COP27: Chi phí cần để Nam Phi ngừng sử dụng than – Phần I


Tại Hội nghị COP 26 diễn ra tại Glasgow năm 2021, các nước Mỹ, Anh, Đức, Pháp và EU đã ký với Nam Phi thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) bền vững trị giá 8,5 tỷ USD để Nam Phi chuyển đổi sang nguồn năng lượng sạch. Nhưng theo ghi nhận của tờ Financial Times ngày 02/11/22, sau một năm trôi qua, tới thời hạn tổ chức COP 27 tại Ai Cập, các cuộc đàm phán về JETP đã trở nên căng thẳng.

Anh Dumisani Mahlangu ngồi trong cabin của một chiếc máy xúc, đào những gầu than từ một mỏ lộ thiên bên ngoài thành phố Johannesburg của Nam Phi. “Than đá đã tạo nên con người của tôi”, anh Mahlangu nói về công việc được trả lương cao của mình ở một đất nước mà cứ ba người thì có một người thiếu việc làm. “Tôi muốn trở thành một bác sĩ, nhưng Chúa đã đặt tôi vào hầm mỏ”.

Nam Phi là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào than trên thế giới. Than chiếm khoảng 85% sản lượng điện, khiến đất nước 60 triệu dân trở thành quốc gia thải ra lượng carbon lớn thứ 13 thế giới, lớn hơn cả nước Anh.

Điều này khiến Nam Phi, với thu nhập bình quân đầu người khoảng 7000 USD, là một trong những quốc gia kém hiệu quả nhất trong việc biến nhiên liệu hóa thạch thành sản lượng kinh tế. Nhưng điều này cũng có nghĩa là sẽ có những chiến thắng nhanh chóng nếu nguồn tài chính có thể được tìm thấy để giúp Nam Phi – và các quốc gia khác như thế – chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng sạch.

Ông André De Ruyter, giám đốc điều hành của Eskom, Tập đoàn điện lực quốc gia Nam Phi, cho biết: “Giảm thiểu một tấn carbon ở Nam Phi bằng một phần mười chi phí giảm thiểu một tấn carbon ở châu Âu. Vì vậy, đề xuất giá trị cho người đóng thuế Đức hoặc các quốc gia giàu có khác là, do carbon là một hiện tượng toàn cầu, hãy cung cấp tiền cho chúng tôi, một quốc gia nơi bạn nhận được nhiều tấn khử carbon trên mỗi euro hơn bất kỳ nơi nào khác”.

Đề xuất đó đã được đưa ra một năm trước tại Hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc COP 26 ở Glasgow khi một nhóm các nước giàu – Anh, Đức, Pháp và Mỹ – cũng như EU đã cùng nhau cam kết 8,5 tỷ USD thông JETP, để giúp Nam Phi chuyển từ than đá sang năng lượng xanh.

JETP được trình bày như một mô hình hợp tác Bắc-Nam và là khuôn mẫu cho quan hệ đối tác trong tương lai với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào than như Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.

Một năm trôi qua, với COP 27 đã khai mạc tại Ai Cập vào ngày 6/11, mô hình của quan hệ đối tác Nam Phi đang hình thành. Nhưng các điều khoản của khoản tài trợ 8,5 tỷ USD đã được hủy bỏ. Trong khi đó, Nam Phi đưa ra kế hoạch chuyển đổi năng lượng trong 5 năm trị giá 95 tỷ USD, trong đó 8,5 tỷ USD sẽ đóng vai trò xúc tác bằng cách thu hút đầu tư của khu vực tư nhân.

Ông Daniel Mminele, cựu giám đốc ngân hàng Absa, người được Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyển dụng để điều hành nhóm đặc trách tài chính khí hậu của Tổng thống, cho biết: “Đây là 5 năm đầu tiên trong hành trình nhiều thập kỷ. Ngoài việc thay thế dần than bằng năng lượng tái tạo, kế hoạch này cũng dự kiến sản xuất hydro và xe điện xanh”.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa Nam Phi và các bên cho vay phương Tây đã trở nên căng thẳng. Quốc hội Nam Phi đang cảnh giác với việc làm tổn hại đến ngành công nghiệp than, một trong số ít ngành công nghiệp than ở đất nước do đa số người da đen làm chủ.

Ông Rudi Dicks, một cựu lãnh đạo công đoàn hiện đang cố vấn cho Tổng thống Ramaphosa, nói: “Chúng ta phải làm điều này một cách đúng đắn”.

Nam Phi cũng muốn tỷ lệ viện trợ không hoàn lại cao hơn, cảnh giác rằng các khoản vay sẽ chỉ làm tăng thêm nợ của nước này.

Pravin Gordhan, Bộ trưởng phụ trách các doanh nghiệp công của Nam Phi cho biết: “Một số quốc gia phải được ca ngợi vì sự sẵn sàng đặt tiền lên bàn cân, nhưng rất tiếc những quốc gia khác vẫn đang trong giai đoạn tuyên truyền”.

Pretoria cũng phàn nàn rằng, châu Âu đang làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng giống như họ đang thúc ép Nam Phi tăng tốc độ của riêng mình. “Châu Âu, vốn là nhân tố chính cảu ranh giới khó khăn nhất về khí thải, hiện đang gặp khó khăn”. Gordhan cho biết, châu Âu vẫn đang duy trì các nhà máy nhiệt điện than của mình và hoạt động và nhập khẩu than, kể cả từ Nam Phi.

Về cơ sở hạ tầng

Tuy nhiên, logic để Nam Phi chuyển sang năng lượng tái tạo là rất tốt. Các nhà máy nhiệt điện than đã mục nát, có tuổi đời trung bình là 42 năm, đang phải ngừng hoạt động. Hệ thống điện, với nhu cầu cao điểm là 38 gigawatt, đang hoạt động ở mức 58% công suất – không đủ để tiếp tục thắp sáng.

Việc cắt điện kéo dài tới 5 giờ một ngày, đang làm tê liệt ngành công nghiệp và khiến cuộc sống không thể chịu đựng nổi. Đèn giao thông ngừng hoạt động, làm ùn tắc các con đường. Lò mổ mất điện. Khi mất điện, bọn tội phạm ăn cắp cáp điện và phá hoại hệ thống nhiều hơn.

Giải pháp rõ ràng là bổ sung năng lượng tái tạo giá rẻ càng nhanh càng tốt. Với trung bình 2500 giờ nắng mỗi năm, Nam Phi nằm trong top 3 thế giới về tiềm năng năng lượng mặt trời. Người ta ước tính có đủ gió để tạo ra 6700 GW điện, gấp khoảng 175 lần nhu cầu hiện tại.

Nam Phi có nhiều kinh nghiệm đau thương từ sự tàn phá của thời tiết khắc nghiệt. Vào tháng 4, chỉ trong một ngày, khi lượng mưa 200 mm đổ xuống Durban, một thành phố ven biển, đã có hơn 250 người chết và các nhà máy ô tô ngập trong bùn và nước.

Nam Phi là một trong 17 quốc gia có diện tích rộng lớn, có nghĩa là biến đổi khí hậu ảnh hưởng khác nhau đến hệ sinh thái của nước này. Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Barbara Creecy cho biết: “Phía Bắc KwaZulu Natal sẽ có lốc xoáy. Western Cape sẽ trở nên khô hạn hơn, điều này rất nghiêm trọng vì nó là lòng chảo của đất nước. Và phần còn lại của đất nước sẽ ẩm ướt và quá nóng, bạn sẽ không thể trồng ngô được nữa. Vậy bạn định đảm bảo lương thực cho người dân bằng cách nào?”

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 21/11/2022

Advertisement

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần cuối


Giải pháp thứ ba là dùng blog vi mô ngang hàng phi tập trung, các blog vi mô này không đi qua các máy chủ tập trung. Stephen Pair, Giám đốc Điều hành của BitPay, đã miêu tả cách tái tạo lại Twitter hoặc Facebook để người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của chính họ. “Thay vì chỉ có một công ty như Facebook, bạn có thể có nhiều công ty tham gia vào cơ sở dữ liệu chung này [blockchain] và tham gia vào việc xây dựng trải nghiệm người dùng độc đáo của riêng họ. Một số công ty có thể hỏi bạn một số câu hỏi hoặc có thể yêu cầu bạn chia sẻ một số thông tin nhất định với họ để họ có thể kiếm tiền. Nhưng với tư cách là người dùng, bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát những thông tin mà bạn chia sẻ với công ty đó”. Twitter là một bản sao của Twitter về cảm giác và chức năng được phát triển vào năm 2013 bởi Miguel Freitas, một tin tặc và là một kỹ sư nghiên cứu tại Đại học PUC-Rio ở Rio de Janeiro, Brazil. Twitter thúc đẩy việc triển khai phần mềm miễn phí từ việc áp dụng các giao thức của bitcoin và BitTorrent đồng thời triển khai ứng dụng mã hóa đầu cuối để không chính phủ nào có thể bí mật thu thập thông tin liên lạc của người dùng.

Hãy cho mọi người biết: Vai trò quan trọng của giáo dục

Joichi Ito nằm trong nhóm doanh nhân tinh hoa thành công nhất – nhóm doanh nhân bao gồm từ Bill Gates và Steve Jobs tới Biz Stone và Mark Zuckerberg – những người đã bỏ đại học để phát minh ra thứ gì đó mới mẻ trong nền kinh tế số. Đó là dấu ấn trong nền văn hóa kinh doanh của chúng ta: theo đuổi một ý tưởng, đi sâu và hiểu được những sắc thái của nó, theo như lời Ito nói, nhằm thúc đẩy những ai đang ôm hoài bão không bị ràng buộc trong môi trường giáo dục và bắt tay ngay vào công việc kinh doanh. Henry Ford và Walt Disney cũng theo đuổi niềm đam mê của họ mà không cần có bằng đại học. Và đó là một trong những nghịch lý khiến Viện Công nghệ Massachusetts chọn Ito để chỉ đạo phòng Media Lab huyền thoại của mình, trung tâm của mọi thứ liên quan tới số hóa và văn hóa.

Thời gian đã được tính toán hoàn hảo. “Tiền số là thứ mà tôi đã có hứng thú từ trước khi đến với Media Lab,… Tôi đã vận hành một trong những máy chủ thử nghiệm kỹ thuật số đầu tiên, khi mới có DigiCash hồi những năm 1990. Một trong những cuốn sách đầu tiên tôi viết bằng tiếng Nhật, có tên gọi Digital Cash (Tiền số), mà tôi là đồng tác giả cùng một tác giả khác đến từ Ngân hàng Nhật Bản. Đây là lĩnh vực đã khiến tôi hứng thú trong suốt thời gian dài và nó khiến tôi phải hoãn lại rất nhiều thứ mình đang làm.

Khi ông đến với Media Lab, nhiều viện sĩ đang tìm kiếm những khía cạnh của bitcoin liênq uan đến mô hình cốt lõi của họ – mô hình đồng thuận, mã hóa, an ninh máy tính, các hệ thống phi tập trung và kinh tế học – nhưng không ai đặc biệt tập trung vào nó. Ông không thấy các giáo sư tiến hành các nghiên cứu cơ bản về bitcoin, mặc dù các sinh viên của MIT đã lập ra dự án Bitcoin MIT để tặng 100 USD bitcoin cho các sinh viên chưa tốt nghiệp.

Ito có cảm giác cần phải khẩn trương như Imogen Heap trong việc truyền tải lời nói và hình thành các nhóm xoay quanh các thách thức về pháp luật, kỹ thuật và sáng tạo. Công nghệ blockchain đang tiến nhanh hơn nhiều so với công nghệ Internet, nhưng nó không có liên quan nhiều đến mặt học thuật. Các nhà phát triển cốt lõi của giao thức bitcoin đã hoàn hồn sau những tin tức xấu: Quỹ Bitcoin phá sản, thành viên hội đồng quản trị Mark Karpeles bị bắt tại Nhật vì tội tham ô tại sàn giao dịch bitcoin Mt.Gox. Ito hành động rất nhanh. Ông lập ra tổ chức Digital Currency Initiative (DCI) tại Media Lab và thuê cựu cố vấn của Nhà Trắng, Brian Forde, làm quản lý. Ông đưa 3 người trong số những nhà phát triển cốt lõi bitcoin vào DCI, mang lại cho họ sự ổn định và các nguồn lực để họ có thể tập trung vào mã.

Ông cho rằng lập ra một mạng lưới các trường đại học gồm những người thích thú với bitcoin là điều rất quan trọng và mạng lưới đó đang được tiến hành. “Chúng tôi đang thiết lập các khóa học và tổ chức nghiên cứu, nhưng chúng tôi vẫn chỉ mới ở những bước đầu tiên mà thôi”, ông nói. “Chúng tôi vừa nhận được nguồn tài trợ ủng hộ chương trình và chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm của các giảng viên và sinh viên”. Hơn thế nữa, ông muốn MIT Media Lab tái tạo lại nền giáo dục đại học để những người nhu ông sẽ không bỏ ngang và sẽ thấy giá trị ở một nơi khác như Lab. Đây là một cơ hội để dẫn dắt tương lai của học viện.

