Hậu hắc học – Phần cuối


Hai cách làm việc khéo léo

1/ Cách cưa mũi tên

Có một người bị tên bắn trúng, bèn mời thầy thuốc khoa ngoại đến chữa. Thầy thuốc cưa cán mũi tên đi, rồi đòi lễ tạ, hỏi tại sao ông ấy không lấy đầu mũi tên ra? Ông ta đáp: Đó là việc của khoa nội, ông hãy đi tìm thầy thuốc khoa nội thì hơn. Đây là một mẩu chuyện xưa được truyền tụng lại.

Ngày nay, cơ quan các cấp và quan chức cấp cao đều áp dụng phương pháp này: Ví dụ như phê một đơn từ “căn cứ vào đơn từ được đệ trình lên, không thuộc cấp tôi giải quyết, sẽ gửi về cán bộ huyện điều tra xem xét, xử lý nghiêm minh”. Bốn chữ “không thuộc cấp tôi” chính là cách cưa đứt cán mũi tên, “việc của cán bộ huyện” là thuộc về khoa nội. Lại có người cầu cạnh tôi làm một việc, tôi nói: “Đối với việc này tôi rất tán thành, nhưng vẫn còn phải thương lượng với người khác”. “Rất tán thành” ở đây là cắt cán mũi tên, “người khác” ở đây là thuộc về khoa nội; hoặc nói: “Tôi sẽ làm trước một phần, phần còn lại sau này hãy làm”. “Làm trước” ở đây chính là cắt cán mũi tên, “sau này” là thuộc về khoa nội. Ngoài ra, có người chỉ bảo cắt cán mũi tên chứ không kêu đi tìm khoa nội; có người cả cán mũi tên cũng không cần cắt mà bảo người ta tìm khoa nội, muôn hình vạn trang, suy xét kỹ khắc hiểu được.

2/ Cách hàn nổi

Nồi cơm bị thủng, bèn mời thợ vá nồi đến hàn. Người thợ hàn nồi vừa dùng mảnh sắt để cạo lớp nhọ dính ở đít nồi, vừa nói với chủ nhà: “Ông hãy đi nhóm lửa để tôi đốt bụi than nhọ nồi”. Nhân lúc chủ nhà quay đi, người thợ đã dùng búa gõ nhẹ mấy cái vào đít nồi, vết nứt ấy đã rộng hơn nhiều, và khi chủ nhà quay trở lại, liền chỉ cho ông ấy xem và nói: “Vết nứt trên chiếc nồi của ông quá dài, lớp mỡ bên trên phủ kín, nên không nhìn thấy, tôi cạo lớp nhọ đi thì vết nứt liền xuất hiện, phải chèn thêm vào mấy cây đinh mới được”. Chủ nhà cúi xuống nhìn xem, vô cùng kinh ngạc nói: “Giỏi lắm! Giỏi lắm! Nếu hôm nay không gặp được anh thì e rằng cái nồi này sẽ không thể dùng được nữa”. Sau khi hàn xong, chủ nhân và người thợ hàn đều vô cùng vui vẻ và chia tay nhau.

Trịnh Trang Công dung túc cho Công Thúc Đoạn, khiến cho hắn là nhiều việc bất nghĩa, mới cất quân thảo phạt, đây chính là cách hàn nồi. Trong lịch sử có rất nhiều những chuyện như vậy. Có người nói: “Ở Trung Quốc có nhiều cách làm, rất nhiều nơi còn cắt thịt khỏe mạnh ra để chữa bệnh”. Đó chính là những cách làm của các quan lớn, dùng cách hàn nồi mà thôi. Torong chốn quan trường nhà Thanh trước kia, đa số đều dùng cách cưa cán mũi tên. Đến năm đầu của thời kỳ Dân Quốc, thì sử dụng hai cách này để hỗ trợ cho nhau.

