Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần X


Vấn đề là, nếu người lao động không được đào tạo một cách bài bản, không nắm chắc cơ sở lý thuyết và thực tế thì sẽ thiếu tính sáng tạo nghề nghiệp. Đây lại là nguyên nhân gây ra sự trì trệ sau khi khởi nghiệp. Những đánh giá về hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân nước ta cho đến nay cũng cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa: khả năng đổi mới sản phẩm là rất thấp. Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp, quạt điện Việt Nam chật vật nhiều năm để tìm đường đổi mới sản phẩm sang các mẫu mã mới thích hợp với thị trường mặc dù cũng chỉ là đổi sang các mẫu mã mà thị trường đang tiêu thụ các mẫu hàng tương tự của nước ngoài; các ngành dịch vụ như ngân hàng – tài chính chật vật chuyển từ kinh doah truyền thống (vay và cho vay) sang các sản phẩm mới hơn theo hướng kinh doanh đa ngành mà thế giới đã làm từ rất lâu rồi…

Trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu ngày nay, khả năng đổi mới và sáng tạo từ sản phẩm mới, công nghệ mới, máy móc thiết bị mới, vật liệu mới và cách thức kinh doanh mới là chìa khóa hữu hiệu tránh cạnh tranh; chìa khóa cho sự phát triển. Những doanh nghiệp liên tục phát triển hàng thế kỷ nay của thế giới đều là những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Các doanh nghiệp này liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các mẫu sản phẩm mới, công nghệ mới, thiết bị mới, vật liệu mới cũng như tìm kiếm và đưa ra cách thức kinh doanh mới.

Người khởi nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm này và có tư duy tốt trong phát triển nghề truyền thống – tư duy liên tục đổi mới sản phẩm theo đòi hỏi của thị trường để từ đó thiết kế công tác đào tạo, tổ chức nghiên cứu sản phẩm, tổ chức sản xuất kinh doanh… Có được tư duy này, có thể biến nguy cơ không phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, doanh nghiệp chật vật trong kinh doanh hiện nay thành khả năng phát triển chúng trong nền kinh tế hội nhập. Những người khởi nghiệp cần có nhận thức, đổi mới sản phẩm là khó song rõ ràng đổi mới sản phẩm mà mình đã có nghề lâu năm còn dễ gấp nhiều lần so với sáng tạo hoặc đổi mới sản phẩm ở lĩnh vực mà mình còn ít có kiến thức.

Nếu người kinh doanh kết hợp tư duy này với quan niệm kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu họ sẽ đặt câu hỏi tại sao mình không phát triển từ những cái mình đang có trong khi mình có quyền bán hàng ở thị trường của mọi nước thành viên thuộc tổ chức thương mại thế giới khác!

Thứ năm, kinh doanh thiếu vắng hoặc hiểu và làm không đúng tính chất phường hội

Tính phường hội đã xuất hiện từ rất lâu ở thế giới và ở cả nước ta. Từ xưa, các cụ ta đã có câu: “Buôn có bạn, bán có phường”. Điều này có nghĩa là tư duy kinh doanh theo kiểu phường hội cũng đã có từ lâu ở nước ta. Tính phường hội hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là biết “bảo nhau” để có những đồng thuận trong kinh doanh. Hiểu theo đúng nghĩa, tính phườn ghội giúp cho những người kinh doanh nhỏ cùng nghành nghề liên kết, giúp đỡ nhau trong kinh doanh. Nếu chưa hoặc không am hiểu tính phường hội mà mở ra kinh doanh thì chắc chắn tự chuốc lấy thiệt hại và nếu gặp bất trắc sẽ khó bề xoay sở. Tuy nhiên, nếu quan sát kinh doanh ở khắp các làng nghề thủ công, các khu chợ nước ta ngày nay sẽ nhận thấy hầu như tính phường hội chỉ có được trong điều kiện thị trường bình thường; khi thị trường có biến động thì tính phường hội hay bị phá vỡ mặc dù đó mới là lúc những người kinh doanh cần tính phường hội nhất.

Khi xã hội phát triển nhà nước nhận thấy xuất hiện không ít trường hợp ở các phường hội người kinh doanh lại không chỉ bảo nhau để không bị thiệt hại trong kinh doanh mà họ còn có thể bảo nhau gây thiệt hại cho các đối tượng khác. Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, luật pháp ở hầu hết các nước đều quy định hoạt động kiểu phường hội phải có giới hạn – không được làm tổn hại đến lợi ích của người thứ ba. Nước ta cũng giống các nước khác, cấm các thỏa thuận mang tính phường hội gây hại cho bên thứ ba. Mặc dù đã bị pháp luật cấm đoán nhưng chỗ này hay chỗ khác ở nước ta chúng ta lại vẫn bắt gặp những hội hay hiệp hội có những cái bắt tay để cùng bảo nhau dừng bán hàng, tăng giá…

Nếu hiểu và thực hiện không đúng tính phường hội, người kinh doanh tự chuốc sự thua thiệt và thất bại. Vì vậy, hiểu và tuân thủ luật pháp về phường hội là điều kiện không thể thiếu mà những người/những người muốn khởi nghiệp cần hiểu thấu đáo.

Thứ sáu, kinh doanh với trình độ quản trị thấp

Ngày nay, người ta khẳng định kinh doanh là một lĩnh vực rất cần thiết và người thực hiện các hoạt động kinh doanh là người làm nghề: nghiệp chủ hay doanh nhân làm nghề kinh doanh, còn các nhà quản trị thì làm “nghề quản trị”. Những người này có kiến thức cần thiết để khởi sự, triển khai và phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải từ xa xưa mà cũng chỉ mới các đây hơn một trăm năm (cuối thế kỷ XIX) nghề quản trị với tư cách một nghề độc lập mới ra đời. Từ bấy đến nay, tri thức quản trị kinh doanh đã phát triển rất khác so với thuở ban đầu.

Tuy nhiên, không giống với những gì đã diễn ra trên thế giới; đến nay, hoạt động kinh doanh ở nước ta diễn ra với đủ màu sắc: có cả các doanh nghiệp mà ở đó nghiệp chủ và các nhà quản trị am hiểu kiến thức mới về kinh doanh và quản trị kinh doanh; có cả các doanh nghiệp mà ở đó nghiệp chủ và các nhà quản trị am hiểu kiến thức kinh doanh và quản trị kinh doanh đã lỗi thời và cũng có cả các doanh nghiệp mà ở đó doanh nhân còn rất ít am hiểu về kinh doanh và quản trị kinh doanh.

Xét chung trên thế giới thì bất kỳ nước nào cũng có ba loại doanh nhân và nhà quản trị đã chỉ ra ở trên; nếu khác nhau, chỉ là sự khác nhau về tỷ lệ. Tuy nhiên có thể đánh giá chung là tỷ lệ doanh nhân và nhà quản trị nước ta thiếu kiến thức kinh doanh và quản trị kinh doanh, đặc biệt là kiến thức kinh doanh và quản trị kinh doanh hiện đại, là rất cao.

Cũng cần nhận thức rằng nghề kinh doanh và quản trị kinh doanh có đặc điểm khác nhiều nghề khác là tính chất “nghề” không rõ ràng. Ở nước ta, tính chất “nghề” không rõ ràng ở ngay việc đến nay vẫn có quá nhiều người Việt Nam không quan niệm kinh doanh hay quản trị là một nghề. Vì tính chất “nghề” không rõ ràng nên nhiều người chưa biết nghề lầm tưởng mình đã biết nghề; chưa giỏi nghề đã lầm tưởng đã giỏi nghề và đặc biệt nghiêm trọng khi người ta nghĩ đơn giản: ai có vốn cũng có thể mở ra kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ nào đó. Nếu tình trạng này không được khắc phục thì hiện tượng nền kinh tế thế giới vừa biến động, hàng loạt cơ sở kinh doanh nước ta đã phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ như hai năm vừa qua là hiện tượng không có gì khó hiểu.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân là tuân thủ pháp luật. Đây là điều kiện tiền đề cho sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm với xã hội cũng cần có ở mọi nghiệp chủ, doanh nhân cũng như mọi người lao động. Chính vì vậy, tuân thủ luật pháp và trách nhiệm xã hội là một vấn đề không mới, không khó đối với nhiều quốc gia.

Tuy nhiên, đây lại là vấn đề cần bàn đối với những người khởi nghiệp ở nước ta. Nhận thức chấp hành luật pháp và phát triển kinh doanh trên cơ sở tuân thủ pháp luật là điều kiện bất di bất dịch để có thể gặt hái thành công lâu dài. Những hiện tượng vi phạm pháp luật như làm hàng giả, hàng nhái, hàng gian; trốn tránh nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho người lao động theo quy định pháp luật; xả nước thải, chất thải rắn, khí thải… gây ô nhiễm môi trường; trốn lậu thuế… đều là những hành vi chỉ có thể đem lại lợi ích rất ngắn hạn cho bản thân mà làm hại chính mình trong dài hạn. Đây chính là gốc rễ của vấn đề mà mỗi người/nhóm người khởi nghiệp cần nhận thức đúng. Nếu cứ kinh doanh và phát triển kinh doanh bằng con đường vi phạm pháp luật như làm hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại… thì đến bao giờ đất nước ta mới có sản phẩm cạnh tranh với doanh nghiệp các nước khác?

Khi đất nước có chiến tranh, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung là một trong nhiều nhân tố giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù. Sau chiến thắng 1975, đất nước thống nhất và chuyển sang giai đoạn hòa bình song chúng ta lại vẫn duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Cho đến đầu thập niên 90, nước ta mới chính thức bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Advertisement

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần IX


Quan sát sự phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay dễ nhận thấy các doanh nghiệp này mắc căn bệnh chung khá phổ biến là phát triển dựa trên nền tảng lợi ích ngắn hạn. Hình ảnh phổ biến ngày nay là hiện tượng ban hành các quyết định theo tư duy ngắn hạn như tuyển dụng nhân lực với chất lượng thấp, trả lương thấp cho người lao động, môi trường làm việc không hoặc ít thuận lợi cho nhân viên; nhập khẩu công nghệ – kỹ thuật lạc hậu, bán hàng theo kiểu bắt chẹt khách… với các câu châm ngôn đã có từ muôn đời (đã rất sai nhưng đáng tiếc ít người biết đó là sai) như “buôn gian, bán lận”, “trời sinh voi trời sinh cỏ”, “đời cua, cua máy, đời cáy, cáy đào”,…

Có lẽ nhìn ngắn hạn là “căn bệnh” của những người thiếu tư duy kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Căn bệnh này đang có ở không ít người, kể cả những người đã được đào tạo song độ “hấp thụ” kiến thức thị trường hiện đại còn hạn chế do kiến thức “truyền thống” diễn ra quá phổ biến trong đời sống hàng ngày.