Melanie Swan, một giáo sư và là nhà lý luận blockchain hàng đầu, đã giới thiệu cụ thể hơn về nơi giáo dục cho sinh viên về blockchain, đó không phải là trong các trường đại học truyền thống mà là trên chính blockchain. “Đó thực sự là một cuộc cách mạng toàn diện trong cách chúng ta thực hiện mọi thứ. Học viện không phải là nơi thích hợp để học tập về những điều mới mẻ như blockchain”, bà chia sẻ. Ví dụ, thay vì gửi nghiên cứu tới các tạp chí khoa học để xuất bản và chờ từ 6 đến 18 tháng để nhận được lời từ chối hay đồng ý xuất bản, các nhà nghiên cứu có thể đăng báo ngay như Satoshi Nakamoto đã làm cho mộ tlượng khán giả giới hạn, nhận các bài đánh giá theo thời gian thực và thiết lập sự tín nhiệm cần thiết để xuất bản cho lượng khán giả lớn hơn đọc. Người đánh giá có thể bỏ phiếu bình chọn “up” (lên) hay “down” (xuống) như những người dùng Reddit làm trên trang web Reddit để các nhà nghiên cứu biết mình cần chú ý đến điều gì. Thậm chí báo có thể được cung cấp miễn phí, nhưng các nhà khoa học khác có thể đăng ký đặt mua báo để phân tích sâu hơn hoặc thảo luận với tác giả. Nhà nghiên cứu có thể cung cấp hay chia sẻ dữ liệu gốc của mình với các nhà khoa học khác như một phần của một hợp đồng thông minh. Nếu có cơ hội kiếm được lợi nhuận từ bài báo, nhà nghiên cứu có thể bảo vệ các quyền của mình trước, suy xét đến những người tài trợ cho nghiên cứu và bất kỳ khiếu nại nào phát sinh.

“Cơ sở hạ tầng giáo dục thúc đẩy học tập về những công nghệ này đã bắt đầu phát triển. Rõ ràng là, tất cả các cuộc gặp gỡ, những nhóm người sử dụng và cuộc thi phát triển phần mềm rất hữu ích. Mỗi chiến lược và công tác cố vấn kế toán giờ đây đều có một nhóm thực hành blockchain, và đã có những tổ chức giáo dục như trường Đại học blockchain”, Swan tự mình diễn thuyết tại một hội thảo về blockchain ở trường Đại học Singularity.

Bà đã chia sẻ về một hệ thống giáo dục, nơi các sinh viên đại học sẽ trở thành “các chuyên gia giáo dục”, lợi ích cặp hay những kỹ năng cần thiết với các khóa học được công nhận, các khóa học trực tuyến mở rộng (MOOC) có tiềm năng rất lớn. “Lợi ích của MOOC là giáo dục phân cấp. Vì vậy, tôi có thể nhận lớp học trên máy tính từ Andrew Ng tại Đại học Stanford thông qua Coursera. Tôi có thể tham gia các khóa học hàng đầu tại MIT”. Vì vậy, sinh viên có thể đầu tư cho các chương trình phát triển cá nhân của riêng mình ở bất cứ đâu trên thế giới và được mọi người công nhận. Bà giải thích, “Cũng giống như khi tôi đi học GRE, GMAT hay LSAT, chỉ cần xuất trình ID ra, phần mềm sẽ xác nhận tôi là ai rồi sau đó tôi làm bài kiểm tra”, và xác nhận của địa phương “có thể dễ dàng trở thành một phần của hạ tầng MOOC”.

Công việc của Swan là tìm cách để MOOC được công nhận và giải quyết vấn đề nợ của sinh viên trên blockchain. Các blockchain cung cấp ba yếu tố hướng tới mục tiêu này: (1) bằng chứng đáng tin cậy của cơ chế sự thật, một người có uy tín, để xác nhận rằng các sinh viên – những người đã đăng ký vào các lớp học Coursera – đã thực sự hoàn thành khóa học, làm các bài kiểm tra và hiểu được các tài liệu; (2) cơ chế thanh toán; và (3) các hợp đồng thông minh có thể tạo ra các kế hoạch học tập. Hãy xem xét các hợp đồng thông minh cho việc đọc viết chữ. Theo lời Swan, “Tại sao chúng ta không hướng đến viện trợ tài chính để phát triển cá nhân? Giống như Kiva vậy, nhưng là Kiva dành cho việc đọc viết chữ”, ngoại trừ việc mọi thứ sẽ trở nên siêu minh bạch và người tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm. Các nhà tài trợ có thể tài trợ cho từng cá nhân mỗi đứa trẻ, đặt ra mục tiêu học tập và thường dựa theo thành tích. “Tôi muốn tài trợ cho một học sinh trong chương trình học chữ của Kenya. Mỗi tuần đứa trẻ này sẽ cần chứng minh rằng nó đã hoàn thành một module học. Có thể tất cả đều được tự động thông qua một bài kiểm tra trực tuyến, trong đó blockchain sẽ xác nhận danh tính của đứa trẻ và ghi nhận tiến bộ của đứa bé. Sau đó nó sẽ xuất ra khoản tiền tài trợ cho tuần tới vào thứ chúng ta có thể gọi là “ví tiền thông minh dành cho việc học” của đứa trẻ để nó có thể tiếp tục đóng học mà không có gì cản trở. Khoản tiền dành cho việc giáo dục một bé gái không thể biến thành tiền dành cho em trai cô bé đi học được”.

Văn hóa trên blockchain và bạn

Sau hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra chỉ trong vòng một thế kỷ, các nhà lãnh đạo khắp toàn cầu đều phải thừa nhận rằng các thỏa thuận về chính trị và kinh tế không thể, và sẽ không bao giờ có thể, duy trì được hòa bình lâu dài cho thế giới. Những điều kiện này thay đổi, đôi khi rất thường xuyên, đôi khi rất quyết liệt. Hòa bình phải bắt nguồn từ một cái gì đó phong phú hơn và phổ biến hơn trong các giá trị đạo đức chung và trong tự do trí tuệ của xã hội. Năm 1945, đã có 36 quốc gia họp lại để hình thành nên một tổ chức giáo dục, đắp khuôn nên văn hóa hòa bình. Tổ chức ấy được biết đến với tên gọi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Nhiệm vụ của tổ chức ngày nay là “tạo điều kiện đàm thoại giữa các nền văn minh, văn hóa, và các dân tộc”.

Thông qua ống kính của công nghệ blockchain, các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà báo và nhà giáo dục sẽ nhìn thấy đường nét của một thế giới bảo vệ, yêu mến và thưởng thức những nỗ lực của họ một cách công bằng. Tất cả chúng ta đều nên quan tâm đến việc đó. Chúng ta là sinh vật sống dựa vào những quan niệm chứ không phải dựa vào bản năng. Tất cả chúng ta đều có lợi khi các ngành công nghiệp sáng tạo phát triển mạnh mẽ và khi các sáng tạo có thể tự tồn tại được. Hơn nũa, chúng còn là những lá cờ đầu trong nền kinh tế của chúng ta – xét theo cách các nhà sản xuất và người tiêu dùng áp dụng công nghệ vào đời sống. Các nhạc sĩ từ lâu đã là những người tiên phong trong việc áp dụng đổi mới vì lợi ích của nhiều người khác bởi họ thường xuyên phải tự chịu chi phí. Những thành viên tận tâm trong xã hội của chúng ta đã truyền cảm hứng cho chúng tôi, và mỗi giám đốc kinh doanh, quan chức chính phủ, lãnh đạo của các tổ chức khác có rất nhiều điều cần phải học hỏi từ họ về kỷ nguyên mới của thời đại số.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần VI


Viễn cảnh về các nhà tài trợ lĩnh vực nghệ thuật sau này: tái định nghĩa tiền tệ

Giờ Don đang nắm quyền nhận được phần trăm lợi nhuận khi nắm giữ bản quyền của tác phẩm có hình đồng euro. Khi tác phẩm ngoài đời thực được bán, thì nghệ sĩ, nơi gặp gỡ các bên, Don và các nhà tài trợ ảo của ông đều nhận được một phần tiền dựa theo mức độ đóng góp của họ. Nói cách khác, sự tham gia của các nhà tài trợ rất quan trọng. Nhà tài trợ sẽ tương tác với nghệ sĩ và tác phẩm, chia sẻ đánh giá của mình lên các trang mạng xã hội, khuyến khích người khác tham gia với nghệ sĩ và nghệ thuật, và chủ yếu là quảng bá cho thương hiệu của nghệ sĩ. Họ nhận được nhiều tiền hơn là những nhà tài trợ thụ động – những người chỉ xem qua một lần trên mạng rồi mua một cổ phần. Chúng tôi không chắc viết về những điều này ở đây có ảnh hưởng trực tiếp đến số điểm tham gia của Don hay không. Artlery muốn có các đánh giá – dưới dạng các nhận xét tích cực dành cho các nghệ sĩ và các tác phẩm của họ – để tương quan với việc đánh giá giá trị của tác phẩm, do đó việc phát hành nền tảng tương lai sẽ lưu tâm tới chúng ta. Ban đầu Artlery sẽ tập trung vào việc gửi tặng phần trăm cho mỗi thứ bán được. Các nền tảng phát hành trong tương lai sẽ cho phép các nhà tài trợ trực tiếp mua quyền sở hữu cổ phần của các tác phẩm nghệ thuật, có thể được chia sẻ một phần doanh thu từ tiền bán bản quyền hoặc sử dụng bản quyền tác phẩm.

Bằng cách quan hệ trực tiếp với nhiều bên, bao gồm cả các nhà tài trợ và biến họ thành các bên liên quan, Artlery sẽ tập trung hơn vào việc kế toán. Blockchain sẽ đóng vai trò sổ cái công khai phi tập trung, đảm bảo việc xử lý các giao dịch công khai, chính xác và kịp thời. Khi tiền xuất chi vượt quá doanh thu bán lần đầu, lần hai và các quyền khác như in ấn và bán hàng, các nghệ sĩ cá nhân sẽ không bao giờ hoạt động một mình. Họ sẽ có một cộng đồng các nhà tài trợ liên quan đằng sau để đàm phán và thực thi các quyền trong hợp đồng.

Artlery sử dụng blockchain bitcoin theo nhiều cách. Trước tiên, nó sẽ đăng ký xuất xứ của tác phẩm nghệ thuật như một siêu dữ liệu trên blockchain thông qua một hiệp hội và tích hợp API với một doanh nghiệp bitcoin mới khởi nghiệp khác có tên là Ascribe.io, và tải lên bảng tiền xuất chi để tất cả các bên liên quan được thanh toán ngay lập tức dựa trên số cổ phẩn của họ, nhằm đảm bảo tính minh bạch cho tất cả các bên. Artlery tìm kiếm các kỹ thuật khác nhau để mã hóa thông tin này, chẳng hạn như kịch bản bitcoin trong các giao dịch. Dù thị trường mục tiêu ban đầu của Artlery là mỹ thuật, nhưng nó đã có một sức hút đáng kể trong các ngành công nghiệp bản quyền khác như âm nhạc, sách vở và phim ảnh, những lĩnh vực mà Artlery sẽ nhắm đến thông qua việc phát hành API của riêng mình.

Tính riêng tư, tự do ngôn luận và tự do báo chí trên blockchain

Sự riêng tư cá nhân, tự do ngôn luận và tự do báo chí là những điều rất cần thiết cho một xã hội cởi mở, tự do và thịnh vượng. Một mặt, người dân phải có khả năng giao tiếp một cách bí mật và ẩn danh. Mặt khác, họ cũng phải có khả năng tự do ngôn luận một cách an toàn mà không cần lo lắng đến hậu quả sau đó. Kiểm duyệt trực tuyến, các tổ chức lớn và xã hội dân sự bị hack, những tiết lộ của Edward Snowden về chương trình theo dõi người dân và lén thu thập dữ liệu đã khiến người dân ở các quốc gia có nền dân chủ được thiết lập tốt mong muốn có thể tìm được các công nghệ ẩn danh và mã hóa. Những công cụ này sẽ cho phép họ che giấu danh tính của mình, xáo trộn các tin nhắn khi di chuyển và lưu giữ sao cho chỉ có những người được cấp quyền mới có thể truy cập được.

Nhưng khó khăn nằm ở chỗ: Các công nghệ mã hóa được xem là bất hợp pháp khi sử dụng với mục đích cá nhân và công nghệ này cũng không có sẵn ở các quốc gia cần chúng nhất. Hiệp định Wassenaar, một hiệp định kiểm soát xuất khẩu đa phương do các quốc gia có công nghệ tiên tiến đồng ý ký kết, sẽ quản lý việc xuất khẩu các sản phẩm “lưỡng dụng”, nghĩa là những sản phẩm có thể dung cho cả việc tốt lẫn việc xấu. Mục tiêu ban đầu của Wassenaar là khiến các sản phẩm công nghệ cao không rơi vào tay các nhà độc tài ở Triều Tiên, Libya, Iran và Iraq. Các công nghệ ẩn danh và mã hóa như hạ tầng khóa công khai được xem như con dao hai lưỡi.

Ngày nay, ở những nước như Nga hay Trung Quốc, các cá nhân và tổ chức – bao gồm cả các công ty nước ngoài – đều phải xin phép để sử dụng các công nghệ ẩn danh và mã hóa. Ở những nước mà người dân được tự do sử dụng chúng theo ý mình, thì chính phủ – thậm chí là chính quyền của Tổng thống Obama – cũng yêu cầu các công ty công nghệ phải có “lối vào cửa sau”, tức là một phương tiện bí mật giúp bỏ qua quá trình xác thực thông thường (như đăng nhập bằng mật khẩu hay mã bảo mật khác), cấp quyền truy cập từ xa vào một máy tính à xem các dữ liệu trong đó mà không cần cho phép và không bị phát hiện. Công nghệ này còn bí mật hơn cả Anh Cả (Big Brother) [một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết 1984 của George Orwell xuất bản năm 1949. Đây là từ ám chỉ các thể chế độc tài kiểm soát mọi mặt đời sống của người dân trong xã hội], bởi vì ít ra thì mọi người đều biết họ bị Anh Cả theo dõi. Ở đây các công ty công nghệ không được phép tiết lộ với người dung về sự tồn tại của cửa sau. Và chẳng nghi ngờ gì chuyện các tin tặc sẽ săn lung, tìm kiếm và sử dụng chúng.

