Định luật 250


Cùng với sự tiến gần đến thời đại đồng chất hóa, phục vụ trở thành một phương diện quan trọng để doanh nghiệp và thương gia đạt được thành công. Phục vụ không tốt, khách hàng sẽ không quay lại nữa, mà còn sẽ làm cho người xung quanh biết được điều không hay đó. Phục vụ tốt rồi thì khách hàng không những sẽ còn đến tiếp, mà có thể giới thiệu cho nhiều người khác đến mua sản phẩm của bạn. Do vậy, trên một chừng mực nhất định, thắng lợi của sự phục vụ chính là thắng lợi trong cạnh tranh. Đối tốt với mỗi khách hàng, bạn đã thắp lên một ngọn đèn sáng thu hút nhiều khách hàng hơn.

Khách sạn Ritz Carlton là một khách sạn sang trọng gồm có 28 khách sạn liên doanh, giá thuê phòng bình quân 150 USD, nhưng tỷ lệ người ở trong 28 khách sạn này vẫn đạt tới mức 70%, tỷ lệ khách hàng cũ quay lại vượt quá 90%. Nguyên nhân là do họ dùng sự phục vụ đặc biệt xuất sắc của họ mà trở nên nổi tiếng thế giới. Tín điều của Carlton là: “Tạo ra môi trường ấm áp, thoải mái, sạch đẹp, cung cấp thiết bị tốt nhất, để cho khách hàng phải nhớ đến và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc”, thậm chí thực hiện cả những nguyện vọng và nhu cầu mà khách hàng chưa nói ra.

Để thực hiện những hứa hẹn, khách sạn Carlton tiến hành sự lựa chọn nghiêm ngặt với các nhân viên phục vụ. Tiêu chuẩn là: “Chúng tôi chỉ muốn những người biết quan tâm đến người khác”. Để không mất đi một khách hàng, họ đào tạo nhân viên học cách tận tâm chăm sóc khách hàng và làm tất cả những việc gì mình có thể làm được. Toàn thể nhân viên dù là ai nhận việc chăm sóc khách hàng đều phải phụ trách đến cùng, giải quyết vấn đề ủy quyền ngay tại chỗ, mà không cần hỏi ý kiến cấp trên. Chỉ cần khách hàng không vui, mỗi nhân viên đều có thể bỏ 2000 USD để làm dịu đi sự không hài lòng của khách hàng.

Trong khách sạn Carlton, mỗi nhân viên phục vụ đều được xem là: “Lính gác mẫn cảm nhất, hệ thống báo động tương đối sớm”. Các nhân viên đều hiểu rõ tác dụng của mình trong sự thành công của khách sạn. Như một nhân viên đã nói: “Chúng tôi chắc không thể được ở một nơi như thế này, nhưng chúng tôi có thể làm cho những người được ở đây vẫn còn muốn đến thường xuyên”.

Trong cuộc sống thực tế, thảm đỏ thường được sử dụng trong trường hợp rất long trọng, như nguyên thủ quốc gia đến thăm, cắt băng khánh thành một hoạt động lớn… Nhưng ông trùm của ngành đồ điện gia dụng Trung Quốc là Vinh Sự Đạt dùng thảm đỏ trong công việc phục vụ. Cách làm cơ bản là nhân viên sửa chữa khi đi phục vụ mang theo một tấm thảm đỏ, rồi triển khai các thao tác sửa chữa trên tấm thảm đó.

Doanh nghiệp đặt thảm đỏ khi phục vụ khách hàng là biểu hiện thực tế của quan niệm kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm của Vinh Sự Đạt. Phục vụ “thảm đỏ” làm cho khách hàng cảm thấy được sự thân thiết, ấm áp và nhiệt tình, rất được khách hàng hoan nghênh.

Chúng ta đang thi nhau tạo ra nhãn hiệu danh tiếng, nhưng hiệu ứng hàng hiệu được tạo dựng bởi 5 triệu khách hàng. Không cần mất công sức của mình mà bỏ ra số bạc lớn để làm quảng cáo tuyên truyền, làm tốt công việc phục vụ, một cách tự nhiên khách hàng sẽ ngày càng nhiều thêm. Nếu chỉ chú ý tới việc mở rộng thị trường, mà không để ý củng cố khách quen, bạn sẽ tự làm mất đi căn cứ địa của mình, kết quả sẽ trở thành kẻ cô độc vô gia cư.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Đức Lân (bs) – 99 nguyên tắc giản đơn quyết định trong cuộc sống – NXB TN 2008.

Một công ty Amazon (hoặc Apple, hoặc GE) tiếp theo chắc chắn sẽ thất bại ngay – Phần cuối


Các kiểu công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao này đã không cho thấy sự suy giảm về lâu về dài như các doanh nghiệp mới thành lập nói chung. Thay vào đó, họ đã tăng trưởng qua những năm 1990, đạt đỉnh điểm trong thời kỳ bùng nổ dot-com và sau đó đã giảm sút một cách chóng mặt sau khi bong bóng công nghệ vỡ tung. Nhưng các công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao chưa bao giờ sụt giảm trở lại mức của những năm 1980, và trong những năm gần đây, họ đã cho thấy một sự phục hồi mạnh mẽ. Tại khu vực San Francisco, các công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao đã vượt qua đỉnh điểm của kỷ nguyên dot-com.[*]

Tuy nhiên, tiềm năng không đồng nghĩa với thành công. Stern và Guzman đã phát triển một thước đo thứ hai xem có bao nhiêu công ty có tiềm năng cao đó thực sự đạt được một mức tăng trưởng nhanh. Định nghĩa thành công của họ mang tính hẹp — họ chỉ tính những công ty hoặc cổ phần hóa hoặc bán được hơn 10 triệu USD — nhưng họ cho rằng điều này liên kết chặt với các thước đo truyền thống về sự tăng trưởng của công ty như vấn đề thuê mướn lao động. Họ nhận thấy rằng trong những năm 1990, môi trường kinh doanh quốc gia có ảnh hưởng rất tích cực — có nhiều công ty mới thành lập hoạt động thành công so với mong đợi dựa vào yếu tố duy nhất là chất lượng. Nhưng trong gần như toàn bộ thời kỳ kể từ khi bong bóng dot-com vỡ tung, thì chỉ số này mang tính âm.

Dường như có một sự suy giảm khá đáng kể trong khả năng đạt được mức tăng trưởng cao của các công ty chất lượng cao“, Stern nói.

Các bằng chứng khác cũng chỉ ra cùng một hướng. Một bài viết gần đây của Haltiwanger và của các nhà kinh tế khác cho thấy rằng ngay cả các công ty khởi nghiệp, đã thành công để tăng trưởng, cũng không tạo ra được thêm việc làm một cách nhanh chóng như họ đã từng làm. Sự chuyển hướng then chốt dường như đã diễn ra vào khoảng năm 2000: Trước đó, nói chung tinh thần doanh nhân đã suy giảm, nhưng các công ty tăng trưởng nhanh nhất vẫn đóng vai trò như thường lệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng việc làm và đổi mới. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự suy thoái của năm 2001, ngay cả những công ty nói trên cũng đã tạo ra ít việc làm hơn so với trước đây.

Chúng ta chỉ không nhận được điều mà chúng ta từng có từ các doanh nghiệp mới thành lập có mức tăng trưởng cao,” Haltiwanger nói.

Chúng ta không rõ lý do vì sao các công ty này không tăng trưởng theo cách mà họ đã từng làm. Một khả năng lý giải là các công ty này đang thành công theo cách riêng của họ — kiếm tiền, tăng doanh số bán hàng — nhưng không có được kiểu tác động kinh tế rộng lớn hơn mà họ đã từng có. Các công ty công nghệ thường là những người sử dụng lao động tương đối nhỏ, ít nhất nhỏ hơn so với các công ty lớn trong quá khứ. Công ty Facebook, ví dụ, sử dụng ít hơn 13.000 nhân viên; công ty thép U.S. Steel, một công ty thứ ba nhỏ hơn về doanh thu, sử dụng số lao động lớn hơn gấp 2,5 lần. Phần lớn tác động kinh tế của công ty Apple nằm ở Trung Quốc, nơi mà công ty và các nhà thầu của họ thực hiện hầu hết hoạt động sản xuất của họ. Và công ty Uber nổi tiếng có hàng ngàn lái xe không được tính là nhân viên.

Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy nền kinh tế đã trở nên thù địch hơn đối với các công ty mới thành lập. Các công ty khởi nghiệp nay thất bại theo một tỷ lệ cao hơn so với trước đây, trong khi các doanh nghiệp cũ, lớn hơn đang ngày càng thống trị gần như mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Các nhà kinh tế thuộc cả hai phía của phổ chính trị đã cho thấy bằng chứng về sự gia tăng xu hướng “tìm kiếm đặc lợi, nỗ lực của các công ty sử dụng các quy định của chính phủ hoặc các chính sách khác để tự bảo vệ mình chống lại sự cạnh tranh.

Có cả một loạt các phát triển về mặt quy định làm cho các doanh nghiệp mới và trẻ hoạt động ngày càng khó khăn hơn và thách thức hơn,” Steven Davis, một nhà kinh tế thuộc Đại học Chicago, người đã nghiên cứu sự suy giảm trong tinh thần doanh nhân đã nói như vậy.

Bất luận nguồn gốc của vấn đề, chúng đã không ảnh hưởng đến tất cả các lãnh vực của đất nước một cách giống nhau. Stern và Guzman sử dụng các dữ liệu về đăng ký kinh doanh từ 15 bang để tính toán các chỉ số về chất lượng và thành công ra nhiều vùng đô thị khác nhau. Một số khu vực, như Silicon Valley, cho thấy những chỉ số cao về tinh thần doanh nhân và tăng trưởng thành công. Một số khu vực khác, như Miami, cho thấy một sự giảm mạnh về số lượng các công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao trong những năm gần đây. Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi các thành phố có tỷ lệ cao các công ty khởi nghiệp cũng tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong thập kỷ qua.

Fazio, người điều hành Phòng thí nghiệm đổi mới khoa học và chính sách (Laboratory for Innovation Science and Policy) tại trường MIT và là đồng tác giả một dự thảo chính sách dựa trên nghiên cứu của Stern và Guzman, cho biết bà hy vọng các nhà lãnh đạo ở cấp khu vực và quốc gia sẽ có khả năng sử dụng các thước đo mới này để tìm ra những chính sách hiệu quả để thúc đẩy tinh thần doanh nhân và nhận diện chính xác hơn những thách thức trong cộng đồng của họ. Fazio nói, cách tiếp cận sút cầu môn có ý nghĩa trong quá khứ, nhưng nghiên cứu mới sẽ giúp tìm ra những chính sách tinh chỉnh hơn nhiều.