Hai cách nói trên là quy luật chung của làm việc, cho dù là xưa hay nay, trong hay ngoài nước, nếu phù hợp với những quy luật chung ấy thì sẽ thành công, nếu làm ngược lại những quy luật chung này ắt sẽ chịu thất bại. Quản Trọng là nhà chính trị vĩ đại của Trung Quốc, ông làm việc đều dùng hai cách này. Người Địch đánh nước Vệ, nước Tề án binh bất động, đợi đến khi người Địch tiêu diệt nước Vệ, mới làm nghĩa cử “phục hưng vong quốc”, đây là cách hàn nồi. Chiến dịch của Triệu Lăng, chẳng trách nước Sở tiếm dụng danh hiệu đế vương, chỉ trách vua nước Sở chiếm đoạt tất cả mà không chịu cống nạp, đó chính là cách cắt cán mũi tên. Thời ấy thực lực của nước Sở vẫn còn mạnh hơn nước Tề, Quản Trọng dám khuyên Tề Hoàn Công đem quân đánh Sở, có thể nói là đập nát đáy nồi để rồi hàn lại, đến khi nước Sở tỏ rõ thái độ phản kháng, ông ta lập tức làm cái việc kiểu như cưa cán mũi tên. Chiến dịch Triệu Lăng là kiểu lúc đầu dùng cách hàn nồi, sau đó dùng cách cưa cán mũi tên. Quản Trọng có thể đập nát đáy nồi rồi hàn lại, nên được gọi là bậc thiên hạ kỳ tài.

Quan võ Minh Quý đem quân bao vây bọn thổ phỉ, cố ý thả cho chúng chạy thoát, đó là cách hàn nồi. Sau đó không thể ngăn chặn được chúng, nên cuối cùng đất nước bị tàn phá, nhà vua phải vong thân. Đập nát đáy nồi mà không thể hàn lại được, nên gọi là “kẻ bầy tôi ngu xuẩn phạm tội với quốc gia”. Nhạc Phi muốn khôi phục lại Trung Nguyên, nghênh đón Nhị Đế trở về, ông ta chỉ vừa mới có ý rút đầu mũi tên ra là đã bị họa sát thân. Minh Anh Tông trước đó cũng bị bắt đi, Vu Khiêm đưa ông ấy trở về, ý đồ là rút hẳn đầu mũi tên ra, nhưng vẫn mang họa sát thân. Nguyên nhân là do đâu? Chính là đã vi phạm những quy luật chung.

Vào đời Tấn, lúc đó có một tên phản tặc nhưng tể tướng Vương Đạo không cất quân đi thảo phạt. Đào Khản trách cứ tể tướng, ông ta viết thư hồi âm rằng: Ta tạm thời án binh để chờ đợi thời cơ. Khản xem xong thư cười nói: Ông ta chỉ “tạm thời án binh để chờ đợi thời cơ tạo phản” mà thôi. Vương Đạo “tạm thời án binh” chờ đợi Đào Khản, tức là để lại mũi tên để chờ thầy thuốc khoa nội. Rất nhiều danh sĩ khóc than ở Tân Đình, Vương Đạo biến sắc nói: “Đang lúc đồng tâm hợp lực để cứu triều đình, khắc phục thần châu, làm gì đến nỗi phải làm tù nhân nước Sở mà lại khóc than như vậy?” Ông ta căm phẫn ra mặt, hệ như tay cầm búa sắp hàn lại nồi. Thực ra, chỉ nói vài lời đẹp đẽ rồi xem như xong chuyện. Tưởng nhớ Nhị Đế đang bị giam cầm ở phương Bắc, suốt đời không thể quay về, đầu mũi tên vẫn chưa được rút ra, hành động này của Vương Đạo có hơi giống với Quản Trọng, nên lịch sử gọi ông ta là “Giang tả di ngô” [Người giúp nước cứu dân].  Độc giả có thể thực hiện theo những cách mà tôi đã nói, đảm bảo sẽ trở thành con cháu của Quản Trọng, một nhà chính trị gia vĩ đại bậc nhất.

Kết luận

Tôi đã nói hết Hậu Hắc Học rồi, tôi đặc biệt muốn nói cho độc giả một bí quyết, phàm khi sử dụng Hậu Hắc thì nhất định phải phủ lên trên bề mặt một lớp nhân nghĩa đạo đức, không được để nó thể hiện ra một cách lộ liễu. Sự thất bại của Vương Mãng chính là do để lộ ra hết nguyên cớ. Nếu cả đời không để lộ ra, thì e rằng đến nay còn có thể viết bài “Tiên nho Vương Mãn chi vị” vẫn ăn thịt lợn nguội lạnh trong miếu Khổng Tử.