David Kaye, Báo cáo viên Đặc biệt của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, cho biết: “Những xu hướng về an ninh và bảo mật trên mạng thực sự rất đáng lo ngại. Các thông tin được mã hóa và ẩn danh có thể khiến các quan chức thực thi pháp luật và chống khủng bố nản lòng, chúng khiến công việc giám sát trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước đại khái vẫn chưa xác định được tình hình – thậm chí trong các điều khoản chung với nhu cầu cần bảo mật – ở những nơi sự giới hạn là rất cần thiết để giúp đạt được các mục tiêu chính đáng”. Ông tiếp tục chia sẻ rằng các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan chống khủng bố đã đánh giá thấp công việc thám tử và các biện pháp ngăn chặn tốt nhưng lỗi thời, bao gồm cả việc hợp tác xuyên quốc gia.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi xét về các biện pháp bảo vệ các quyền lợi chính trị và quyền cá nhân toàn cầu – quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và báo chí, sự khoan dung với các tôn giáo khác, với người nhập cư, tị nạn chính trị, đồng tính luyến ái – thì Nga đứng thứ 114 và Trung Quốc đứng thứ 2 từ dưới đếm lên, thứ 160. Nhưng dù sao thì nước Mỹ vẫn không phải là ví dụ chuẩn mực: Mỹ chỉ xếp thứ 28.

Ngăn chặn các trang web khi không có lệnh của tòa án đã trở nên phổ biến ở các nước đó và nhiều nhà kiểm duyệt đã tìm ra cách ngăn chặn các phần mềm mạng riêng tư ảo được sử dụng để ngăn ngừa kiểm duyệt. Theo Tổ chức các Phóng viên Không biên giới, Nga đã tước mất quyền tự do ngôn luận và thông tin, và chặn ngày càng nhiều website từ khi Vladimir Putin tái nhậm chức tổng thống năm 2012, trong số đó có Wikipedia. Trung Quốc đã làm chủ được nghệ thuật xóa dữ liệu theo mục tiêu, kiểm duyệt các cụm từ tìm kiếm liên quan đến cuộc biểu tình phong trào dân chủ “Chiếm lĩnh Trung Hoàn” của Hong Kong và cuộc kỷ niệm 25 năm sự kiện Quảng trường Thiên An Môn trên các tài khoản Weibo, Twitter giả ở Trung Quốc. Họ đã chặn được gần 90% tất cả các dịch vụ của Google. Việc bắt giam cũng phổ biến ở các quốc gia này khi người ta đưa lên mạng những nội dung có vẻ đáng ngờ về chính phủ. Sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ vào tháng 7 năm 2015, chính quyền nước này đã bắt giữ hơn 100 người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá tin đồn, “gây hoảng loạn, lừa dối công chúng, dẫn đến rối loạn xã hội và thị trường chứng khoán”.

Các chính phủ muốn đàn áp tiếng nói của người dân ở mọi nơi và đã lấy các công nghệ như Internet để khiến những người bất đồng ý kiến phải im lặng và ngăn chặn các phương tiện truyền thông bên ngoài. Họ sẽ thấy công nghệ blockchain có thể gây ra nhiều thách thức đáng kể trong việc kiểm soát vì một số lý do. Thứ nhất, người dân và báo giới có thể sử dụng hạ tầng khóa công khai để mã hóa thông tin và che giấu danh tính của họ khỏi những nhà kiểm duyệt và kẻ tấn công. Thứ hai, khi các chính phủ không khuyến khích và tước đoạt tài chính của những công ty báo chí giỏi và trung thực, các nhà báo có thể gây quỹ trên blockchain, tạo ra mạng lưới rộng lớn hơn cho những nhà đầu tư thông cảm với lý do của họ, đặc biệt là các nhà đầu tư muốn giữ kín danh tính. Cuối cùng, các chính phủ không thể hủy hoại hoặc thay đổi thông tin đã được ghi lại trên blockchain; do đó, chúng ta có thể sử dụng nó để khiến họ và tổ chức lớn mạnh khác phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Xét về các nhà báo kêu gọi vốn từ cộng đồng trên blockchain, nếu chúng ta giúp họ thoát khỏi sự quản lý tài chính của các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, họ có thể tự do nói về các hoạt động chính trị trong khi các nhà tài trợ vẫn được giấu tên. Các nhà báo kỳ cựu Trung Quốc có thể thử nghiệm một trong những nền tảng kêu gọi vốn ngang hàng phi tập trung như Koinify, Lighthouse, hoặc Swarm, chúng sử dụng hạ tầng khóa công khai để bảo vệ danh tính của người gửi và người nhận tốt hơn các hệ thống chỉ có Internet. Một công cụ blockchain tuyệt vời khác là ứng dụng miễn phí trên di động GerGems, nó vừa bảo vệ vừa gửi tiền từ tin nhắn tức thông qua bitcoin. Người dùng có thể gửi tất cả các loại tệp một cách an toàn bởi GerGems hoạt động giống như email cá nhân, chứ không chỉ giống SMS. Các ứng dụng này chỉ là sự khởi đầu của những gì có thể xảy ra.

Một giải pháp khác là một nền tảng phi tập trung để đưa các câu chuyện vào trong một sổ cái bất biến, điều này khiến cuốn sổ cái trở nên độc nhất, chẳng hạn như những gì Factom muốn đạt được ở các nước đang phát triển. Các phóng viên có thể mua tín dụng đầu vào – quyền tạo các bài viết trên sổ cái của Factom. Với sổ cái bitcoin, mỗi người sẽ nhận được một bản sao giống nhau, và bất cứ ai cũng có thể tạo thêm nhưng không ai có thể thay đổi các bài viết một khi chúng đã được đưa vào đó. Factom đã lên kế hoạch cam kết sẽ hoạt động như một cơ chế chống kiểm duyệt: chẳng hạn như các máy chủ ở Trung Quốc đã không thể ngăn được các bài viết đã đăng vì nội dung của nó. Nếu phóng viên đã đính kèm tín dụng đầu vào vào bài viết, thì bài viết đó sẽ được lưu lại. Chính phủ có thể xác định một số mục có tính xúc phạm nhưng không thể xóa hoặc chặn chúng như chính phủ Trung Quốc đã làm trên Wikipedia. Nếu một tòa án chính thức ra lệnh thay đổi một bài viết trong sổ cái, một viên chức tòa án có thể tạo ra một bài viết mới để phản ánh quyết định này, nhưng lịch sử sẽ vẫn còn đó cho tất cả mọi người nhìn thấy.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần V


Thế hệ nghệ sĩ mới và những tiết mục mới (A&R)

Cuối cùng, một công việc quan trọng trong bất kỳ ngành công nghiệp sáng tạo nào, đó chính là tìm kiếm những viên ngọc thô và mài giũa chúng. Các nhạc sĩ tham gia tư vấn một cách rất tự nhiên và chơi trò chơi “A&R” trong các cuộc thi như The Voice. Blockchain hỗ trợ cho loại hình A&R này bằng các thuật toán ứng dụng. Như PeerTracks chẳng hạn. Theo như trang mục tiêu của nó quảng cáo thì đây là “nền tảng âm nhạc tuyệt vời nhất” cho cả hai, những người yêu nhạc lẫn các nghệ sĩ. Mỗi bài hát được các nghệ sĩ tải lên sẽ lập tức được PeerTracks gắn cho một bản hợp đồng thông minh, và hợp đồng này sẽ tự động đề ra mức lợi tùy theo thỏa thuận giữa người trình diễn với nhà soạn nhạc, nhà soạn lời và các thành viên khác trong nhóm. Các nghệ sĩ tự tạo ra mã thẻ token cho mình, để tên mình lên như thể đó là tấm thẻ bóng chày ảo. Chúng ta hoàn toàn có thể tích trữ token. Nghệ sĩ có thể cài đặt một số lượng mã sẵn có nhất định. Và cũng có thể tồn tại cả những phiên bản hạn chế. Phương thức hoạt động rất đơn giản: họ tạo một phương tiện lưu giữ giá trị, giá trị của nó sẽ tương quan với độ nổi tiếng của người nghệ sĩ.

Người dùng có thể truy cập vào toàn bộ hoặc một phần theo nhu cầu kho nhạc của PeerTraks mà không mất phí và cũng không bị làm phiền bởi các tin nhắn quảng cáo. Họ có thể lưu bài hát và lập danh sách phát ngoại tuyến hoặc tải bất kỳ bài hát, bất kỳ album nào có tên trong danh mục của PeerTracks. Không giống như Spotify và iTunes, người dùng có thể chọn mua token của các nghệ sĩ và trao đổi chúng như trao đổi thẻ bóng chày. Khi một nghệ sĩ trở nên nổi tiếng hơn, giá trị thẻ token của người đó cũng sẽ tăng theo, vậy nên người dùng cần nhìn nhận trước được những lợi ích tài chính của việc ủng hộ một nghệ sĩ trước khi họ trở nên nổi tiếng. Việc yêu mến một nghệ sĩ đồng nghĩa với những điều kiện đối đãi VIP, nhiều đặc quyền và đôi khi là quà tặng miễn phí từ các nghệ sĩ. Điều này khuyến khích những người nghe thụ động trên Spotify biến thành những thành viên quảng bá tích cực và xây dựng đội ngũ người hâm mộ lâu dài, tích cực. PeerTracks dự định trả cho các nghệ sĩ nhiều hơn cho việc nghe trực tuyến và tải xuống – lên tới 95% thu nhập – và được lập tức trả cho họ thông qua blockchain. Nhgệ sĩ có thể cài đặt mức giá riêng cho việc tải và sử dụng âm nhạc của họ cho mục đích kinh doanh. PeerTracks tuyên bố rằng “rất nhiều giám khảo/huấn luyện viên tài năng hướng lợi nhuận đang tìm kiếm những ngôi sao/mã token mới”. Bạn sẽ nghe được bài hát của các nghệ sĩ mới bởi hệ thống bình chọn của người nghe sẽ đẩy những bài hát đó lên mục gợi ý của PeerTracks.

Artlery phần mềm cho người yêu nghệ thuật, kết nối nghệ sĩ và khán giả

Thị trường nghệ thuật truyền thống vốn tai tiếng vì sự độc quyền với nhiều góc khuất. Một số ít các nghệ sĩ và nhà sưu tầm đại diện cho gần như toàn bộ thị trường, quanh đi quẩn lại chỉ có vài người, và rất ít nghệ sĩ trẻ có thể nhanh chóng thành danh trong môi trường đó. Tuy vậy, sự cởi mở và bản chất khó kiểm soát của thị trường nghệ thuật là rất khuyến khích việc thử nghiệm những hướng đi mới và những phương tiện truyền thông mới. Một mặt, nó góp phần dân chủ hóa thị trường nghệ thuật, mặt khác lại làm dân chủ hóa thị trường vốn đầu tư, và cả hai đều nhờ có sức mạnh biến đổi và sự thúc đẩy mạnh mẽ của blockchain bitcoin.

Artlery tự mô tả bản thân là một mạng lưới nơi các nghệ sĩ chấp nhận chia sẻ một phần thu nhập của mình với các khách quen và những người ngang hàng, những người có mối liên hệ xã hội với công việc của họ. Mục tiêu của Artlery là cho ra đời một đồng tiền được bảo đảm bằng tài sản tương đương với tác phẩm nghệ thuật trên blockchain, bằng cách thu hút những người yêu nghệ thuật làm chủ sở hữu chung hay cổ đông của những tác phẩm mà họ thích. Cách tiếp cận của nó là cung cấp những quyền lợi và ưu đãi về mọi mặt cho mọi người trên thị trường – nghệ sĩ, khán giả, người quản lý và những địa điểm tổ chức sự kiện như phòng trưng bày, viện bảo tàng, xưởng phim, hội chợ – thay vì để một bên hưởng lợi trong khi bên còn lại phải chịu phí tổn. Để tăng cường hỗ trợ và xây dựng danh tiếng cho một nghệ sĩ, ban đầu Artlery sẽ tổ chức IPO cho tác phẩm dạng số của nghệ sĩ đó. Ứng dụng Artlery cho phép các nghệ sĩ như JaZoN Frings, David Perea, Keith Hollander, Benton C. Bainbridge và Teens Bazaar sao chép các tác phẩm vật lý của họ sang dạng kỹ thuật số, chia chúng thành nhiều phần như những câu đố ghép hình rồi phân bổ cho các khách hàng dựa trên mức độ thưởng thức của họ đối với tác phẩm trên ứng dụng Artlery. Trong giai đoạn IPO, khách hàng có thể tích lũy lợi tức lên đến một mức phần trăm nhất định trên tác phẩm mà ban đầu nghệ sĩ đã tăng cho cộng đồng. Khi nền tảng này hoàn thiện, Artlery dự định sẽ cho phép trao đổi buôn bán các quyền lợi tích lũy trong từng tác phẩm.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Stanford Blockchain năm 2015 do Artlery tài trợ, Don quyết định ủng hộ một tác phẩm của Anselm Skogstad, có tiêu đề EUR/USD 3081, tác phẩm nghệ thuật với hình ảnh đồng tiền euro được phóng to và in trên một tấm nhôm Dibond dài khoảng 1m.

Cách thức mua bán tác phẩm nghệ thuật trên blockchain

Để mua tác phẩm đó, Don đã mở ứng dụng ví bitcoin của mình. Ông đã sử dụng ứng dụng để tạo ra một thông báo xác định lượng bitcoin tương đương với giá trị tác phẩm, chỉ định khóa công khai của Artlery là người nhận số bitcoin đó và sử dụng khóa bí mật của mình để “ký” hoặc chứng thực tin nhắn đó. Don phải kiểm tra cẩn thận những thông tin đã điền bởi trên blockchain không có chuyện tiền được gửi trả lại. Sau đó, Don gửi tin nhắn đi, không phải đến ngân hàng của mình ở Canada, mà là cho toàn bộ mạng lưới máy tính đang chạy hoàn chỉnh công nghệ blokchain bitcoin.