Chỉ những ai thoát khỏi “căn bệnh” cũ này mới có thể khởi sự thành công và đưa doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, kinh doanh với quy mô quá nhỏ

Từ xa xưa cho đến nay, người Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi lối suy nghĩ sản xuất, buôn bán với quy mô nhỏ. Ở nông thôn, mặc dù cả gia đình sống bằng nghề nông nhưng cũng chỉ có vài sào ruộng; người dân thành phố mở một điểm sản xuất hàng hóa kiểu gia đình với quy mô rất nhỏ chẳng hạn sản xuất mỗi ngày vài kilogram bánh rán… Người buôn bán cũng chỉ bán mỗi ngày vài chục mớ rau, một gánh bún riêu, một gánh hàng xén, một điểm sửa xe với vài thứ dụng cụ đơn giản…

Tính quy luật về quy mô cho biết càng kinh doanh với quy mô nhỏ, chi phí sản xuất và giá thành càng cao. Vấn đề là ở chỗ chưa bao giờ những người trong cuộc nghĩ rằng quy mô kinh doanh như vậy là quá nhỏ và cũng vì kinh doanh với quy mô nhỏ bé đó mà chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm rất cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Quy mô kinh doanh nhỏ bé là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến từ cái tăm, mớ rau… được sản xuất ở nước ta đều có giá thành sản xuất rất cao; đến lượt nó lại tác động dây chuyền đến các sản phẩm khác cũng có giá thành cao. Kết quả là nhiều loại sản phẩm, dịch vụ được tạo ra ở nước ta thường có giá thành cao hơn khu vực và thế giới.

Nhiều người cho rằng, sở dĩ kinh doanh với quy mô nhỏ là thiếu vốn và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động kinh doanh của mình. Thực ra, nguồn gốc căn nguyên của kinh doanh nhỏ là tư duy, lối mòn suy nghĩ từ bao đời nay của người Việt. Cho đến tận ngày nay, nhiều doanh nhân hoặc chủ doanh nghiệp cũng chưa bao giờ nghĩ rằng sản xuất kinh doanh chỉ được phép “nhỏ” tới một mức độ nhất định nào đó; nếu nhỏ hơn mức đó chắc chắn hoạt động kinh doanh của họ sẽ không có hiệu quả. Nếu nghĩ đến điều này, chắc chắn người khởi nghiệp sẽ không kinh doanh với quy mô quá nhỏ và phải nung nấu ý chí đã không kinh doanh thì thôi, nếu đã kinh doanh thì phải kinh doanh với quy mô đủ lớn mới có hiệu quả.

Góp phần xóa lối kinh doanh với quy mô nhỏ, kém hiệu quả có vai trò của các cơ quan pháp luật và cấp phép kinh doanh. Quy định của luật pháp và các cơ quan cấp phép kinh doanh có trách nhiệm chỉ cấp phép kinh doanh với quy mô đủ lớn cần thiết.

Thứ ba, kinh doanh theo phong trào

Kinh doanh theo phong trào đang diễn ra phổ biến ở nước ta: ở bất kỳ nơi nào, nếu thấy xuất hiện một “nghề” mới nào đó mà có vẻ trụ được thì “nghề” đó sẽ lan tỏa. Nếu có một gia đình kinh doanh phở đông khách, ít lâu sau nhất định hàng xóm anh ta cũng sẽ bán phở dù người mới mở này chưa chắc đã am hiểu nghề nấu phở. Vấn đề là ở chỗ, những người tham gia vào một “nghề” nào đó theo phong trào không cần am hiểu, không tính đến khả năng, trình độ kỹ thuật,… cần có để hành nghề.

Với lối mòn kinh doanh theo kiểu phong trào mà xa xưa, Hà Nội đã từng có các phố Hàng Đường, Hàng Mắm, Hàng Phèn… Gần đây, những người kinh doanh nhỏ nước ta đã từng trải qua những phong trào như nuôi chim cút, nuôi chó cảnh, nuôi ếch, nuôi ba ba, nuôi tôm… ở khắp mọi miền đất nước. Các doanh nghiệp kinh doanh với quy mô lớn hơn nhiều cũng không tránh khỏi tính phong trào trong kinh doanh: hết phong trào sản xuất bia đẻ ra nhiều công ty bia ở mọi tỉnh trên khắp đất nước ta; đến phong trào mía đường mà có thời điểm cao nhất thành lập 44 công ty mía đường mà trong số đó có tới 36 công ty chưa bao giờ có lãi; rồi đến các phong trào xi măng lò đứng, phong trào nấu thép, phong trào khai khoáng… Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn thì có phong trào chuyển từ kinh doanh đơn ngành sang đa ngành; họ bắt đầu từ một lĩnh vực kinh doanh ban đầu của mình rồi đua nhau nhảy sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, tài chính – ngân hàng… mà không gặp bất kỳ lực cản nào. Thậm chí tính “phong trào” không chỉ trong kinh doanh hay thuần túy kinh doanh mà còn lan sang cả các lĩnh vực khác mà có cả những người tham gia không phải là người kinh doanh như phong trào xây dựng các khu công nghiệp, các cảng biển, mở trường học các cấp, đặc biệt là các trường đại học (đáng ra không nên là hoạt động kinh doanh, nên hoạt động mang tính công ích), xây nhà văn hóa thôn, xã…

Vấn đề là tại sao lại như vậy? Tại sao chúng ta lại chuyển từ hết phong trào nọ sang phong trào kia ở mọi cấp độ mà chưa biết đến bao giờ mới dừng lại được? Sở dĩ như vậy là vì những người trong cuộc thiếu các kỹ năng cần thiết có liên quan. Người trong cuộc kinh doanh theo phong trào là vì họ không có kỹ năng tính toán, phân tích, đánh giá để quyết định kinh doanh mà họ “học” trực tiếp theo cách làm của hàng xóm, ở xung quanh họ (thậm chí họ cũng không cần biết đến những người mà họ đang học cũng chưa chắc đã có kỹ năng). Mở ra kinh doanh theo người khác, thậm chí copy hoàn toàn cách làm của người khác mà không nghiên cứu sâu, chắc chỉ có ở và gắn liền với những người có trình độ tư duy kinh doanh chưa cao.

Do bắt chước người khác theo phong trào mà không tính toán kỹ lưỡng nên trong phổ biến các trường hợp bản thân người “làm theo” không nắm vững các kỹ năng, các điều kiện cần thiết của “nghề” mình đang kinh doanh. Đổ bể của nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh tế trong thời gian qua cho thấy nếu cứ tiếp tục theo phong trào thì các “đại gia” cũng chết chứ không phải chỉ những người kinh doanh nhỏ lẻ. Có thể kết luận khá đơn giản: nếu không khắc phục lối tư duy “bắt chước”, làm theo phong trào thì chắc chắn sẽ phải chấp nhận kết cục cho mọi hành động là thất bại luôn nắm chắc trong tay, còn thành công thì… chỉ có thể là do may mắn, chỉ có thể “nhờ trời”.

Muốn bước chân vào nghề kinh doanh, người khởi nghiệp cần nhận biết để khắc phục cách tư duy lối mòn kinh doanh theo phong trào. Chí ít, bản thân người khởi nghiệp phải tâm niệm sẽ không thành công nếu chỉ làm theo “cái” mà người khác đã và đang làm.

Thứ tư, thiếu tính sáng tạo và đổi mới

Đặc trưng thứ ba gây các cản trở không nhỏ cho sự phát triển sự nghiệp kinh doanh của chính nghiệp chủ và những người kinh doanh nước ta là thiếu tính sáng tạo cũng như khả năng đổi mới.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng chuyển dần sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ thì nghề thủ công truyền thống như một điều kiện thuận lợi cho những người khởi nghiệp phát triển kinh doanh. Hình ảnh các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Hưng Yên… có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây cho thấy nghề thủ công truyền thống là một trong nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, lại rất dễ nhận thấy cho đến nay khả năng đổi mới các sản phẩm thủ công truyền thống ở hầu hết các làng nghề thủ công nước ta theo các đòi hỏi mới của thị trường là rất thấp. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống như làm nón lá, đan rổ rá, đồ kim khí,… cứ mai một dần vì không đổi mới được (hoặc chỉ thay đổi được ở mức rất thấp) từ chất liệu nguyên vật liệu, mẫu mã, kiểu dáng,… cho phù hợp với nhu cầu của người mua. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến nhiều ngành nghề thủ công truyền thống ở khắp mọi miền của đất nước cứ theo đà bị mai một dần.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần VIII


Mô hình kinh tế hỗn hợp có đặc trưng cơ bản là dựa trên nền tảng kinh tế thị trường như có sự can thiệp của Nhà nước. Đó là nền kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới. Như thế, các doanh nhân sẽ phải kinh doanh trong nền kinh tế thị trường không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn ở phạm vi thế giới: tự do mua nguyên vật liệu, thiết bị, bán hàng… ở các nước khác và cũng sẽ phải cạnh tranh với mọi doanh nghiệp mạnh cùng loại ở các nước khác nhảy vào thị trường nước ta. Mọi doanh nhân hoặc những người muốn trở thành doanh nhân không thể không chú ý đến những đặc trưng chủ yếu sau đây:

3.2/ Đặc điểm chủ yếu của môi trường tác động đến khởi sự và kinh doanh

3.2.1/ Tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ

Tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ chi phối và tác động rất mạnh mẽ đến quá trình khởi sự cũng như kết quả và hiệu quả kinh doanh của các nghiệp chủ. Có thể nhận thấy cho đến nay tư duy kinh doanh nhỏ bé, manh mún vẫn là điểm đặc trưng của các doanh nhân nước ta. Tư duy manh mún, truyền thống, cũ kỹ biểu hiện ở nhiều góc độ, chẳng hạn như:

Thứ nhất, nhìn dài hạn về về sự phát triển và lợi ích

Tất cả các quyết định kinh doanh đều được ban hành hoặc dựa trên nền tảng tư duy về sự phát triển và lợi ích dài hạn hoặc ngược lại, dựa trên nền tảng tư duy về sự phát triển và lợi ích ngắn hạn. Tư duy phát triển kinh doanh, lợi ích ngắn hạn hay dài hạn thể hiện ở mọi quyết định kinh doanh: từ các quyết định mang tính chiến lược đến các quyết định hành động hàng ngày.

Muốn phát triển bền vững, người kinh doanh cần có tư duy dài hạn về sự phát triển và lợi ích. Chỉ trên cơ sở tư duy dài hạn về sự phát triển người kinh doanh mới chú ý quyết định cách thức kinh doanh cũng như sử dụng nguồn lực với tư duy chiến lược: không chỉ nhập công nghệ, không chỉ tuyển dụng nhân lực cho nhu cầu trước mắt mà luôn phải tính đến sự phát triển lâu dài.