Chúng ta vẫn nghĩ rằng trong nhiều lĩnh vực sẽ rất khó để nói công ty Google hay Facebook tiếp theo có thể phát sinh từ đâu, vì vậy hãy tập trung vào việc tuyển vào những nhân viên và tài năng có nhiều khả năng nhất để khởi động những kiểu công ty này,” Fazio nói. “Những chính sách đó chắc chắn là điều hữu ích, nhưng điều nên làm không phải là phân biệt các doanh nghiệp dựa trên khát vọng của họ. … Chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều từ đại đa số những doanh nghiệp không thực sự có được khát vọng hoặc tiềm năng để tạo ra sự tăng trưởng.”

Các nhà hoạch định chính sách không nên từ bỏ nỗ lực giúp đỡ những công ty khởi nghiệp ít tham vọng hơn, Fazio nói thêm. Các doanh nghiệp tăng trưởng thấp — các nhà hàng, công ty xây dựng, công ty cảnh quan — là một nguồn động thái then chốt cho sự cơ động theo chiều đi lên đối với những người nhập cư và người lao động có thu nhập thấp, và họ đóng một vai trò quan trọng, khó đo lường hơn, trong việc làm cho các cộng đồng sống động và sống được. Nhưng những chính sách giúp một đầu bếp ở địa phương khởi nghiệp nhà hàng của riêng mình không thể nào giống với những chính sách giúp thúc đẩy một công ty Amazon hay Google tiếp theo.

Chúng ta có nhiều khả năng làm tốt hơn đối với cả hai nhóm doanh nghiệp bằng cách thừa nhận rằng họ hoàn toàn khác nhau và đòi hỏi những kiểu hỗ trợ khác nhau,” Fazio nói. “Những chính sách không phân biệt được giữa hai nhóm doanh nghiệp chỉ làm hại cho cả hai nhóm đó mà thôi.”

Các chính sách đó là gì? Fazio chỉ ra công trình nghiên cứu của Karen Mills, cựu lãnh đạo cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và nay là một nhà nghiên cứu tại trường Harvard Business School, người trong một bài tiểu luận được viết hồi năm ngoái, đã đưa ra một loạt các chính sách — từ các lớp học về tinh thần doanh nhân đến các vườn ươm doanh nghiệp đến các khoản cho vay hỗ trợ — để giúp các cộng đồng thúc đẩy nhiều loại hình tinh thần doanh nhân khác nhau. Nhưng nghiên cứu này vẫn còn trong giai đoạn sơ khởi của nó. Điều mà các dữ liệu của Stern và Guzman có thể giúp ích là một sự thừa nhận rõ ràng hơn về những vấn đề cần được giải quyết.

Ben Casselman là trưởng nhóm những tác giả viết về kinh tế học của trang FiveThirtyEight.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

NguồnThe Next Amazon (Or Apple, Or GE) Is Probably Failing Right NowFiveThirtyEight,Mar 3, 2016.

—-

[*] Trong biểu đồ này, đường “tất cả các công ty khởi nghiệp” là số lượng các công ty mới thành lập mỗi năm như là một phần của tổng sản phẩm quốc nội. Đường “các công ty khởi nghiệp có tiềm năng cao” mang tính phức tạp hơn một chút. Nó cho thấy điều mà Stern và Guzman gọi là Chỉ số tiềm năng tinh thần doanh nhân tại địa phương (Regional Entrepreneurship Cohort Potential Index), cũng là một phần của GDP. Chỉ số này về cơ bản xem xét một nhóm các công ty và ước tính có bao nhiêu công ty trong số đó là công ty “tiềm năng cao“, có nghĩa là những công ty được dự kiến sẽ tăng trưởng, điều mà Stern và Guzman định nghĩa là những công ty hoặc cổ phần hóa hoặc bán được hơn 10 triệu USD. Cả hai đường này được hiển thị như là một tỷ lệ thay đổi kể từ năm 1988.

Một công ty Amazon (hoặc Apple, hoặc GE) tiếp theo chắc chắn sẽ thất bại ngay – Phần đầu


Ben Casselman

Khi Jeff Bezos thành lập một cửa hàng sách trực tuyến vào năm 1994, không ai có thể đoán rằng trong vòng chưa đầy 15 năm, công ty Amazon về cơ bản sẽ định hình lại thị trường bán lẻ ở Hoa Kỳ. Không một ai, ngoại trừ bản thân Bezos: Như cuốn sách của Brad Stone về Amazon, “The Everything Store (Cửa hàng tạp hóa),” đã làm rõ rằng, mục tiêu của Bezos ngay từ đầu là thay đổi cách thức mua sắm của người Mỹ.

Sự nổi lên đáng kể của Amazon mang lại hai bài học quan trọng cho các nhà kinh tế: Đầu tiên, một công ty có tham vọng, có sáng tạo có thể có một tác động rất lớn không chỉ đối với ngành nghề mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. Ngày nay, Amazon có hơn 230.000 nhân viên, con số này chưa tính đến hàng ngàn người làm việc theo hình thức là nhà thầu theo hợp đồng tại các nhà kho của công ty, bán sản phẩm trong chợ và bán sức lao động thông qua “Amazon Mechanical Turk (Dịch vụ web của Amazon, giao dịch các dự án cần người thực hiện các thao tác thông minh mà computer chưa thực hiện được — ND)”. Amazon đã góp phần làm suy yếu toàn bộ các ngành nghề — các cửa hàng tổng hợp, các nhà sách, các cửa hàng dịch vụ cho thuê phim — trong khi giúp tạo ra những ngành nghề hoàn toàn mới.

Bài học thứ hai: sự thành công của Amazon gần như hoàn toàn không thể đoán trước, ít nhất là từ những người ngoài cuộc. Đối với một nhà kinh tế chỉ xem xét số liệu về các doanh nghiệp mới, thì Amazon chỉ đơn thuần là một cửa hiệu sách, một doanh nghiệp hầu như không nổi tiếng về mức tăng trưởng đột phá của nó ngay cả trước khi Internet làm xáo tung các ngành nghề. Và thậm chí nếu có ai đó nhìn kĩ hơn, điều gì phân biệt Amazon với Pets.com hay Kozmo.com hoặc bất kỳ công ty khởi nghiệp nào khác bay cao rồi lại đâm xuống đất khi bong bóng công nghệ vỡ tung vào năm 2000?

Kết quả của những bài học ấy là các nhà hoạch định chính sách liên quan đến tinh thần doanh nhân ở cả cấp độ địa phương và quốc gia đã từ lâu ủng hộ điều mà nhà kinh tế Robert Litan gọi là cách tiếp cận “sút cầu môn: cố khuyến khích càng nhiều công ty khởi nghiệp càng tốt. Hầu hết các công ty đó sẽ thất bại. Trong số những công ty còn trụ lại được, thì hầu hết sẽ không bao giờ tăng trưởng thành được những động cơ kinh tế lớn. Nhưng theo thống kê, sẽ có một vài doanh nghiệp xoay sở để trở thành một Amazon tiếp theo, với những phần thưởng rất lớn cho nền kinh tế địa phương của họ.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu dự kiến sẽ được công bố vào hôm thứ Hai, một nhóm các nhà nghiên cứu tại trường MIT cho rằng sự nổi lên của Amazon nghĩ cho cùng không phải là điều không thể đoán trước. Các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra một tập hợp các đặc điểm có thể xác định những công ty nào có một cú sút cầu môn thành công. Điều đó có thể giúp các thành phố và bang tìm ra một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận “sút cầu môn” và cố gắng thúc đẩy những loại hình công ty đặc trưng có nhiều khả năng nhất trong việc tạo ra việc làm và thúc đẩy sự đổi mới.

Cách tiếp cận sút cầu môn, thực sự theo tôi, là cách tiếp cận tốt nhất, có thể được thực hiện dựa trên những thông tin đã có sẵn trước đây“, Catherine Fazio, người đang nghiên cứu những tác động về chính sách của nghiên cứu mới này đã nói như vậy. “Nhưng nếu bạn có cái nhìn sâu sắc hơn nữa vào tiềm năng khởi nghiệp… thì bạn có thể bắt đầu thử nghiệm với các chương trình mới và sẽ có một cách tiếp cận phù hợp hơn.”

Nghiên cứu mới được đưa ra giữa lúc tinh thần doanh nhân ở Hoa Kỳ sụt giảm trong ba thập kỷ qua. Năm 1980, người Mỹ khởi động với hơn 450.000 công ty mới, theo số liệu từ Cục điều tra dân số; năm 2013, năm gần nhất có sẵn dữ liệu, chỉ có hơn 400.000 công ty mới mặc dù dân số Hoa Kỳ đã tăng gần 40 phần trăm. Tỷ lệ các công ty khởi nghiệp sụt giảm tương ứng với một sự suy giảm các biện pháp kinh tế năng động khác — Người Mỹ đang ít thay đổi việc làm hơn, ví dụ, và đang chuyển dịch trong nước ít thường xuyên hơn — các chuyên gia kinh tế hàng đầu lo rằng Hoa Kỳ nói chung đã có khuynh hướng sợ rủi ro hơn.

Nghiên cứu mới, dưới sự hướng dẫn của các nhà kinh tế Scott Stern và Jorge Guzman, gọi đó là chuyện tường thuật trở thành câu hỏi. Họ thấy rằng số lượng các công ty khởi nghiệp nói chung đang sụt giảm, nhưng kiểu tinh thần doanh nhân mà các nhà kinh tế quan tâm nhất — những công ty tăng trưởng nhanh, sáng tạo như Amazon — đã không có xu hướng đi xuống này; trên thực tế, trong vài năm qua, các công ty khởi nghiệp này đã tăng về số lượng.

Nhưng tất cả chưa phải là điều tốt. Stern và Guzman thấy rằng có rất ít những công ty khởi nghiệp có tham vọng đó thành đạt và trở thành những công ty lớn. Nói cách khác, Hoa Kỳ có thể có rất nhiều những người như Bezos, nhưng kiểu công ty như Amazon thì lại rất ít. Phát hiện này phù hợp với những nghiên cứu khác gần đây cho thấy ngay cả những công ty thành đạt nhất cũng không tạo ra được nhiều việc làm như họ đã từng làm. Hai xu hướng trên cộng lại gợi ý cho thấy rằng vấn đề của Hoa Kỳ nằm ít ở thất bại trong việc tạo ra các doanh nghiệp mới, mà nằm nhiều ở thất bại trong việc giúp các doanh nghiệp đó tăng trưởng.

