế, nhấn mạnh mở rộng phạm vi giảm thuế, xác định mục tiêu giảm thuế bình quân khoảng 30%.

b/ Về các biện pháp phi thuế quan.

Đàm phán về các biện pháp phi thuế quan nhằm giảm hoặc hủy bỏ các biện pháp phi thuế quan, trong đó có biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu, các biện pháp từng bước sửa sai, thực hiện cam kết.

c/ Về sản phẩm nhiệt đới.

Đàm phán về sản phẩm nhiệt đới nhằm thực hiện tự do hóa đầy đủ nhất buôn bán sản phẩm nhiệt đới, trong đó gồm cả hàng gia công và bán gia công, giảm thuế và các biện pháp phi thuế quan đối với những sản phẩm này, đặc biệt coi trọng việc buôn bán sản phẩm nhiệt đới của các nước chậm phát triển. Dự tính có khoảng 20 tỷ USD sản phẩm nhiệt đới nằm trong diện đàm phán này.

d/ Sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên.

Đàm phán về sản phẩm là tài nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện tự do hóa hơn nữa buôn bán loại sản phẩm này, trong đó gồm cả hàng gia công và bán gia công. Trọng điểm là cá và hàng thủy sản, lâm sản, kim loại màu và khoáng sản. Giảm và hủy bỏ thuế và các hàng rào phi thuế quan đối với các mặt hàng này.

e/ Về hàng dệt và hàng may mặc.

Đàm phán về hàng dệt và hàng may mặc nhằm xác định phương thức đưa ngành này vào khuôn khổ Hiệp định chung, tức là đưa ngành này trở về với các quy định của Hiệp định chung, xóa bỏ những quy định trong hiệp định về sợi kép không phù hợp với Hiệp định chung và những hạn chế đối với hàng dệt và hàng may mặc.

g/ Về hàng nông sản.

Đàm phán về hàng nông sản nhằm uốn nắn và phòng ngừa những biện pháp hạn chế và những hiện tượng sai lạc, giảm những nhân tố gây ra mất cân đối, mất ổn định trên thị trường hàng nông sản thế giới; thực hiện tự do hóa hơn nữa buôn bán hàng nông sản, đưa mọi biện pháp có ảnh hưởng tới việc gia nhập thị trường và cạnh tranh xuất khẩu hàng nông sản vào kỷ luật chặt chẽ hơn, hữu hiệu hơn của Hiệp định chung.

+ Giảm hàng rào nhập khẩu để cải thiện điều kiện gia nhập thị trường.

+ Cải thiện môi trường cạnh tranh, tăng cường các quy tắc về trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp có ảnh hưởng tới buôn bán hàng nông sản, bao gồm cả việc từng bước giảm các ảnh hưởng tiêu cực của việc trợ cấp và nghiên cứu nguồn gốc của chúng.

+ Giảm các ảnh hưởng tiêu cực của các điều lệ và hàng rào về vệ sinh và kiểm dịch thực vật đối với buôn bán hàng nông sản, đồng thời nghiên cứu các hiệp định có liên quan.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Vòng đàm phán Uruguay – Phần II


3/ Những vấn đề tồn đọng

a/ Buôn bán hàng nông sản.

Để thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định chung, có một yêu cầu bức thiết là phải tìm ra phương pháp giải quyết một cách lâu dài vấn đề buôn bán hàng nông sản. Do đó, phải căn cứ vào mục tiêu, nguyên tắc và các điều khoản trong Hiệp định chung để nghiên cứu hiệu quả chính sách nông nghiệp của các nước, thẩm tra các biện pháp có ảnh hưởng tới buôn bán nông sản, tới việc việc cho phép gia nhập thị trường, cạnh tranh và cung ứng, kể cả biện pháp trợ cấp và các hình thức bổ trợ khác: 1) Căn cứ vào nguyên tắc cùng ưu đãi, thẩm tra các biện pháp thuế và phi thuế quan có ảnh hưởng tới việc gia nhập thị trường và cung ứng để thực hiện tự do hóa hơn nữa buôn bán hàng nông sản; 2) Thẩm tra trợ cấp có ảnh hưởng tới hàng nông sản, nhất là trợ cấp xuất khẩu. Mục đích là để thẩm tra tính hữu hiệu của Hiệp định chung trong việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu của hiệp định và tránh trợ cấp gây thiệt hại nghiêm trọng tới buôn bán hàng nông sản và lợi ích của các nước ký Hiệp định chung; 3) Thẩm tra các biện pháp đang được áp dụng theo điều khoản ngoại lệ có ảnh hưởng tới buôn bán hàng nông sản.

Lập ra Ủy ban mậu dịch hàng nông sản, mở cửa đối với tất cả các nước ký Hiệp định chung, nhằm thi hành các nhiệm vụ có liên quan và đưa ra kiến nghị tự do hóa buôn bán hàng nông sản.

b/ Sản phẩm nhiệt đới.

Theo sự bố trí công việc của Ủy ban thương mại và phát triển, thực hiện thương lượng và đàm phán về tự do buôn bán hàng nhiệt đới ở cả hai dạng gia công và bán gia công, thẩm tra tình hình tiến triển của việc hủy bỏ và giảm bớt các vật cản hiện còn trong buôn bán sản phẩm nhiệt đới.

c/ Về biện pháp hạn chế số lượng và các biện pháp phi thuế quan khác.

Phúc thẩm các biện pháp hiện hành về hạn chế số lượng và các biện pháp phi thuế quan khác, lý do duy trì những biện pháp này là tính thống nhất của chúng trong khuôn khổ Hiệp định chung. Xóa bỏ các biện pháp hạn chế số lượng không thống nhất trong khuôn khổ Hiệp định chung.

d/ Thuế quan.

Cần quan tâm tới vấn đề tăng thuế đối với những sản phẩm có trình độ gia công cao, cần có hành động hữu hiệu để hủy bỏ hoặc giảm việc tăng thuế gây cản trở thương mại quốc tế. Cần có chế độ thống nhất trong việc phân loại thuế và thống kê sản phẩm. Khi áp dụng chế độ này, cần phải giữ nguyên mức ưu đãi về giảm thuế, nói chung, không thay đổi mức giảm thuế.

e/ Thỏa thuận và dàn xếp đàm phán thương mại nhiều bên.

Phúc thẩm tình hình thực hiện thỏa thuận và dàn xếp thương mại nhiều bên về các vấn đề cản trở các nước ký hiệp đị nh chấp nhận thỏa thuận và sự dàn xếp này.

g/ Điều chỉnh kết cấu và chính sách thương mại.

Triển khai hoạt động điều chỉnh kết cấu và chính sách thương mại để phối hợp tác động của chúng trong việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định chung.

h/ Về mua bán hàng giả.

Thẩm tra vấn đề hàng giả để xác định việc áp dụng các biện pháp phối hợp chống hàng giả trong hệ thống Hiệp định chung có thích hợp hay không. Khi thẩm tra phải hiệp thương với tổ chức về quyền sở hữu trí tuệ để làm rõ các vấn đề về pháp lý và tổ chức có liên quan.

i/ Việc xuất khẩu sản phẩm cấm tiêu dùng trong nước.

Các nước cần thông báo cho Hiệp định chung những sản phẩm do mình sản xuất và xuất khẩu nhưng cấm tiêu thụ trên thị trường trong nước mình vì lý do sức khỏe và an toàn với con người.

k/ Về cho vay xuất khẩu hàng hóa tư bản.