Trong Thuyết Nan, Hàn Phi có nói: “Bề ngoài không tiếp thu kiến nghị của người khác, nhưng lại lén lút áp dụng ý kiến của họ”. Phàm là học trò của tôi, phải hiểu được phương pháp này. Nếu có người hỏi anh: “Anh thừa nhận Tôn Ngô không?” Anh hãy dùng sắc mặt nghiêm trang nói rằng: “Người đó cực kỳ xấu, hắn nói về Hậu Hắc, tôi không thừa nhận hắn”. Tuy miệng nói vậy, nhưng trong lòng lại rất cung kính và xem Lý Tôn Ngô như một vị đại thánh. Nếu anh có thể làm như vậy, bảo đảm sẽ tạo nên rất nhiều sự nghiệp kinh thiên động địa, người đời ngưỡng mộ, sau khi chết còn được đưa vào miếu Khổng Tử để ăn thịt lợn nguội. Vì vậy, mỗi khi nghe người ta chửi tôi, tôi rất vui mừng nói rằng: “Đạo của ta được thực hiện nhiều đấy”.

Ngoài ra, tôi nói: “Phải bôi một lớp nhân nghĩa đạo đức lên bề mặt của Hậu Hắc”. Đó là chỉ ý khi gặp các thầy giảng dậy về đạo học, nếu gặp những người bạn nói về tình dục học mà bạn lại nó với họ về nhân nghĩa đạo đức, há chẳng phải là tự chuốc xấu hổ sao? Lúc này phải bôi lên bốn chữ “luyến ái thánh thần”. Lẽ nào hắn không gọi anh là “đồng chí” sao? Tóm lại, ngoài mặt phải bôi thêm một thứ gì đó, dựa theo tình thế mà ứng xử, vẻ ngoài huyền bí, nhưng tuyệt đối không rời xa tôn chỉ của hai chữ Hậu Hắc, những kẻ có chí hãy thể nghiệm và lĩnh hội một cách tỉ mỉ.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Advertisement

Hậu hắc học – Phần V


Sáu chữ chân ngôn cầu làm quan

Sáu chữ chân ngôn cầu làm quan gồm: khống; cống; xung; bổng; khủng; tống. Sáu chữ này đều là thanh trắc, chúng có ý nghĩa như sau:

1/ Khống

Tức là rỗi rãi, chia thành hai loại: Một là nói về công việc, người cầu làm quan phải bỏ hết tất cả mọi việc, không làm thợ, không buôn bán, không cày cấy, không đọc sách, không học hành, toàn tâm toàn ý muốn cầu quan. Hai là nói về thời gian, người cầu quan cần phải có lòng nhẫn nại, không thể vội vàng, hôm nay chưa có kết quả thì ngày mai lại đến, năm nay chưa có kết quả thì năm sau lại tới.

2/ Cống

Chữ này là mượn trong tục ngữ của Tứ Xuyên, ý nghĩa của nó tương tự như chữ Toàn trong Toàn doanh (nghĩa là luồn cúi, cầu cạnh), “chui vào rồi lại chui ra”, có thể nói: “dâng vào lại dâng ra”. Cầu quan phải luồn cúi, đó là điều ai ai cũng biết, nhưng rất khó định nghĩa, có người nói: “Định nghĩa của chữ Cống là nếu có lỗ thủng thì phải khoan vào”. Tôi nói: “Thế là sai rồi! Nói như vậy mới được một nửa thôi, có lỗ thủng thì phải khoan vào, nếu không có lỗ thủng thì chẳng làm gì được. Tôi định nghĩa như sau: Có lỗ thủng thì phải khoan vào, nếu không có lỗ thủng thì lấy cái dùi, khoan một lỗ thủng mới”.

3/ Xung

Thường gọi là “huênh hoang, khoác lác”, ngôn ngữ Tứ Xuyên gọi là “ba hoa, nói khoác”. Xung có hai loại: một là trong khẩu ngữ, hai là trên văn tự. Trong khẩu ngữ lại chia thành hai loại là trường hợp bình thường và đứng trước mặt quan lớn; trên văn tự cũng chia thành hai loại là báo chí và các thiếp, điều trần.

4/ Bổng

Chính là chữ Bổng trong Bổng trường (tâng bốc, nịnh nọt người khác), giống như dáng điệu Hoa Khâm khúm núm trước Ngụy Trung Hiền trên sân khấu là một ví dụ điển hình.