Đó là một vấn đề quy mô,” Stern nói. “Cỗ máy đã biến các kiểu công ty đó ngày nay thành kiểu động cơ kinh tế nói trên có vẻ ít mạnh mẽ hơn.”

Khởi động lại động cơ đó là điều then chốt, bởi vì về mặt lịch sử,gần một phần năm tất cả các việc làm mới mỗi năm đều được tạo ra từ các công ty mới thành lập. Nhờ công trình nghiên cứu của John Haltiwanger và những nhà kinh tế khác, các nhà kinh tế biết được rằng trong nhiều năm qua lợi ích của các công ty khởi nghiệp phần lớn xuất phát từ một số lượng nhỏ tương đối các công ty tăng trưởng nhanh. Nói chung, nhiều doanh nhân, thậm chí không muốn trở thành những kiến trúc sư vĩ đại. Họ muốn là ông chủ của chính mình, hoặc theo đuổi một đam mê, hoặc xây dựng một doanh nghiệp mà họ có thể truyền lại cho con cái. Tuy nhiên, các doanh nhân khác thì lại thiết lập ngay từ đầu mục tiêu tạo ra một tập đoàn lớn.

Về lý thuyết, chính những công ty có tham vọng đó là những công ty mà các nhà hoạch định chính sách cần khuyến khích mạnh nhất. Vấn đề là không ai biết làm thế nào để nhận diện chúng.

Stern và Guzman không khẳng định rằng họ có thể dự đoán công ty nào sẽ trở thành công ty Amazon tiếp theo, nhưng họ cho rằng có khả năng nhận diện những công ty đang nỗ lực như vậy. Họ thấy rằng các công ty khởi nghiệp có tham vọng đều có cùng một số phẩm chất. Tên của những công ty đó, ví dụ, có xu hướng ngắn hơn và ít có khả năng gắn với tên của người sáng lập. Họ có xu hướng thành lập những công ty cổ phần, hơn là những công ty trách nhiệm hữu hạn, và họ thường đăng ký thành lập công ty tại Delaware, một bang được biết đến với các quy định thân thiện với doanh nghiệp. Họ thường đăng ký cầu chứng ngay từ đầu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách nhìn vào những biến nói trên và các biến khác, Stern và Guzman tính toán điều mà họ gọi là Entrepreneurial Quality Index (Chỉ số Chất lượng Doanh nghiệp) — về cơ bản là một thước đo cách thức một công ty mới thành lập đạt được mức tăng trưởng cao. Khi mới được thành lập, Amazon được xếp hạng trong tốp đầu 1 phần trăm của tất cả các công ty mới thành lập trên bảng chỉ số. “Chúng ta thấy rất rõ rằng Jeff Bezos không có ý định khởi nghiệp một hiệu sách ở góc phố“, Stern nói.

(còn tiếp)

Ben Casselman là trưởng nhóm những tác giả viết về kinh tế học của trang FiveThirtyEight.

Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch

NguồnThe Next Amazon (Or Apple, Or GE) Is Probably Failing Right NowFiveThirtyEight,Mar 3, 2016.

Định lý Green


Định luận Green vận dụng vào sự nghiệp của từng người, chính là muốn bàn về sự tin dùng. Vận dụng vào kinh doanh, chính yêu cầu doanh nghiệp lấy chữ tín làm gốc, vì khách hàng mà cung cấp sản phẩm và sự phục vụ tốt. Chỉ như thế doanh nghiệp mới có thể đạt được sự hồi đáp hậu hĩnh và lâu dài của khách hàng

Trong cuốn “Trí tuệ của tỷ phú” của Thomas Stanley giới thiệu, theo điều tra một số nhà tỷ phú của Mỹ cho thấy, bí quyết thành công của họ nằm ở sự thành thực, có sức trói buộc bản thân, biết đối nhân xử thế, cần cù và có được sự giúp đỡ của những người tài giỏi. Trong số đó, sự thành thực được xếp vào vị trí thứ nhất.

Cấp độ trong tác dụng của lòng thành tín được quyết định bởi chiến lược phát triển doanh nghiệp và trình độ phát triển của uy tín xã hội. Nếu như doanh nghiệp chỉ muốn “qua cơn nghiện rồi chết”, thế thì uy tín có thể gói sang một bên. Nhưng nếu doanh nghiệp mưu cầu có thể phát triển lâu dài, thì uy tín là tiền đề nền tảng của sự duy trì lâu dài sức xuyên suốt thị trường. Trong xã hội không coi trọng uy tín, tác dụng của lòng thành tín rất có hạn, thậm chí doanh nghiệp nào coi trọng uy tín có thể phải bị chịu thiệt thòi. Nhưng cho dù là như thế, khách hàng vì muốn giảm bớt giá thành buôn bán, vẫn sẽ quan tâm đặc biệt tới lòng thành tín, có cảm tình đặc biệt với các doanh nghiệp coi trọng uy tín.

Công ty chuyển phát nhanh UPS là một công ty vận chuyển bưu kiện của Mỹ. Từ sau khi sáng lập, họ luôn duy trì việc lấy chữ tín làm nguyên tắc phục vụ khách hàng. Có một lần, sau khi máy bay chở hàng đã cất cánh, người phục vụ mới phát hiện vẫn còn bỏ sót một gói bưu kiện nhỏ chưa cho lên máy bay. Trong khi giám đốc đang muốn dùng lý do khác giải thích với khách hàng hoặc dùng cách bồi thường bằng tiền để giải quyết, thì ông Smith, một trong những người sáng lập ra công ty, cho rằng không lừa khách hàng, phải coi trọng uy tín của công ty, cho dù phải bỏ ra hàng nghìn USD cũng không hối tiếc. Ông kiên quyết thuê một máy bay tư nhân chở gói bưu kiện nhỏ đó đến tận tay khách hàng, biểu hiện sự xin lỗi. Câu chuyện này cung cấp cho chúng ta chứng kiến được lòng thành tín của công ty chuyển phát nhanh UPS, theo đuổi cơ hội của quan điểm phục vụ ưu việt. Chính nhờ sự phục vụ đó, đã giúp công ty dùng hạt nhân đặc biệt đó, tăng cường mở rộng vận dụng vào các lĩnh vực khác, chẳng hạn giao những thứ cần thiết cho bệnh viện như huyết tương hay chuẩn bị ghép nội tạng. Dưới uy tín tốt đẹp đó, công ty nhanh chóng phát triển thành công ty vận chuyển bưu kiện lớn nhất toàn cầu.

Những công ty trải qua sự khảo nghiệm nặng nề của xã hội vẫn có thể tồn tại tiếp được đều lấy uy tín làm cái gốc của sự lập nghiệp. Cái đó gọi là “lòng thành đáng quý trong cuộc sống, giá trị của uy tín càng cao hơn”. Các hãng sản xuất thực thụ coi trọng nhất uy tín mà mình lập ra. Ông Down Ful Shak, tổng giám đốc công ty Dominopi của Mỹ cũng là một nhà kinh doanh như thế.

Công ty Dominopi kinh doanh gia công thực phẩm. Công ty có một quy định: bắt buộc trong vòng 30 phút, phải giao hàng đã đặt đến bất kỳ địa điểm quy định nào. Chính quy định này đã làm cho họ giữ vững gót chân trong thị trường cạnh tranh ác liệt. Bộ phận cung cấp hàng của công ty này đã sử dụng các kiểu biện pháp có lợi nhất, đảm bảo cho các cửa hàng hay đại lý phân bố ở khắp nơi của công ty không bị đứt đoạn cung ứng. Nếu như do cung cấp hàng không kịp thời khiến cửa hàng hoặc đại lý ngừng hoạt động thì sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng của bộ phận cung cấp hàng. Có lần, một chiếc xe đưa hàng đường dài gặp sự cố giữa đường, trước mắt sẽ có một cửa hàng bị ngừng cung ứng hàng. Tổng giám đốc công ty Down Ful Shak đáp: “Chúng tôi thà phải bồi thường phí vận chuyển cao, chứ không thể làm gián đoạn việc cung cấp hàng đến các cửa hàng, máy bay không phải giúp chúng tôi chuyển đi mấy trăm kg hàng, mà là uy tín của công ty Dominopi! Uy tín!”.

Khi hàng được giao đến đúng hạn, giám đốc cửa hàng khỏi phải nói đã vui mừng thế nào: “Nếu khách hàng thất vọng mà tay không ra về, thì đó quả là tội lỗi của cửa hàng chúng tôi!”. Đối với họ, sự gián đoạn kinh doanh đau buồn hơn tất cả.

Công ty Dominopi cũng không chỉ sai lầm một lần. Mấy năm về trước, trong một cửa hàng thuộc công ty này phát sinh sự kiện gián đoạn giao hàng. Tuy chỉ là ngưng hoạt động có một ngày, nhưng trợ thủ của Ful Shak, ông Jeff Smith lại rất xem trọng việc này. Ông lập tức chạy ra đường mua lại hơn 1000 miếng vải đen đeo tang, lệnh cho toàn thể nhân viên đeo một thời gian dài. Sự việc này tuyệt đối không phải là bé xé ra to, nó ưu lại một ấn tượng cực kỳ sâu sắc và mãi không quên được cho nhân viên công ty. Từ đó, họ đối với công việc luôn rất nghiêm túc, bất kỳ lúc nào cũng ở vào trạng thái nghiêm chỉnh. Chính là trạng thái đó tạo nên sự công nhận của thị trường với công ty Dominopi.

Đối với doanh nghiệp, uy tín là chiến lược đáng tin cậy nhất. Thực tiễn chứng minh, doanh nghiệp thiếu uy tín sẽ không chịu được sự khảo nghiệm lâu dài của thị trường.