Khi phúc thẩm sửa đổi các cam kết quốc tế của mình, các nước thành viên của các hiệp định quốc tế có liên quan với việc cho vay tín dụng nhà nước đối với xuất khẩu phải đặc biệt chú ý các quy định tại các điều khoản có liên quan để tạo điều kiện có lợi cho các nước đang phát triển tăng nhập khẩu hàng hóa tư bản phù hợp với nhu cầu thương mại và phát triển của họ.

l/ Về hàng dệt và hàng may mặc.

Ưu tiên nghiên cứu: 1) Tầm quan trọng của hàng dệt và hàng may mặc trong nền thương mại thế giới, đặc biệt là tầm quan trọng đối với viễn cảnh thương mại của các nước đang phát triển; 2) Những ràng buộc và hạn chế hiện hành đối với hàng dệt và hàng may mặc, chủ yếu là ảnh hưởng của hiệp định về sợi kép đối với các hoạt động kinh tế và viễn cảnh của các nước tham gia mua bán hàng dệt; 3) Căn cứ vào quy định tại Hiệp định chung, từng bước dỡ bỏ các ràng buộc và hạn chế hiện hành đối với hàng dệt và hàng may mặc, hoặc những hậu quả do tiếp tục giữ những hạn chế này gây ra đối với kinh tế và thương mại của những nước này. Trên cơ sở đó, nhanh chóng thẩm tra phương thức tự do hóa hơn nữa hàng dệt và hàng may mặc, gồm cả khả năng đưa toàn bộ lĩnh vực hàng dệt vào khuôn khổ Hiệp định chung.

m/ Về buôn bán một số tài nguyên thiên nhiên.

Thẩm tra vấn đề buôn bán tài nguyên thiên nhiên để định kỳ đề ra các biện pháp có thể thực hiện được, gồm cả ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm: 1) Kim loại có màu và khoáng sản; 2) Hàng lâm sản; 3) Cá và hàng thủy  sản.

n/ Sự dao động hối suất và ảnh hưởng của nó đối với thương mại.

Cần nghiên cứu ảnh hưởng của sự dao động hối suất đối với thương mại quốc tế, và phải thương lượng với Quỹ Tiền tệ quốc tế, tính toán ảnh hưởng của nó đối với Hiệp định chung.

o/ Về định giá song trùng và quy tắc về nơi sản xuất.

Cần nghiên cứu cách định giá song trùng và quy tắc về nơi sản xuất, trên cơ sở đó cần có hành động tích cực hơn.

p/ Về dịch vụ.

Những nước ký Hiệp định chung có liên quan đến vấn đề dịch vụ đều cần  kiểm tra vấn đề này tại nước mình và trao đổi thông tin với Hiệp định chung.

II/ Vòng đàm phán Uruguay

Nửa đầu những năm 80, các vấn đề tồn đọng ngày càng tăng, cọ sát và mâu thuẫn thương mại có chiều hướng ngày càng gay gắt. Do vậy, từ ngày 15 đến ngày 20/9/1986 các bộ trưởng các nước ký Hiệp định chung đã họp đại hội đặc biệt các nước ký hiệp định này tại Punta del Este, Uruguay, chính thức phát động vòng đàm phán mới, vòng đàm phán Uruguay. Đây là kết quả của những nỗ lực sau hội nghị bộ trưởng tại Geneva tháng 11/1982. Được coi là một cam kết chính trị, tuyên bố của các bộ trưởng tại vòng đàm phán Uruguay được chia làm hai phần: phần thứ nhất là đàm phán về thương mại hàng hóa, phần thứ hai là buôn bán dịch vụ.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Vòng đàm phán Uruguay – Phần I


Sau 7 vòng đàm phán, Hiệp định chung đã đạt được thắng lợi to lớn về giảm thuế và phát triển thương mại. Tiến trình tự do hóa thương mại trong phạm vi toàn cầu đã thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên, hệ thống Breton Woods bị giải thể, hối suất cố định bị hủy bỏ, khủng hoảng dầu mỏ, kinh tế suy thoái và cuộc khủng hoảng nợ nần của các nước đang phát triển đã ảnh hưởng to lớn đối với Hiệp định chung.

Ở vào tình trạng kinh tế trì trệ, các nước công nghiệp đứng trước vấn đề phát sản và thất nghiệp càng ngày càng không muốn nhìn thấy sự điều chỉnh ngành nghề hình thành một cách tự phát thông qua cạnh tranh. Vì điều đó khiến môi trường thương mại thế giới và chính sách thương mại càng xấu đi, nhất là việc trợ cấp cho hàng nông sản và hàng công nghiệp, sự dàn xếp thị trường song phương.

Từ những năm 80 trở lại đây, nền tảng thương mại thế giới trở nên càng quan trọng, nhưng cũng càng phức tạp hơn. Nhất thể hóa kinh tế đã và đang diễn ra, xu thế tập đoàn hóa khu vực ngày càng nổi lên, đầu tư quốc tế tăng mạnh, việc buôn bán dịch vụ ngoài khuôn khổ Hiệp định chung trở thành lĩnh vực hứng thú nhất đối với các nước đang phát triển… Trong khi đó, các điều khoản và hệ thống pháp lý trong Hiệp định chung còn có khiếm khuyết. Cơ cấu tổ chức của bản thân Hiệp định chung và hiệu năng của cơ chế giải quyết tranh chấp của nó cũng bị tác động mạnh. Những nhân tố đó đã khiến các nước ký kết hiệp định phải có sự nỗ lực mới có thể tăng cường và phát triển thể chế mậu dịch nhiều bên. Do vậy mà vòng đàm phán mới, vòng đàm phán Urugoay đã được phát động.

I/ Thành công và thách thức

Vòng đàm phán Tokyo đã giải quyết được, với mức độ nhất định, những vấn đề thuế quan và phi thuế quan. Song, đầu những năm 80, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lại ngóc đầu dậy mạnh mẽ hơn. Do vậy, hội nghị cấp bộ trưởng các nước ký Hiệp định chung đã họp tại Geneva từ ngày 22 đến ngày 29/11/1982 để xem xét hiệu năng của chế độ thương mại nhiều bên, cùng nỗ lực cải tiến chế độ này. Tuyên bố của hội nghị cấp bộ trưởng lần này phản ánh mong muốn của các nước trong việc kìm chế chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, duy trì và cải tiến thể chế thương mại nhiều bên, tăng thêm sức nặng cho lời phát động vòng đàm phán Urugoay.

1/ Tình hình kinh tế thương mại thế giới đáng lo ngại

a/ Thể chế thương mại nhiều bên bị đe dọa

Do chính sách kinh tế của các nước thiếu sự phối hợp chung, khủng hoảng kinh tế thế giới tăng lên. Điều này làm cho sức ép của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đối với chính phủ các nước tăng lên gấp bội, hiện tượng phớt lờ kỷ luật của Hiệp định chung ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, cần phải khắc phục những đe dọa đang đặt ra đó.

b/ Khủng hoảng kinh tế thế giới kìm chế sản xuất và thương mại. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế củ các nước thấp; thất nghiệp tăng và lạm phát làm tăng không khí không ổn định; lãi suất cao và lãi suất luôn thay đổi đã gây trở ngại nghiêm trọng đối với đầu tư và điều chỉnh kết cấu, làm tăng sức ép của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Các nước đang phát triển đứng trước sự mất ổn định, bị hạn chế gia nhập thị trường xuất khẩu, nhu cầu ngoài nước giảm, giá sản phẩm sơ chế giảm mạnh, lãi suất vay nợ cao, năng lực nhập khẩu giảm, năng lực xuất khẩu cũng bị kìm hãm, khủng hoảng nợ đe dọa sự ổn định của chế độ tài chính tiền tệ.