Một số người coi các máy tính này như các nút mạng, một số nút mạng lại đóng góp năng lực xử lý của chúng trong việc giải quyết các bài toán gắn liền với việc tạo ra một block. Như chúng tôi đã giải thích, cộng đồng bitcoin tự gọi mình là các thợ đào và công việc giải các thuật toán của họ cũng giống như khai thác những mỏ vàng. Đó là một sự tương đồng kỳ lạ bởi nó gợi lên hình ảnh các chuyên gia tài năng sẽ có nhiều lợi thế hơn những người mới tham gia. Nhưng không. Mỗi thợ đào đều chạy phần mềm như một chức năng tiện ích trên nền, và phần mềm đó đang xử lý tất cả công việc tính toán. Thợ đào thường nâng cấp cấu hình máy để tối ưu hóa sức mạnh xử lý, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng kết nối mạng tốc độ cao. Ngoài ra, việc này thực sự không cần đến bàn tay con người nhúng vào và bản thân con người cũng không được phép tham gia.

Không phải tất cả các nút mạng đều có thể đào bitcoin. Trên thực tế, phần lớn các nút mạng trên mạng lưới bitcoin chỉ đơn giản thực hiện xác minh các quy tắc bitcoin cho các dữ liệu mà nó nhận được, trước khi định tuyến dữ liệu đến các kết nối ngang hàng. Mạng lưới sẽ xác thực hai bit dữ liệu – liệu Don [Tapscott] có kiểm soát lượng bitcoin đã xác định và được phép giao dịch – rồi ghi nhận tin nhắn của Don là một giao dịch. Các thợ đào sau đó sẽ đua nhau chuyển đổi các giao dịch không có thứ tự và không được ghi lại thành các giao dịch có thứ tự và được ghi lại trong một khối dữ liệu. Mỗi khối vừa phải bao gồm bản tóm tắt hoặc hàm băm của khối giao dịch trước đó, vừa bao gồm thêm một con số ngẫu nhiên được gọi là nonce. Để chiến thắng cuộc đua, máy tính phải tạo ra hàm băm của block. Hàm băm này phải có một số lượng các chữ số 0 xác định ngẫu nhiên đứng ở đầu. Không thể đoán trước được số nonce nào sẽ tạo ra một hàm băm với số lượng chính xác của các chữ số 0 đó, do đó các máy tính phải thử các nonce khác nhau cho đến khi chúng tìm ra đúng giá trị. Cái này cũng giống như trúng xổ số vì không có một kỹ năng liên quan nào cả. Tuy nhiên, con người có thể tăng khả năng trúng xổ số của mình lên bằng cách mua một bộ xử lý trong của máy tính loại tiên tiến nhất, bộ xử lý này chuyên giải quyết các vấn đề toán học của bitcoin; hoặc mua nhiều vé số hơn, tức là chạy nhiều nút mạng mạnh hơn; hoặc như người ta thường làm, góp chung nút mạng của mình với các nút mạng khác – chẳng hạn như các đồng nghiệp ở văn phòng – và đồng ý chia số tiền thưởng nếu một trong các nút mạng trúng thưởng. Vậy nên chiến thăng là do may mắn, sức mạnh xử lý và kích thước của mỏ đào.

Tốc độ xử lý hàm băm (hash rate) là thước đo tổng công suất xử lý của mạng lưới bitcoin. Tổng toàn bộ tốc độ xử lý hàm băm của toàn mạng càng cao thì càng khó để tìm số nonce đúng. Khi một thợ đào tìm ra một hàm băm với số lượng chính xác các chữ số 0, người này sẽ chia sẻ bằng chứng xử lý của mình với tất cả các thợ đào khác trên mạng lưới. Đây là một bước tiến khoa học lớn trong điện toán phi tập trung: sử dụng bằng chứng xử lý để đạt được sự đồng thuận mạng, hay còn được biết tới với tên gọi là Bài toán các vị tướng Byzantine. Các thợ đào khác báo hiệu rằng họ chấp nhận block bằng cách tập trung vào việc tạo lập block tiếp theo – block này phải bao gồm hàm băm của block mới được lập. Giống như các khóa công khai và khóa bí mật của Don chỉ dành cho duy nhất ông, hàm băm của mỗi block cũng là duy nhất: Nó hoạt động giống như dấu vân tay mã hóa, khiến cho tất cả các giao dịch trong block có thể kiểm chứng được. Không thể có chuyện có hai block có hai dấu vân tay giống nhau. Thợ đào chiến thắng sẽ nhận được một lượng bitcoin mới xem như là phần thưởng – phần mềm sẽ tự tạo và phân bổ tiền mới – và block đã chạy hàm băm được nối vào với chuỗi.

Vậy là trong vòng 10 phút kể từ khi Don phát đi tin nhắn, ông và Artlery đã nhận được xác nhận rằng giao dịch bitcoin của Don đã tạo ra “đầu ra giao dịch chưa được chi tiêu”, tức là Artlery có thể tiêu nó bằng cách Don đã làm – phát đi một tin nhắn xác định số lượng gửi cũng như địa chỉ của người nhận và cho phép giao dịch với khóa công khai của Artlery. Nếu nghị sẽ và các khách hàng biết khóa công khai cảu cả Don và Artlery thì họ có thể biết thỏa thuận đã hoàn thành giữa họ và số tiền giao dịch. Đó là lý do chúng tôi gọi nó là sổ cái công khai – tất cả các giao dịch đều rõ ràng và ẩn danh. Chúng ta có thể thấy địa chỉ của các bên nhưng không thể biết tên của những người đằng sau nó. Mỗi block sau đó được dùng để xác nhận thêm về giao dịch của họ.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần IV


Keating đang ám chỉ bản hợp đồng mới mà YouTube đã gửi cho cô. Và bản hợp đồng lại được yêu cầu phải giữ bí mật. Trong nhiều năm, Keating đã phát hành âm nhạc của mình trên YouTube và các bên thứ ba muốn kiếm tiền từ các sản phẩm âm nhạc của cô đều sử dụng Content ID, một chương trình tự động cảnh báo về quyền sở hữu đối với các trường hợp vi phạm bản quyền tiềm ẩn. Keating không lo về vấn đề vi phạm bản quyền, chia sẻ tệp tin, hoặc tiền bản quyền. Đối với cô, thương mại trực tuyến chỉ là một phương tiện quảng bá, tiếp cận đối tượng khán giả mới và phân tích dữ liệu sử dụng. Những người chuyên tổng hợp âm nhạc và những người chuyên tạo hit là những người kiếm được kha khá tiền nhờ vào việc cung cấp những cuốn catalog hoàn chỉnh thông qua làm dịch vụ theo yêu cầu. Và những người đó không phải là cô. Phần lớn doanh thu của Keating luôn đến từ những người hâm mộ chân chính, những người chấp nhận trả từ 20 cho đến 100 USD cho một album mới. Cô sẽ phát hành tác phẩm mới trên Bandcamp trước, sau đó tải lên nó cho iTunes và cuối cùng là các kênh khác nhau như YouTube, Spotify, Pandora. Chiến lược cửa sổ – cài đặt nội dung ở chế độ độc quyền trên một kênh cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định – đã tự chứng minh được rằng nó rất hiệu quả đối với Keating và những người hâm mộ khó tính của cô. Cô biết ơn những người ủng hộ hiện tại của mình và mong muốn trau dồi những mối quan hệ mới.

YouTube đã khởi chạy một dịch vụ đăng ký mới, Mụsic Key, tại đó người dùng sẽ phải trả một khoản phí để không phải xem quảng cáo nữa. Nếu Keating muốn tiếp tục kiếm tiền thông qua YouTube, cô sẽ phải chấp nhận Điều khoản của YouTube: Họ sẽ nắm giữ toàn bộ danh mục tác phẩm của cô và Keating không được phép sử dụng chiến lược cửa sổ ở bất kỳ đâu khác. Đó là một đòn đánh được ăn cả ngã về không. Cô hiểu rằng các hãng độc lập không vui vì các điều khoản cấp phép mới, nhưng thứ khiến họ thực sự khó chịu chính là những ảnh hưởng về mặt tài chính. Keating muốn duy trì sự tự kiểm soát âm nhạc và các điều khoản của mình.

Và rồi cô đã thấy được tiềm năng của blockchain bitcoin, một thứ công nghệ có thể đảm bảo mục tiêu đó cho cô, bắt đầu từ sự minh bạch của nó. “Tôi chỉ tin vào sự minh bạch trong mọi thứ”, cô nói với Forbes. “Làm sao chúng ta có thể xây dựng một hệ sinh thái trong tương lai mà không biết rằng hệ sinh thái hiện nay đang hoạt động ra sao?” Ví dụ trên YouTube, Keating ước tính có khoảng 150.000 video – từ nhảy múa, phim ảnh, chương trình truyền hình, dự án nghệ thuật, clip tường thuật chơi game – sử dụng nhạc của cô để làm nhạc nền mà không được cho phép. Cô có thể tận dụng điều đó cho công việc của mình, nhưng chỉ YouTube mới biết chính xác được âm nhạc của cô phổ biến tới mức nào. Phần mềm SoundScan của Nielsen chỉ có thể xem xét một khía cạnh trong bức tranh đa chiều.

Giống như Heap, Keating muốn đăng ký bản quyền và đầu tư vào siêu dữ liệu bản quyền trên blockchain. Bằng cách đó, mọi người có thể dễ dàng theo dõi cô với vai trò là người sở hữu bản quyền. Sau đó cô có thể theo dõi các tác phẩm phái sinh thông qua các blockchain. Một sổ cái phi tập trung siêu dữ liệu âm nhạc có thể theo dõi không chỉ những gì người ta tạo ra, mà cả những bên liên quan đến giá trị đó. Cô mường tượng về những giá trị sử dụng và những mối quan hệ, tính toán giá trị của một bài hát với mức giá linh hoạt, và cho phép tiếp tục trả các khoản thanh toán vi mô cho cộng tác viên và nhà đầu tư mà không cần đến những hộp đen của bên thứ ba như ASCAP hay BMI.

Chúng tôi phải nhấn mạnh lại rằng, không có chuyện vai trò của các hãng sản xuất âm nhạc và công ty công nghệ bị loại bỏ hoàn toàn, hay chuyện các nghệ sĩ đã có thể tự mình mọi việc trong một hệ sinh thái ngang hàng ủy nhiệm. Chúng tôi đang nói về một hệ sinh thái âm nhạc mới xoay quanh trung tâm là người nghệ sĩ, nơi họ có thể tự kiểm soát số phận của mình và nhận được thù lao xứng đáng cho giá trị mà họ tạo ra. Công nghệ blockchain không tạo ra một tiêu chuẩn mới trong việc trả công cho các nghệ sĩ. Thay vào đó, nó cho họ quyền tự do lựa chọn và điều chỉnh một dãy vô cực với vô số các giải pháp phục vụ cho những nhu cầu và niềm tin của họ. Họ có thể ban phát miễn phí, hoặc thu những khoản tiền vi mô từ chúng theo ý mình thay vì phải răm rắp nghe theo quyết định của công ty quản lý.

Những nhân tố khác tạo nên hệ sinh thái âm nhạc mới

Đăng ký bản quyền cơ bản

Bản quyền âm nhạc chủ yếu gồm hai phương diện. Đầu tiên là bản quyền toàn cầu cho hai yếu tố căn bản – giai điệu và lời bài hát – bất kể ngôn ngữ và dưới mọi hình thức, thường thì các nhạc sĩ và người sáng tác lời cho bản nhạc sẽ nắm giữ bản quyền của hai thứ này. Nhạc và lời có thể được đảm bảo bản quyền một cách riêng biệt. Các nhà soạn nhạc, soạn lời kiếm được tiền bản quyền mỗi khi có người muốn thu âm hoặc biểu diễn bài hát đó. Họ có thể mua bản nhạc rồi điều chỉnh nó thành một thể loại khác (ví dụ: nhạc nền trong thang máy), hoặc dịch lời ca ra tiếng nước ngoài, hay biên soạn nó dưới dạng thơ trong sách. Thứ hai là bản quyền toàn cầu đối với bản ghi âm, hay những buổi biểu diễn được ghi lại và lưu giữ dưới dạng tập tin âm thanh hay video ca nhạc. Bản ghi âm thường do các nghệ sĩ hoặc thành viên trong ban nhạc nắm giữ bản quyền, họ sẽ có thu nhập mỗi khi bản thu đó được phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc Internet; đồng bộ với các chương trình truyền hình, quảng cáo, hoặc trò chơi điện tử, phát sóng trực tiếp, tải xuống hoặc mua dưới dạng bản cứng như đĩa vinyl, CD hoặc DVD.

Mức độ độc lập của Zoё Keating đã thúc đẩy biểu tượng nhạc rock của Toronto, 22 Hertz, chuyển sang hợp tác với blockchain. Tại Canada, đăng ký bản quyền cho một bài hát tốn khoảng 50 loony và trên giấy chứng nhận chỉ vẻn vẹn tên của tác phẩm. Người lập ra ban nhạc, Ralf Muller, cho rằng tờ giấy đó không có nghĩa lý gì trước tòa trong trường hợp có ai đó sử dụng giai điệu và lời nhạc. Vì vậy, anh ta quyết định tạo ra lộ trình hàm băm, bằng tác tạo ra mã băm của toàn bộ bài hát, sử dụng thứ được gọi là tính năng OP_RETURN – và mã hóa nó vào blockchain. Nếu thấy ai đó sử dụng lời và nhạc trong bài hát của mình, anh có thể chứng minh quyền sở hữu của mình một cách đơn giản là cho họ thấy các giao dịch trên blockchain, tạo ra một mã băm khác của bài hát, và so sánh mã băm thứ hai với mã băm có sẵn trên blockchain. Tất nhiên, chúng sẽ giống nhau như đúc. “Một khi bạn mã hóa một mã băm trong OP_RETURN và sau đó block này mới này được đè lên các block khác, về cơ bản không thể quay lại và sửa chữa điều gì. Tôi thấy như vậy rất đáng tin cậy. Khi được hỏi tại sao cửa hàng trực tuyến của ban nhạc chấp nhận bitcoin và có chiết khấu cho người sử dụng bitcoin, Muller trả lời dứt khoát: “Chỉ là tôi không thích công việc kinh doanh thông thường thôi”.