Nếu các quyết định kinh doanh dựa trên nền tảng tư duy về sự phát triển và lợi ích ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tạm thời có lợi nhuận, tạm thời thoát khỏi các khó khăn trước mắt, song mãi mãi chỉ mang tính tạm thời: ngày nay đang phát triển, ngày mai có thể lại rớt vào khó khăn; ngày nay có lợi nhuận, ngày mai có thể lỗ vốn;… Mặc dù có nhận thức được các doanh nghiệp mình đang yếu nhưng do tư duy “sửa chữa” mang tính ngắn hạn nên nay sửa, mai sửa; sửa mãi mà yếu vẫn hoàn yếu.

Hộp: Bóc mẽ tật xấu của giới doanh nhân Việt

Thích hoành tráng, sĩ diện, khoe khoang, tự ti trước các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài, ghen ăn tức ở, cạnh tranh không lành mạnh… là tính xấu của doanh nghiệp?

Tại diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 10 năm Ngày doanh nhân Việt Nam, lẽ thường vào dịp này sẽ có những lời ca ngợi, tung hô, nhưng nhiều diễn giả đã mạnh dạn đưa ra những “tật xấu” của doanh nhân Việt Nam.

Mở đầu, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định vị thế của doanh nghiệp, doanh nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn cho rằng: Bản thân các doanh nhân vẫn chỉ có tầm nhìn “lũy tre làng”, cò con, chưa có tầm nhìn quốc tế. Từ đó, chúng ta vấp phải hiện tượng tự ti đối với bên ngoài, hoặc quá tôn thờ bên ngoài. Đồng thời có hiện tượng không chịu học hỏi bên ngoài. “Khi nói tới hội nhập chúng ta đang lúng túng xử lý quan hệ này”, – nguyên Phó Thủ tướng nói.

Ông Vũ Khoan cũng phải thốt lên rằng, không hiểu sao sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân của Việt Nam lại khó đến thế. Và ông Vũ Khoan nhớ lại, khi còn làm ở Bộ Thương mại và sau này là Phó Thủ tướng Chính phủ, ông luôn cố gắng tạo sự gắn kết giữa các doanh nghiệp, địa phương nhưng rất khó. “Không biết có phải chúng ta có nhiều người giỏi mà khó gắn kết với nhau đến thế? – ông đặt câu hỏi.

Một điểm yếu nữa của doanh nhân Việt Nam được ông Vũ Khoan nhắc tới là “chữ tín chưa được doanh nghiệp, doanh nhân đặt cao”. Có lẽ, theo ông Khoan, là do truyền thống sản xuất nhỏ, không trọng thương thành ra chữ tín không thực sự được coi trọng. Ông lấy một dẫn chứng rất đỗi đời thường: “Khi chúng ta vui vẻ nhậu nhẹt thì hay hẹn nhau hôm nao làm cái nọ, cái kia với nhau đi. Hôm này, tôi dịch sang tiếng Anh là “never”, nghĩa là không bao giờ”.

Ông Vũ Khoan chia sẻ: “Tâm tư của tôi rất nặng nề, chia sẻ, mong đợi ở doanh nghiệp rất nhiều. Chúng ta sắp kết thúc Chiến lược 10 năm để đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Chúng ta đi sắp hết chặng đường rồi mà chưa có gì “ra hồn” cả. Luyện kim, cơ khí thì thất bại, đóng tàu thì đi đâu rồi. Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô thì hoành tráng mà không thấy đâu? Công nghệ cao thì toàn Samsung, Nokia… nắm giữ mà không thấy bóng dáng doanh nghiệp Việt Nam.

“Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi mong rằng vài năm tới, các bạn chung sức vào để tạo bước đột phá cho Việt Nam” – ông Vũ Khoan nói trước hàng trăm doanh nhân.

Cũng liên quan đến chủ đề này, ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng: Trong khoảng từ 10 đến 20 năm trước, cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta phát triển có gì đó hơi dễ dãi, tự phát và dựa nhiều vào các quan hệ. Đến giai đoạn kế tiếp, thách thức lớn, biết bao nhiêu hiệp định thương mại tự do và doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đầu tư.

Chặng đường trước đây và chặng đường kế tiếp vô cùng khác biệt. Chính vì thế, các doanh nhân, doanh nghiệp của chúng ta phải có cách nghĩa rất khác biệt thì mới có cơ hội để bứt phá được.

Cũng theo ông Phạm Đình Đoàn, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, doanh nhân Việt Nam có nhiều “tính xấu” phải sửa. Đó là: Không có uy tín, hay thay đổi, quá kiên trì vào một lĩnh vực, thích hoành tráng, sĩ diện, khoe khoang, làm quá nhiều cái vượt khả năng của ta; Hay chúng ta cũng rất tự ti trước các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài, nể nang xen kẽ tình cảm; Ghen ăn tức ở, cạnh tranh không lành mạnh.

“Tất cả những điểm này nếu không có chỉnh sửa thì rất khó bứt phá được”, – ông Phạm Đình Đoàn khẳng định.

Nhiều chính sách xa rời thực tế

Theo đánh giá của ông Phạm Đình Đoàn, hiện nay các Hiệp hội Doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động không hiệu quả. Nếu các Hiệp hội này không đưa được tiếng nói, giải pháp, kiến nghị cụ thể thì không thể giúp Đảng, Nhà nước để sau đó Đảng, Nhà nước giúp ngược lại cộng đồng doanh nghiệp.

Ở khía cạnh khác, theo ông Đoàn, khó khăn nhất của vấn đề thực thi chính sách và làm ra chính sách không sát thực tế, là vì các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước rất ít doanh nhân tham gia vào bộ máy. Vì những người không từng trải, va vấp với các hoạt động sản xuất kinh doanh thì khó giải quyết vấn đề.

“Chúng tôi đã có nhiều cuộc làm việc, đối thoại với các cơ quan Đảng, Nhà nước nhưng thực sự là có người hiểu, có người khôn ghiểu. Hoặc có những chính sách Đảng, Nhà nước đưa ra lại chưa sát với mong muốn của doanh nghiệp” – ông Đoàn nêu thực tế.

Chúng ta cần nhiều người tài, chúng ta muốn phát triển được thì phải trọng dụng người tài. Người tài ấy có thể trong Đảng, ngoài Đảng, là tư nhân, là Nhà nước nhưng miễn là yêu nước, có tinh thần dân tộc và có khả năng đưa ra những sáng kiến, giải pháp giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển được.

Bây giờ vẫn có những doanh nghiệp xin dự án ở thành phố lớn phải mất 5 đến 7 năm mới được, đặc biệt là về đất đai. Nếu hội nhập như vậy thì doanh nghiệp của chúng ta tuột cơ hội trước.

Theo ông Đoàn, “Nếu những người làm chính sách quay trở lại làm doanh nghiệp như chúng tôi thì chắc chắn không thể làm được, rất vất vả, thậm chí phải “vật lộn” với chính sách”.

Cách làm chính sách như hiện nay, theo ông Đoàn, vẫn chỉ là giật gấu vá vai, chỉnh sửa, vá víu chứ không thể hội nhập được.

“Phú Thái đã liên doanh với nhiều tập đoàn nước ngoài nên chúng tôi hiểu rõ rằng, khi đang ở mức 2 sao thì phải nâng lên mức 3 đến 4 sao để tiếp cận với 5 sao của thế giới. Còn bây giờ, nếu doanh nghiệp cứ ở bục này thì đến một lúc nào đấy, tất cả chúng ta chỉ là những doanh nghiệp làm thuê, phục vụ cho các tập đoàn lớn của nước ngoài”, ông Đoàn nói.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần VII


Thứ hai, tác động kinh tế của khởi sự các hoạt động kinh doanh mới

Có hai lý do khiến việc thực hiện hoạt động kinh doanh mới có tác động mạnh mẽ đến sức mạnh và sự ổn định của nền kinh tế. Đó là:

Đổi mới: Đổi mới là quá trình sáng tạo ra những cái mới mà trung tâm của nó là hoạt động thành lập doanh nghiệp. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ năm 2010, những công ty nhỏ (ít hơn 500 nhân công) đóng vai trò lớn trong việc tạo ra những đổi mới diễn ra tại Advocacy cho thấy những doanh nghiệp nhỏ hoạt động tốt hơn những đối tác lớn của họ xét về hoạt động xin cấp bằng sáng chế.

Tạo việc làm: Các doanh nghiệp quy mô nhỏ tạo ra phần lớn những công việc mới tại Mỹ, và sử dụng hơn một nửa nhân công khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhỏ được đánh giá cao trong khu vực này. Theo nghiên cứu của tổ chức Kauffman Foundation, 92% người Mỹ rằng doanh nhân có nghĩa vụ quan trọng là tạo ra công ăn việc làm. 75% trong đó tin rằng nước Mỹ không thể phục hồi nền kinh tế mà không có sự bùng nổ của các hoạt động thành lập doanh nghiệp.

Thống kê sau đây đưa ra nhiều con số rất thuyết phục về tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ trong việc tạo ra chỗ làm việc mới. từ năm 1980 đến 2005, những công ty được thành lập dưới 5 năm tạo ra tất cả chỗ làm việc mới tại Mỹ. Tính chung, những doanh nghiệp mới đã tạo thêm trung bình 3 triệu chỗ làm việc mới cho nền kinh tế Mỹ trong năm đầu tiên hoạt động của họ, trong khi những công ty cũ mất đi một triệu chỗ làm việc.

Thứ ba, tác động của khởi sự kinh doanh đến xã hội

Sự đổi mới trong hoạt động thành lập doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Hãy nghĩ đến những sản phẩm dịch vụ mới khiến cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, tăng năng suất công việc, cải thiện sức khỏe và giúp chúng ta thư giãn, giải trí. Lấy ví dụ với Amgen, một doanh nghiệp mới thành lập đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ sinh học, có rất nhiều sản phẩm thuốc tác động mạnh mẽ tới việc cải thiện sức khỏe con người. Một ví dụ khác là Neupogen, một loại thuốc làm giảm di căn cho bệnh nhân ung thư, những người đang phải điều trị hóa liệu. Ngoài việc cải thiện sức khỏe cho con người, hãy xét đến những sản phẩm như smartphone, mạng xã hội, mua sắm trực tuyến, chuyển phát nhanh và ảnh kỹ thuật số. Tất cả những sản phẩm này đều mới và hiện đại với thế hệ chúng ta, nhưng thật khó có thể tưởng tượng thế giới sẽ như thế nào nếu không có chúng.

Tuy vậy, việc đổi mới cũng gặp phải những vấn đề về luân lý đạo đức xã hội mà chúng ta đang gặp phải. Ví dụ như công nghệ máy quét mã vạch và mạng Internet giúp các công ty dễ dàng trong việc theo dõi việc mua hàng của khách hàng, nhưng lại gây ra những lo ngại về việc xâm phạm quyền cá nhân. Tương tự đối với công nghệ sinh học, nó giúp kéo dài hơn thời gian sử dụng của rất nhiều loại thực phẩm, nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu và người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu những thực phẩm sinh học này về lâu dài có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng.