c/ Trong lĩnh vực thương mại, chính phủ các nước tăng hạn chế nhập khẩu, trong đó có nhiều biện pháp hạn chế được thực hiện với đủ thứ lý do trái với quy định của Hiệp định chung, làm lung lay nền tảng của thể chế thương mại nhiều bên. Các phương thức trợ cấp kinh tế cho sản xuất và xuất khẩu, các biện pháp thương mại mang tính chất hạn chế được áp dụng vào mục đích phi kinh tế, đã gây ảnh hưởng xấu đối với mô hình thương mại. Những biện pháp này và sức ép của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch khiến việc điều chỉnh kết cấu bị kéo dài, kinh tế tăng trưởng không ổn định, tình hình đầu tư sản xuất ảm đạm.

d/ Tranh chấp giữa các nước ký Hiệp định chung ngày càng tăng với mức độ ngày càng gay gắt, nhiều tranh chấp không được giải quyết, điều đó ngày càng làm lộ rõ nhược điểm của Hiệp định chung. Do có lý giải khác nhau về vấn đề cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào, làm thế nào để thỏa mãn lợi ích của các nước, do vậy có nhiều vấn đề để lâu không được giải quyết. Người ta tỏ ý không hài lòng đối với việc thực thi Hiệp định chung, đối với mức độ tự do hóa thương mại hàng nông sản. Việc buôn bán hàng dệt may và hàng may mặc vẫn được xử lý theo hiệp định về hàng sợi kép, mà hiệp định này thì lại là một lỗ hổng lớn trong Hiệp định chung. Khi đi vào thị trường của các nước thương mại chủ yếu, khi việc định giá xuất khẩu liên quan tới sự tranh chấp giữa các hàng cung ứng chủ yếu, thì những bất đồng và mất cân bằng này càng có nguy hại đối với sự ổn định của hệ thống thương mại quốc tế.

Vì vậy, cần phải giảm cọ sát thương mại, đẩy lùi sức ép của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, tránh trợ cấp xuất khẩu, thúc đẩy tự do hóa thương mại, phải thống nhất ủng hộ thể chế thương mại nhiều bên, tăng lòng tin trong việc đối phó với những thách thức.

2/ Nhiệm vụ mới

a/ Cùng lãnh trách nhiệm

+ Bảo đảm chính sách và biện pháp thương mại phù hợp với nguyên tắc và quy định của Hiệp định chung. Khi soạn định và thực thi chính sách và các sắc luật thương mại, phải ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Hết sức tránh áp dụng các biện pháp trái với Hiệp định chung, tránh sử dụng biện pháp hạn chế và can thiệp vào thương mại thế giới.

+ Khi thực hiện các  biện pháp trong phạm vi Hiệp định chung và thực hiện quyền được quy định trong Hiệp định chung, phải tính tới lợi ích thương mại của các nước khác, hết sức tránh áp dụng biện pháp hạn chế thương mại vì mục đích phi kinh tế, trái với Hiệp định chung. Đồng thời phải chấp hành các quy tắc và điều khoản ưu đãi đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

+ Bằng việc tăng mức hữu hiệu của các quy tắc, điều khoản và kỷ luật của Hiệp định chung và giải thích thống nhất về Hiệp định chung, đưa nông nghiệp tham gia đầy đủ hơn vào thể chế thương mại nhiều bên; tìm cách cải thiện điều kiện cho phép gia nhập thị trường; đưa sự cạnh tranh xuất khẩu vào kỷ luật nghiêm ngặt.

+ Bảo đảm tăng độ trong sáng của biện pháp thương mại, nâng cao vai trò của quy trình tự giải quyết tranh chấp để giải quyết tranh chấp có hiệu quả, phục tùng sự phán quyết, tôn trọng đề nghị của các bên để phối hợp. Nghiên cứu tình hình thay đổi của thương mại để Hiệp định chung có thể đáp ứng những thay đổi ấy.

+ Nghiên cứu phương pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng dệt và hàng may mặc, áp dụng các biện pháp tự do hóa hàng dệt và hàng may mặc.

b/ Biện pháp bảo vệ.

Để bảo đảm thực hiện mục tiêu và duy trì kỷ luật của Hiệp định chung, cần lập ra thể chế bảo vệ hữu hiệu hơn. Thể chế này phải có tính trong sáng hơn, có độ tin cậy hơn và công bằng hợp lý hơn giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu để giữ vững thành quả của tự do hóa thương mại và tránh mở rộng các biện pháp hạn chế. Vì vậy, cần đạt được sự hiểu biết lẫn nhau một cách toàn diện ở những nội dung sau: 1) Độ trong sáng; 2) Phạm vi; 3) Tiêu chuẩn kiểm tra khách quan, trong đó gồm cả khái niệm về sự thiệt hại hoặc đe dọa nghiêm trọng; 4) Tính chất tạm thời, tính chất giảm dần và điều chỉnh kết cấu; 5) Đền bù trả đũa; 6) Thông báo, thương lượng, giám sát nhiều bên và giải quyết tranh chấp.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Tiêu chuẩn hóa và tính giá hải quan – Phần cuối


6/ Phương pháp thứ sáu – phương pháp thuận suy

Khi dùng phương pháp này để tính giá hải quan thì có thể có những linh hoạt hợp lý: có thể giải thích linh hoạt yêu cầu về hàng hóa tương tự nhập khẩu cùng một thời gian hoặc đại để cùng một thời gian với hàng cần tính giá hải quan; có thể lấy hàng hóa tương tự do nước khác sản xuất nhập khẩu vào cùng nước ấy làm cơ sở tính giá hải quan của hàng cần tính giá hải quan; cũng có thể giải thích linh hoạt yêu cầu về bán hàng nhập khẩu ở dạng nguyên xi như lúc nhập khẩu.

Tính giá hải quan không được tính theo những giá sau: 1) Giá tiêu thụ hàng hóa do nước nhập khẩu sản xuất bán tại nước ấy; 2) Chọn giá cao hơn trong hai hạng giá để tính giá hải quan; 3) Giá hàng hóa trên thị trường trong nước của nước xuất khẩu; 4) Giá thành sản xuất ngoài giá trị ước tính của sản phẩm nhập khẩu, của sản phẩm giống như sản phẩ cần được tính giá hải quan hoặc của hàng hóa tương tự đã được xác định; 5) Giá hàng hóa xuất khẩu sang nước khác; 6) Giá tính giá hải quan thấp nhất; 7) Giá ước lượng một cách võ đoán hoặc hư cấu.

7/ Xử lý các chi phí.

Xác định giá hải quan theo phương pháp giá giao dịch thì ngoài giá thực thì hoặc giá sẽ phải chỉ ra còn phải cộng thêm:

a/ Chi phí bên mua gánh chịu nhưng chưa có trong giá thực thi hoặc sẽ phải cho gồm: tiền hoa hồng và chi phí môi giới ngoài hoa hồng cho người mua hàng; chi phí đóng kiện hàng; chi phí lao động và vật liệu làm bao bì.

b/ Giá trị hàng hóa và chi phí dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ dưới hình thức miễn phí hoặc giảm giá có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ xuất khẩu của hàng nhập khẩu: tài liệu thuyết minh, linh kiện, phụ kiện và các mục tương tự kèm theo hàng nhập khẩu; các công cụ, thuốc nhuộm, tiêu bản và các vật dụng tương tự được sử dụng khi sản xuất hàng xuất khẩu; các vật liệu hao phí khi sản xuất hàng nhập khẩu; chi phí về kỹ thuật, phát minh, công nghệ, thiết kế, biểu đồ và tài liệu thuyết minh được sử dụng ở nơi khác ngoài nước nhập khẩu cần cho sản xuất hàng nhập khẩu.

c/ Các chi phí bên mua phải trực tiếp hoặc gián tiếp chi về lệ phí bản quyền và chi phí xin giấy phép.

d/ Giá trị của mọi khoản thu nhập bên bán trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng sau khi hàng nhập khẩu được bán lại, xử lý hoặc sử dụng.