Uy tín là nền tảng của sự kiến lập thị trường tư bản cho doanh nghiệp, mà thị trường tư bản là sân chơi duy trì sự phát triển của doanh nghiệp. Đối mặt với sự thâm nhập của tư bản nước ngoài vào Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, mong muốn nâng cao sức cạnh tranh của mình, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ còn phải bước đi trên con đường rất dài. Trong đó, lòng thành tín không phải là thứ cần phải rất đầu tư vào mới học được. Muốn “khiêu vũ với bầy sói” trên con đường dài hơn nữa, đây là thời gian mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đưa ra uy tín của mình.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Đức Lân (bs) – 99 nguyên tắc giản đơn quyết định trong cuộc sống – NXB TN 2007.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần cuối


Mặt thứ hai của vấn đề là quá trình kinh doanh có tư duy liên tục và chủ động đổi mới sản phẩm/dịch vụ đảm bảo luôn thích ứng với sự thay đổi của nhu cầu và cầu? Điều này nói thì dễ nhưng làm không dễ. Bản thân mỗi con người cũng thường chứa đựng những tư duy đầy mâu thuẫn: vừa thích cái mới và cũng vừa sợ cái mới. Thích cái mới vì sự “lạ” của cái mới đó; nhưng sợ cái mới bởi thói quen không dám chịu mạo hiểm. Hình như với phổ biến loài người thì số người “sợ mạo hiểm” trước cái mới có vẻ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với số người thích khám phá cái mới. Trong khi đó, chỉ những người dám khám phá, sẵn sàng tạo cái mới đáp ứng nhu cầu mới của con người mới là kẻ chiến thắng trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Có thể nói tư duy liên tục đổi mới sản phẩm/dịch vụ là điều kiện để kinh doanh phát triển. Mặc dù rất cần có tư duy liên tục đổi mới sản phẩm/dịch vụ song có thể nói chỉ những con người có tư duy tiến bộ mới sẵn sàng chấp nhận cái mới, mới có chỗ tư duy liên tục đổi mới sản phẩm/dịch vụ. Điều này có ý nghĩa lớn là ở chỗ người khởi sự tạo lập doanh nghiệp kinh doanh cần nhận thức được và nếu thấy mình thiếu thì cần rèn luyện để dám có tư duy chấp nhận cái mới, liên tục đổi mới sản phẩm/dịch vụ khi triển khai các hoạt động kinh doanh.

+ Kinh doanh ở phạm vi nào và phục vụ đối tượng khách hàng nào? Người có tư duy kinh doanh không tốt, tư duy theo lối mòn hay nghĩ đến kinh doanh trong nước, phục vụ khách hàng truyền thống trong nước. Cũng ó người lại ở thái cực ngược lại: chỉ nghĩ đến kinh doanh ngoài nước mà quên khách hàng truyền thống trong nước. Thực ra kinh doanh trong nước, ngoài nước hay cả trong và ngoài nước hoàn toàn tùy thuộc vào sản phẩm/dịch vụ cụ thể mà người khởi sự tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên, nguyên lý mang tính thời đại ngày nay mỗi doanh nghiệp đều có quyền hoạt động ở cả trong và ngoài nước; khách hàng của doanh nghiệp có mặt ở tất cả các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới. Tư duy như thế, doanh nghiệp không tự giới hạn ở thị trường hạn hẹp mà luôn tính đến thị trường rộng lớn. Tính quy luật phổ biến là nếu kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ chuyên môn hóa sâu thì phải nghĩ đến thị trường rộng lớn; ngược lại, nếu kinh doanh tổng hợp thì có thể nghĩ đến thị trường hẹp hơn. Điều này không có nghĩa là cứ kinh doanh tổng hợp thì chỉ kinh doanh ở thị trường hẹp mà chỉ có thể nghĩ đến thị trường hẹp hơn. Điều này không có nghĩa là cứ kinh doanh tổng hợp thì chỉ kinh doanh ở thị trường hẹp mà chỉ có nghĩa các loại hàng hóa cụ thể phải đáp ứng đúng cầu của từng thị trường rất cụ thể. Ví dụ kinh doanh chuỗi siêu thị, có thể Metro có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới song kinh doanh mặt hàng cụ thể của Metro ở Việt Nam lại khác với Metro ở Đức chẳng hạn…

+ Tư duy về môi trường kinh doanh. Có người kinh doanh nhưng coi thường đặc điểm của môi trường kinh doanh bởi họ không nhận thức được môi trường tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh; họ cũng không nhận thức được rằng trong thế giới bao la của loài người mỗi nước tạo ra một (thậm chí nhiều) môi trường cụ thể rất khác biệt. Có quốc gia tạo ra môi trường mà đánh giá chung theo các tiêu chí mà nhiều tổ chức đánh giá môi trường kinh doanh đưa ra và được đa số ủng hộ là khá thuận lợi; ngược lại, cũng có những quốc gia mà kinh doanh ở đó gặp nhiều rủi ro, bất trắc. Vì thế, nhận thức về môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh là một trong những biểu hiện của người có tư duy kinh doanh tốt.

+ Kinh doanh theo mô hình nào? Có thể nói cho đến nay không phải ai cũng thống nhất về phạm trù mô hình kinh doanh mặc dù trả lời đúng câu hỏi mô hình kinh doanh lại rất quan trọng đối với người kinh doanh. Có thể hiểu mô hình kinh doanh là phạm trù đề cập đến cách thức kết hợp nguồn lực phục vụ khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ – kỹ thuật xác định.

Về nguyên tắc, cơ sở công nghệ – kỹ thuật nào có thể hình thành nên cách thức kết hợp nguồn lực phục vụ khách hàng tương ứng. Tuy nhiên, có sử dụng được công nghệ – kỹ thuật để tạo ra mô hình kinh doanh mới hay không lại phụ thuộc vào trình độ của con người. Chẳng hạn, nếu nhìn vào lĩnh vực thương mại có thể thấy với sự phát triển của công nghệ – kỹ thuật từ xưa đến nay loài người đã trải qua các mô hình bán hàng từ kiểu cổ xưa nhất như bán hàng ở chợ truyền thống (mà ngày nay còn đầy rẫy ở nước ta), qua mô hình bán hàng kiểu tự chọn, rồi đến 1996 mô hình bán hàng kiểu siêu thị ra đời và ngày nay dù công nghệ Internet phát triển không phải chỉ ở một quốc gia mà còn ở phạm vi toàn cầu song không phải ở đâu cũng phát triển được mô hình bán hàng qua mạng. Có quốc gia mà ở đó nhiều người kinh donah đã khéo phối hợp nguồn lực theo hướng sử dụng mạng để bán hàng; song cũng nhiều nơi hầu như bán hàng qua mạng vẫn chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị các điều kiện tiền đề cần thiết.

Vấn đề vẫn là ở chỗ nếu biết sử dụng mô hình kinh doanh hiện đại, khả năng thành công sẽ cao và kinh doanh phát triển nhanh và ngược lại. Vì thế, rất cần có tư duy tốt về mô hình kinh doanh.

+ Tư duy về hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh. Khía cạnh này của tư duy kinh doanh cũng là vấn đề mà không phải ai cũng nhận thức tốt. Biểu hiện của những người không có tư duy tốt ở góc độ này chính là phổ biến người Việt vẫn mang nặng trong nhận thức của mình câu châm ngôn “buôn gian, bán lận”. Những người này vẫn cứ nghĩ rằng đã buôn bán là phải gian lận mà họ không nghĩ được rằng đó là lối tư duy chỉ tồn tại ở các thị trường đang rất thấp cấp. Họ không nghĩ được rằng sự vật đã thay đổi nhiều; ngày nay kinh doanh chỉ phát triển được trên cơ sở “buôn bán thật thà”.

Những người có tư duy tốt về vấn đề này là những người nhận thức đúng đắn việc xử lý các mối quan hệ kinh doanh ngày nay là “vừa cạnh tranh, vừa hợp tác”. Một mặt, bất cứ ai kinh doanh trong thị trường ngày nay cũng phải thấm nhuần quan điểm phải chấp nhận và chiến thăng trong cạnh tranh vì cạnh tranh vốn là quy luật phổ biến trong vũ trụ; chấp nhận kinh doanh là phải chấp nhận cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu cách nay hàng thế kỷ con người quan niệm cạnh tranh là “một mất, một còn” thì ngày nay quan niệm cạnh tranh đã thay đổi: họ vừa phải cạnh tranh, vừa phải nhằm giành chiến thắng trong cạnh tranh và cũng vừa cần phải hợp tác với đối thủ để làm gia tăng giá trị phục vụ khách hàng.

Rất cần thay đổi tư duy nhưng thay đổi tư duy kinh doanh này đối với người Việt cũng lại là điều không đơn giản.

+ Tư duy về sự phát triển kinh doanh. Quan điểm phát triển kinh doanh trước đây là phát triển bằng mọi giá còn tư duy kinh doanh ngày nay là phát triển bền vững. Nếu trước đây người ta quan niệm “đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào” thì ngày nay tư duy hoàn toàn thay đổi: phát triển kinh doanh ngày hôm nay phải trên cơ sở đảm bảo các điều kiện để con cháu mai sau tiếp tục phát triển. Không phải người Việt Nam nào cũng thay đổi được từ tư duy cũ sang tư duy mới ở góc độ này. Như thế, rất cần người kinh doanh có đủ năng lực tư duy phát triển bền vững vì chỉ trên cơ sở đó lợi ích cá nhân mới gắn với lợi ích xã hội, sự phát triển kinh doanh cua bản thân mới có ý nghĩa đem lại điều kiện để con cháu tiếp tục phát triển.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần XIV


4/ Tư duy khởi sự kinh doanh

4.1/ Khái niệm và vai trò

Trong tiếng Việt, tư duy để chỉ những suy nghĩ mang tính nền tảng cơ sở. Tư duy khác với suy nghĩ ở chỗ suy nghĩ chỉ gắn với các vấn đề cụ thể hàng ngày còn tư duy liên quan đến sự cân nhắc thấu đáo các vấn đề mang tính gốc rễ, cơ sở.

Tư duy khởi sự kinh doanh là tư duy gắn với hoạt động khởi sự kinh doanh. Tư duy khởi sự kinh doanh đề cập đến những suy nghĩ, cân nhắc căn bản và thấu đáo các vấn đề liên quan đến hoạt động khởi sự kinh doanh. Hoạt động khởi sự kinh doanh luôn gắn với quá trình tiếp theo là tiến hành các hoạt động kinh doanh. Vì thế, nói đến tư duy khởi sự kinh doanh cần bàn tới hai vấn đề gắn chặt chẽ với nhau là tư duy khởi sự và tư duy kinh doanh. Tư duy khởi sự kinh doanh đặt nền tảng không phải chỉ cho hoạt động khởi sự mà còn đặt cơ sở nền móng cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh diễn ra sau khởi sự.

Tuy duy kinh doanh tốt sẽ giúp người khởi nghiệp không bị nhầm lẫn khi tiến hành khởi sự cũng như ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Tư duy khởi sự kinh doanh càng chuẩn xác bao nhiêu, càng có khả năng khởi sự và phát triển hoạt động kinh doanh dẫn đến thành công chắc chắn bấy nhiêu. Một người khởi sự kinh doanh trên cơ sở chuẩn bị kỹ lưỡng khác với người khởi sự không chuẩn bị kỹ lượng ở chỗ một người luôn tư duy thấu đáo trước khi khởi sự; còn người kia thì ít hoặc không chú ý nhiều đến điều này. Và kết cục của họ cũng khác nhau: một người thì khả năng thành công cao; còn người kia thì khả năng thành công thấp, khả năng thất bại hoặc không phát triển được cao.