Thứ tư, tác động của khởi sự kinh doanh đến những doanh nghiệp lớn

Ngoài tác động đến nền kinh tế, xã hội, khởi sự kinh doanh mới còn có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp lớn. Ví dụ, một hãng sản xuất thiết bị phụ tùng, cung cấp từng phần của sản phẩm cho doanh nghiệp lớn lắp ráp và phân phối. Do đó, rất nhiều sản phẩm mới thú vị như smartphone, máy quay kỹ thuật số và những loại thuốc mới không chỉ là kết quả nỗ lực của những công ty lớn với thương hiệu mạnh, như Samsung, Canon, và Johnson & Johnson. Chúng còn được sản xuất từng phần với nỗ lực nghiên cứu và phát triển của nhiều doanh nghiệp nhỏ khác nhau.

Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã xây dựng theo mô hình sản xuất sản phẩm và dịch vụ nhằm giúp các doanh nghiệp lớn hoạt động hiệu quả hơn. Lấy ví dụ, một con số lớn những doanh nghiệp đang cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp cần có phiên dịch viên để giúp họ giao tiếp với các đối tác nước ngoài. SpeakLike, một công ty mới thành lập năm 2008, đã thành lập một dịch vụ trực tuyến cung cấp dịch vụ phiên dịch cho 2 hay 1 nhóm người nói ngôn ngữ khác nhau, với chi phí thấp hơn so với chi phí thuê người phiên dịch. Tương tự, hãng CADI Scientific, tiêu điểm của mục “Error! Reference source not found”, kinh doanh một hệ thống theo dõi bệnh nhân không dây, bao gồm cả nhiệt độ và huyết áp. Hệ thống khi được đưa vào sử dụng ở những bệnh viện tại Trung Đông và châu Á, đã giảm đáng kể rủi ro cho bệnh nhân và khối lượng công việc cho y tá.

Trong rất nhiều trường hợp, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ hợp tác với các doanh nghiệp lớn để đạt được mục tiêu hai bên cùng có lợi. Tham gia hoạt động liên doanh cũng đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tiến độ lớn mạnh của một doanh nghiệp, bằng cách tiếp cận với một số nguồn lực của đối tác, quản trị nhân tài và năng lực trí tuệ. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu việc hợp tác này.

3/ Nhận thức về tác động của môi trường đến khởi sự kinh doanh

3.1/ Khái niệm

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ quan niệm này có thể coi môi trường kinh doanh là giới hạn không gian mà ở đó doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong môi trường kinh doanh mang tính toàn cầu hiện nay, phổ biến các doanh nghiệp chịu sự tác động lớn của môi trường kinh doanh thế giới. Tuy nhiên, khi xét đến nguyên tắc tầm quan trọng thì không phải với mọi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu môi trường kinh doanh thế giới. Những doanh nghiệp nhỏ chịu sự tác động không lớn từ môi trường toàn cầu thì thường nghiên cứu môi trường kinh doanh ở phạm vi hẹp hơn. Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào bao giờ cũng là quá trình vận động không ngừng trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.

Mọi nghiệp chủ, doanh nhân và những người muốn trở thành doanh nhân phải nhận thức được vấn đề đầu tiên: mình sẽ kinh doanh trong môi trường như thế nào?

Tại sao lại cần nhận thức đúng đắn môi trường kinh doanh? Có lẽ không phải ai cũng trả lời chính xác câu hỏi này. Có những người cho rằng chỉ khi làm kế hoạch, chiến lược mới cần nghiên cứu, phân tích môi trường. Họ không nghĩ rằng nếu làm chiến lược, kế hoạch cần nhận diện môi trường thì trước khi làm kinh doanh hay làm nghề kinh doanh còn cần nhận diện môi trường hơn nhiều vì doanh nghiệp vận động trong môi trường kinh doanh cụ thể cũng chẳng khác gì loài cá sống trong nước: nếu nước sạch và nhiều loài có thể làm thức ăn, cá sẽ lớn nhanh; hoặc ngoặc lại, điều này cũng đúng cho con người và bất kỳ loài vật nào khác. Chính vì lẽ đó mà nếu nhận diện đúng hay sai môi trường sẽ tác động trực tiếp theo hướng tốt hay xấu tới các quyết định liên quan đến khởi sự cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã xây dựng. Xu hướng mang tính quy luật là nếu thị trường đã đảm bảo hứa hẹn cho hoạt động kinh doanh thì môi trường kinh doanh sẽ tác động theo xu hướng cơ bản sau:

+ Kinh doanh sẽ thành công và nhanh chóng thành công nếu biết chọn môi trường kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, nếu không chọn đúng môi trường, người khởi sự sẽ phải chấp nhận kinh doanh trong môi trường có nhiều lực cản.

+ Khi đã chấp nhận môi trường kinh doanh cụ thể rồi thì nghiệp chủ và doanh nhân không chỉ phải biết “nhập gia tùy tục” mà còn phải am hiểu và có ý thức góp phần cải tạo môi trường.

Cho đến nay loài người đã từng trải qua nhiều cơ chế kinh tế: kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp. Bức tranh phổ biến của thế giới ngày nay là bức tranh về mô hình kinh tế hỗn hợp. Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là xây dựng nền kinh tế theo mô hình hỗn hợp kiểu Việt Nam.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần VI


Thứ hai, theo đuổi ý tưởng của chính mình

Lý do thứ hai khiến một người khởi sự kinh doanh là họ muốn thực hiện ý tưởng của mình. Một số người có khả năng bẩm sinh về nhận thức và hành động và khi họ phát hiện ra ý tưởng về một sản phẩm hay dịch vụ, họ có đam mê biến nó thành hiện thực. Doanh nhân với những sáng tạo trong môi trường doanh nghiệp biết làm thế nào để các ý tưởng sáng tạo của họ sẽ được biết đến. Tuy vậy, những công ty đang hoạt động thường chống lại sự thay đổi. Và khi sự chống đối xảy ra, những nhân viên có ý tưởng không được thừa nhận sẽ ra đi. Một số nhân viên, với niềm đam mê và sự cam kết với bản thân, sẽ chọn rời bỏ công ty để thành lập công ty riêng nhằm phát triển ý tưởng của mình.

Nhưng những hiện tượng như thế không chỉ xảy ra trong bối cảnh doanh nghiệp. Ví dụ, một ai đó, qua những sở thích riêng, những hoạt động giải trí, hay chỉ là cuộc sống thường ngày, nhận thấy một nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nào đó chưa có trên thị trường. Nếu ý tưởng này đủ khả thi để thành lập doanh nghiệp, họ sẽ dành một khoảng thời gian và nguồn lực khổng lồ để biến ý tưởng của mình thành doanh nghiệp.

Một ví dụ về bỏ việc để theo đuổi ý tưởng của mình là Kevin Mann, người sáng lập của Graphic.ly, một hãng cũng cấp nền tảng phân phối kỹ thuật số cho các nhà xuất bản truyện tranh và người hâm mộ. Mann bắt đầu nản lòng khi ông không thể tìm thấy cuốn truyện tranh mà ông thích. Ông thậm chí còn phải đi tàu hàng trăm km để tìm nó ở một thành phố khác. Trên chuyến tàu trở về nhà, sự bực bội của Mann tăng lên: “Tôi cứ nghĩ liên miên là phải có một cách nào đó để mua truyện tranh dễ dàng hơn chứ; và một ý tưởng lóe lên. Sáng hôm đó tôi đã mua một bộ phim qua iTunes mà tôi vừa xem trên tàu. Vì sao mua truyện tranh lại không thể dễ dàng như vậy chứ? Vì sao tôi phải đi hàng trăm km và mất cả ngày trời, mà không mua được gì? Tôi nhận ra mình có hai lựa chọn. Một là tôi chấm dứt việc mua truyện và hai là chấm dứt công việc hiện tại để xây dựng iTunes cho truyện tranh ». Phát kiến này kéo theo sự ra đời của Graphic.ly vào mùa thu năm 2009. Ngày nay, Graphic.ly là nền tảng vững chắc cho việc bán truyện tranh số và là mạng xã hội cho những người thích thảo luận về những cuốn truyện tranh. Tiếp nối câu chuyện về chuyến đi, Mann nói : « Đó chính là lúc Graphic.ly bắt đầu và mọi đam mê của tôi với truyện tranh nay trở thành công việc kinh doanh yêu thích của tôi. Ngày nào cũng vậy, tôi cảm thấy hào hứng khi đi làm. Tôi thích sáng tạo trong lĩnh vực mà tôi yêu thích. Và cuối cùng, tôi đã giải quyết được vấn đề mà nó suýt nữa phá hỏng một thứ cực kỳ quan trọng với mình ».

Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính

Cuối cùng, một người thành lập doanh nghiệp vì lợi ích về tài chính. Tuy vậy, lý do này thường xếp sau hai lý do trên và thường không đạt được như kỳ vọng. Một doanh nhân bình thường không kiếm được nhiều tiền hơn một người thực hiện những trách nhiệm tương đương cho một công việc truyền thống. Khởi sự kinh doanh chứa đựng sự hấp dẫn về tiền bạc. Những người như Jeff Bezos của Amazone.com, Mark Zuckerberg của Facebook, Larry Page và Sergey Brin của Google đã kiếm được hàng trăm triệu USD khi xây dựng công ty riêng. Kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị của công ty là mục đích chính của nhiều người. Nhưng tiền ít khi là lý do chính của việc thành lập doanh nghiệp mới. Một số doanh nhân thậm chí còn cho biết lợi ích về tài chính trong khởi sự kinh doanh có thể vừa là niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn nếu họ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ, ông Richard Branson, sau khi bán đi Virgin Records, đã viết : « Tôi nhớ khi tôi bước xuống đường (sau khi việc mua bán đã hoàn thành), tôi đã khóc. Nước mắt… chảy xuống. Và khi đó tôi đang cầm tờ séc trị giá đến một tỷ USD…. Nếu bạn nhìn thấy tôi lúc đó, bạn sẽ tưởng tôi bị điên. Một tỷ USD ». Đối với Branson, đây không phải là vấn đề tiền – đó là sự vui sướng khi được xây dựng một công ty riêng và nhín thấy sự thành công từ ý tưởng ban đầu.

Trong thế giới phẳng ngày nay, chúng ta hãy cùng suy ngẫm quan điểm của Thomas L. Friedman, tác giả của cuốn sách Thế giới phẳng, được trình bày ở Hộp dưới đây.

Thomas Friedman : Sinh viên phải biết tự tạo việc làm

(TNO) Sáng 10/5, ông Thomas L. Friedman, tác giả của cuốn sách Thế giới phẳng, đã có buổi giao lưu kéo dài gần 3 giờ với giảng viên và sinh viên Đại học Quốc gia TPHM về vị thế của sinh viên giữa thế giới phẳng ngày nay.