Khi ban hành luật, các nước có thể tự quy định toàn bộ hay một phần các chi phí dưới đây không đưa vào giá tính thuế hải quan: 1) Chi phí vận tải hàng nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; 2) Chi phí bốc xếp và thủ tục phí vận chuyển hàng nhập khẩu tới bến cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; 3) Phí bảo hiểm.

Điều đó có nghĩa là, các nước có thể tự chọn áp dụng  hoặc là giá xuất xưởng, hoặc là giá rời bến hoặc là giá tới bến.

8/ Các quy định khác về tính giá hải quan

a/ Hối suất quy đổi tiền.

Hối suất quy đổi tiền khi tính giá hải quan phải là hối suất do cơ quan chủ quản của nước nhập khẩu công bố chính thức. Hối suất này phải là hối suất của đồng tiền nước nhập khẩu trong từng thời gian công bố hối suất, phải phản ánh được giá cả hiện hành của đồng tiền ấy trong giao dịch thương mại. Hối suất được sử dụng khi tính giá hải quan phải là hối suất có hiệu lực khi xuất hoặc nhập khẩu.

b/ Quy định về tài liệu mật sử dụng khi tính giá hải quan.

Tất cả các tài liệu mật hoặc các tài liệu được cung cấp bí mật để tính giá hải quan phải được giữ bí mật nghiêm ngặt, không được sự đồng ý của các chính phủ hoặc cá nhân cung cấp tài liệu thì không được tiết lộ, trừ trường hợp có tố tụng theo luật pháp.

c/ Nước nhập khẩu phải chiểu theo quy định về sự trong sáng tại điều 16 của Hiệp định chung, công bố các pháp lệnh, quy chế, quan hệ tư pháp và quan hệ hành chính được áp dụng rộng rãi ở nước mình có ảnh hưởng tới thỏa thuận về tính giá hải quan.

d/ Hãng nhập khẩu có quyền khiếu nại về tính giá hải quan.

Về tính giá hải quan, ngành lập pháp của các nước cần quy định các mặt hàng nhập khẩu hoặc những người nộp thuế có quyền khởi tố mà không bị phạt, dù là khởi tố lên một cơ quan nào đó trong hệ thống hải quan, hoặc một tổ chức độc lập nào đó, hoặc khởi tố lên cơ quan tư pháp.

Quyết định đối với lời khởi tố phải được thông báo bằng văn bản cho người khởi tố. Trong đó thông báo cho họ biết họ có quyền khởi tố tiếp.

e/ Quy định về hãng nhập khẩu nhận hàng.

Trong quá trình tính giá hải quan, nếu cần lui hoãn ngày ra quyết định cuối cùng về giá hải quan thì hãng nhập khẩu vẫn có thể nhận hàng. Nếu cơ quan hải quan yêu cầu, thì hãng nhập khẩu phải làm bảo lãnh, ký quỹ hoặc các đảm bảo khác bằng các phương thức thích hợp, bảo đảm nộp đủ thuế nhập khẩu. Các nước cần có các quy định pháp lý về những trường hợp này.

Ngoài ra, hãng nhập khẩu có quyền yêu cầu cơ quan quản lý hải quan của nước nhập khẩu cung cấp cho họ văn bản giải thích việc xác định giá hải quan đối với hàng nhập khẩu của họ.

g/ Quyền của cơ quan hải quan.

Không được giải thích bất kỳ nội dung nào trong thỏa thuận về tính giá hải quan là hạn chế hoặc hoài nghi quyền của cơ quan hải quan trong việc làm rõ tính chân thực và chuẩn xác của mọi tờ trình, hóa đơn chứng từ hoặc các tờ khai báo được cung cấp để tính giá hải quan.

Để thực hiện Hiệp định về tính giá hải quan, một ủy ban về tính giá hải quan đã được thành lập. Ngoài ra, cũng đã thành lập tiểu ban về kỹ thuật tính giá hải quan. Tiểu ban này thi hành chức trách dưới sự chỉ đạo của Hội đồng hợp tác hải quan. Hiệp định này còn quy định trình tự thương lượng và giải quyết tranh chấp, các ưu đãi đặc biệt và đơn phương dành cho các nước đang phát triển.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Tiêu chuẩn hóa và tính giá hải quan – Phần IV


3/ Phương pháp thứ ba – giá trị giao dịch của hàng hóa tương tự

Nếu không thể dùng phương pháp thứ nhất để tính giá hải quan, thì dùng giá trị giao dịch – giá giao dịch của hàng hóa tương tự được xuất khẩu vào nước nhập khẩu trong cùng một thời gian hoặc đại thể cùng một thời gian với hàng hóa cần tính giá hải quan để tính giá hải quan của hàng nhập khẩu ấy.

Khi dùng phương pháp này thì lấy giá giao dịch của sản phẩm tương tự được bán ra với cùng điều kiện thương nghiệp và đại thể cùng số lượng với hàng hóa cần tính giá hải quan để tính giá hải quan. Cơ quan hải quan phải coi việc tiêu thụ hàng hóa tương tự trong trường hợp như thế là tiêu thụ hàng cần tính toán giá hải quan. Nếu không có trường hợp tiêu thụ như thế thì coi một trong những trường hợp tiêu thụ sau đây của hàng tương tự là tiêu thụ hàng hóa cần tính giá hải quan: 1) Tiêu thụ trong điều kiện thương nghiệp như nhau nhưng khác nhau về số lượng; 2) Tiêu thụ khác nhau về điều kiện thương nghiệp nhưng đại để bằng nhau về số lượng; 3) Tiêu thụ khác nhau về điều kiện thương nghiệp và ngang nhau về số lượng. Ứng với ba trường hợp này là điều chỉnh: 1) Số lượng; 2) Điều kiện thương nghiệp; 3) Cả điều kiện thương nghiệp và số lượng.

Điều kiện của việc điều chỉnh này là phải dựa vào các chứng cứ rõ ràng, chính xác. Vì vậy, chứng cứ phải chứng minh được rằng điều chỉnh được tiến hành hợp lý và chuẩn xác.

4/ Phương pháp thứ tư – phương pháp khấu trừ

Nếu hàng nhập khẩu được bán ở nước nhập khẩu ở dạng y nguyên như khi nhập khẩu, thì việc tính giá hải quan phải căn cứ vào đơn giá được bán cho người không có quan hệ gì với người bán với số lượng lớn nhất trong cùng một thời gian hoặc đại thể trong cùng một thời gian. Nhưng phải khấu trừ: 1) Chi thông thường và hoa hồng, hoặc các chi phí ngoại ngạch cho lợi nhuận và chi phí thông thường khi tiêu thụ hàng cùng cấp hoặc cùng loại tại nước nhập khẩu; 2) Cước vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí phát sinh tại nước nhập khẩu; 3) Các lệ phí khác; 4) Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ và các thuế khác.

Ở đây “lợi nhuận và chi phí thông thường” phải được xem xét trên bình diện chỉnh thể. Sự khấu trừ này phải căn cứ vào tư liệu do hãng nhập khẩu hoặc đại diện của họ cung cấp để xác định. Nếu có sự chênh nhau về số liệu thì phải căn cứ vào các tư liệu khác nữa để xác định.