Hệ thống quản lý nội dung số

Colu không phải là nền tảng quản lý nội dung số dựa trên công nghệ blockchain bitcoin. Nó cung cấp cho các lập trình viên và các tổ chức những công cụ để truy cập và quản lý các tài sản số bao gồm bản quyền, vé tham dự sự kiện, và thẻ quà tặng – phần lớn những gì mà mỗi ngành công nghiệp âm nhạc phi tập trung thực sự cần. Colu đã hợp tác với nhà tiên phong trong công nghệ âm nhạc Revelator để xây dựng một API chuyên quản lý bản quyền. Mục đích là để thực hiện những gì Imogen Heap và Zoё Keating hằng mơ tưởng – làm sáng tỏ quyền sở hữu bản quyền, phân phối số và ứng dụng vào thực tế. Các API cũng sẽ cung cấp cho người đương nhiệm những công cụ giúp việc hoạt động trở nên minh bạch và hiệu quả. “Chúng tôi rất háo hức cho đến ngày nền tảng của Colu có thể đơn giản hóa việc quản lý bản quyền âm nhạc, bắt đầu từ mối liên quan giữa các nhà soạn nhạc với các sáng tác của họ”, Bruno Guez, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của Revelator cho biết. “Colu đã khiến cho công nghệ phức tạp của blockchain có thể tích hợp vào nền tảng của chúng tôi và chúng tôi mong rằng mình có thể tìm ra mọi cách để cải thiện dịch vụ khách hàng”.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần III


Nhiều công ty đang triển khai dự án dựa trên thiết kế đó và hợp tác với Heap cùng các nhạc sĩ có tư duy đổi mới khác. Hệ sinh thái mới này có một số tính năng mà ngành công nghiệp hiện tại đang thiếu:

Biểu mẫu giá trị: để thiết lập thỏa thuận trong đó coi nghệ sĩ như những doanh nhân đồng thời là những đối tác bình đẳng trong mọi dự án kinh doanh, là nhân tố không thể thiếu trong việc tạo ra lợi nhuận. Tạm biệt mớ hợp đồng giấy cũ rích luôn đem lại những khởi đầu bất công. “Và tạm biệt luôn cả những khoản phần trăm tiền tác quyền bị thu hồi”, Heap nói.

Toàn bộ tiền bản quyền: doanh thu được chia hợp lý tùy theo mức độ đóng góp của mỗi người vào quá trình sáng tạo, không chỉ có các nhà soạn nhạc và người biểu diễn, mà còn cả các nghệ sĩ và các kỹ sư khác. Mọi người đều có triển vọng tăng lợi nhuận khi đạt được một bản hit nào đó, không riêng gì các hãng sản xuất và các nhà phân phối.

Sổ cái minh bạch: phân phối trên blockchain để mọi người đều có thể thấy được doanh thu từ bài hát, độ lớn và thời gian của các nguồn thu và ai đang nhận được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận từ đó. Những thông tin này được phơi bày rõ ràng chứ không còn nấp sau những hệ thống kế toán trên giấy cũ kỹ và lạc hậu nữa. Các dòng lợi nhuận được phân loại theo nguồn gốc, từ công việc được nghiệm thu cho đến tiền tác quyền. Công việc kế toán trở nên dễ dàng, kiểm toán cũng dễ dàng và thanh toán thuế lại càng dễ.

Các chức năng đo lường vi mô, kiếm tiền vi mô để tường thuật trực tiếp trạng thái của dòng tiền chứ không đơn giản chỉ là cung cấp dịch vụ âm nhạc nữa. Nếu người ta đo âm nhạc, người tiêu dùng sẽ thanh toán từng khoản rất nhỏ mỗi khi nghe nhạc, và các nghệ sĩ cũng như cộng tác viên có thể theo dõi trực tiếp các khoản thanh toán này. Họ không còn phải bận tâm việc bị trả lương muộn hay những bản kê khai doanh thu mỗi quý hoặc nửa năm một lần nữa, cũng không còn những hợp đồng tác quyền khó hiểu. Không còn những nghệ sĩ phải chạy ăn từng bàn nữa! Lý luận gia blockchain Andreas Antonopoulos đưa ra ví dụ: “Streamium ở Argentina là một dịch vụ cung cấp video trực tuyến. Nó cho phép các nhà sản xuất video tính phi theo đơn vị một phần nghìn của mỗi xu cho mỗi 200 miligiây của một video trực tuyến được tải xuống. Nó sử dụng công nghệ đa chữ ký, thực hiện hóa giao dịch khóa thời gian, tính nguyên vẹn, và tính liêm chính bao quát để hoạt động. Nhà sản xuất chỉ phân phối khi video đã được trả tiền và người tiêu dùng chỉ trả tiền cho những video mà họ đã sử dụng. Họ tự động đàm phán lại hợp đồng 5 giây mỗi lần. Khi một trong hai bên đơn phương kết thúc giao dịch tại một thời điểm bất kỳ, cùng lúc đó hợp đồng sẽ kết thúc và họ sẽ đổ tiền vào giao dịch có lợi nhất cho đôi bên.

Cơ sở dữ liệu phong phú có thể giao tiếp với nhau và liên kết các yếu tố bản quyền cốt lõi – lời bài hát, sáng tác và bản ghi âm – với tất cả siêu dữ liệu, các tờ ghi chú, bản thân tác phẩm và hình ảnh, bản nhạc của cá nhân, các quyền mà cả nhạc sĩ lẫn người thể hiện nó đều sẵn sàng cấp phép, các điều khoản bản quyền, thông tin liên lạc… trên cuốn sổ cái kỹ thuật số để mọi người cùng xem. Không còn những cơ sở dữ liệu về quyền lợi không hoàn chỉnh nữa. Quyền lợi giờ đây đã nằm ngay trong tay bạn! Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy người nắm quyền.

Công cụ phân tích sử dụng dữ liệu cuối cùng cũng nằm trong tay các nghệ sĩ, để thu hút những công ty quảng cáo, các nhà tài trợ, các công ty tổ chức sự kiện, người lên kế hoạch quảng bá và huy động các nguồn lực từ đám đông một cách hợp lý, đồng thời hợp tác sáng tạo trong tương lai với các nghệ sĩ khác. Các mô hình có thể nắm bắt được “rất nhiều dữ liệu bỏ sót trên khắp thế giới, giả sử như người hâm mộ của bạn đang ở đâu, họ bao nhiêu tuổi, họ quan tâm đến điều gì”, Heap nói. “Với những thông tin đó, chúng ta thực sự có thể đo ni đóng giày cho từng chuyến lưu diễn, hợp tác với các hãng sản xuất âm nhạc và những bộ óc sáng tạo có thể tham gia cùng chúng ta, hoặc giúp chúng ta quảng bá cho những nghệ sĩ, sản phẩm hay những tổ chức từ thiện mà chúng ta yêu mến và ủng hộ hết lòng. Tôi không nói đến tên gọi và địa chỉ email, mặc dù đó là loại thông tin vốn hay bị coi nhẹ nhưng chúng vẫn là những dữ liệu rất hữu ích. Chúng ta có thể tham khảo chéo với các nhóm dữ liệu khác để đổi lấy mục đích sử dụng có lợi cho cả người hâm mộ lẫn nghệ sĩ!”

Quản lý bản quyền số là một phương tiện quản lý bản quyền kỹ thuật số mới khác xa với phần mềm chống lại người tiêu dùng như DRM, thứ luôn tìm cách hạn chế khả năng sử dụng tài nguyên của mọi người. Chúng ta đang nói về việc triển khai những hợp đồng thông minh thực sự có năng lực quản lý các quyền và tối đa hóa giá trị thu được từ việc phát hành nhạc, ghi âm, biểu diễn, thương mại và nhiều quyền khác nữa. Điều này bao gồm các điều khoản về sự tham gia của bên thứ ba dành cho hãng thu âm và dịch vụ phân phối: Các hãng và nhà phân phối có thể quyết định xem có nên tham gia vào điều khoản sử dụng và kỳ vọng dịch vụ của nghệ sĩ hay không. Giả sử các nghệ sĩ không muốn thông báo quảng cáo làm ảnh hưởng đến trải nghiệm âm nhạc thì họ có thể cấm đăng quảng cáo. Ngược lại, nếu muốn dành hẳn một khoản cho việc quảng cáo thì họ có thể đầu tư vào đó. Họ cũng có thể yêu cầu một trong những công ty lớn xử lý việc xin cấp phép, phân phối và thực thi các chính sách bản quyền trong một số khu vực, như Trung Quốc chẳng hạn. Tự thân các nghệ sĩ có thể đặt ra các chỉ tiêu. Giả sử nếu doanh nghiệp không đem về cho họ một mức lợi nhuận nhất định, hợp đồng có thể lập tức tự động bị hủy. Các nghệ sĩ cũng cần có công tác quản lý quyền bổ sung tự động ở bất cứ đâu, nơi những người có khả năng được cấp phép sẽ lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối các điều khoản sử dụng và thanh toán của nghệ sĩ. Bản thân hợp đồng sẽ tự thi hành các thỏa thuận và có thể thông báo cho nghệ sĩ về bất kỳ vi phạm hay chấm dứt đơn phương nào.

Đấu giá/Cơ chế định giá linh động để thử nghiệm việc quảng bá và đánh giá nội dung của các đợt phát hành, thậm chí là định đoạt phần trăm tiền tác quyền với những bên được cấp phép sử dụng tùy theo nhu cầu sử dụng bài hát. Ví dụ: Nếu lượng người tải bài hát tăng đột biến, sau đó một nhà quảng cáo đã được cấp phép sử dụng bài hát cho mục đích thương mại thì khi hoạt động thương mại được tiến hành, công ty đó sẽ phải tự động trả phí cao hơn.

Hệ thống uy tín sẽ lựa chọn dữ liệu từ lịch sử giao dịch của một địa chỉ bitcoin và các phương tiện truyền thông, sau đó chấm điểm uy tín cho địa chỉ đó. Các nghệ sĩ có thể tạo uy tín cho mình cũng như xét uy tín của các đối tác tiềm năng trong việc thiết lập hợp đồng, dù là giữa họ với các cộng tác viên hay giữa nghệ sĩ với người tiêu dùng, hãng sản xuất, thương nhân, công ty quảng cáo, nhà tài trợ, các bên được ủy quyền,… Sử dụng các hợp đồng thông minh đa năng, nghệ sĩ có thể hạn chế việc thực hiện giao dịch với các cá nhân tổ chức không đáp ứng được tiêu chuẩn uy tín hoặc không đủ kinh phí cần thiết.

Điểm mấu chốt của ngành công nghiệp âm nhạc mới này là các nghệ sĩ đang được đứng ở trung tâm của hệ sinh thái dành riêng cho họ, chứ không phải bên rìa hệ sinh thái của nhiều người khác. “Tôi nhìn thấy một nơi dành cho Spotify và YouTube. Tôi thấy một nơi khác dành cho công tác quản lý và một vị trí riêng dành cho những tác phẩm được tạo ra bởi người dùng”, Heap nói. “Các hãng thu âm vẫn sẽ giữ được chỗ đứng, bởi chúng ta vẫn cần đến những con người có thể sàng lọc hàng trăm triệu giờ nhạc và hàng tỷ bit nhạc cũng như tác phẩm nghệ thuật ra đời mỗi ngày trên khắp thế giới”. Với phần mềm, họ có thể tham gia cộng tác với các dự án sáng tạo, các hãng nhạc lớn, các nhà phân phối uy tín và các nhà trung gian nhỏ mà họ thấy phù hợp với mình trên blockchain.

Nghệ sĩ tự ra mắt: Những dấu hiệu của mô hình âm nhạc mới

Một trong những người bạn của Imogen Heap, Zoё Keating, một nhạc công cello kiêm nhà soạn nhạc sinh ra tại Canada, luôn kiểm soát âm nhạc của chính mình. Cô sở hữu tất cả các quyền xuất bản và giấy tờ liên quan đến các bản thu âm của mình. Cô hòa âm phối khí cẩn thận, tự mình lên chiến lược tiếp thị, bán hàng, cấp phép và phân phối. Chúng tôi rất ấn tượng khi cô tự mình thực hiện những công đoạn phức tạp kể trên. “Một nghệ sĩ như tôi không thể tồn tại mà không có công nghệ. Tôi chỉ có thể ghi âm trong tầng hầm nhà mình và phát hành trên Internet”, Keating nói với tờ The Guardian. Đối với cô, Internet đã tạo ra sân chơi cho các nghệ sĩ độc lập, nhưng trải nghiệm của cô đối với các nhà phân phối âm nhạc trực tuyến lớn cũng không khác biệt mấy so với Imogen Heap và các hãng âm nhạc truyền thống. “Đây không chỉ là một cái cớ cho ngành dịch vụ để lặp lại bức tranh thanh toán của quá khứ. Đó cũng không phải là lý do để lợi dụng những con người không có quyền lực”, Keating nói. “Các tập đoàn cần phải có trách nhiệm không chỉ với các cổ đông của mình mà còn với cả thế giới và với các nghệ sĩ”.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần II


Sự hợp nhất đi kèm với việc tích hợp các hệ thống chẳng bao giờ dễ dàng. Mỗi tập đoàn đều có quy trình kế toán riêng, một mẫu hợp đồng và bản kê khai nhượng quyền riêng, nên việc so sánh đối chiếu là hết sức khó khăn. “Vấn đề nghiêm trọng của ngành giải trí là nó hoạt động quá rời rạc và thiếu nhất quán. Có qua nhiều nền tảng khác nhau và chúng tạo nên một cơn ác mộng thực sự”, Heap nói. Các hệ thống này phải đảm bảo sự đổi mới trong sản xuất, định dạng, phân phối và bối cảnh sử dụng. Nhưng đôi khi một yếu tố lại ngay lập tức trở nên lỗi thời, bởi vậy các bên phải duy trì hai hay nhiều mô hình song song, và các mô hình thường thấy nhất là mô hình thực và mô hình ảo.

Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi rất nhiều thành phần trong chuỗi cung ứng, không chỉ các nhà phát hành và Các tổ chức tác quyền biểu diễn (PRO) – những tổ chức nắm quyền điều hành các buổi biểu diễn âm nhạc cộng đồng và kiếm tiền hoa hồng biểu diễn như tổ chức phi lợi nhuận Hội các Tác gia và các Nhà xuất bản Mỹ (ASCAP), Công ty Cung ứng Âm nhạc (BMI) và doanh nghiệp tiền thân là Hiệp hội các Nhà soạn nhạc và Soạn lời châu Âu (SESAC) – mà còn cả các nhà sản xuất âm nhạc và các phòng thu, những nơi cung cấp địa điểm biểu diễn, công ty tổ chức và quảng bá hòa nhạc, các nhà bán buôn, các nhà phân phối và các đại lý, mỗi  nơi lại có hợp đồng, kế toán và báo cáo riêng. Họ lần lượt đòi phần của mình và những gì còn lại theo điều khoản hợp đồng sẽ dành cho nghệ sĩ. Đúng vậy – nghệ sĩ là những người cuối cùng được trả công. Có thể mất từ 6 đến 18 tháng để họ nhận được bản kiểm kê tiền tác quyền đầu tiên, tùy thuộc vào thời điểm phát hành và chu kỳ kế toán của hãng phát hành.

Cuối cùng, một đội ngũ trung gian hoàn toàn mới – các công ty công nghệ như YouTube hoặc Spotify – sẽ chen vào giữa chuỗi cung ứng và làm cho miếng bánh của các nghệ sĩ ngày càng nhỏ lại. Hãy nhìn vào dịch vụ âm nhạc trực tuyến. Spotify trả trung bình từ 0,006 đến 0,0084 USD mỗi lượt nghe/tải cho chủ sở hữu bản quyền, mà thường là các hãng phát hành. Thoạt nhìn, việc tính toán các khoản thanh toán này có vẻ minh bạch. Spotify tuyên bố đã trả 70% lợi nhuận thu được từ quảng cáo và phí sử dụng dịch vụ của mình cho các chủ sở hữu bản quyền. Tuy nhiên, chúng tôi đã xem bản “Thỏa thuận phát hành Audio/Video kỹ thuật số” dày 40 trang của hãng này với Sony USA Inc., rõ ràng các nghệ sĩ thuộc sở hữu của Sony chẳng nhận được một xu lẻ nào trong khoảng chi trả 42,5 triệu USD đó. Và thực tế, ngay từ những dòng đầu tiên, thỏa thuận này đã yêu cầu được giữ bí mật. Điều đó có nghĩa là cả Spotify lẫn Sony đều không được phép để các nghệ sĩ của Sony biết được những ảnh hưởng của bản thỏa thuận này tới thu nhập của họ. Rich Bengloff – Chủ tịch Hiệp hội Âm nhạc Độc lập Mỹ (A2IM) – cho biết, theo kinh nghiệm của ông, các nhà phát hành thường không chia cho nghệ sĩ phần tiền không gắn trực tiếp với đãi ngộ của họ. Nhà phân tích Mark Mulligan nói, “Các nghệ sĩ sẽ phải chịu thiệt thòi trong 4 đến 5 năm tới, như những gì họ đã phải gánh chịu trong 4 đến 5 năm đầu tiên iTunes ra mắt”.

Vậy các hãng thu âm đã làm được những gì? Trước mắt có thể thấy họ đang cố gắng xử lý sự phức tạp của ngành giải trí, kiểm soát vấn đề vi phạm bản quyền và hiệu lực hóa các quyền lợi. Ví dụ: Tập đoàn Universal Music Publishing Group đã dành 1/3 lực lượng lao động của mình để quản lý các vấn đề bản quyền tại các thị trường địa phương trên toàn thế giới. Gần đây, Universal thậm chí đã triển khai cổng thông tin dành cho nghệ sĩ, cho phép các nghệ sĩ biết được số tiền bản quyền của họ và có thể yêu cầu tạm ứng thu nhập trong tương lai mà không phải chịu thêm phí tổn gì. Cổng thông tin này cũng cung cấp thông tin sử dụng trên Spotify: Bài hát này được nghe bao nhiêu lần, những ai đang nghe, trong danh sách nhạc của các khán giả đó còn những gì và những bài hát đặc biệt sẽ gây ấn tượng với họ là gì. Universal đã chỉ định 16 nhân viên chỉ chuyên nâng cấp cổng thông tin và giải thích thông tin cho các nghệ sĩ. Họ cũng sở hữu đội ngũ luật sư và các nhà vận động hành lang đông đảo. Các hãng có thể ra mắt các nghệ sĩ mới chào sân ở khắp nơi trên thế giới, yêu cầu các điều khoản bắt buộc, marketing thông qua các phương tiện truyền thông nước ngoài, phân phối âm nhạc trên thị trường nước ngoài, có quyền cấp giấy phép cho các hãng phát hành nước ngoài, hỗ trợ các chuyến lưu diễn quốc tế và có quyền tổng hợp tất cả doanh thu. Chi phí bảo vệ bản quyền ngày một tăng cùng sự leo thang của các vấn đề phức tạp trong kinh doanh. Nó giống như một loại thuế bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp đến các nghệ sĩ.

Hợp đồng thông minh trên blockchain có thể loại bỏ sự phức tạp đang ngày một tăng và thay thế vai trò thiết yếu của các hãng sản xuất nhạc trong hệ sinh thái này. Theo Imogen Heap, “Nếu bạn là một chương trình máy tính, một phần mềm, cơ sở dữ liệu,… thì những vấn đề này sẽ biến mất, việc xử lý dữ liệu chỉ còn tốn một nửa thời gian. Dữ liệu sẽ lập tức đến tay các nghệ sĩ, tác giả, nhà biểu diễn,… thay vì mất tận 1 hoặc 2 năm như trước, bởi giờ đây nó đã được chứng thực và tự động hóa rồi. Trên hết, các dịch vụ thay đổi văn hóa phân phối âm nhạc mới sẽ giúp thu thập được nhiều dữ liệu hữu ích từ cộng đồng người hâm mộ của các nghệ sĩ. Điều này có thể giúp ích rất nhiều cho cộng đồng nếu bản thân các nghệ sĩ trực tiếp tham gia. Đó chính là tương lai của ngành âm nhạc trên blockchain.

Sự nổi lên của mô hình kinh doanh âm nhạc mới

Sự kết hợp giữa nền tảng dựa trên blockchain và các hợp đồng thông minh, cùng các tiêu chuẩn trong cộng đồng nghệ thuật bao gồm tính liêm chính và tính minh bạch trong giao dịch, quyền riêng tư, bảo mật, bảo đảm quyền lợi và trao đổi giá trị công bằng – sẽ giúp cho các nghệ sĩ và cộng tác viên của họ cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái âm nhạc mới.

“Chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu tôi được tự quyết định xem âm nhạc của mình sẽ được chia sẻ và trải nghiệm như thế nào?” Heap đặt ra câu hỏi. “Ví dụ, tôi chỉ cần đơn giản đăng một bản nhạc và tất cả các nội dung liên quan đến nó lên một trang web trực tuyến, chỉ bằng một thao tác kích chuột vào đường dẫn để truy xuất nguồn gốc thông tin về quyền sở dụng, quyền sở hữu, giống như tờ ghi chú của album vậy. Rồi còn cả video, tiểu sử mới nhất”, và tất cả các bên – không chỉ các hãng thu âm, hãng phát hành, công ty tổ chức lưu diễn, mà còn cả các tập đoàn đang tìm kiếm nhạc hiệu quảng cáo, nhà sản xuất truyền hình tìm kiếm nhạc phim, các nhà cung cấp dịch vụ di động tìm kiếm nhạc chuông và nhiều người hâm mộ muốn làm các video – có thể quyết định xem họ có đồng ý với các điều khoản sử dụng của Heap hay không”. “Thật tuyệt vời khi có thể cảm nhận được sự hiện diện của các nghệ sĩ mỗi khi họ đưa ra quyết định về âm nhạc của mình, nó cho ta cảm giác rất chân thật, rất hiếm khi thấy được phải không?” Cô nói: “Tôi có thể ra quyết định kiểu, “Hôm nay là sinh nhật tôi, nên mọi người có thể dùng nhạc miễn phí!” hoặc “Nếu bạn dưới hoặc trên 16 tuổi, bạn sẽ…” và quyền quyết định thuộc về tôi! Hoặc tôi có thể chuyển toàn bộ số tiền thanh toán của mình cho một quỹ bảo trợ nào đó, chỉ cần thay đổi đôi chút trong hợp đồng thông minh là được”.

Đó là mục đích của việc thiết kế mô hình lấy nghệ sĩ làm trung tâm trên blockchain, chứ không phải là mô hình xoay quanh các hãng sản xuất nhạc hoặc các nhà phân phối công nghệ. Nghệ sĩ có thể tự sản xuất nhạc và nhận được thù lao xứng đáng với giá trị mà họ tạo ra. Những người yêu nhạc có thể tải nhạc, chia sẻ, remix, và làm nhiều việc khác để tận hưởng sở thích cá nhân trong khi chỉ cần trả một mức giá hợp lý. Mô hình này sẽ không loại bỏ hoàn toàn vai trò của các hãng sản xuất âm nhạc cũng như các nhà phân phối kỹ thuật số, nhưng họ sẽ có vai trò bình đẳng thay vì chi phối toàn bộ hệ sinh thái như trước đây.

Bộ mặt mới của ngành công nghiệp âm nhạc không phải là thứ viển vông. Vào tháng 10 năm 2015, Heap đã thực hiện thử nghiệm đầu tiên bằng cách phát hành ca khúc “Tiny Human” của mình và tất cả dữ liệu liên quan lên Internet – hòa âm phối khí, ảnh bìa album, video nhạc, chú thích về nhạc sĩ, đạo cụ, lời bài hát, bản quyền, lời tựa và các liên kết hữu ích, thậm chí cả câu chuyện hậu trường của mỗi bài hát. Những chi tiết này sẽ làm tăng khả năng tìm thấy có trên Internet, giúp các cộng tác viên tiềm năng dễ dàng tìm thấy cô hơn.

Heap đã kêu gọi người hâm mộ, các lập trình viên và các công ty dịch vụ đưa bài hát của cô lên các nền tảng khác nhau và chia sẻ tác phẩm của họ. Cô đã cho phép họ được toàn quyền tạo ra hồ sơ nghệ sĩ Imogen Heap, miễn là họ phải cho cô thông tin đăng nhập và quyền truy cập sau khi đưa các tệp tin của Heap lên hệ thống. Nếu có doanh thu từ việc đó, cô có thể yêu cầu họ cung cấp thông tin về mô hình thanh toán, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận và số tiền để cô có thể thu thập dữ liệu nhằm phân tích thử nghiệm mình. Cuối cùng, Heap hoan nghênh việc chuyển tiền tới địa chỉ vì bitcoin của cô và hứa sẽ chia trực tiếp một nửa số tiền thu được cho quỹ từ thiện của mình. Cô đặt tên cho hệ sinh thái mới này là Mycelia. Dữ liệu được sử dụng và hành vi của những người tham gia sẽ cung cấp thông tin cho giai đoạn phát triển tiếp theo trên blockchain.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Giải phóng văn hóa trên blockchain: Âm nhạc – Phần I


Đó không phải là một bữa tiệc sinh nhật bình thường như mọi năm. Buổi lễ diễn ra ở tòa nhà Round House, cách trung tâm thành phố London một giờ lái xe. Khu nhà rộng mênh mông được trang hoàng bằng những cây đèn LED cảm ứng âm thanh, nhà phao và một bữa tiệc buffet sang trọng đến mức nó xứng đáng dành cho Hoàng tử Henry VIII. Đám đông đến tham dự cũng gồm đủ thành phần: một nghệ sĩ cầu thủy tinh, chừng 20 đứa bé chập chững biết đi cùng với cha mẹ chúng, hàng xóm, nhạc sĩ, và một vài lập trình viên blockchain. Chúng ta có Vinay Gupta, một kỹ sư người Scotland gốc Ấn được biết đến nhờ sáng lập ra Hexayurt – hệ thống nhà cứu trợ thiên tai. Gupta giờ đây là người phụ trách giải đáp về blockchain cho công chúng. Paul Pacifico, Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Nghị sĩ Sáng giá (FAC), cũng góp mặt trong sự kiện này. Sau một thời gian làm việc tại ngân hàng, Pacifio giờ đây đang đấu tranh cho quyền lợi của các nghệ sĩ. Và, tất nhiên, chủ nhà của chúng ta, Imogen Heap cũng tham dự. Cô là một nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ tài ba, đã được bình chọn là “Nghệ sĩ truyền cảm hứng của năm” bởi độc giả của Music Week và hiện đang là mẹ của bé Scout một tuổi.

“Tôi mong rằng công việc hiện tại của mình có thể có ý nghĩa gì đó với Scout vào một ngày không xa”. Heap chia sẻ. Cô bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của mình đối với ngành công nghiệp âm nhạc. “Ngành âm nhạc hiện nay vẫn còn hoạt động rời rạc, thiếu sự lãnh đạo và vẫn còn đầy rẫy những điều bất cập trong đó”, cô nói. “Mọi thứ đảo lộn hết cả. Giới nghệ sĩ như đang ngoi ngóp ở phía cuối chuỗi thức ăn vậy. Thật quá sức vô lý. Âm nhạc hiện hữu mọi lúc mọi nơi, từ trên điện thoại cho đến taxi. Nhưng những gì giới nghệ sĩ nhận được lại ngày càng bèo bọt”.