Thế giới đã phẳng hơn

Khoảng hơn 30 phút đầu, ông Friedman chia sẻ với sinh viên : « So với 10 năm trước khi tôi viết Thế giới phẳng, thế giới đã phẳng hơn : Kết nối với nhau trở thành siêu kết nối, kết nối nhau thành phụ thuộc nhau. Thời đó chưa có Facebook, twitter chỉ mới là âm thanh như chim hót… Chỉ 10 năm nay đã bao nhiêu sự kiện xảy ra : PC thành smartphone, từ đó chuyển đến điện toán đám mây, mạng không dây tốc độ cao, và công cụ tìm kiếm sắp tới sẽ không còn là Google nữa…. »

Ông Friedman khẳng định tương lai thế giới sẽ rất tuyệt với cho những người cải cách, doanh nhân nhưng sẽ khó khăn cho thế hệ lãnh đạo. chẳng hạn hiệu trưởng các trường. Trước đây chỉ có đối thoại một chiều thì hiện tại đối thoại rất nhiều chiều. Một hiệu trưởng phải đối mặt với rất nhiều ý kiến trên mạng xã hội từ sinh viên của mình.

Thế giới cũng sẽ rất khó khăn cho người lao động. Cách đây 2 tuần New York Times có đăng bài áp dụng robot thay người vắt sữa bò. Dĩ nhiên, con người sẽ chọn robot chứ không phải là con người làm việc này vì robot thì không đi trễ, không đòi tăng lương, không cần đóng bảo hiểm y tế… mà chỉ tốn xăng dầu thôi.

Ông Friedman kể rằng ông thường nói với con : « Thời của bố, bố phải tìm việc làm nhưng đến thời của con là phải tự tạo ra việc làm ». Đây là khác biệt lớn giữa hai thế hệ.

Trả lời câu hỏi của PGS.TS. Đỗ Phúc, Trưởng ban Hợp tác quốc tế Đại học QGTPHCM, rằng Việt Nam cần chuẩn bị lực lượng lao động sắp tới như thế nào, ông T.L. Friedman cho biết khi đi nói chuyện ở các nước đều nhận được câu hỏi như vậy. Theo ông, điều quan trọng hiện nay không chỉ nâng tầm sinh viên từ thấp lên trung bình nữa mà phải nâng lên trên cả trung bình. Bên cạnh đó, phải bổ sung tư duy phản biện.

Ông giải thích : Thế giới hiện nay có hai công việc chính : lặp đi lặp lại và không thường nhật (luật sư, bác sĩ…). Công việc lặp đi lặp lại thì hiện nay robot có thể làm thay con người. Chúng ta làm công việc không thường nhật được xem là ổn nhưng có thật sự ổn không ? Ngay cảy những công việc không thường nhật, để tránh lặp đi lặp lại với bản thân mình, phải luôn làm hiệu quả hơn, tư duy sáng tạo hơn. « Vì vậy, mỗi con người phải tạo ra tư duy độc đáo mới có thể tồn tại trong thế giới cạnh tranh ngày nay », ông khẳng định.

2.3/ Vai trò của khởi sự kinh doanh

Thứ nhất, khởi sự kinh doanh thúc đẩy các sáng tạo mới

Khởi sự kinh doanh là hoạt động vô cùng quan trọng với nền kinh tế và xã hội, điều này lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 1934 bởi Joseph Schumpeter, một nhà kinh tế học người Anh, người đã từng nghiên cứu chuyên sâu tại Harvard. Trong cuốn sách của ông The Theory of Economic Development, Schumpeter lập luận rằng những doanh nhân phát triển những sản phẩm và công nghệ mới, theo thời gian sẽ làm cho những sản phẩm và công nghệ cũ bị lỗi thời. Schumpeter gọi quá trình này là sự phá hủy mang tính sáng tạo. Vì những sản phẩm và công nghệ mới thường tốt hơn những gì mà nó thay thế, đồng thời sự xuất hiện của những sản phẩm và công nghệ mới này cũng làm gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng, sự phá hủy mang tính sáng tạo này sẽ kích thích những hoạt động kinh tế. Sản phẩm và dịch vụ mới cũng có thể làm tăng năng suất tất cả những thành phần trong xã hội.

Quá trình phá hủy mang tính sáng tạo thường xảy ra tại các doanh nghiệp mới, với việc cải tiến những sản phẩm đang tồn tại trên thị trường. Những công ty nhỏ thực hiện công việc này thường được gọi là « những nhà đổi mới » hay « đại diện của sự thay đổi ». Quá trình này cũng không hề bị hạn chế bởi những sản phẩm hay dịch vụ mới ; nó có thể bao gồm cả các chính sách giá (ví dụ như Netfilix trong DVDs), kênh phân phối mới (như đối với sách điện tử) hay hệ thống bán lẻ mới (như nội thất IKEA và cửa hàng tạp hóa Whole Foods Market).

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần V


Bảng 1.1. Tỷ lệ này cao nhất ở các nước có thu nhập thấp, nơi không có nhiều công việc với điều kiện tốt; tỷ lệ này cũng khá cao ở một số nước có thu nhập cao như Pháp (5,8%), Anh (6,4%) và Mỹ (7,6%). Tỷ lệ 7,6% chỉ ra rằng 1 trong 13 người Mỹ ở tuổi trưởng thành có ý định kinh doanh hoặc đã sở hữu/quản trị một doanh nghiệp hoạt động dưới 3 năm rưỡi.

Bảng 1.1 Tỷ lệ dân số (tuổi từ 18 đến 64) khởi sự kinh doanh giai đoạn đầu

Nước Tỷ lệ dân số khởi sự kinh doanh (%)
Argentina 14,2
Brazil 17,5
Pháp 5,8
Đức 4,2
Peru 27,2
Nga 3,9
Thổ Nhĩ Kỳ 8,6
Anh 6,4
Hoa Kỳ 7,6

GEM cũng xác định khi những người được điều tra sẽ thành lập một doanh nghiệp mới để tranh thủ một cơ hội hấp dẫn hay nhằm mục đívh thu nhập. Đa số những người ở các nước thu nhập cao thành lập doanh nghiệp do họ có được một cơ hội hấp dẫn. Còn mục đích thu nhập thường đúng với những người ở nước có thu nhập thấp (kết quả của việc thiếu những công việc có điều kiện tốt).

Rất nhiều người thấy rằng việc thành lập doanh nghiệp mới là một hướng đi hấp dẫn cho nghề nghiệp của mình. Những cuốn sách viết về việc làm thế nào để trở thành một nghiệp chủ đang được phát hành rộng rãi. Chẳng hạn như trang Amazon.com, danh sách hiện tại đã lên đến 35.600 đầu sách và những cuốn khác về việc làm thế nào để khởi nghiệp kinh doanh và hơn 62.700 đầu sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ.

Thứ hai, người khởi sự kinh doanh

Người thực hiện hành vi khởi sự kinh doanh được gọi là người khởi sự kinh doanh. Có doanh nghiệp do một người khởi sự; cũng có doanh nghiệp do một nhóm người cùng nhau khởi sự. Trong bài này chúng ta thống nhất sử dụng chung thuật ngữ người khởi sự để chỉ một/một nhóm người cùng nhau khởi sự kinh doanh. Sau khi khởi sự người khởi sự trở ngành nghiệp chủ.

Trong cuốn Entrepreuneurship – Successfully Launching New Ventures từ doanh nhân bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp là entre, có nghĩa là “ở giữa”, và “prendre” nghĩa là “hành động”. Từ này vốn để mô tả những người sẵn sàng “chấp nhận rủi ro” giữa những người mua và người bán và những người “đảm nhận” nhiệm vụ như bắt đầu một thương vụ mới. Người sáng tạo và doanh nhân là khác nhau. Một người sáng tạo sẽ đưa ra cái gì đó mới. Còn một doanh nhân tập hợp và sử dụng tất cả các nguồn lực cần thiết – tiền, con người, mô hình kinh doanh, chiến lược và khả năng chịu đựng rủi ro – để biến một phát minh thành một hoạt động kinh doanh khả thi.

Từ đó, các tác giả cuốn sách trên quan niệm khởi sự kinh doanh là một quá trình mà các cá nhân theo đuổi cơ hội kinh doanh mà không phụ thuộc vào các nguồn lực mà họ đang có trong tay. Fred Wilson lại định nghĩa đơn giản hơn rằng khởi sự kinh doanh là nghệ thuật biến ý tưởng thành một hoạt động kinh doanh. Thực chất, khởi sự kinh doanh là hành vi doanh nhân xác định cơ hội và đưa những ý tưởng hữu ích vào thực tiễn. Nhiệm vụ này có thể thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người và thường đòi hỏi sự sáng tạo, động cơ và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Fraser Doherty, người sáng lập hãng mứt SuperJam là ví dụ điển hình về những phẩm chất đó. Doherty đã nhìn thấy cơ hội tạo ra một sản phẩm mứt làm từ 100% hoa quả tươi, bán cho những khách hàng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, ông cũng chấp nhận mạo hiểm với triển vọng nghề nghiệp khi dành đến hai năm để thuyết phục các nhà máy và hãng thiết kế giúp ông, và hiện nay, ông đang làm việc không ngừng để đưa ra những dịch vụ hữu ích cho khách hàng của SuperJam.

Cần phân biệt giữa phạm trù doanh nhân và nghiệp chủ. Doanh nhân sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh bất kỳ để thu lợi nhuận. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, người ta còn quan niệm mọi nhà quản trị cao cấp – những người không sở hữu mà chỉ làm thuê ở cương vị cao trong doanh nghiệp – là doanh nhân. Như thế doanh nhân có thể sở hữu hoặc không sở hữu một/nhiều doanh nghiệp. Nghiệp chủ là người chủ của doanh nghiệp; anh ta có thể đồng thời đóng vai trò nhà quản trị hoặc không. Một doanh nhân khởi sự, tạo lập và đưa doanh nghiệp do anh ta tạo lập vào hoạt động được gọi là nghiệp chủ.

Để khởi sự hoạt động kinh doanh có thể chỉ một người thực hiện; trong trường hợp này người khởi sự tự mình tiến hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến công việc khởi sự kinh doanh. Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng nhau khởi sự kinh doanh, những người tham gia khởi sự cần cùng nhau bàn bạc, phân công tiến hành các công việc cần thiết cho khởi sự.

2.2/ Lý do khởi sự kinh doanh

Có nhiều lý do mà một người quyết định trở thành doanh nhân và thành lập doanh nghiệp của mình; trong đó ba lý do chính được trình bày dưới đây:

Thứ nhất, trở thành người chủ của chính mình

Lý do đầu tiên – trở thành sếp của người khác – được nhắc đến nhiều nhất. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là những doanh nhân này là những người rất khó hợp tác, hay họ có vấn đề về việc chấp nhận quyền hành. Thay vòa đó, nhiều doanh nhân muốn trở thành người chủ bởi từ lâu họ đã có tham vọng về sở hữu doanh nghiệp riêng, hoặc họ cảm thấy khó chịu với những công việc truyền thống. Sự khó chịu như vậy có thể được thấy qua ví dụ về Wendy DeFeudis, người sáng lập hãng VeryWendy, công ty chuyên cung cấp thiệp mời xã giao. Bình luận về sự thoải mái hơn khi làm việc cho bản thân so với khi làm cho một hãng lớn, DeFeudis cho biết: “Tôi vẫn luôn muốn được trở thành chủ doanh nghiệp. Tôi cảm thấy bị bó buộc trong cấu trúc tổ chức của công ty. Cấu trúc tổ chức đó làm tôi khó chịu và cảm thấy lãng phí thời gian – sự lãnh phí do tôi phải trình bày ý tưởng của mình với nhiều người và tham dự tất cả các cuộc họp nội bộ rồi sau đó mới có thể đi tới ý tưởng cuối cùng”.