Khi xác định hoa hồng hoặc lợi nhuận và chi phí thông thường, phải căn cứ vào tình hình để xác định riêng xem những hàng hóa nào đó hoặc hàng hóa khác có phải là hàng hóa cung cấp hoặc cùng loại hay không, phải qua tài liệu được cung cấp để thẩm tra tình hình bán ra của những hàng nhập khẩu cùng cấp hoặc cùng loại (kể cả hàng cần tính giá hải quan). “Hàng cung cấp cùng loại” gồm cả hàng cần tính giá hải quan nhập khẩu từ một nước và hàng nhập khẩu từ nhiều nước khác.

Nếu không có hàng nhập khẩu cùng loại hoặc tương tự cùng được bán ra trong một thời gian hoặc đại để cùng một thời gian, thì việc tính giá hải quan phải dựa vào đươn giá bán ra ở dạng nguyên xỉ của những hàng hóa ấy trong những ngày ngày đầu, chậm nhất không quá 90 ngày, sau khi tính giá.

Nếu không có việc tiêu thụ hàng nguyên xi như khi nhập khẩu, và nếu hãng nhập khẩu yêu cầu, thì phải căn cứ vào đơn giá hàng nhập khẩu có gia công thêm được bán với lượng lớn nhất cho người mua không có quan hệ gì với người bán, nhưng khẩu trừ giá trị tăng thêm sau khi gia công. Việc khấu trừ giá trị tăng thêm sau khi gia công phải căn cứ vào các cứ liệu khác quan về chi phí gia công.

Có trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau khi gia công thêm thì mất đi bộ mặt ban đầu của nó nhưng vẫn có thể xác định chính xác giá trị tăng thêm sau khi gia công. Nhưng cũng có trường hợp, tuy hàng nhập khẩu vẫn giữ nguyên dạng ban đầu, nhưng lại chiếm phần rất nhỏ trong tiêu thụ hàng nhập khẩu, cho nên dùng phương pháp này để tính giá hải quan thì không thích hợp. Vì vậy cần xem xét từng trường hợp một.

5/ Phương pháp thứ năm – phương pháp ước tính giá trị

Bằng phương pháp này thì việc tính giá hải quan phải dựa vào giá trị ước tính. Giá trị ước tính do các bộ phận giá trị sau đây hình thành: 1) Giá trị nguyên liệu và chi phí chế tạo hoặc gia công của sản phẩm nhập khẩu; 2) Lợi nhuận và chi phí tương đương với kim ngạch tiêu thụ thường được phản ánh ở hàng hóa nhập khẩu cùng cấp hoặc cùng loại đã được tính giá hải quan; 3) Mọi chi phí hoặc giá trị cần thiết phản ánh phương thức tính giá hải quan được lựa chọn.

Nói chung, tính giá hải quan phải căn cứ vào tài liệu chân thực hiện có của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, cũng có thể cần có những tư liệu về chi phí sản xuất ra hàng cần định giá hải quan và tài liệu khác, không phải của nước nhập khẩu, để thẩm tra. Người sản xuất phải sẵn sàng cung cấp cho nhà đương cục nước nhập khẩu những tư liệu khái toán cần thiết và tạo thuận lợi cho công tác xác minh sau đó.

Chi phí hoặc giá trị nguyên liệu và giá trị chế tạo, gia công sản phẩm phải dựa vào tư liệu sản xuất hàng cần tính giá hải quan do người sản xuất hoặc đại diện của họ cung cấp để xác định. Do vậy, phải căn cứ vào sổ sách của người sản xuất, nhưng sổ sách này phải phù hợp với nguyên tắc kế toán được công nhận và áp dụng phổ biến tại nước sản xuất ra hàng hóa ấy.

Lợi nhuận và chi phí thông thường phải có căn cứ vào tư liệu do người sản xuất hoặc đại diện của họ cung cấp để xác định. Nếu số liệu của người sản xuất về lợi nhuận và chi phí thông thường không ăn khớp với số liệu thường thấy ở sản phẩm cần tính giá hải quan hoặc sản phẩm cùng loại mà người sản xuất của nước xuất khẩu xuất sang nước nhập khẩu, thì có thể dựa vào các tư liệu khác để xác định. Nếu hãng nhập khẩu yêu cầu, thì nhà đương cục nước nhập khẩu cần thông báo cho họ nguồn tài liệu và số liệu khác được sử dụng để tính lợi nhuận và chi phí thông thường.

Không bên đương sự nào có quyền yêu cầu hoặc buộc những người không cư trú ở nước mình cung cấp sổ sách hoặc các cứ liệu khác để mình kiểm chứng. Tuy nhiên, nước nhập khẩu có thể kiểm chứng tài liệu mà người sản xuất hàng cung cấp tại nước khác, nhưng phải được người sản xuất đồng ý, phải thông báo trước và được nước ấy cho phép điều tra.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Tiêu chuẩn hóa và tính giá hải quan – Phần III


1/ Phương pháp thứ nhất – phương pháp tính theo giá giao dịch (giá trị giao dịch).

a/ Giá giao dịch

Tính giá hải quan hàng nhập khẩu phải tính theo giá giao dịch, tức là tính theo giá trị giao dịch. Đó là giá chi trả thực tế hoặc sẽ phải chi trả khi hàng được bán cho nước nhập khẩu. Giá này là tổng số tiền bên mua đã chi trả hoặc sẽ phải chi trả cho hàng nhập khẩu. Khi chi trả không cần dùng tiền mặt, mà có thể trả bằng phiếu tín dụng hoặc phiếu chứng khoán lưu động; có thể chi trả trực tiếp, cũng có thể chi trả gián tiếp (như bên mua trừ toàn bộ hoặc một phần vào nợ của bên bán, là chi trả gián tiếp).

Khi xác định giá hải quan, chi phí cho hoạt động hành nghề của bên mua không được cộng vào giá thực trả hoặc sẽ phải trả. Giá hải quan không gồm các chi phí sau: 1) Chi phí xây dựng, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa hoặc hướng dẫn kỹ thuật sau khi hàng hóa như: nhà máy, máy móc hoặc thiết bị, đã nhập khẩu; 2) Chi phí vận chuyển sau khi nhập khẩu; 3) Thuế nhập khẩu.

Khi lấy giá giao dịch để tính giá hải quan không được hạn chế bên mua xử lý hoặc sử dụng những sản phẩm này. Song, vẫn có các hạn chế sau: 1) Hạn chế theo luật của nước nhập khẩu, hoặc hạn chế do cơ quan chính quyền thực hiện, hoặc do cần thiết; 2) Hạn chế khu vực bán lại hàng hóa; 3) Những hạn chế không có ảnh hưởng thực chất đối với giá cả hàng hóa.

Nếu giá hàng lại kèm theo những điều kiện nào đó hoặc những công việc nghiên cứu nào đó, do vậy không thể xác định được thực giá, thì giá ấy không được dùng để tính giá hải quan. Những trường hợp này là: 1) Bên bán xác định giá hàng nhập khẩu trên cơ sở bên mua đồng thời mua một lượng hàng hóa khác của bên bán; 2) Giá hàng nhập khẩu được quyết định bởi giá hàng mà bên mua bán cho bên bán; 3) Giá hàng được xác định theo hình thức trả tiền không liên quan gì tới hàng nhập khẩu như hàng nhập khẩu là bán thành phẩm được bán với điều kiện bên bán được mua một lượng thành phẩm cụ thể.

Nhưng, không được lấy điều kiện hoặc nhân tố sản xuất và tiêu thụ làm lý do từ chối chấp nhận giá giao dịch. Thí dụ, bên mua cung cấp cho bên bán những công trình hoặc thiết kế được thực hiện ở nước nhập khẩu thì không được lấy đó làm lý do không công nhận giá giao dịch. Cũng như vậy, nếu bên mua tự thực hiện hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu thì dĩ nhiên những chi phí của hoạt động ấy không được dựa vào để tính giá hải quan, nhưng cũng không được lấy đó làm lý do không công nhận giá giao dịch.