4.2/ Hình thành tư duy khởi sự kinh doanh đúng

Như trên đã trình bày, tư duy khởi sự kinh doanh có thể xét ở hai góc độ là tư duy khởi sự và tư duy kinh doanh.

Thứ nhất, tư duy khởi sự

Nếu xét toàn bộ các quyết định gắn với khởi sự thì tư duy trước tiên phải là tư duy khởi sự kinh doanh trong điều kiện nào và như thế nào là có đủ điều kiện khởi sự kinh doanh? Tuy nhiên, chúng ta hãy giả định rằng người khởi nghiệp đã am hiểu điều này và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để khởi sự thì tư duy khởi sự gắn với việc đặt ra và trả lời các câu hỏi cơ bản sau:

+ Câu hỏi đầu tiên là khởi sự kinh doanh nhằm mục đích gì?

Việc đặt ra và trả lời câu hỏi này đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi nó định hướng đi và phương châm ứng xử lâu dài cho doanh nghiệp sẽ được tạo lập.

Có người khởi nghiệp nhằm mục tiêu làm giàu cho bản thân và cho xã hội. Mục đích này chi phối hoạt động của anh ta và doanh nghiệp do anh ta lập ra theo hướng mọi hoạt động sẽ chỉ được quyết định tiến hành nếu nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình mở rộng và phát triển hướng theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Có người lại khởi nghiệp chỉ với mục đích có công ăn việc làm và thoát nghèo. Những người này không có tham vọng lớn về phát triển kinh doanh cũng như tạo ra nhiều lợi nhuận. Tư duy này chi phối họ khi họ ra các quyết định phát triển kinh doanh là luôn tự “bằng lòng” với những thứ đã có; trong nhiều trường hợp, cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh dù được nah65n diện cũng không được những người này khai thác.

+ Câu hỏi thứ hai: tự mình khởi sự và điều hành hoạt động kinh doanh hay cùng làm với những người khác?

Mỗi cách tiến hành đều có ưu và nhược gắn với cách đó: nếu tự mình khởi nghiệp sẽ có thuận lợi là tự mình quyết định mọi việc, tránh được các rắc rối theo kiểu “trăm người, trăm ý”, được hưởng toàn bộ lợi nhuận song cũng có nhược điểm lớn là không phát huy được trí tuệ của nhiều người và phải gánh chịu toàn bộ rủi ro. Nếu nhiều người cùng khởi sự thì hoàn toàn ngược lại.

Người khởi sự cần cân nhắc rất thận trọng và quyết định cách tiến hành của mình. Cũng cần chú ý rằng nếu khởi sự nhiều người cần có điều kiện. Điều kiện đó là những người cùng khởi sự phải có cách ứng xử rõ ràng, hợp luật pháp theo kiểu “mất lòng trước, được lòng sau”. Không được tiến hành kiểu người Việt vẫn hay mắc phải: ngại cụ thể, không rõ ràng dẫn đến hậu quả là trong quá trình khởi sự hay kinh doanh phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phát sinh giữa những người cùng khởi sự.

+ Câu hỏi thứ ba: khởi sự và kinh doanh ở đâu?

Khởi sự và tiến hành các hoạt động kinh doanh tại quê hương bản quán hay tại nơi có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh sau này là câu hỏi không dễ dàng đối với rất nhiều người chuẩn bị khởi nghiệp.

Thông thường có hai loại người: loại phổ biến là nghĩ ngay đến kinh doanh tại quê hương vì đã quen biết; không sợ có những biến động mà mình khó lường trước. Loại người thứ hai thì không nhất thiết cứ phải khởi sự kinh doanh tại quê hương mà sẵn sàng tìm đến nơi có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh. Loại người thứ hai thường có ý chí cao, có sức chịu mạo hiểm cao nên cũng dễ thành công hơn loại người thứ nhất.

+ Câu hỏi thứ tư là khởi sự kinh doanh bằng cách nào? Câu trả lời quy định cách thức khởi sự: lập ra một doanh nghiệp mới, mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động hay nhượng quyền thương hiệu.

Thứ hai, tư duy kinh doanh

Tư duy kinh doanh trả lời các câu hỏi cốt lõi về kinh doanh. Đó thường là các câu hỏi mang tính then chốt sau đây:

+ Kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì? Kinh doanh nhiều loại sản phẩm/dịch vụ hay chỉ phát triển một loại sản phẩm/dịch vụ nào đó đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội và liệu mình có sẵn sàng thay đổi sản phẩm/dịch vụ theo sự thay đổi nhu cầu của con người hay cứ duy trì sản phẩm/dịch vụ mà mình thiết kế ban đầu?

Với vế thứ nhất, cũng có thể nói ngắn gọn: người khởi sự kinh doanh đặt ra và trả lời câu hỏi mình sẽ kinh doanh đơn ngành hay đa ngành? Cần chú ý rằng lịch sử phát triển kinh doanh của loài người là lịch sử bắt đầu từ hoạt động đa lĩnh vực – kinh doanh tổng hợp; rồi chuyển sang chuyên môn hóa – kinh doanh đơn ngành; gần đây tư duy lại chuyển từ kinh doanh đơn ngành sang kinh doanh đa ngành.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ người có tư duy kinh doanh tốt luôn hiểu rõ để chuyển từ kinh doanh đơn ngành sang đa ngành thành công cần có các điều kiện nhất định mà nếu không đảm bảo đủ các điều kiện đó sẽ dẫn đến thất bại.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần XIII


Hộp dưới cho chúng ta cái nhìn mang tính lịch sử: ngay từ đầu thế kỷ XX người ta đã nhận thức được tác động xấu của cách định giá bằng giá thành. Mặc dù vậy, chúng ta cũng hãy cùng nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác: phổ biến người Việt kinh doanh đều chỉ biết một điều: định giá từ giá thành. Cũng do chỉ chấp nhận hoặc nghĩ rằng có một phương thức định giá từ giá thành nên nếu chỉ nhìn lợi ích ngắn hạn thì người bán hàng rất có lợi: người bán có quyền định giá vì bản thân mình chứ không vì khách hàng; giá thành càng cao, người bán càng được bán giá cao và do đó càng có nhiều lãi hơn (lãi thường tính theo tỷ lệ % so với giá thành). Vì thế người bán cố tình định giá trên cơ sở giá thành mặc dù kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

Định giá từ giá thành

Một văn phòng du lịch đã đặt dài hạn các chuyến tàu đặc biệt vào chủ nhật với giá 250 Mark cho mỗi chuyến. Tàu có 400 ghế, đều là ghế hạng ba. Chủ nhật đầu tiên văn phòng đã quy định mức giá vé là 2 Mark/vé và đã có 125 người mua. Như thế văn phòng thu “thô” được 250 Mark, bằng với phần chi ra. Giám đốc văn phòng suy nghĩ: với mức giá quy định này văn phòng mới chỉ bù đắp được giá thành. Tất nhiên, văn phòng cũng cần phải kiếm một chút lợi nhuận. Vì thế giá vé được tăng lên thành 3 Mark/vé. Chủ nhật tiếp theo văn phòng bán được 50 vé, thu được 150 Mark và đã bị lỗ ròng là 100 Mark. Trong văn phòng lại có người nghĩ: trong khi chi phí trung bình là 5 Mark/người mà văn phòng lại vận chuyển họ với giá chỉ có 3 Mark là không thể chấp nhận được. Thế là giá vé lại được tăng lên thành 6 Mark/vé và kết quả là chủ nhật tiếp theo tàu chỉ còn chở có 6 hành khác. Bây giỡ lỗ vốn đã tăng lên 214 Mark. Cuối cùng giám đốc suy nghĩ: Việc gắn giá bán với giá thành thật vô nghĩa, nó chỉ đem lại lỗ vốn mà thôi: Vì thế giá vé đã được hạ xuống chỉ còn có 1 Mark. Kết quả thật mỹ mãn: số khách của chủ nhật tiếp theo là 400, thu được 400 Mark nên đã dôi ra (lãi) 150 Mark và thật đặc biệt: giá thành đã giảm xuống chỉ còn 63,5 Pf./người.

Tất nhiên, cách định giá này làm người mua luôn bị thiệt thòi. Song với các bài “Chính sách giá cả như thế nào đem lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường?”. “Bị áp thuế bán phá giá và những vấn đề đặt ra” và “Giá thuốc, chất lượng thuốc, quản lý thuốc”, tác giả Nguyễn Ngọc Huyền đã chỉ rõ những cái hại cho chính người sản xuất do phương thức định giá đó đem lại: bị áp thuế bán phá giá nên khó xuất khẩu, sản xuất đình đốn, sau nhiều năm buông lỏng quản trị dẫn đến những yếu kém tồn động nhiều năm trở thành căn bệnh khó chữa. Ngày nay, sức cạnh tranh của phổ biến các doanh nghiệp Việt Nam là thấp hoặc không có, thậm chí rơi vào thế bất lợi vì giá thành sản phẩm quá cao. Thiết nghĩ nhận thức được điều này cũng cực kỳ cần thiết để người khởi nghiệp biết tránh các suy nghĩ, cách làm “tầm thường”, sai quy luật mà những người đi trước đã vấp phải. Đây cũng chính là một trong những điều kiện tiên quyết để có thể khởi nghiệp và kinh doanh thành công.

3.2.4/ Môi trường kinh doanh hội nhập quốc tế

Thế kỷ Xxi là thế kỷ mà môi trường kinh doanh vận động mang các đặc trưng cơ bản khác hẳn so với mọi thời kỳ trước đó. Có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, phạm vi kinh doanh mang tính toàn cầu

Quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tiến được những bước dài. Ngày nay, thế giới đã hình thành nhiều khu vực kinh tế như khối thị trường chung châu Âu, Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Khu vực kinh tế Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi…

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày càng lớn mạnh, đến nay đã thu hút khoảng 160 nước trên thế giới tham gia; nhiều nước còn lại đang xúc tiến các công việc cần thiết để gia nhập tổ chức này.