Đôi khi khát vọng trở thành người chủ bắt nguồn từ nhận thức rằng đó là cách duy nhất để họ đạt được mục đích cá nhân quan trọng hoặc mục đích nghề nghiệp là thành lập công ty riêng của mình. Christopher Jones, David Labat và Mary McGrath đã khởi nghiệp với lý do này. Cả ba người đều tốt nghiệp ngành tâm lý học và có một công việc ổn định tại một trường học công lập ở Sant Clarita Valley, vùng bắc Los Angeles. Sau một thời gian, họ cảm thấy bị hạn chế bởi những công việc mà họ có thể làm cho học sinh trong khung cảnh nhà trường; vì thế họ bỏ việc và thành lập công ty Dynamic Interventions để cung cấp dịch vụ đầy đủ hơn về tư vấn và tâm lý giáo dục. Jones nhớ lại lý do khiến ông và hai đồng nghiệp bỏ việc để trở thành người chủ của chính mình như sau: “Ý tưởng này xuất phát từ nỗi bức xúc chung khi không thể cung cấp tất cả các dịch vụ (mà chúng tôi muốn cung cấp). Thay vì việc tiếp tục đi làm và khó chịu với việc đó trong suốt 30 năm tiếp theo, chúng toi quyết định phải làm điều gì đó để thay đổi. Với David Interventions, chúng tôi không phải dừng công việc khi hết giờ học. Chúng tôi có thể đi xa hơn và có ích hơn cho tất cả các gia đình”.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần IV


Thứ ba, xét theo quy mô kinh doanh

Quy mô nói lên độ lớn của doanh nghiệp. Vấn đề là ở chỗ người khởi sự mong muốn kinh doanh với quy mô lớn, quy mô vừa hay quy mô nhỏ? Cần chú ý là hiện nay có nhiều quan điểm về tiêu thức phân loại quy mô:

Một là, theo quan điểm kỹ thuật.

Theo quan điểm này, người ta phân loại quy mô dựa vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phản ánh ở số lượng sản phẩm/dịch vụ theo đơn vị đo thích hợp mà doanh nghiệp có thể đáp ứng cho thị trường. Đó là các thước đo như: số lượng sản phẩm được sản xuất ra, số giường bệnh, số phòng phục vụ, số hành khách…

Như thế, người ta đo năng lực sản xuất rất cụ thể như Công ty Xi măng Nghi Sơn có quy mô 2,3 triệu tấn xi măng/năm, Bệnh viên Thanh Nhàn khi mới thành lập có quy mô 500 giường bệnh, Khách sạn Hạ Long có quy mô 100 phòng… Tuy nhiên, hầu như người ta không quy ước số lượng bao nhiêu là lớn, vừa hay nhỏ.

Hai là, theo quan điểm quản lý nhà nước

Theo quan điểm quản lý nhà nước hiện nay, người ta thường chia quy mô kinh doanh làm ba loại: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Thường thì mỗi nước có tiêu chí và thước đo quy mô kinh doanh khác nhau. Điều đó dẫn đến có thể có doanh nghiệp thuộc loại quy mô nhỏ của nước này lại thuộc loại quy mô vừa, thậm chí quy mô lớn của nước khác. Nước ta hiện nay phân loại quy mô dựa trên các tiêu thức vốn và lao động. Cần chú ý là hai tiêu thức số lượng vốn và lao động có thể mâu thuẫn nhau: doanh nghiệp có vốn lớn có thể sử dụng ít lao động và ngược lại.

Các doanh nghiệp có cùng quy mô thường mang các đặc tính giống nhau về hoạt động và quản trị kinh doanh. Vì vậy phân loại doanh nghiệp theo quy mô và quyết định phương thức kinh doanh theo quy mô cụ thể nào đó có nghĩa lớn đối với việc tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức quản trị doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

Vấn đề là ở chỗ trong bất cứ nền kinh tế quốc dân nào cũng cần sự có mặt của cả các doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Những người mới khởi sự cũng có thể khởi sự kinh doanh ở bất kỳ loại quy mô nào. Tuy nhiên, khởi sự kinh doanh ở quy mô nhỏ bao giờ cũng dễ dàng hơn so với khởi sự kinh doanh với quy mô lớn hơn.

Thứ tư, xét theo trình độ kỹ thuật

Nếu dựa vào trình độ kỹ thuật sản xuất có thể kinh doanh với trình độ kỹ thuật thủ công, nửa cơ khí, cơ giới hóa hoặc tự động hóa. Trình độ kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất hiện đại hay thủ công nên ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức sản xuất và từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động quản trị cụ thể của doanh nghiệp.

Trình độ kỹ thuật càng tự động hóa, hiện đại, càng cho phép tạo ra năng suất lao động cao, càng đơn giản hóa các hoạt động tổ chức sản xuất và quản trị nhưng lại đòi hỏi trình độ quản trị cao.

Thứ năm, xét theo vai trò của các nhân tố sản xuất

Căn cứ vào vai trò của từng nhân tố tham gia vào sản xuất sẽ có doanh nghiệp có chi phí lao động, chi phí máy móc thiết bị, chi phí nguyên vật liệu hoặc chi phí nhiên iệu chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Việc phân loại này cho phép và đòi hỏi các nhà quản trị có thái độ đúng đắn đối với từng nhân tố đầu vào trong quá trình tiến hành các hoạt động quản trị nói chung và tìm giải pháp giảm giá thành nói riêng.

Thứ sáu, xét theo đặc điểm và tính chất, vị trí của doanh nghiệp

Nếu căn cứ vào đặc điểm về vị trí đặt doanh nghiệp sẽ có doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lao động hoặc phụ thuộc vào nơi bán hàng. Tuy nhiên, cách phân loại này mang tính định tính rất cao. Ngày nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thị trường… dẫn đến để lựa chọn địa điểm người ta không chỉ đánh giá định tính mà còn xét đến nhiều chỉ tiêu mang tính định lượng khác.

Nếu căn cứ vào đặc điểm cơ động hay cố định sẽ có doanh nghiệp cố định, bán cơ động và cơ động. Các doanh nghiệp xây dựng, giao thông thường có đặc trưng bán cơ động hoặc cơ động.

2.3/ Nơi kinh doanh

Đó là câu hỏi vô cùng quan trọng đối với bất kỳ người kinh doanh nào vì trả lời câu hỏi kinh doanh là gì luôn phải gắn với trả lời câu hỏi sẽ bán sản phẩm/dịch vụ mình tạo ra cho ai? Sản phẩm/dịch vụ làm ra mà bán được thì sự nghiệp kinh doanh phát triển; ngược lại, có thể dẫn đến phá sản. Mà muốn bán được thì phải xem mình bán cho ai? Họ ở đâu? Người kinh doanh không thể thành công nếu chẳng hạn mang kẹo bánh nhập ngoại đắt tiền về bá cho khách hàng miền núi hoặc ngược lại, mở cửa hàng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật giữa thủ đô Hà Nội…

Bên cạnh việc lựa chọn thị trường bán hàng tốt, người kinh doanh còn rất cần phải lựa chọn môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh lành mạnh hay không tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong nhiều trường hợp đóng vai trò quan trọng chẳng kém gì khi lựa chọn thị trường.

Trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay, người kinh doanh không chỉ lựa chọn nơi kinh doanh ở trong nước mà còn có quyền kinh doanh ở cả các quốc gia thuộc thành viên WTO khác. Về nguyên tắc thì mỗi doanh nghiệp đều có quyền hoạt động ở các quốc gia thuộc tổ chức thương mại thế giới, song trong thực tế mức độ thâm nhập vào thị trường một quốc gia cụ thể còn phụ thuộc vào hiệp định song phương nước ta và nước đó. Điều này càng làm cho việc trả lời câu hỏi kinh doanh ở đâu không dễ dàng mà phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều yếu tố liên quan đến cầu tiêu dùng và các tiêu chí phân đoạn thị trường thích hợp.

2/ Khởi sự kinh doanh

2.1/ Khái niệm

Thứ nhất, khởi sự kinh doanh

Hiểu thông thường khởi sự kinh doanh là bắt đầu công việc kinh doanh. Nếu hiểu thật đầy đủ, khởi sự kinh doanh là quá trình thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó.

Cũng cần lưu ý rằng trong thuật ngữ tiếng Việt chỉ có thể khởi sự kinh doanh vì là bắt đầu một hoạt động kinh doanh. Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì người ta phải thành lập doanh nghiệp. Như thế từ hành vi khởi sự kinh doanh dẫn đến hành vi thành lập doanh nghiệp. Vì thế, đừng nhầm lẫn giữa khởi sự kinh doanh với thuật ngữ “khởi sự doanh nghiệp” vì chỉ có khởi sự kinh doanh, không ai có thể khởi sự doanh nghiệp.

Có rất nhiều người quan tâm đến việc khởi sự kinh doanh trên toàn thế giới. GEM là chương trình nghiên cứu hợp tác giữa Trường Babson, Trường Kinh doanh London, và Trường Đại học Desarrollo ở Santiago, Chile, nhằm theo dõi những hoạt đọng khởi sự kinh doanh ở 59 quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ. Mối quan tâm chính của GEM là hoạt động thành lập doanh nghiệp mới, bao gồm những doanh nghiệp đang được thành lập hoặc mới hoạt động dưới 3 năm rưỡi. Kết quả khảo sát năm 2010 ở tại các nước được điều tra cho thấy có khoảng 110 triệu người trong độ tuổi từ 18 đến 64 vừa bắt đầu một công việc kinh doanh của mình và 140 nghìn người khác vừa bắt đầu công việc kinh doanh dưới 3 năm rưỡi. Tổng cộng có khoảng 250 nghìn người đã tham gia hoạt động thành lập doanh nghiệp trên 59 quốc gia được điều tra. Một số ví dụ về tỷ lệ hoạt động thành lập doanh nghiệp mới lấy từ cuộc điều tra của GEM được trình bày trong phần sau – người khởi sự kinh doanh.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần III


Một là, kinh doanh một giai đoạn của quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Nếu quyết định tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm, nghiệp chủ sẽ kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất. Nếu anh ta chỉ sản xuất một loại sản phẩm, doanh nghiệp mà anh ta lập ra được gọi là đơn vị sản xuất hay kinh doanh đơn ngành. Nếu anh ta tham gia sản xuất nhiều loại sản phẩm, doanh nghiệp anh ta lập ra được gọi là đa sản xuất hay kinh doanh đa ngành.