Dù bên bán và bên mua có hoặc không có quan hệ với nhau thì vẫn có thể chấp nhận giá giao dịch làm giá tính thuế hải quan.

b/ Các phương pháp khác nhau trong việc công nhận giá giao dịch.

Như trên đã nói, không được lấy bản thân quan hệ giữa hai bên mua bán để làm lý do không công nhận giá giao dịch. Trong trường hợp này phải điều tra tỉ mỉ vụ mua bán ấy. Nếu quan hệ giữa hai bên mua bán không ảnh hưởng tới giá cả thì cần công nhận giá giao dịch ấy. Nếu từ hãng nhập khẩu hoặc từ nguồn khác, cơ quan hải quan có được thông tin khiến họ có lý do cho rằng quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả, thì cơ quan hải quan cần thông báo lý do ấy cho hãng nhập khẩu và chờ ý kiến của họ. Nếu hãng nhập khẩu yêu cầu thì cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản về lý do ấy cho hãng nhập khẩu.

Nếu giữa hai bên mua bán có quan hệ với nhau, thì phải thẩm tra tình hình tiêu thụ, nếu quan hệ ấy không ảnh hưởng tới giá cả thì cần chấp nhận giá giao dịch ấy làm giá tính giá hải quan. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là cứ thấy hai bên mua bán có quan hệ với nhau là phải kiểm tra Nếu có nghi vấn thì cơ quan hải quan mới cần thẩm tra. Nếu không có nghi vấn thì chấp nhận giá đó mà không yêu cầu hãng nhập khẩu cung cấp tư liệu.

Nếu cơ quan hải quan không chấp nhận giá giao dịch đó mà lại không thể xét hỏi được thì cần yêu cầu hãng xuất khẩu cung cấp đầy đủ tư liệu để thẩm tra tình hình tiêu thụ, trong đó gồm có phương pháp đặt quan hệ với nhau và phương pháp thỏa thuận giá cả của hai bên mua và bán, để xác định xem quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả hay không.

Giá giao dịch giữa hai bên mua bán có quan hệ với nhau vẫn được công nhận để tính giá hải quan, nếu hãng nhập khẩu chứng minh được rằng trong cùng một thời gain hoặc trong cùng một thời gian đại thể, giá ấy tương tự như bất kỳ giá nào trong các trường hợp sau: 1) Giá giao dịch của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự được bán cho bên mua của cùng một nước nhập khẩu không có quan hệ với bên bán; 2) Giá hải quan của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự được xác định theo giá trị ước tính; 3) Giá hải quan của hàng hóa cùng loại hoặc tương tự được xác định theo phương pháp khấu trừ; 4) Giá giao dịch của cùng một loại hàng hóa nhập khẩu ấy do các nước khác nhau sản xuất được bán cho bên mua của cùng một nước nhập khẩu mà các bên bán không có quan hệ gì với nhau.

Khi kiểm tra cần tính tới sự khác nhau về trình độ thương mại, số lượng hàng được mua bán và các nhân tố khác, phải tính tới sự khác nhau ở chỗ khi hai bên mua bán có quan hệ với nhau thì bên bán gánh chịu chi phí trong mua bán, còn trong trường hợp họ không có quan hệ với nhau thì bên bán không gánh chịu những chi phí ấy.

Như vậy, ở đây đã tạo ra cơ hội cho hãng nhập khẩu chứng minh rằng giá giao dịch này rất giống với giá đã được “cân nhắc” mà trước đó cơq uan hải quan đã từng công nhận. Nếu cơ quan hải quan đã có đủ tư liệu cho thấy là đã cân nhắc thì không cần xét hỏi thêm nữa, và cũng không có lý do buộc hãng nhập khẩu chứng minh sự cân nhắc ấy.

Khi xác định một mức giá nào đó có “tương tự” với giá khác hay không, cần tính tới rất nhiều nhân tố, trong đó gồm tính chất của hàng nhập khẩu, tính chất của bản thân ngành công nghiệp ấy, “tính thời vụ” của việc nhập khẩu hàng hóa, sự chênh lệch về giá cả có ý nghĩa thương nghiệp hay không. Những nhân tố này thay đổi theo sự thay đổi của tình hình, không tể có tiêu chuẩn thống nhất cho mỗi lần như thế.

2/ Phương pháp thứ hai – giá trị giao dịch của hàng hóa giống nhau

Nếu không thể tính giá hải quan theo phương pháp thứ nhất được thì lấy giá trị giao dịch – giá cả giao dịch của hàng hóa giống như thế xuất khẩu cùng lúc hoặc đại thể là cùng một lúc vào cùng một nước nhập khẩu làm giá hải quan của hàng hóa ấy.

Khi sử dụng phương pháp này thì phải lấy giá giao dịch của hàng hóa giống như thế được bán ra cùng một điều kiện thương nghiệp với số lượng đại thể bằng số lượng hàng hóa cần tính giá hải quan ấy để tính giá hải quan. Nếu không có loại giá tiêu thụ ấy thì lấy giá giao dịch của hàng hóa giống như thế được bán ra trong các điều kiện thương nghiệp khác nhau với số lượng khác nhau đã được điều chỉnh các nhân tố khác nhau ấy làm giá tính giá hải quan. Nhưng sự điều chỉnh này phải dựa vào những chứng cứ rõ ràng, bảo đảm sự điều chỉnh ấy là hợp lý, chuẩn xác, dù việc điều chỉnh này có tăng hay giảm giá hay không.

Khi điều tra giá giao dịch cần tính tới mức chênh lệch lớn về giá thành và các chi phí khác do sự khác nhau về cự ly và phương thức vận chuyển gây ra. Nếu hàng hóa giống với hàng hóa cần tính giá hải quan có giá giao dịch nói trên thì nên lấy giá giao dịch thấp nhất của hàng hóa ấy để tính giá hải quan của hàng nhập khẩu.

Nếu điều kiện cho phép, cơ quan hải quan phải coi việc tiêu thụ hàng hóa giống với hàng hóa cần tính giá hải quan trong điều kiện thương nghiệp như nhau là tiêu thụ cùng lượng hàng cần tính giá hải quan. Nếu không có điều kiện ấy thì phải coi một trong những trường hợp tiêu thụ dưới đây là tiêu thụ hàng cần tính giá hải quan: 1) Tiêu thụ với điều kiện thương nghiệp như nhau nhưng khác nhau về số lượng; 2) Tiêu thụ bằng nhau về số lượng nhưng khác nhau về điều kiện thương nghiệp.

Để điều chỉnh giá giao dịch một cách hợp lý, chuẩn xác, cần có biểu giá có hiệu lực, trong đó có giá của hàng hóa được tiêu thụ trong các điều kiện thương mại khác nhau và với số lượng không bằng nhau. Không có cái thước đo khách quan đó, thì sẽ là không thích hợp, nếu dùng phương pháp thứ hai này để tính giá hải quan.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Tiêu chuẩn hóa và tính giá hải quan – Phần II


2/ Quy định về việc thực hiện phù hợp với điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật

Để đảm bảo chắc chắn sản phẩm phù hợp với điều lệ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật, các tổ chức chính quyền trung ương các nước phải thự chiện các quy định sau đây đối với các sản phẩm sản xuất tại lãnh thổ các nước khác: 1) Các điều kiện ưu đãi khi kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu không được ít hơn các điều kiện ưu đãi khi kiểm nghiệm các sản phẩm cùng loại trong nước hoặc sản phẩm nhập khẩu của nước khác; 2) Phương pháp kiểm tra và trình tự quản lý sản phẩm nhập khẩu không phức tạp và chậm chạp hơn so với sản phẩm cùng loại của nước mình và của các nước khác; 3) Phí kiểm nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu phải bằng mức phí kiểm nghiệm đối với sản phẩm cùng loại của nước mình hoặc của nước khác; 4) Nếu hãng xuất khẩu, hoặc hãng nhập khẩu, hoặc hãng đại lý yêu cầu thì phải cung cấp cho họ kết quả kiểm nghiệm; 5) Không gây khó khăn về địa điểm kiểm nghiệm và kiểm tra xác suất đối với hãng nhập khẩu, hãng xuất khẩu và hãng đại lý; 6) Phải giữ bí mật tài liệu kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu như giữ bí mật tài liệu kiểm nghiệm sản phẩm trong nước.