Đặc trưng này mở rộng môi trường kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nước ta kinh doanh ngày nay không chỉ hoạt động ở phạm vi đất nước mình mà còn có quyền kinh doanh ở thị trường khu vực và thế giới – họ có quyền kinh doanh ở mọi nước thành viên WTO còn lại. Điều này cũng mở ra cơ hội kinh doanh mới cho nhiều doanh nghiệp nước ta. Nếu trước đây, các doanh nghiệp chỉ bán hàng ở thị trường Việt Nam thì nay họ có thể và phải nghĩ đến bán hàng hoặc sản xuất và bán hàng ở mọi quốc gia khác thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới. Thị trường sẽ vô cùng rộng lớn. Vấn đề là ở chỗ không phải cứ vào WTO là mọi doanh nghiệp nước ta đều mang được hàng sang bán ở các nước khác. Sẽ chỉ có doanh nghiệp nào sản xuất hàng hóa có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp cùng loại ở các nước khác, doanh nghiệp đó mới có lợi thế này. Vậy loại hàng hóa nào thì có lợi thế cạnh tranh? Có lẽ tính quy luật phổ biến là lợi thế cạnh tranh phổ biến của các doanh nghiệp gắn trước hết với lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nước ta có lợi thế cạnh tranh gì so với các nước khác thì doanh nghiệp nào khai thác được lợi thế ấy sẽ là doanh nghiệp có khả năng nhiều nhất về lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của các nước khác. Nền kinh tế toàn cầu hóa đòi hỏi các doanh nghiệp của mỗi quốc gia không kinh doanh theo tư duy cũ “tự cung, tự cấp” mà phải chuyển sang cách tư duy mới – sản xuất tối đa các sản phẩm/dịch vụ mà nước mình có lợi thế. Như thế, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh quốc gia trong suy nghĩ, tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng là nhiệm vụ của mỗi người muốn khởi nghiệp thành công.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới mỗi doanh nghiệp kinh doanh ngày nay lại không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp ở chính nước mình mà còn phải cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp cùng loại trong khu vực và trên thế giới. Như thế, số lượng đối thủ cạnh tranh, tính chất và cường độ cạnh tranh sẽ cao hơn hẳn so với mọi thời kỳ trước đó. Điều này sẽ đem lại bất lợi trước tiên cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm/dịch vụ mà nước khác có lợi thế cạnh tranh. Vì thế, trước khi khởi sự nghiệp chủ phải tính toán và tránh ngay từ đầu những sản phẩm/dịch vụ mà lợi thế có ở các quốc gia khác khi tìm kiếm ý tưởng kinh doanh cho mình.

Tất nhiên, khi đã mạnh, doanh nghiệp mới có thể vượt qua được các cản trở để có thể có lợi thế ngay cả với những sản phẩm/dịch vụ không thuộc lợi thế cạnh tranh của nước mình song dù sao, đó cũng không nên là con đường khôn ngoan cho các doanh nghiệp mới.

Thứ hai, tính chất bất ổn của thị trường là rất rõ ràng và ngày càng mạnh mẽ

Môi trường kinh doanh càng mở rộng bao nhiêu sẽ càng có sự tham gia của nhiều thành viên kinh tế bấy nhiêu. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã rút ngắn khoảng cách về không gian, làm cho các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau vẫn có thể cạnh trnah trực tiếp với nhau không phải chỉ ở sản phẩm đầu ra mà còn ở việc cung cấp các nguồn lực đầu vào. Nhiều đối thủ ở nhiều nước và khu vực khác nhau với trình độ nhận thức và phản ứng trước thị trường hết sức khác nhau lại cùng cạnh tranh với nhau sẽ mang lại bức tranh cạnh tranh rất nhiều màu sắc. Chính bức tranh cạnh tranh đa màu này tất yếu sẽ dấn đến tính bất ổn ngày càng cao của môi trường kinh doanh: “Nhìn ra phía trước chúng ta chỉ thấy một thế giới của sự hỗn mang và bất định. Một thế giới của sự thay đổi ngày càng nhanh. Một thế giới mà ở đó nền kinh tế sẽ không còn dựa vào đất đai, tiền bạc hoặc dựa vào nguyên vật liệu mà dựa vào vốn trí tuệ. Một nơi mà cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và thị trường trở nên tàn nhẫn… Một nơi mà khách hàng sẽ tiếp cận vô hạn với sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Một nơi mà mạng lưới thông tin sẽ còn quan trọng hơn cả quốc gia. Và là một nơi mà bạn hoặc sẽ hoạt động kinh doanh theo sát thời gian thực hoặc sẽ chết.

Tính chất bất ổn cao dẫn đến phá vỡ các tính phổ biến trước đây về hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh. Điều này đòi hỏi những người khởi nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tích lũy các kiến thức kinh doanh và quản trị kinh doanh hiện đại cần thiết, tìm kiếm con đường đi tương đối đảm bảo cho doanh nghiệp của mình, đồng thời phải xác định nghiệp chủ có trách nhiệm đưa doanh nghiệp phát triển trong môi trường đầy cạm bẫy và biến động.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần XII


Mấy năm lại đây, Chính phủ rất quan tâm và quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh nước ta. Đặc biệt những năm 2014 – 2015 nhiều cải cách hành chính đã được triển khai từ chính phủ đến các cơ quan cấp bộ và các địa phương cả nước với quyết tâm giảm thủ tục hành chính theo định hướng đến năm 2016 môi trường kinh doanh nước ta đạt trung bình nhóm ASEAN-4 (Hộp dưới).

Việt Nam muốn tiến sát Thái Lan về môi trường kinh doanh

Chính phủ yêu cầu đến năm 2016, môi trường kinh doanh đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4, tiến gần với Thái Lan

Thông tin trên được tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết tại Hội thảo sáng nay (12/3/15). “Nếu môi trường kinh doanh Việt Nam đạt mức trung bình ASEAN-4 thì sẽ tiến gần đến Thái Lan”, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung phát biểu.

Yêu cầu này cho thấy Chính phủ tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trong bối cảnh 3 – 5 năm tới là giai đoạn then chốt đối với tiến trình hội nhập quốc tế, sau khi hoàn tất đàm phán và bắt đầu triển khai hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước chủ chốt, xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN.

Trước đó, Nghị quyết 19 ban hành đầu năm 2014 đặt mục tiêu đến cuối năm nay chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình các nước ASEAN-6 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Brunei). Tuy nhiên, sau một năm thực hiện, Chính phủ đánh giá cần gia tăng nhiệm vụ hơn nữa cho các Bộ, ngành, địa phương, bởi hơn một nửa giải pháp vẫn bị đánh giá có năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh thấp trong khu vực.

Chẳng hạn, đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới về năng lực cạnh tranh cho thấy Việt Nam xếp thứ 68, sau các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines. Môi trường kinh doanh cũng được Ngân hàng thế giới xếp ở vị trí 78 trên 189 quốc gia và vùng lãnh thổ, kém Thái Lan 52 bậc.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2015, Chính phủ cũng đã tập trung bàn luận về các giải pháp để cải thiện xếp hạng. Theo đó, đến cuối năm nay, một số chỉ tiêu phải giảm một nửa thời gian thực hiện so với hiện nay như nộp thuế, tiếp cận điện, làm thủ tục phá sản… Sang năm 2016, Việt Nam đặt mục tiêu lọt top 60 nước trên thế giới về khởi sự kinh doanh, top 50 về bảo vệ nhà đầu tư, top 20 về chỉ số tiếp cận tín dụng.

Nhằm hoàn thành mục tiêu, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành phải tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh minh bạch, bình đẳng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tái cơ cấu nền kinh tế…

Hàng năm tổ chức VCCI đã sử dụng các tiêu chí nhất định để xếp hạng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh cho 63 tỉnh/thành ở nước ta. Những tỉnh xếp hạng cao đã chú trọng đến việc tạo các điều kiện thuận lợi nhất định cho hoạt động kinh doanh; ngược lại, các tỉnh xếp sau đang ít chú ý đến cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực trạng này của môi trường kinh doanh nước ta đã gây ra rất nhiều khó khăn, thậm chí làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta. Điều này dẫn đến những tính toán, lựa chọn của những người khởi sự kinh doanh: trước khi khởi sự bên cạnh việc nghiên cứu cơ hội kinh doanh phải chú ý đánh giá chính xác môi trường kinh doanh để lựa chọn cho mình nơi kinh doanh thuận lợi. Khi đã chấp nhận, người sắp khởi nghiệp phải chú ý nghiên cứu các điều kiện môi trường kinh doanh rất cụ thể tại địa phương mình muốn kinh doanh để thật am hiểu khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, giải quyết các công việc có liên quan tại các cơ quan công quyền. Nếu không nhận thức đúng hoặc bỏ qua các vấn đề này đôi khi hoạt động kinh doanh “coi như” chấm dứt ngay từ khi mới khởi sự. Mặt khác, mỗi nghiệp chủ lại đều cần nhận thức được chính bản thân mình cũng có trách nhiệm góp phần làm lành mạnh môi trường kinh doanh mà mình hoạt động trong đó.

3.2.3/ Nền kinh tế thị trường mang tính đan xen

Nhiều doanh nghiệp nước ta ngày nay kinh doanh trong nền kinh tế thị trường mang tính đan xen: vừa ở nơi thị trường mang tính cạnh tranh, vừa ở nơi mà thị trường chưa hoặc chưa thực sự cạnh tranh. Trong khi nước ta chưa có thị trường cạnh tranh thì nhiều thị trường ở nhiều nước đã mang tính cạnh tranh. Hơn nữa, dù thị trường tổng thể ở nước ta chưa thực sự cạnh tranh thì thị trường rất nhiều loại sản phẩm cụ thể cũng đã mang tính cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp nước ta vẫn phải trực tiếp hoặc gián tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại của nước ngoài. Vì thế, doanh nhân không thể chỉ am hiểu thị trường chưa cạnh tranh lại không am hiểu thị trường mang tính cạnh tranh.

Cầu là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cầu đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cầu được tính theo đơn vị hàng mà người tiêu dùng sẵn lòng mua và có thể mua trong một thời điểm. Quy luật cầu cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa giá và lượng cầu: khi giá tăng, lượng cầu của người tiêu dùng giảm đi.

Cung là mối quan hệ giữa giá của một mặt hàng với lượng cung đối với mặt hàng đó, trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Giá được đo theo đơn vị tiền và lượng cung được tính theo đơn vị hàng mà người bán sẵn lòng bán và có thể bán trong một thời điểm. Quy luật cung cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa giá và lượng cung: khi giá tăng, lượng cung của người bán cũng tăng lên.

Mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung gọi là giá cân bằng thị trường hay là giá cả thị trường. Giá này chính là giá cả tại thị trường cạnh tranh. Tại mức giá này, người bán đã bán được bằng với mức giá mà họ mong muốn và bán được hết hàng, người mua cũng mua được hàng với giá mà họ muốn mua. Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất dẫn đến một số người có cầu nhưng không được đáp ứng; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất, dẫn đến có một lượng cung không được người tiêu dùng chấp nhận. Cũng vì vậy, người mua và người bán đều nhận thức được điểm cân bằng cung – cầu là điểm đem lại lợi ích lâu dài cho cả hai phía.