Cần chú ý là người kinh doanh có thể không đảm nhiệm toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm mà chỉ tham gia vào một giai đoạn nào đó của toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm. Chẳng hạn ở sơ đồ 1.2, toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm được chia thành rất nhiều giai đoạn chế biến khác nhau; người kinh doanh lại chỉ hoàn thành một giai đoạn nào đó trong toàn bộ quá trình chế biến và cung cấp sản phẩm cho thị trường.

 

Sơ đồ 1.2

 

Nếu người kinh doanh chỉ thực hiện khâu tiêu thụ sản phẩm, anh ta tham gia vào lĩnh vực lưu thông hay cung cấp dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Nếu anh ta chỉ tham gia tiêu thụ một loại sản phẩm, cửa hàng mà anh ta lập ra được gọi là cửa hàng chuyên doanh. Nếu anh ta tham gia tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, cửa hàng mà anh ta lập ra được gọi là cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Tất nhiên, đừng nhầm lẫn khi người ta trương biển hiệu chẳng hạn “Siêu thị điện thoại di động” là siêu thị; dù người ta gọi kiểu gì thì đó vẫn chỉ là cửa hàng chuyên doanh vì họ chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng là điện thoại di động.

Hai là, kinh doanh toàn bộ quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Nếu nghiệp chủ vừa sản xuất, vừa tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ, anh ta đã thực hiện toàn bộ quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường. Nếu anh ta chỉ tham gia sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp lập ra kinh doanh đơn ngành. Nếu anh ta tham gia sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp anh ta lập ra được gọi là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.

Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra gắn liền với gia tăng sức ép cạnh tranh trong việc đáp ứng sản phẩm/dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng đã dẫn đến hình thành một chuỗi giá trị toàn cầu: nhiều doanh nghiệp ở trong cùng một khu vực địa lý cùng liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị nhất định. Trong chuỗi giá trị đó, các doanh nghiệp liên kết dọc từ khâu tiêu thụ ngược lại khâu cung ứng nguyên vật liệu để đảm bảo rằng quá trình thiết kế và cung ứng sản phẩm đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp mạnh đóng vai trò quyết định trong chuỗi cung ứng toàn cầu; các doanh nghiệp còn lại – doanh nghiệp yếu hơn – góp phần làm tăng giá trị của chuỗi cung ứng đó. Như thế, đã làm xuất hiện phạm trù mới: các doanh nghiệp vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều chuyên gia kinh tế đã khuyến cáo các doanh nghiệp nước ta nên nhanh chóng tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ hai, xét theo tính chất sở hữu vốn

Theo phương thức sở hữu vốn sẽ có thể kinh doanh dưới hình thức một chủ sở hữu hoặc kinh doanh dưới hình thức nhiều chủ sở hữu (sở hữu hỗn hợp):

Một là, kinh doanh dưới hình thức một chủ sở hữu.

Theo phương thức kinh doanh này, bản thân người khởi sự là người đầu tư vốn kinh doanh. Người khởi sự có thể đầu tư 100% vốn cho nhu cầu kinh doanh của mình hoặc bên cạnh vốn tự có, anh ta có thể huy động từ bên ngoài theo phương thức vay vốn. Dù nghiệp chủ đầu tư 100% vốn hay kết hợp giữa vốn tự có với huy động từ bên ngoài thì anh ta vẫn là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp do anh ta lập ra.

Phương thức kinh doanh này, hiện nay ở nước ta, có thể được thực hiện dưới các hình thức pháp lý cụ thể như:

+ Kinh doanh theo Nghị định số 66/1992/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 2/3/1992.

+ Doanh nghiệp tư nhân.

+ Công ty TNHH một thành viên.

Đặc điểm của kinh doanh theo phương thức một chủ là:

+ Doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.

+ Người chủ sở hữu có toàn quyến tự tổ chức hoặc thuê người điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Người sở hữu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp (kinh doanh theo Nghị định số 66/1992/HĐBT và doanh nghiệp tư nhân).

Hai là, kinh doanh dưới hình thức sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ)

Theo phương thức kinh doanh này, một số người cùng nhau khởi sự cũng đồng thời là những nghiệp chủ. Mỗi người không đầu tư 100% mà chỉ đầu tư một phần vốn cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp; bên cạnh vốn tự có, nhóm khởi sự có thể huy động từ bên ngoài theo phương thức vay vốn. Dù nhóm khởi sự đầu tư 100% vốn hay kết hợp với huy động từ bên ngoài thì nhóm người đầu tư vốn vẫn là nghiệp chủ – đồng sở hữu của doanh nghiệp do nhóm người này lập ra.

Phương thức kinh doanh này, hiện nay ở nước ta, có thể được thực hiện dưới các hình thức pháp lý cụ thể như:

+ Hợp tác xã

+ Công ty TNHH có trên một thành viên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

Đặc điểm cơ bản của phương thức kinh doanh nhiều chủ sở hữu là:

+ Nhiều chủ cùng sở hữu doanh nghiệp

+ Nhóm người sở hữu và nhà quản trị cao cấp chỉ đạo kinh doanh có thể tách rời nhau: nhóm người sở hữu có quyền hạn và trách nhiệm gắn với quyền sở hữu; nhà quản trị cao cấp chỉ đạo kinh doanh có toàn quyền tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Người sở hữu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách chủ sở hữu; nhà quản trị cao cấp điều hành kinh doanh chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy cùng nhiều chủ sở hữu nhưng mỗi hình thức pháp lý lại có những quy định khác nhau về quyền và trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp cũng như một số vấn đề khác. Chẳng hạn, hợp tác xã cũng xây dựng theo nguyên tắc góp cổ phần song lại không quy định mức đóng góp tối thiểu; không quy định cổ phần phải bằng tiền và cũng không quy định gắn số tiền đóng góp với quyền và trách nhiệm; công ty hợp danh thì có hai loại thành viên, trong đó thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty; còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm cao nhất bằng số vốn mà họ đã đóng góp; trong khi đó, với công ty cổ phần và công ty TNHH thì quyền và trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty theo số tiền mà mỗi thành viên đóng góp.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần II


+ Kinh doanh một hay nhiều loại sản phẩm/dịch vụ?

Nếu người kinh doanh chỉ kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ thì được gọi là kinh doanh đơn ngành; ngược lại, nếu người kinh doanh thực hiện kinh doanh nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau thì gọi là đa ngành. Ví dụ, trước đây nhà máy Xe đạp Thống Nhất chỉ sản xuất loại sản phẩm xe đạp (đơn ngành), ngày nay chuyển thành Công ty Xe máy – Xe đạp Thống Nhất vừa sản xuất xe đạp, vừa sản xuất xe máy (đa ngành). Hoàn toàn tương tự, trước đây nhà máy Xà phòng Hà Nội chỉ sản xuất một loại xà phòng bánh (đơn ngành), ngày nay Công ty Xà phòng Hà Nội sản xuất nhiều loại xà phòng bánh, xà phòng bột, nước tắm, nước gội đầu… (đa ngành). Thời xa xưa, ngân hàng chỉ thực hiện dịch vụ tín dụng (đi vay và cho vay tiền); càng về sau, ngân hàng càng vươn ra thực hiện nhiều loại dịch vụ khác như đầu tư, bảo hiểm, tư vấn…

Nếu nhìn một cách tổng thể có thể nhận thấy xu hướng chung của thế giới ngày nay là các doanh nghiệp chuyển dần từ đơn ngành sang đa ngành. Tuy nhiên, muốn chuyển từ đơn ngành sang đa ngành cần phải có các điều kiện nhất định mà không phải là người kinh doanh nào cũng có. Sẽ chỉ thành công nếu người chuyển từ đơn ngành sang đa ngành đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần có. Mọi sự phát triển theo trào lưu, không tính toán kỹ lưỡng đều dễ dẫn đến thất bại. Không phải chỉ những công ty nhỏ mà cả những công ty lớn cũng không phải bao giờ cũng có đủ điều kiện để chuyển từ kinh doanh đơn ngành sang đa ngành. Ví dụ điển hình là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước ta trong thời gian qua đã chuyển ồ ạt theo “phong trào” từ kinh doanh đơn sang kinh doanh đa ngành. Kết cục của “phong trào” này là nhiều tổng công ty, tập đoàn kinh doanh đã rơi vào tình trạng đứng trước nguy cơ phá sản hoặc thua lỗ, tình hình tài chính rối ren,… Hãy xem ví dụ ở Hộp 1.1

Hộp 1.1 – Những sai phạm nghiêm trọng ở Tập đoàn Vinashin

NDĐT – THỜI NAY – Do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Tập đoàn Vinashin không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết, nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư.

Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay. Hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai dở dang, như các dự án giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, dự án đóng tàu xuất khẩu, những dự án này chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Đầu tư cho phát triển đội tàu, trong đó có những tàu mua của nước ngoài quá cũ, hoạt động kém hiệu quả. Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay, nhiều đơn vị làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ, không kiểm soát được. Việc sử dụng vốn không hiệu quả đã gây hậu quả nặng nề về tài chính đối với Tập đoàn Vinashin.

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để đầu tư. Đến tháng 6/2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5000 người.

Nguyên nhân của những khó khăn, yếu kém về khách quan do thị trường đóng tàu và vận tải biển thế giới sụt giảm đột ngột. Tuy nhiên, những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu. Điều đó thể hiện ở năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo yếu kém, trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý không đáp ứng yêu cầu; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh, quá nóng, không phù hợp nguồn vốn, năng lực quản lý và quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý đầu tư, quản lý tài chính lỏng lẻo, kém hiệu quả, nhiều quyết định trái quy định của pháp luật; tổ chức phát triển hệ thống doanh nghiệp quá dàn trải và quản lý nhân sự cán bộ không chặt chẽ. Đặc biệt là, báo cao không đúng thực trạng về sử dụng vốn, về đầu tư, về phát triển thêm doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi lần báo cáo số liệu khác nhau. Năm 2009 và quý I năm 2010, thua lỗ nhưng vẫn báo cáo số liệu khác nhau. Năm 2009 và quý I năm 2010, thua lỗ nhưng vẫn báo cáo có lãi. Khuyết điểm này là của lãnh đạo, trước hết là người đứng đầu Tập đoàn. Bên cạnh đó, còn quyết định thực hiện nhiều dự án đầu tư ngoài quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật hiện hành; quyết định sử dụng vốn kém hiệu quả, có biểu hiện sai trái. Sử dụng một số vốn quá lớn để mua tàu vận tải biển của nước ngoài, trong đó có những con tàu mua quá cũ; không nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng, nhất là về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo Tập đoàn cộng với những yếu tố khách quan tác động nặng nề, đã làm cho Tập đoàn thua lỗ, không vay được vốn, mất khả năng chỉ trả, không còn vốn để hoạt động. Từ năm 2008, nhiều dự án đầu tư phải dừng lại, một số đơn vị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận khá đông người lao động bỏ việc, mất việc.