Các cơ quan chính quyền trung ương của các nước phải chấp nhận kết quả kiểm nghiệm, chứng thư phù hợp với điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật của các cơ quan hữu quan trong lãnh thổ các nước ký hiệp định này và phải tin vào sự tự chứng thực của người sản xuất tại lãnh thổ các nước khác. Nếu phương pháp kiểm nghiệm của nước xuất khẩu và của nước nhập khẩu không khác nhau và tin chắc rằng phương pháp được sử dụng tại lãnh thổ nước xuất khẩu là phương pháp có hiệu quả phù hợp với điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải thừa nhận. Để hai bên thông cảm và hài lòng đối với sự tự chứng thực, phương pháp kiểm nghiệm và kết quả kiểm nghiệm được thực hiện tại lãnh thổ nước xuất khẩu, cần phải thương lượng với nhau trước.

Phương pháp kiểm nghiệm và trình tự quản lý do các cơ quan chính quyền trung ương các nước thực hiện phải phù hợp với quy định, nhưng không cản trở họ kiểm tra một cách hợp lý tại hiện trường trong lãnh thổ từng nước.

3/ Chế độ chứng thư

a/ Chế độ chứng thư do cơ quan chính quyền trung ương thực hiện.

Các nước phải bảo đảm bản thân việc định ra chế độ chứng thư và việc thực hiện chế độ chứng thư ấy không có ý tạo ra vật cản đối với thương mại quốc tế.

Việc định ra và thực hiện chế độ chứng thư phải bảo đảm các điều kiện cho phép các hãng cung ứng hàng cùng loại tại lãnh thổ nước khác gia nhập thị trường và không nghiêm ngặt hơn so với hãng cung ứng sản phẩm cùng loại của nước mình và của bất kỳ nước nào khác.

Các nước cần phải: 1) Sớm thông báo trên báo chí chế độ chứng thư của nước mình; 2) Thông báo cho Ban thư ký Hiệp định chung những sản phẩm được áp dụng theo chế độ chứng thư ấy, và trình bày vắn tắt mục đích của chế độ chứng thư ấy; 3) Khi có yêu cầu thì phải cung cấp cho các nước khác chi tiết hoặc bản sao chế độ chứng thư ấy; 4) Phải dành một thời gian hợp lý để các nước khác góp ý kiến bằng văn bản đối với việc soạn định và thực hiện chế độ chứng thư ấy; khi có yêu cầu thì phải thảo luận và nghiên cứu các ý kiến ấy.

Khi thấy có động chạm hoặc có khả năng động chạm tới các vấn đề an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường hoặc an ninh quốc gia, thì có thể bớt đi những thủ tục nào đó. Nhưng phải: 1) Thông qua Ban thư ký Hiệp định chung, thông báo ngay cho các nước khác; 2) Khi có yêu cầu thì phải cung cấp cho các nước khác bản sao của chế độ chứng thư đó; 3) Thảo luận những ý kiến đóng góp của các nước khác, công bố quy tắc của chế độ chứng thư đó.

b/ Chế độ chứng thư do các tổ chức chính quyền địa phương và tổ chức phi chính phủ thực hiện.

Các nước phải có các biện pháp hợp lý để bảo đảm rằng, các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ của nước mình tuân thủ các quy định có liên quan đến việc thực hiện chế độ chứng thư. Các nước phải bảo đảm rằng, cơ quan chính quyền trung ương của nước mình chỉ tin cậy vào chế độ chứng thư do các cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ thực hiện trong trường hợp những cơ quan, tổ chức đó và chế độ chứng thư đó phù hợp với quy định.

c/ Chế độ chứng thư quốc tế và khu vực.

Để bảo đảm tuân thủ điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật, các nước cần soạn định ra chế độ chứng thư và tham gia vào chế độ chứng thư quốc tế, tuân thủ các quy định về chứng thư quốc tế và khu vực.

Các nước cần có biện pháp hợp lý để bảo đảm rằng khi soạn định và thực hiện chứng thư quốc tế và khu vực với tư cách là người tham gia hoặc thành viên của chế độ chứng thư quốc tế và khu vực, các cơ quan tổ chức trên lãnh thổ nước mình phải dành những điều kiện như nhau, cho mọi hãng cung ứng sản phẩm cùng loại do mọi nước thành viên và nước tham gia chế độ chứng thư quốc tế và khu vực, hoặc do bất kỳ nước nào sản xuất rồi nhập khẩu vào nước mình, điều kiện như nhau nói ở đây kể cả điều kiện chấp thuận chứng thư và dấu kiểm hàng.

4/ Cung cấp tư liệu và giúp đỡ kỹ thuật có liên quan đến điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật và chế độ chứng thư

a/ Cung cấp tư liệu.

Các nước cần lập ra một phòng tư vấn, để trả lời các bên đương sự của các nước khác về các mục sau: 1) Cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương, các tổ chức phi chính phủ có quyền hợp pháp thực hiện điều lệ kỹ thuật áp dụng hoặc định áp dụng những điều lệ kỹ thuật nào, hoặc các tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực áp dụng hoặc định áp dụng những điều lệ nào trên lãnh thổ nước thành viên này; 2) Các cơ quan, tổ chức nói trên áp dụng hoặc định áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật nào; 3) Các cơ quan, tổ chức nói trên thi hành hoặc định thi hành chế độ chứng thư nào; 4) Quy định nơi công bố thông báo, hoặc nơi cung cấp tư liệu; 5) Địa chỉ phòng tư vấn.

Khi nhận được thông báo, Ban thư ký Hiệp định chung phải gửi bản sao thông báo cho các nước liên quan và tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tổ chức chứng thư quốc tế.

b/ Viện trợ kỹ thuật cho nước khác.

Khi được yêu cầu, các nước cần thông báo tình hình soạn định điều lệ kỹ thuật cho các nước khác, cần căn cứ vào điều kiện đã thỏa thuận và các điều kiện đã đạt được trong việc thành lập tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, trong việc tham gia tổ chức tiêu chuẩn quốc tế để giúp đỡ các nước khác, đồng thời khuyến khích tổ chức tiêu chuẩn nước mình phỏng theo.

Khi nhận được yêu cầu của các nhà sản xuất xin tham gia chế độ chứng thư trong nước, các nước phải thông báo cho các nước khác về các bước áp dụng đối với các nhà sản xuất của nước mình, đồng thời giúp đỡ kỹ thuật theo điều kiện hay bên đã thỏa thuận.

Khi có yêu cầu, các nước tham gia chế độ chứng thư quốc tế hoặc khu vực phải giúp đỡ các nước khác về kỹ thuật theo điều kiện hai bên đã thỏa thuận hoặc theo nghĩa vụ của nước thành viên.

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật thương mại còn quy định dành ưu đãi đặc biệt và đơn phương cho các nước đang phát triển.

II/ Hiện định về tính giá hải quan

Tên chính thức của Hiệp định về tính giá hải quan là “Hiệp định và nghị định thư về thực thi điều 17 trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại”.