Như thế, muốn kinh doanh nghiệp chủ phải có nhận thức giá cả phải là giá cả thị trường (chứ không phải giá do người bán mong muốn); Khi bán hàng không thể và không chú ý nghiên cứu thị trường: cung – cầu, tính chất cạnh tranh,… và chính điều này mới đem lại lợi ích và sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.

Nếu nhìn ra toàn cầu thì các doanh nghiệp nước ta đang kinh doanh trong môi trường vừa chưa thị trường (như đã chỉ ra ở đặc điểm trên), vừa mang đặc điểm thị trường cạnh tranh (với nhiều doanh nghiệp có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa). Ngày nay, hình ảnh phổ biến của các thị trường trên thế giới là thị trường cạnh tranh, xu thế phát triển chủ yếu ngày nay là xu thế mở rộng cạnh tranh của thị trường. Ở nước ta, thị trường cũng mang nhiều màu sắc: có loại hàng hóa thị trường đã mang tính cạnh tranh như thị trường bán lẻ hàng hóa, thị trường nông sản ở các chợ truyền thống, thị trường viễn thông… và cũng còn nhiều thị trường của nhiều loại hàng hoa chưa thực sự là thị trường; đặc biệt là thị trường hàng hóa liên quan đến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước,…

Trong bối cảnh này, một lời khuyên đơn giản: thứ nhất là nguyên tắc “nhập gia, tùy tục”, kinh doanh ở thị trường nào phải biết ra quyết định phù hợp với thực trạng thị trường đó; thứ hai, nếu muốn kinh doanh thành đạt trong nền kinh tế thị trường hiện đại người khởi nghiệp hãy biết “quên” dần đi các cách ứng xử trong thị trường phi cạnh tranh hoặc ít cạnh tranh để hình thành các cách thức ra quyết định kinh doanh trong môi trường cạnh tranh.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần XI


Có thể thấy rõ hơn trong Hộp dưới đây:

Bất cập trong hệ thống giấy phép kinh doanh

Vấn đề mà doanh nghiệp thường phàn nàn trong hệ thống giấy phép kinh doanh hiện hành là việc thực thi cấp phép còn thiếu minh bạch. Trong một khảo sát gần đây của ADB-GTZ, nhiều doanh nhân cho biết, họ bị cơ quan có thẩm quyền từ chối cấp phép với lý do rất chung chung như không phù hợp với quy hoạch kinh tế – xã hội của địa phương, hay có dấu hiệu kinh doanh ngầm, khó kiểm soát hay có tiềm ẩn nguy cơ xấu cho xã hội.

Một thực tế khác đáng lưu ý là nhiều giấy phép kinh doanh đã bị bãi bỏ nay lại “tái xuất”. Đặc biệt, việc bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh nhưng không thay đổi triệt để cách làm luật của các cơ quan hành chính nên vẫn không thay đổi được “bản chất sự việc”, các cơ quan này thường tìm cách mở rộng quyền lực của mình thông qua việc tái ban hành các luật lệ cũ dưới hình thức mới.

Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định việc thay thế các giấy phép kinh doanh thành “đăng ký kinh doanh không cần giấy phép” nhằm giảm chi phí thủ tục hành chính và tăng chủ động kinh doanh của doanh nghiệp, trên thực tế, còn khó kiểm soát, giám sát và ít hiệu quả hơn nhiều so với giấy phép kinh doanh.

Ông Phạm Duy Nghĩa, Trưởng bộ môn Luật kinh doanh, khoa Luật, Đại học Quốc iga Hà Nội cho rằng khuyết điểm lớn nhất trong việc cấp phép ở Việt Nam là tồn tại tư duy coi giấy phép kinh doanh như là điều kiện để được gia nhập thị trường, tức là Nhà nước kiểm soát và ngăn chặn từ đầu. Ông Nghĩa cho biết, ở nhiều nước khác, một người có thể mở cửa hàng ăn mà không cần phải xin cấp phép. Nhưng họ sẽ bị kiểm soát thường xuyên bởi hiệp hội ngành (như phải tham gia các khóa đào tạo về an toàn thực phẩm) hay qua kiểm tra đột xuất về việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, khi triển khai các hoạt động kinh doanh

Kể từ khi được cấp giấy phép kinh doanh, người khởi sự tiến hành các hoạt động kinh doanh. Quá trình kinh doanh đòi hỏi nghiệp chủ phải tổ chức hàng loạt các hoạt động từ tiếp tục nghiên cứu thị trường, tổ chức cung ứng các nguồn lực đầu vào, tiến hành chế biến sản phẩm hoặc tạo ra dịch vụ, tổ chức vận chuyển hàng hóa tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ ở thị trường mục tiêu của mình. Tất cả các hoạt động đó liên quan đến nhiều đối tác kinh doanh khác nhau và chịu ảnh hưởng của các hoạt động quản lý vĩ mô. Nếu các quy định về thủ tục mua bán, hợp đồng đơn giản và chặt chẽ thì hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi; nếu các thủ tục rườm rà, liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cấp quản lý,… thì hoạt động kinh doanh gặp những khó khăn nhất định. Mức độ khó khăn tăng tỷ lệ thuận với các quy định thủ tục rườm rà.

Ngoài việc thiết lập quan hệ với các đối tác kinh doanh, nghiệp chủ còn phải tiếp xúc, xử lý hàng loạt các công việc liên quan đến các cơ quan quản lý vĩ mô như đăng ký bản quyền; đảm bảo vệ sinh môi trường; chống hàng giả, hàng nhái, hàng gian; thống kê, báo cáo, kê khai thuế quan… Tất cả các công việc này đều liên quan đến các quy định pháp luật, chính sách quản lý vĩ mô và cách thức xử lý công việc của cán bộ công quyền. Nếu luật pháp quy định rõ ràng, thực thi nghiêm minh sẽ không có chỗ đứng cho hàng giả, hàng nhái, hàng gian… Trong điều kiện này các doanh nghiệp lằm ăn chân chính có nhiều cơ hội phát triển. Việc kê khai, báo cáo.. càng đơn giản bao nhiêu càng giảm được thời gian và chi phí cho các hoạt động này bấy nhiêu.

Những năm gần đây, hàng năm Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thường công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu, trong đó có những chỉ tiêu phản ánh khía cạnh của môi trường kinh doanh, cụ thể như: khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định của chính sách vĩ mô, lực lượng lao động đã qua đào tạo, cơ sở hạ tầng.

Các chỉ số này của Việt Nam chưa ổn định, lên xuống thất thường: năm 2008, Việt Nam xếp thứ 70/134; năm 2009 xếp thứ 75/133; năm 2010 xếp thứ 59/139 và gần đây nhất năm 2011 lại tụt 6 bậc so với năm 2010, tức thứ 65/142. Cũng tương tự, việc đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh hàng năm cũng được các tổ chức nghiên cứu chuyê sâu thế giới khảo sát và công bố. Tạp chí Forbes của Mỹ khảo sát và đánh giá môi trường kinh doanh gồm các chỉ tiêu: tự do hóa thương mại, tự do hóa tiền tệ, bảo vệ quyền sở hữu, năng lực sáng tạo, trình độ công nghệ, tình trạng quan liêu, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, tình trạng tham nhũng, tự do cá nhân. Theo đó, năm 2010 xếp Việt Nam thứ 118 trong số 128 nước được đánh giá, tụt 5 bậc so với năm 2008 và 2009. Cũng tương tự như vậy, theo Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm, đa phần các doanh nghiệp đều đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam tồi tệ nhất trong ba năm 2008 – 2011 (Hộp dưới).

Môi trường kinh doanh Việt Nam rớt điểm

Theo khảo sát, lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả xếp ở vị trí thấp điểm nhất. Một lần nữa, môi trường kinh doanh tại Việt Nam lại được các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước lên tiếng báo động tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam diễn ra ngày 2/12/ Kết quả điều tra cảm nhận môi trường kinh doanh năm 2011 do ban thư ký Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cho thấy số điểm năm nay chỉ đạt 2,04/4 điểm, thấp hơn nhiều so với số điểm 2,52 của năm ngoái và gần với mức 1,9 điểm năm 2008 (năm khủng hoảng tài chính toàn cầu).

Môi trường kinh doanh khá u ám

Qua khảo sát 240 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chỉ có 26% số doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam là tốt và rất tốt, bằng một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, 23,71% doanh nghiệp đánh giá môi trường kinh doanh kém (năm 2010 con số này chỉ 4,9%).

Đáng chú ý trong 14 lĩnh vực được điều tra không có lĩnh vực nào đạt mức 3 điểm (thang điểm 4 cao nhất). Trong đó, lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái xếp ở vị trí thấp điểm nhất và nằm trong tốp năm nhóm vấn đề ít được cải thiện nhất.

Nói về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham, cho rằng: “Việc thực thi kém hiệu quả về các quyền sở hữu trí tuệ khiến các doanh nghiệp nước ngoài phải kín đáo chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ có giá trị, chứ không giám chuyển giao công khai. Cũng chính điều này khiến cho các doanh nghiệp FDI e ngại về nạn bắt chước tại Việt Nam”.

Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (Amcham) Christopher Twomey cho rằng vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam là cải tiến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thực thi hiệu quả bằng việc xử phạt nặng hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ để không ai tái phạm.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận ngoại tệ, tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng và đáng chú ý là kinh tế vĩ mô sau nhiều năm liền có vị trí cao thì năm nay bị xếp vào nhóm ba lĩnh vực đáng lo ngại nhất của môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp đòi đơn giản thủ tục hơn nữa

Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, qua rà soát 16 luật về doanh nghiệp cho thấy có đến 206 quy định chưa đạt tiêu chí minh bạch, 243 quy định chưa hợp lý, 149 quy định chưa thống nhất và 85 quy định chưa đạt tiêu chí khả thi.

Cụ thể, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có những quy định không cần thiết hoặc thiếu minh bạch, thậm chí gây cản trở, gây khó khăn, thậm chí hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

“Ví dụ như các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư còn trùng lặp… Đáng chú ý là một số quy định còn phân biệt đối xử, chưa đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế. Đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật được rà soát. Trước mắt là sửa đổi các luật: Đất đai, Quản lý thuế, Đấu thầu…” – ông Huỳnh nói.