Việc quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, kém hiệu quả. Theo đó, thể chế về quản lý đầu tư và huy động sử dụng vốn, về thành lập mới doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh, về tuyển chọn và sử dụng cán bộ của doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế còn nhiều bất cập. Thể chế, cơ chế thực hiện quyền và trách nhiệm chủ sở hữu chưa đủ rõ, còn sơ hở. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế là cần thiết, nhưng thể chế, cơ chế về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quản lý tài chính nội bộ hiện hành còn kém hiệu quả.

Bộ quản lý ngành và các bộ chức năng chưa thực hiện tốt việc tham mưu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chưa kiểm soát được kịp thời tình hình, chưa phát hiện được đầy đủ và ngăn chặn có hiệu quả những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn, về phát triển thêm doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin.

Vì thế, mỗi nghiệp chủ khi khởi sự cần xem xét thật kỹ các điều kiện cần có và khả năng của mình để quyết định kinh doanh đơn ngành hay đa ngành. Vấn đề là khi mới khởi sự, nghiệp chủ hay nghĩ đến kinh doanh đơn ngành; sau này, khi đủ điều kiện cần thiết mới tính đến có phát triển kinh donah đa ngành hay không?

2.2/ Phương thức kinh doanh

Thứ nhất, xét theo quá trình kinh doanh

Có thể hiểu quá trình là sự tiếp nối liên tục có tính hệ thống các sự kiện hướng theo một mục đích nhất định nào đó. Trong một quá trình các sự kiện phải được sắp xếp một cách logic và phải thống nhất theo mục đích. Hiểu như thế, có rất nhiều loại quá trình khác nhau như quá trình sinh trưởng của sinh vật, quá trình tạo chất mới của một phản ứng hóa học nào đó, quá trình học tập hay quá trình công tác của một con người…

Ở đây, chúng ta bàn đến quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh: có thể có quá trình kinh doanh toàn bộ một/nhiều loại sản phẩm/dịch vụ nào đó, quá trình sản xuất một/nhiều loại sản phẩm/dịch vụ nào đó, quá trình tiêu thụ một/nhiều loại sản phẩm dịch vụ nào đó, quá trình hoạt động nào đó…

Như thế có thể hiểu quá trình kinh doanh là toàn bộ hoạt động gắn với việc kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ nào đó. Mỗi quá trình hoặc bộ phận quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ một loại sản phẩm/dịch vụ cụ thể được gọi là một quá trình kinh doanh.

Xét theo quá trình kinh doanh có thể có kinh doanh toàn bộ quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩm hoặc kinh doanh một giai đoạn nào đó của toàn bộ quá trình tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường. Người khởi sự phải trả lời câu hỏi mình sẽ thực hiện toàn bộ quá trình kinh doanh hay sẽ chỉ đảm nhận khâu nào đó của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.

Tư duy khởi sự kinh doanh – Phần I


Sự thành công của hoạt động kinh doanh không chỉ liên quan đến năng lực kinh doanh và quản trị của người khởi sự mà trước hết phụ thuộc vào tư duy của người khởi sự về các vấn đề kinh doanh, quản trị kinh doanh và khởi sự kinh doanh. Mặt khác, thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh còn chịu sự tác động rất mạnh của môi trường kinh doanh. Mỗi người muốn khởi sự kinh doanh cũng như các nghiệp chủ và doanh nhân vì vậy không thể không am hiểu vấn đề này một cách thấu đáo.

I/ Kinh doanh

1/ Khái niệm

Đến nay trên thế giới đã xuất hiện quá nhiều ấn phẩm về kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, để trình bày một cách rõ ràng nội dung và ranh giới giữa kinh doanh/không kinh doanh và quản lý, quản trị và quản trị kinh doanh thì không phải ấn phẩm nào cũng làm được. Thế mà, người khởi sự thành công lại rất cần am tường về kinh doanh cũng như am tường về quản lý, quản trị và quản trị kinh doanh. Ở đây chúng tôi cố gắng phân định những phạm trù trên.

Để duy trì và phát triển, con người tiến hành vô vàn hoạt động khác nhau. Nếu nói chung nhất thì có thể kể ra các hoạt động văn hóa, tôn giáo, xã hội, kinh tế… Trong đó kinh tế là hoạt động con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của chính mình. Người ta có thể tiến hành hoạt động kinh tế không nhằm mục tiêu lợi nhuận hoặc nhằm vào mục tiêu lợi nhuận.

Kinh doanh là hoạt động của con người tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng nhằm thu được lợi nhuận.

Theo khái niệm trên kinh doanh phải gắn với một (một số) sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó.

Trong cuộc sống, con người cần tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ cụ thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Vì thế, xã hội xuất hiện nhu cầu tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho xã hội loài người. Từ khi xuất hiện nền kinh tế trao đổi từ thuở xa xưa, mọi sản phẩm/dịch vụ đều được người kinh doanh bán cho người khác với mục đích thu lợi nhuận. Khi xuất hiện mô hình kinh tế hỗn hợp, có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường, những loại hàng hóa công cộng đã được tổ chức sản xuất và cung cấp sao cho “có lợi cho xã hội nhất”. Theo đó, người ta không bán sản phẩm/dịch vụ công cộng theo kiểu kinh doanh, mà biến các sản phẩm/dịch vụ công cộng thành các sản phẩm công ích. Như thế, trong nền kinh tế hỗn hợp toàn bộ thế giới hàng hóa thường được chia làm hai loại:

+ Loại sản phẩm/dịch vụ thông thường sẽ được tạo ra và mua bán theo các quy luật thông thường của thị trường – tự do trao đổi theo giá cả thị trường. Các doanh nghiệp được lập ra để sản xuất/tạo ra các loại sản phẩm/dịch vụ loại này được gọi là các doanh nghiệp kinh doanh.

+ Loại sản phẩm/dịch vụ công cộng sẽ được tạo ra và mua bán có sự điều tiết của Nhà nước. Các doanh nghiệp được lập ra để sản xuất/tạo ra các loại sản phẩm/dịch vụ này được gọi là các doanh nghiệp công ích.

+ Ngoài  ra, cần chú ý là gần đây, ở nhiều nước trên thế giới xuất hiện loại hình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ có bản chất gần như công ích nhưng do các cá nhân chứ không phải nhà nước thực hiện Hoạt động loại này không hẳn kinh doanh, không phải công ích mà ở độ này hay khác mang tính nhân đạo. Người ta gọi là doanh nghiệp xã hội. Về bản chất, người ta cũng không xếp doanh nghiệp xã hội vào nhóm kinh doanh.

Cần lưu ý là sự khác nhau giữa doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích ở phương thức trao đổi hàng hóa: các doanh nghiệp kinh doanh tự do mua bán hàng hóa của mình trên thị trường; các doanh nghiệp công ích tiêu thụ hàng hóa có sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả và sản lượng.

Một vấn đề nữa cần được làm rõ trong khái niệm kinh doanh là thế nào là sản phẩm/dịch vụ? Cần lưu ý là có nhiều cách hiểu khác nhau về sản phẩm/dịch vụ theo các cấp độ khác nhau như sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh, sản phẩm/dịch vụ trung gian.

Có thể hiểu sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh là sản phẩm/dịch vụ cuối cùng, được con người sử dụng mà không cần bất kỳ sự chế biến tiếp theo nào. Đó chẳng hạn là xe đạp, xe máy, ô tô… Con người sử dụng các sản phẩm hoàn chỉnh này đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó của mình (ở ví dụ trên là nhu cầu đi lại). Tương tự như thế, dịch vụ logistics được coi là dịch vụ hoàn chỉnh.

Sản phẩm/dịch vụ chưa hoàn chỉnh là sản phẩm/dịch vụ trung gian, được con người sử dụng với tư cách là một bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh. Đó chẳng hạn là các phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô… Còn dịch vụ bốc xếp chỉ là một phần của dịch vụ logistics.

Người kinh doanh có thể kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và cũng có thể chỉ kinh doanh một bộ phận sản phẩm (bán thành phẩm) hay dịch vụ.

Mọi người trên thế giới kinh doanh đều có mục đích là thu lợi nhuận; lợi nhuận càng nhiều, càng tốt. Muốn có lợi nhuận, người kinh doanh phải tạo ra sản phẩm/dịch vụ cụ thể nào đó được người mua chấp nhận. Muốn có nhiều lợi nhuận, điều kiện đầu tiên là sản phẩm/dịch vụ phải được nhiều người chấp nhận: càng được nhiều người chấp nhận; càng bán được nhiều hàng. Như thế, kinh doanh gắn với loại sản phẩm/dịch vụ cụ thể và không phải sản phẩm/dịch vụ thông thường mà là sản phẩm/dịch vụ phải được càng nhiều người mong muốn sử dụng, càng tốt.

Cũng chính vì vậy, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

2/ Các vấn đề cơ bản của kinh doanh

2.1/ Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh

Câu hỏi đầu tiên, cốt lõi mà bất cứ ai muốn kinh doanh cũng phải trả lời là kinh doanh cái gì? Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hay cả hai? Kinh doanh một/nhiều loại sản phẩm dịch vụ?

Như phần phân tích khái niệm ở trên đã chỉ ra kinh doanh nghĩa là kinh doanh sản phẩm/dịch vụ. Sản phẩm/dịch vụ chính là đối tượng kinh doanh:

+ Câu hỏi thứ nhất được đặt ra là kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh hay chỉ là bán thành phẩm/dịch vụ trung gian?

Trước đây, khi tiến hành kinh doanh người ta hay nghĩ đến kinh doanh một loại sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh. Nền sản xuất – xã hội càng phát triển, người kinh doanh dần nghĩ đến việc chỉ sản xuất hay cung cấp một/một số ít sản phẩm bộ phận (bán thành phẩm) hoặc dịch vụ cụ thể (chưa là dịch vụ hoàn chỉnh cuối cùng). Theo xu hướng đó, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh thường chỉ đảm nhiệm việc sản xuất/chế biến các bộ phận cơ bản, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ và chuyển các bộ phận khác cho các doanh nghiệp khác sản xuất (doanh nghiệp hỗ trợ). Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất, nếu trước đây hãng xe Honda sản xuất tất cả hoặc hầu như tất cả các bộ phận cấu thành nên chiếc xe Honda thì càng về sau, hãng này càng chỉ tập trung sản xuất một số bộ phận của chiếc xe Honda; hãng sẽ đặt hãng khác sản xuất những bộ phận, chi tiết khác để lắp ráp thành chiếc xe Honda hoàn chỉnh bán cho khách hàng.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Viết Nga (đcb) – Giáo trình khởi sự kinh doanh – NXB ĐHKTQD 2016.