Các nước ký hiệp định này cho rằng, để thực hiện quy định về tính giá hải quan, cần phải: 1) Định ra quy tắc áp dụng chi tiết; 2) Có một chế độ công bằng, thống nhất, không phân biệt đối xử; 3) Căn cứ tốt nhất để tính giá hải quan là giá giao dịch của hàng hóa; 4) Cơ sở tính giá hải quan phải phù hợp với tiêu chuẩn công bằng, đơn giản, phù hợp với tập quán quốc tế và trình tự tính giá phải được áp dụng một cách phổ biến, không phân biệt nguồn cung ứng; 5) Không được dùng trình tự tính giá để đối phó với bán phá giá.

Hiệp định về tính giá hải quan quy định 6 phương pháp tính giá hải quan. Chỉ khi nào dùng phương pháp trên mà không thể tính đúng được thì mới tính theo phương pháp dưới và cứ theo thứ tự ấy cho tới phương pháp cuối cùng. Song, có một ngoại lệ là, nếu hãng nhập khẩu yêu cầu thì có thể đảo lộn trật tự, giữa phương pháp thứ tư và thứ năm.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.

Tiêu chuẩn hóa và tính giá hải quan – Phần I


“Hiệp định hàng rào kỹ thuật thương mại” và “Hiệp định về tính giá hải quan” đạt được tại vòng đàm phán Tokyo cũng là hiệp định quan trọng về hàng rào phi mậu dịch. Chúng loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực trong điều lệ kỹ thuật và tiêu chuẩn, định ra chế độ tính giá hải quan công bằng, thống nhất, vừa phù hợp với thực tiễn thương mại, vừa tránh được sự võ đoán hoặc hư cấu trong việc tính giá hải quan.

I/ Hiệp định về hàng rào kỹ thuật thương mại

Các nước ký hiệp định này cho rằng tiêu chuẩn quốc tế về chế độ chứng thư có đóng góp quan trọng vào việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy thương mại quốc tế, nhưng cần bảo đảm điều lệ kỹ thuật và tiêu chuẩn không bị biến thành vật cản thương mại quốc tế.

Các nước không được dùng kỹ thuật làm biện pháp phân biệt đối xử hoặc làm biện pháp hạn chế kín đáo. Nhưng không cản trở các nước có biện pháp bảo đảm chất lượng hàng xuất khẩu, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của con người, động, thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn hành vi dối trá; không ngăn cản các nước có biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn và lợi ích của mình.

1/ Điều lệ kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật

a/ Định nghĩa

Thuật ngữ về tiêu chuẩn hóa và chứng thư thường phải do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế định nghĩa và được áp dụng trong hệ thống Liên hợp quốc. Dưới đây là những thuật ngữ do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế định nghĩa:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật là quy cách kỹ thuật do tổ chức tiêu chuẩn đã được thừa nhận, thẩm định và phê chuẩn, được sử dụng lặp đi lặp lại hoặc không ngừng và không bắt buộc phải tuân theo.

+ Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế sử dụng.

+ Điều lệ kỹ thuật là quy cách kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, trong đó gồm cả điều khoản quản lý.

+ Quy cách kỹ thuật là đặc trưng của sản phẩm được thuyết minh trên hóa đơn chứng từ như: chất lượng, tính năng, độ an toàn, kích cỡ, có thể còn gồm cả thuật ngữ kỹ thuật chuyên dùng, phù hiệu, kiểm nghiệm và phương pháp kiểm nghiệm, bao bì, nhãn hiệu.

+ Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế là tổ chức hoặc hệ thống của toàn thể các nước ký hiệp định đó.

+ Cơ quan chính quyền trung ương là chính quyền trung ương, các bộ và các ngành thuộc chính quyền trung ương và mọi cơ quan hoạt động chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương.

+ Cơ quan chính quyền địa phương là chính quyền dưới chính quyền trung ương (như bang, tỉnh, quận, châu, thành phố trực thuộc…) và các bộ, các ngành hoặc mọi cơ quan hoạt động chịu sự kiểm soát của chính quyền ấy.

+ Tổ chức phi chính phủ là tổ chức ngoài cơ quan chính quyền trung ương hoặc địa phương, gồm các tổ chức có quyền lợi hợp pháp thi hành điều lệ kỹ thuật.

+ Tổ chức tiêu chuẩn hóa là tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ mà tiêu chuẩn hóa là một trong những hoạt động được nó công nhận.

b/ Về việc cơ quan chính quyền trung ương quy định, chấp nhận và thực thi điều lệ kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Các nước ký hiệp định này phải bảo đảm việc quy định, chấp nhận và thực thi điều lệ kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật mà không gây cản trở đối với thương mại quốc tế, và phải dành cho sản phẩm nhập khẩu của bất kỳ nước nào ký hiệp định này những ưu đãi về điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật không ít hơn những ưu đãi ấy đối với sản phẩm cùng loại của nước mình và của nước khác.

Điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật không áp dụng và các lĩnh vực: an ninh quốc gia, ngăn ngừa hành vi dối trá, bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người, bảo vệ động, thực vật; bảo vệ môi trường; các nhân tố khí hậu và địa lý; các vấn đề về công nghệ cơ bản.

Để phối hợp thống nhất một cách rộng rãi nhất điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật, các nước ký hiệp định này phải tìm mọi cách đưa điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật đã được áp dụng hoặc sắp được áp dụng gia nhập tiêu chuẩn quốc tế. Mọi điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp tiêu chuẩn quốc tế đều phải được trình bày theo tính năng chứ không thuyết minh theo thiết kế hoặc đặc điểm.

Nếu nội dung kỹ thuật trong điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước đang được áp dụng hoặc đang được soạn thảo và nội dung kỹ thuật trong tiêu chuẩn quốc tế không khác nhau về bản chất thì các nước phải:

+ Thông báo trên báo chí nội dung điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật đang áp dụng hoặc đang soạn thảo.

+ Thông báo cho các nước, thông qua Ban thư ký Hiệp định chung, những sản phẩm phải sản xuất theo điều lệ kỹ thuật, và giới thiệu vắn tắt mục đích và nguyên tắc cơ bản của điều lệ kỹ thuật đang được soạn thảo.

+ Khi nhận được yêu cầu thì hãy cung cấp một cách công bằng cho các nước khác chi tiết và bản sao điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật đang soạn thảo, cố gắng chỉ ra những bộ phận không sản xuất theo tiểu chuẩn quốc tế.

+ Dành cho các nước một thời gian hợp lý để họ góp ý kiến bằng văn bản. Khi có yêu cầu thì thảo luận về những ý kiến ấy và suy nghĩ góp bằng văn bản về những ý kiến ấy cũng như kết quả thảo luận.

Các nước phải dành ra một thời gian thích hợp từ sau khi công bố điều lệ kỹ thuật tới khi điều lệ kỹ thuật có hiệu lực để các nhà sản xuất sản phẩm xuất khẩu có đủ thời gian làm cho sản phẩm hoặc phương pháp sản xuất của họ thích ứng với yêu cầu của nước nhập khẩu.

Các nước ký hiệp định này phải bảo đảm các tổ chức tiêu chuẩn khu vực mà họ tham gia tuân thủ những quy định này; các tổ chức chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ của các nước ký hiệp định này cũng phải bảo đảm việc soạn thảo, chấp nhận và thực hiện điều lệ và tiêu chuẩn kỹ thuật phải tuân theo các quy định này.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Cương – Từ “Câu lạc bộ các nhà giàu trên thế giới” đến “Liên hợp quốc kinh tế và thương mại” – NXB CTQG 1996.