Đó là một cái vòng luẩn quẩn. Internet là một thế giới kỳ diệu, nó vừa là trung gian sáng tạo vừa là kênh tự do ngôn luận. Không thiếu những ý tưởng mà các nghệ sĩ, nhà thiết kế, lập trình viên tài năng và người hâm mộ trên khắp thế giới có thể làm cùng nhau trên World Wide Web. Cũng không thiếu cách để kiếm tiền từ những sự hợp tác này. Các ngành công nghiệp sáng tạo như phát hành nhạc và thu âm hiện nay đang khai thác những nguồn thu mới như tải nhạc số và nghe nhạc trực tuyến. Vấn đề ở đây là với mỗi đối tác trung gian mới, phần lợi nhuận của các nghệ sĩ lại bị giảm đi và họ hầu như không có tiếng nói trong chuyện này. David Byrne của ban nhạc Talking Heads đã tóm tắt lại tình hình trên chuyên mục ý kiến độc giả: “Tôi thấy mô hình này chẳng hỗ trợ được cho bất cứ ngành nghệ thuật nào, chứ không riêng gì âm nhạc. Và hậu quả nhãn tiền là Internet sẽ hút cạn mọi nội dung sáng tạo trên thế giới, chẳng còn gì sót lại nữa”.

Ở bài này, chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận xem blockchain có thể làm được gì để đặt các nghệ sĩ vào trung tâm của mô hình, nghĩa là họ không chỉ đơn giản “nổi tiếng”, tức là được thực hiện quyền tự do ngôn luận, mà giờ họ cũng có thể “có miếng” bằng cách tối đa hóa lợi ích cả về tinh thần lẫn vật chất trong khối tài sản trí tuệ của mình. Nói cách khác, mục đích của blockchain là phục hồi quyền lợi cho giới nghệ sĩ: không còn những tổ chức trung gian luôn rình rập vơ vét, cũng không phải chịu kiểm duyệt từ chính phủ. Ở đây, chúng tôi đưa ra bản khảo sát các ngành văn hóa bao gồm nghệ thuật, báo chí và giáo dục – nơi kế sinh nhai và những quyền cơ bản của con người đạt được sự cân bằng.

Thương mại công bằng trong âm nhạc: Từ âm nhạc trực tuyến cho đến quyền đo lường

“Nếu Scout cũng theo nghiệp nhạc sĩ, vậy con bé sẽ kiếm tiền kiểu gì đây? Chắc chắn nó chẳng thể kiếm đủ tiền để sống”, Imogen Heap nói về sự nghiệp âm nhạc của con gái mình, nếu xét theo tình hình ngành công nghiệp âm nhạc hiện nay. “Chúng ta cần thứ gì đó thật đơn giản và mang tính nòng cốt, đáng tin cậy, để cho mọi người thấy họ có thể dùng âm nhạc để kiếm số”. Paul Pacifio đồng tình: “Chúng tôi muốn một ngành công nghiệp âm nhạc có thể phản ánh các khía cạnh văn hóa, công nghệ, xã hội, và thương mại trong thời đại của chúng ta và có thể đảm bảo chắc chắn về một tương lai cho cả người tiêu dùng lẫn những người tạo lập”. Heap đã hợp tác với Pacifio, Vinay Gupta và nhiều người khác để tạo ra hệ sinh thái âm nhạc mới này.

Nếu có một thị trường dự đoán về sự đổi mới, chúng tôi sẽ đặt cược cho đội của Heap. Năm 2009, có trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được giải Grammy solo vì đã tự thiết kế và thực hiện album Ellipse. Cô đã đưa tất cả những người theo dõi mình trên Twitter của mình đến lễ trao giải bằng cách diện “bộ đầm Twitter”. Trang phục được thiết kế bởi Moritz Waldemeyer, với điểm nhấn là những dải màn hình LED tường thuật trực tiếp từng dòng tweet của người hâm mộ xung quanh. Vào năm 2013, Heap đã cùng tổ chức phi lợi nhuận Mi.Mu phát minh ra một hệ thống găng tay âm nhạc. Nó kết hợp phần mền ánh xạ với các cảm biến chuyển động, cho phép người biểu diễn có thể kiểm soát ánh sáng, âm nhạc và các video bằng những cử chỉ do họ tự điều chỉnh.

Sáng chế này đã giành được giải nhất tại lễ trao giải Berlin năm 2015 cho hạng mục Thời trang Công nghệ (WearableIT/FashionTech). Chiếc găng tay nhanh chóng gây được sự chú ý. Ngôi sao nhạc pop Ariana Grande đã đăng thông báo này lên YouTube cùng với video hát lại bản hit “Hide and Seek” của Heap: “Tôi muốn cảm ơn thần tượng của tôi @imogenheap, đã cho phép tôi sử dụng Găng tay Mi.Mu trong chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới đầu tiên của mình”. Nếu ai vẫn nghi ngờ khả năng của Heap về việc tạo ra một cộng đồng xung quanh công nghệ m1ơi, thì hãy suy xét lại.

“Chúng tôi biết chắc chắn mình thực sự muốn gì”, Heap nói. “Chúng tôi không phải là một đám người rỗng tuếch chỉ biết ngồi trong phòng khách hút cần và sáng tác âm nhạc. Chúng tôi cũng là những doanh nhân chăm chỉ nữa”. Heap coi công nghệ blockchain như một nền tảng mới nơi những người tạo ra tài sản trí tuệ có thể nhận về những giá trị xứng đáng. Các hợp đồng thông minh nói riêng có thể loại bỏ được những vấn đề phức tạp trong ngành đồng thời đơn giản hóa vai trò chủ đạo của các nhãn hiệu âm nhạc trong hệ sinh thái này.

Cỗ máy Rube Goldberg tiếp tục quấy nhiễu: Sự phức tạp trong kinh doanh âm nhạc

Để lý giải về Talking Heads, hãy nhìn lại xem chúng ta đã tới đây bằng cách nào? Chúng ta thực hiện việc này ra sao? Mọi chuyện bắt đầu từ vấn đề cơ bản rằng các nghệ sĩ đã ký vào những hợp đồng được soạn từ thời đĩa nhạc còn làm từ nhựa vinyl, khi ngăn cách giữa các nghệ sĩ ghi âm và khán giả tiềm năng của họ là những khoản phí sản xuất và phân phối lớn tương tự. Heap nói với chúng tôi rằng, “Lần đầu tiên tôi tìm ra một hãng thu âm, tôi nghĩ rằng mình có thể cố gắng để nhận mức lợi nhuận 15%. Trong hợp đồng ghi âm vài năm trước, tôi thậm chí còn nhận được 19%. Vậy nên nếu may mắn, mọi người có thể nhận được mức lợi nhuận cao hơn bây giờ nhiều”. Một số nghệ sĩ đã chuyển nhượng hoàn toàn bản quyền tác phẩm của họ cho các hãng thu âm. Theo luật liên bang, điều này đồng nghĩa với thời hạn bản quyền kéo dài 95 năm hoặc cả cuộc đời của người nghệ sĩ cộng thêm 70 năm sau đó nữa. Hãy nghĩ về những cải cách không tưởng mà một hợp đồng phải chứa đựng trong đó để bảo đảm công bằng cho các nghệ sĩ và người thừa kế của họ.

Ban đầu, các hãng thu âm chưa có chỗ đứng, trong khi đó sóng radio vẫn là vua còn cửa hàng đĩa hát là nữ hoàng, các công ty giải trí không chỉ phải tìm kiếm tài năng mới mà còn phải dõi theo sự nghiệp nghệ thuật của họ. Trong 25 năm qua, ngành công nghiệp này đã thực hiện mua bán, sáp nhập từ hàng nghìn hãng đĩa nhỏ lẻ xuống còn ba ông lớn thâu tóm quyền lực giải trí toàn cầu là Sony Music Entertainment, Universal của Vivendi Music, Warner Music Group cùng với vài trăm hãng sản xuất độc lập khác. Ba ông lớn kể trên nắm giữ 15% cổ phần của Spotify, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến phổ biến và đem lại nhiều lợi nhuận nhất hiện nay. Bởi vậy, họ sẽ nhận được thêm một khoản tiền tươi nếu Spotify trở thành phương tiện công cộng. Apple đã trở thành nhà bán lẻ âm nhạc lớn nhất thế giới và Live Nation là công ty giải trí trực tuyến toàn cầu.

Có thể thấy, bởi vậy mà bản quyền âm nhạc trên toàn thế giới đang tập trung trong tay chỉ một vài nhà. Các hãng ghi âm và công ty tổ chức tour diễn đã bắt đầu yêu cầu các nghệ sĩ thực hiện giao dịch 360 độ. Điều đó có nghĩa là họ sẽ thu được lợi nhuận từ tất cả những gì mà một nghệ sĩ tạo ra – quyền phát hành tác phẩm, quyền sử dụng bản thu âm, quyền biểu diễn khi nghệ sĩ lưu diễn, bao gồm cả các vật phẩm ăn theo và các quyền tài trợ – bất kể họ đầu tư ra sao vào việc duy trì những quyển đó.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Don Tapscott & Alex Tapscott – Cuộc cách mạng blockchain – NXB ĐHKTQD 2018

Những người lãnh đạo cần biết điều gì về cách thức thay đổi văn hóa – Phần cuối


Mô hình này rõ ràng là mang tính khả thi nhất trong các tình huống khi người quản lý sự chuyển hướng là người đến từ bên ngoài tổ chức và do đó lúc ban đầu chưa biết được năng lực của tổ chức đó. Nó cũng khả thi khi tương lai vẫn còn bấp bênh mờ mịt. Khi đó mô hình này sẽ hướng dẫn cho tổ chức để bắt đầu nhận thức được làm thế nào có thể thay đổi các giả định của nó. Việc này là một bộ phận quan trọng trong quá trình thích nghi liên tục. Sự chuyển hướng này thường được hỗ trợ bởi các chương trình phát triển tổ chức trong dài hạn, củng cố việc học hỏi cái mới và giúp gắn kết sâu những giả định mới. Việc gắn kết các giả định mới vào trong một tổ chức đã trưởng thành là điều khó khăn hơn rất nhiều so với việc gắn kết trong một tổ chức non trẻ và đang phát triển, bởi vì khi đó mọi cấu trúc và quy trình của tổ chức đều cần được tư duy xem xét lại, và có lẽ là phải được xây dựng lại.

Thay đổi văn hóa thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Khi một tổ chức mua được một tổ chức khác hoặc khi hai tổ chức sáp nhập lại với nhau, chắc chắn sẽ xảy ra các va chạm văn hóa bởi vì hai tổ chức khác nhau không thể nào cùng có một văn hóa. Khi đó vai trò của sự lãnh đạo là tìm ra phương pháp để kiểm soát sự va chạm này một cách hiệu quả nhất. Hai văn hóa khác biệt nhau có thể được để mặc cho chúng tự phát triển theo hai hướng, Một viễn cảnh khác, có thể có khả năng xảy ra nhiều hơn, là: một văn hóa sẽ chi phối và dần dần biến đổi các thành viên của văn hóa kia, hoặc “rút phép thông công”, vô hiệu hóa những thành viên này. Một khả năng thứ ba là hòa trộn hai văn hóa lại với nhau thông qua chọn lọc các yếu tố của cả hai văn hóa, bằng cách để cho quá trình học hỏi được diễn ra hoặc cố tình chọn lọc các yếu tố của mỗi văn hóa cho những quy trình chính yếu của tổ chức mới (Schein, 2009b).

Ví dụ, trong quá trình sáp nhập của HP với Compaq, mặc dù nhiều người đã cảm thấy rằng đây thực sự là nghiệp vụ mua lại doanh nghiệp và sẽ đưa đến sự chi phối, thống trị của HP, nhưng thực ra các nhóm tiến hành sáp nhập đã kiểm tra từng quy trình kinh doanh trong cả 2 công ty, chọn ra những gì tốt nhất, và áp đặt chúng ngay lập tức lên tất cả mọi người. Các yếu tố của cả hai văn hóa đều được “nhập khẩu” vào tổ chức mới theo cách này, chúng hoàn tất mục tiêu là xóa bỏ đi mọi yếu tố mà giới lãnh đạo HP cảm thấy là không phù hợp với văn hóa HP.

Khi tổ chức phát triển lớn mạnh và trở thành toàn cầu với quy mô lớn hơn, chúng ta sẽ thấy nhiều dạng thức pha trộn văn hóa, như trong các liên doanh hay những hình thức tổ chức khác.

Văn hóa thay đổi thông qua sự tàn phá và phái sinh

Không có nhiều nội dung để trình bày về cơ chế này, mà chỉ cần nhận xét rằng văn hóa hoặc ít nhất là một số yếu tố chủ chốt của văn hóa có thể bị tàn phá bằng cách tháo dỡ đi những phương tiện chuyển tải văn hóa chính yếu. Một số nhà quản lý sự chuyển hướng đơn giản là sa thải những nhân vật trong hàng đầu tiên hoặc luôn cả hàng thứ hai của tổ chức, rồi mang vào những người mới với các giả định mới.