Các doanh nghiệp cũng đưa ra năm giải pháp khuyến nghị đến Chính phủ. Đó là tiếp tục cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa, cải thiện hệ thống thông tin, viễn thông và năng lượng, cải thiện hệ thống hạ tầng vận tải, giảm rào cản gia nhập thị trường và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Riêng các doanh nghiệp FDI còn đề nghị nâng cao tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận các văn bản luật, kế hoạch, số liệu thống kê…

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần X


Sau hơn ba chục năm duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã dẫn cách tư duy, cách làm… của cơ chế kinh tế này đã ăn quá sâu trong tiềm thức mỗi con người chúng ta. Đây chính là nguyên nhân của thực trạng dù chúng ta đã xây dựng cơ chế thị trường hơn 20 năm nay nhưng sự “giã từ quá khứ” lại không đơn giản – trên mọi phương diện, nền kinh tế nước ta thực chất vẫn mang nặng dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Đáng tiếc hơn nữa là mặc dù vậy, nhiều người vẫn lầm tưởng cơ chế kinh tế đang diễn ra ở nước ta là cơ chế kinh tế thị trường. Những người này thậm chí không có ý niệm lấy tiêu chí gì để xác định cái gì mang đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cái gì mang đặc trưng của cơ chế thị trường?

Cao hơn nữa là ý thức trách nhiệm xã hội. Ý thức trách nhiệm xã hội là nét sống đẹp và cần có ở mọi xã hội. Người ta không giẫm đạp lên người khác, không thể hy sinh lợi ích của người khác, của xã hội để kiếm tiền. Tuy nhiên, những hiện tượng xảy ra trong nhiều năm qua tại nước ta lại cho bức tranh khác hẳn. Cần chú ý rằng tư duy “buôn gian, bán lận”… lại là thứ tư duy chỉ đúng cho thị trường rất thấp cấp; thị trường luật pháp còn chưa hoàn thiện. Tư duy này, nếu có, cũng chỉ đem lại lợi ích rất ngắn hạn nhưng lại thủ tiêu lợi ích dài hạn của chính người kinh doanh. Vì thế, những nghiệp chủ chân chính, đem lại sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp bao giờ cũng là những người kinh doanh có trách nhiệm xã hội.

3.2.2/ Các yếu tố thị trường ở nước ta mới đang được hình thành

Điều này, có ý nghĩa như thế nào? Nó cho thấy, đến nay, tuy đã xây dựng nền kinh tế thị trường nhưng tính chất “kế hoạch hóa tập trung”, kiểu quan hệ “xin, cho” còn tồn tại ở các cơ quan công quyền rất nặng nề; thực tế có nói nhiều nhưng vẫn chưa sửa được bao nhiêu.

Trong nhiều chục năm qua, một mặt, chúng ta mới đang dần hình thành hệ thống luật pháp “tiếp cận dần” với nền kinh tế thị trường cạnh tranh; mặt khác, việc thực thi các chính sách nhiều khi còn bị ách tắc bởi các cán bộ công chức ở các cấp trực tiếp xử lý các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố “chưa thị trường” biểu hiện ở rất nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế từ các quy định pháp luật, các chính sách đến sự thực thi chính sách của các cán bộ công quyền tác động rất lớn tới các vấn đề:

Thứ nhất, tiến hành các thủ tục cần thiết để khởi nghiệp

Các quy định khá rườm rà về làm mọi thủ tục, trong đó có thủ tục cấp phép kinh doanh và sự chậm trễ trong việc hoàn thành các thủ tục đó của cán bộ công quyền có liên quan đã làm cho thời gian xin cấp phép kinh doanh bị kéo dài so với nhiều nước khác. Thậm chí, có những trường hợp còn không được cấp giấy phép kinh doanh dù không có lý do chính đáng: “Các loại giấy phép này tồn tại dưới các dạng chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép, văn bản chấp thuận, thẻ.

Ngoài ra, còn có một loại “cửa quyền” khác dưới dạng điều kiện kinh doanh. Dạng này được hiểu là sự chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ một nhu cầu kinh doanh, sản xuất nào đó của doanh nghiệp do các nhân viên của cơ quan hành chính thực hiện. Chẳng hạn, một doanh nghiệp có thể bị từ chối kinh doanh một ngành nghề nào đó do không phù hợp với quy hoạch kinh tế tại địa phương. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, dứt khoát phải có “dấu đỏ” của UBND quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Không nói đâu xa, tại Hà Nội, dù là thủ đô một quốc gia đang hội nhập nhưng cứ sau 12 giờ đêm, chẳng bao giờ thấy một hàng quán nào dám mở cửa bởi lo xe cảnh sát chở mọi thứ về đồn…

Một cái xúc xích 7 bộ quản lý

Một cái xúc xích của chúng tôi nhưng có đến 7 bộ quản lý, đó là các Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính (cùng với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan), Bộ Khoa học công nghệ và cả Bộ Công an nữa”.

Ông Mai Huy Tân, hội viên Hội các nhà quản trị doanh nghiệp vừa là chủ tịch Công ty thực phẩm Đức – Việt và Chủ tịch – Tổng giám đốc Công ty tư vấn nhịp cầu Đức – Việt đã phát biểu như trên tại Hội thảo Dự báo tác động của Luật doanh nghiệp sửa đổi do VCCI tổ chức sáng 29/7.

Ông Tân dành trọn phần phát biểu của mình để chia sẻ những câu chuyện hết sức thực tế về câu chuyện quản lý doanh nghiệp hiện nay.

Moi móc, hành là chính

Theo ông Tân, công ty ông đã đầu tư rất nhiều tiền vào hệ thống xử lý nước thải, môi trường nên chất lượng rất tốt.

Ông kể, gần đây cảnh sát môi trường đến kiểm tra công ty của ông, qua kiểm tra, các chỉ số đều tốt nhưng cuối cùng có một đồng chí công an phát hiện khu vực dự trữ chất thải của công ty có một thùng màu xanh tập kết rác thải mà không phải chứa trong thùng màu đỏ, đồng chí này mở ra và ghi vào trong văn bản là thùng chứa không đúng màu.

“Sự moi móc, hành là chính của các cơ quan quản lý là vậy, bảy bộ quản lý một cái xúc xích là quá đáng! Ở nước họ chỉ có một Cục quản lý thực phẩm mà thôi”, ông Tân bức xúc nói.

Theo ông Tân, Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này sẽ tác động nhiều hơn đối với sự ra đời của các doanh nghiệp mới, nhưng cũng nên quan tâm đến nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động thì thở như thế nào: “Một trong những tác động của Luật Doanh nghiệp lần này là tạo sự thông thoáng dễ thở hơn cho doanh nghiệp nhưng theo tôi ngàoi việc sửa Luật Doanh nghiệp còn phải sửa nhiều thứ khác liên quan đến môi trường kinh doanh thì doanh nghiệp mới thở được”, ông Tân nhấn mạnh.

Khâu nào cũng có phong bì

Ngoài ra, ông Tân còn chỉ ra những hạn chế trong việc khai tử doanh nghiệp, ông đề nghị nên đơn giản hóa thủ tục này. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động rồi nhưng không khai. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp “chết” không được chôn và vẫn tồn tại trên giấy.

“Trừ những doanh nghiệp mà lập ra mua hóa đơn rồi giải thể cần phải kiểm soát chặt chứ còn những doanh nghiệp lập ra bình thường nhưng vì cơ hội kinh doanh đi qua họ giải thể rất là sạch sẽ thì phải tạo điều kiện cho người ta làm. Doanh nghiệp muốn khai tử hiện nay vô cùng khó, vô cùng lâu và thường thường là phải “campuchia” (phải có phong bì – PV)”, ông Tân nói.

Đề cập đến vấn nạn phong bì, ông Tân kể tiếp: “chúng tôi muốn nhập container thịt, gia vị để về làm xúc xích thì phải qua rất nhiều khâu nhưng hầu như không khâu nào là không có phong bì mặc dù mọi thủ tục, chứng từ của chúng tôi hoàn toàn sạch sẽ”.

Để có tiền “lót tay” như vậy, ông Tân cho biết công ty phải lấy từ cổ tức, từ lợi nhuận của cổ đông ra đưa vào quỹ để chỉ giữ cho sổ sách được “sạch sẽ”. Và cộng gộp các khoản lót tay này, công ty của ông phải mất tiền tỷ chứ không phải tiền triệu.

“Chúng tôi là doanh nghiệp hàng ngày phải đối phó với rất nhiều vấn đề đau đầu và gần như nhiệt huyết để đầu tư phát triển của chúng tôi suy giảm nhiều. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển như thế nào nếu trong lòng người ta không còn nhiệt huyết đầu tư. Vì vậy nhà nước phải nghĩ đấy là cốt lõi của dân tộc, phát triển doanh nhân lành mạnh. Một khi đội ngũ doanh nhân không còn nhiệt huyết nữa thì nền kinh tế có còn tương lai không!”, ông Tân bức xúc.

Ngoài ra ông Tân nêu lên một bất cập liên quan đến ngành nghề kinh doanh. Công ty thứ hai của ông Tân là tư vấn việc mua và chế biện cá tra bằng công nghệ Đức.

“Khi tư vấn chúng tôi phát hiện có những cơ hội từ nguồn tài chính nước ngoài cho ngành cá tra Việt Nam nhưng tôi không thể tư vấn vì làm vậy là vi phạm pháp luật trong khi đăng ký kinh doanh tôi không được quyền tư vấn tài chính. Rất nhiều cơ hội chúng tôi nhìn thấy nhưng không dám làm vì luôn luôn bị đe dọa là kinh doanh trái pháp luật, kinh doanh trái phép”, ông nói.

Hệ thống giấy phép hiện đang gây nên những bất cập lớn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Thứ nhất, cho đến tận bây giờ, chưa tồn tại một thống kê và cập nhật chính xác các loại giấy phép và điều kiện kinh doanh đang có hiệu lực. Thứ hai, mục tiêu của các loại giấy phép đôi khi không rõ ràng, không rõ giấy phép và điều kiện kinh doanh được ban hành để bảo vệ phục vụ những lợi ích gì. Thứ ba, tiêu chí để cơ quan hành chính cấp hoặc từ chối cấp phép đôi khi chưa minh bạch. Thứ tư, quy trình cấp phép và giám sát điều kiện kinh doanh chưa có sự tham gia của người có liên quan, chưa tham vấn và giải thích rõ các quyền của người làm đơn xin cấp phép. Thứ năm, thời hạn có hiệu lực của giấy phép thường ngắn, không quá một năm, trong khi quy trình cấp bổ sung và gia hạn còn phức tạp, thậm chí còn lặp lại các thủ tục cấp phép như lần đầu.

Mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để xin thủ tục cấp phép kinh doanh là một trong nhiều nguyên nhân làm cho các doanh nghiệp trong nước ta kém sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp ở các nước khác.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.