Khi một công ty được mua lại, quá trình tương tự cũng có thể diễn ra khi hai bên công ty mua có thể áp đặt văn hóa của mình lên bên bị mua, bằng cách thay thế mọi nhân vật chủ chốt trong công ty bị mua bằng những người của họ. Một dạng thứ ba của sự tàn phá văn hóa diễn ra trong quá trình đi đến bờ vực phá sản của công ty, khi đó hội đồng quản trị có thể đem vào trong ban quản lý những nhân vật hoàn toàn mới, giải tán công đoàn, tái tổ chức các bộ phận chức năng, mang vào công nghệ mới và ép buộc sự dịch chuyển thực sự. Sau đó một tổ chức mới bắt đầu thực thi các chức năng và nó hình thành nên một văn hóa mới. Quá trình này tạo chấn thương lớn cho tổ chức và vì vậy, theo cách điển hình, không được cố tình sử dụng như một chiến lược, nhưng nó có thể phù hợp nếu sự tồn tại kinh tế đang bị đe dọa. Trong cuộc suy thoái kinh tế 2009, nhiều tổ chức tài chính và các công ty xe hơi đã phải trải qua quá trình tàn phá này, nhưng không phải lúc nào cũng dự đoán được hình thức “tái sinh”. Các nghiên cứu trong lịch sử cho thấy đôi khi sua những cuộc khủng hoảng lớn mà văn hóa cũng chỉ thay đổi chút ít, và cũng có khi thay đổi thực sự đáng kể (Tushman và Anderson, 1986; Gersick, 1991).

Tóm tắt và những kết luận

Tôi đã trình bày nhiều cơ chế khác nhau và quy trình khác nhau theo đó văn hóa được thay đổi. Như đã lưu ý, văn hóa thực thi nhiều chức năng khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau, tùy từng giai đoạn. Trong giai đoạn hình thành của một tổ chức, văn hóa có xu hướng là một nguồn lực tích cực, thúc đẩy sự phát triển và nó cần được giải thích làm rõ, được phát triển. Trong giai đoạn “trung niên” của tổ chức, văn hóa trở nên đa dạng, theo đó nhiều văn hóa bộ phận được hình thành. Việc quyết định để thay đổi các yếu tố nào, hoặc gìn giữ các yếu tố nào trở thành một trong những vấn đề chiến lược khó xử nhất đối với người lãnh đạo. Nhưng tại thời điểm này, người lãnh đạo cũng có thêm nhiều lựa chọn để thay đổi các giả định bằng các khen thưởng theo cách khác nhau cho những văn hóa bộ phận khác nhau. Trong giai đoạn trưởng thành và có nguy cơ suy thoái, văn hóa phần nào sẽ trở thành thứ không còn phù hợp nữa, và nó chỉ có thể được thay đổi thông qua những quá trình quyết liệt hơn, chẳng hạn như các vụ bê bối hay sự chuyển nhượng.

Văn hóa phát triển thông qua sự gia nhập vào tổ chức của những nhân vật có các giả định mới và thông qua những trải nghiệm khác nhau của các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Các tổ chức tự khác biệt hóa bản thân chúng theo thời gian thành những văn hóa bộ phận khác nhau, mỗi văn hóa bộ phận này lại tự phát triển khi nó phải thích nghi với môi trường độc nhất của nó. Những người lãnh đạo có quyền lực để củng cố cho sự đa dạng và kuyến khích hình thành nên các văn hóa bộ phận, hoặc họ có thể hạn chế sự đa dạng và theo đó điều khiển phương hướng phát triển văn hóa của tổ chức, thông qua chọn lọc và thăng cấp. Môi trường càng xáo trộn, việc tổ chức cần tối đa hóa sự đa dạng lại càng trở nên quan trọng hơn.

Sự thay đổi văn hóa trong một tổ chức ở giai đoạn “trung niên”, về căn bản, là việc cố tình lợi dụng sự đa dạng, có được từ sự phát triển của nhiều văn hóa bộ phận. Trừ khi tổ chức đang thực sự gặp khó khăn, người ta luôn luôn có đủ thời gian để vận dụng sự thăng tiến của những nhân tố “lai ghép” văn hóa và sự hấp dẫn của công nghệ một cách có hệ thống, như các cơ chế thay đổi chính. Nếu người lãnh đạo muốn đẩy nhanh tiến độ thay đổi, họ cần phải chủ động “quản lý” sự thay đổi văn hóa.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Edgar H. Schein – Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo – NXB TĐ 2012

Những người lãnh đạo cần biết điều gì về cách thức thay đổi văn hóa – Phần VI


Văn hóa thay đổi thông qua các vụ bê bối (scandal) và sự sụp đổ của các huyền thoại

Khi có mâu thuẫn, sai lệch giữa các giá trị được đồng thuận và những giả định căn bản, các vụ bê bối và sự sụp đổ của những huyền thoại trở thành một cơ chế chính để làm thay đổi văn hóa. Chẳng có gì thay đổi cho đến khi hậu quả từ những giả định đang vận hành trong thực tế tạo nên vụ scandal không thể che giấu, không thể lảng tránh hay chối cãi được. Một trong những yếu tố kích hoạt mạnh mẽ nhất cho cơ chế này sẽ xuất hiện khi tổ chức trải qua một tai nạn khủng khiếp, chẳng hạn như sự cố mất tàu con thoi Challenger và Columbia, vụ nổ hóa chất tại Bhopal, vụ nổ nhà máy lọc dầu của BP tại Texas hay tai nạn tại công ty điện lực Alpha. Công ty Alpha đã bị cáo buộc vi phạm pháp luật và tòa án yêu cầu công ty này phải cải tiến công tác quản lý môi trường, từ đó dẫn đến một chương trình thay đổi văn hóa về căn bản.

Trong những trường hợp nói trên, thường có thể nhận ra ngay rằng các giả định trong thực tế của mỗi tổ chức đều lan tỏa đến những thực hành của chúng nhằm hoàn tất công việc, và các thực hành này lại sai biệt, theo một chừng mực nhất định, với những ý thức hệ đã được tuyên bố chính thức (Snook, 2000; Gerstein, 2008). Cũng thường thấy rằng trong những tổ chức này vẫn có các nhân viên phàn nàn về những thực hành của tổ chức, nhưng vì lời phàn nàn không phù hợp với những gì mà tổ chức muốn tin nên chúng thường bị phớt lờ hoặc phủ nhận, đôi khi người nhân viên kia còn bị trừng phạt vì đã đưa ra thông tin. Khi một nhân viên cảm thấy đủ khả năng để “thổi còi”, vụ bê bối sẽ lòi ra và khi đó người ta mới xem xét lại các thực hành hiện có.

“Hồi còi” cảnh báo có thể là việc đem thông tin ra báo giới để phơi bày một thực hành bị gắn lên cái nhãn là “scandal”, hoặc đúng là một vụ bê bối như hậu quả của một sự kiện bi thảm. Ví dụ, một công ty vẫn tự hào rằng nó có một hệ thống sự nghiệp cho phép các nhà quản lý chọn lựa công việc tại nước ngoài lại đang phải đối mặt với thực tế rằng: một nhà quản lý kỳ cựu của họ đang làm việc tại nước ngoài vừa tự sát. Hơn nữa, trong lá thư tuyệt mệnh ông ta cho biết mình đã phải gánh chịu áp lực để chấp nhận công việc này, trong khi cá nhân ông và gia đình ông đều phản đối. Tại cấp độ của các giá trị được đồng thuận, người ta đã lý tưởng hóa hệ thống của họ. Còn vụ scandal này cho thấy giả định ngầm hiểu chung ở đây là: mọi thành viên được mong đợi là sẽ chấp nhận đi làm việc tại bất cứ nơi đâu, theo ý muốn của ban quản lý cấp cao. Việc nhận ra sự sai biệt này sẽ dẫn đến một chương trình điều chỉnh tổng thể hệ thống sự nghiệp, làm cho các giá trị được đồng thuận và những giả định hài hòa với nhau hơn.

Trong một ví dụ khác, một nhóm phát triển sản phẩm làm việc theo chủ thuyết được đồng thuận là: các quyết định của nhóm phải dựa trên các nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ lưỡng, nhưng trong thực tế có một nhà quản lý chi phối lấn át mọi quyết định và ông này chỉ dựa vào trực giác. Sau cùng, một trong số những sản phẩm mà ông nhất quyết phải phát triển cho bằng được đã thất bại thảm hại, và căn nguyên của vấn đề được phơi bày ra công chúng. Vai trò của nhà quản lý kia trong quá trình đưa đến thất bại đã được các thuộc cấp bất mãn của ông mô tả lại, và nó được gắn lên cái nhãn là vụ bê bối. Nhà quản lý phải rời bỏ công việc, và một quy trình mới để tung sản phẩm được ban hành ngay lập tức.

Các vụ bê bối được loan tin ra công chúng buộc những nhà quản lý cấp cao phải kiểm tra lại các chuẩn mực, thực hành và giả định đã từng được cho là hiển nhiên và đã vận hành trong vô thức. Bản thân các thảm họa và những vụ scandal không tự động làm thay đổi văn hóa, nhưng chúng là nguồn lực mạnh mẽ không thể chối cãi được và do đó khởi động một chương trình công khai tự đánh giá lại và tiến hành thay đổi văn hóa. Tại Hoa Kỳ, việc công khai xem xét lại bản thân các tổ chức đã bắt đầu với văn hóa ngành tài chính, thông qua những scandal liên quan đến Enron và nhiều tổ chức khác với những thực hành tài chính gây hoài nghi. Các thực hành giám sát của chính phủ hiện đang được xem xét lại sau vụ bê bối của Bernie Madoff, và thậm chí một số giả định nền móng của chế độ tư bản, với sự tự do dành cho doanh nghiệp, cũng đang được xét lại từ sau cuộc suy thoái 2009. Việc tái đánh giá sẽ mang đến những thực hành mới, nhưng chúng không tự động tạo nên văn hóa mới bởi vì các thực hành mới này có thể không đem lại thành công lớn hơn ra bên ngoài và nhiều thoải mái hơn cho bên trong tổ chức. Các vụ bê bối tạo điều kiện cho những thực hành mới và các giá trị mới được lộ diện, nhưng chúng chỉ trở thành các yếu tố mới của văn hóa một khi chúng mang lại kết quả tốt hơn cho tổ chức.

Thay đổi văn hóa thông qua sự chuyển hướng

Sau khi những vụ bê bối hay khủng hoảng đã khiến cho người ta phải nhận thức lại các giả định và coi chúng là không còn phù hợp nữa, các chọn lựa căn bản sẽ là: một số hình thức “chuyển hướng” (nghĩa là chuyển dịch nhanh hơn đối với một số bộ phận của văn hóa sao cho tổ chức có thể có tính thích nghi cao hơn) hoặc phá bỏ tổ chức và văn hóa của nó thông qua việc tái tổ chức toàn bộ bằng nghiệp vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, hay tiến hành các thủ tục phá sản. Trong bất cứ trường hợp nào kể trên, các nhà quản lý mạnh mẽ trong việc đổi mới hoặc “những người lãnh đạo cải cách” đều có thể là những nhân vật cần thiết nhằm làm tan băng tổ chức hiện có và tung ra các chương trình thay đổi (Kotter và Heskett, 1992; Tichy và Devanna, 1987).

Sự chuyển hướng, như một cơ chế thay đổi văn hóa, thực ra là sự kết hợp của nhiều cơ chế đã trình bày ở phần trên, được đưa vào một chương trình duy nhất bởi một người lãnh đạo mạnh mẽ hay một nhóm phụ trách dự án thay đổi văn hóa. Trong các tình huống chuyển hướng, sự thay thế những vị trí chủ chốt bằng những nhân vật “lai ghép” trong nội bộ và/hoặc người bên ngoài cùng với những thay đổi lớn trong công nghệ đã trở thành những yếu tố then chốt trong quá trình thay đổi văn hóa.

Sự chuyển hướng thường đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức, sao cho các yếu tố không phù hợp của văn hóa hiện hành đều lộ rõ trong mắt của mọi người. Quá trình hình thành nên những giả định mới có liên quan đến việc định nghĩa một số giá trị mới và mục tiêu mới, thông qua huấn luyện và đào tạo, thay đổi cấu trúc và quy trình nếu cần; quan tâm chú ý một cách nhất quán và khen thưởng cho việc học hỏi được phương pháp mới; tạo ra những khẩu hiệu mới, các câu chuyện mới, huyền thoại mới và nghi thức mới; và một số phương pháp khác để bắt buộc mọi người thông qua những hành vi mới. Tất cả các cơ chế khác đã được trình bày trong phần trước của bài này đều có thể được vận dụng, nhưng điều cốt lõi trong khi chuyển hướng là phải sẵn sàng “ra tay” ép buộc.

Có hai mô hình lãnh đạo, chúng khác nhau về căn bản, đã được phát triển để quản lý sự chuyển hướng – hoặc “sự chuyển đổi”. Trong mô hình lãnh đạo với tầm nhìn mạnh mẽ, người lãnh đạo có tầm nhìn rõ ràng về điểm đến của tổ chức, cụ thể hóa các phương tiện để đi đến đó, và khen thưởng một cách nhất quán đối với những nỗ lực để tổ chức đi theo hướng này (Tichy và Devanna, 1987; Bennis và Nanus, 1985; Leavitt, 1986). Mô hình này có hiệu quả tốt nếu người ta dự đoán được tương lai một cách hợp lý, và nếu có người lãnh đạo với tầm nhìn. Nếu không đáp ứng được hai điều kiện này, các tổ chức có thể sử dụng mô hình “tầm nhìn mù mịt”, theo đó người lãnh đạo mới tuyên bố hùng hồn rằng không thể chấp nhận thực trạng này nữa và hiệu quả hoạt động phải được cải thiện trong một khung thời gian nhất định nhưng sau đó người lãnh đạo dựa vào tổ chức để phát triển nên những tầm nhìn mới và tìm ra phương pháp đạt đến tầm nhìn (Pava, 1983). Thông điệp “Chúng ta cần thay đổi” được trình bày một cách quyết liệt, lặp đi lặp lại, đến với mọi cấp độ trong tổ chức nhưng đi kèm với nó phải là thông điệp “Và chúng tôi cần sự ủng hộ của các bạn”. Khi có nhiều đề xuất và giải pháp được toàn bộ tổ chức trình lên, người lãnh đạo có thể chọn lọc và củng cố cho những nội dung nào có ý nghĩa nhất.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Edgar H. Schein – Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo – NXB TĐ 2012