5/ Khủng

Có nghĩa là dọa dẫm, dọa nạt, là động từ cập vật, chữ này có đạo lý vô cùng tinh thâm, tôi có thể nói vài câu. Chức quan là một thứ quý báu biết bao, sao có thể dễ dàng đem cho người khác được? Có người chia chữ Khủng thành 12 vạn phần mà vẫn không thấy hiệu quả, đó chính là vì thiếu thời gian cho chữ Khủng: phàm là những người có quyền cao chức trọng đều có chỗ yếu kém, chỉ cần tìm ra được điểm yếu đó, điểm nhẹ một cái, các vị ấy sẽ hoảng hốt sợ hãi, lập tức đem chức quan ra tặng cho anh. Người học cần biết rằng: chữ Khủng và chữ Bổng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau, người giỏi chữ Khủng, trong Bổng có Khủng, người ngoài nghe thấy những lời anh ta nói trước mặt quan lớn câu nào cũng đón đưa vâng dạ, thật ra là họ ngấm ngầm đánh vào điểm yếu, quan lớn nghe xong, toát mồ hôi hột. Người giỏi chữ Bổng, trong Khủng có Bổng, người ngoài nhìn thấy anh ta có cốt cách ngạo mạn, nói ra câu nào cũng trách cứ quan lớn, thật ra, người được nghe thì hài lòng vui vẻ mà gân cốt đều rã rời. “Muốn hiểu rõ sự kỳ diệu của sự vật nào đó, có thể dựa vào sự lĩnh hội của những người khác”, “người thợ giỏi chỉ có thể dạy người quy cách, chứ không thể làm cho người thông minh và khéo léo”, là điều vô cùng cần thiết mà người cầu làm quan phải lĩnh hội một cách kỹ càng. Khi dùng chữ Khủng, cần phải thận trọng cân nhắc, nếu dùng quá mức, các bậc bề trên sẽ thẹn quá hóa tức, làm như vậy, há chẳng phải là đi ngược lại tôn chỉ của việc cầu làm quan hay sao? Đó là điều khó khăn xiết bao, khi thật cần thiết mới được dùng, không được dùng chữ Khủng một cách nông cạn.

6/ Tống

Tức là biếu tặng quà, chia làm hai loại lớn nhỏ như sau: biếu lớn, tức là mang đi biếu những bọc tiền và ngân phiếu; biếu nhỏ, tức là tặng quà tết, mời đi ăn… Người được biếu chia thành hai loại: một là người có chức vụ thao túng quyền lực, hai là người chưa nắm quyền lực nhưng có thể giúp sức cho ta.

Thực hiện được sáu chữ này, đảm bảo mỗi chữ đều sẽ đem lại những hiệu quả kỳ diệu. Các vị tai to mặt lớn, khi ngồi một mình thường nghĩ và tự lẩm bẩm: anh X muốn làm quan, đã nói rất nhiều lần (đây là tác dụng của chữ Khống), hắn ta và mình có quan hệ gì đây (đây là tác dụng của chữ Cống), anh X rất tài giỏi (đây là tác dụng của chữ Xung), đối đãi với mình rất tốt (đây là tác dụng của chữ Bổng), nhưng người này có lắm mưu mẹo, nếu không sắp xếp, không chừng sẽ xảy ra rắc rối (đây là tác dụng của chữ Khủng), nghĩ đến đây, quay đầu lại nhìn những đống to đen sì hoặc trắng muốt nằm trên bàn (đây là tác dụng của chữ Tống), cũng không có lời nào để nói thêm nữa, khuyết điểm nào đó là do người nào đó đảm nhiệm. Cầu quan đến đây có thể coi là công thành viên mãn. Thế là lên nhậm chức, rồi thực hành chân ngôn sáu chữ để làm quan.

Sáu chữ chân ngôn để làm quan

Sáu chữ chân ngôn để làm quan gồm: không, cung, băng, hung, lung, lộng. Sáu chữ này đều là thanh bằng, có nghĩa cụ thể như sau:

1/ Không

Có nghĩa là trống rỗng, trống huếch. Nghĩa trên văn tự là: phàm những văn bản trình báo cấp trên, viết thông báo, đều là những lời lẽ chung chung, sự kỳ diệu trong đó tôi khó nói tỉ mỉ được. Nói đến các cơ quan quân sự và chính trị, hãy đọc hết các chữ dán trên tường sẽ hiểu ra thôi; hai là trong cách làm việc, tùy tiện làm một việc gì đó đều phải linh hoạt sống động, nghiêng sang Đông cũng được, ngả sang Tây cũng xong, đôi khi làm như sấm rền gió cuốn, thực ra bên trong lại lén lút tìm đường thoái lui, nếu thấy tình thế không thuận lợi thì rút lui theo con đường ấy, quyết không thể để cho bản thân mình dính dáng đến.

2/ Cung

Có nghĩa là khom lưng uốn gối, nhún vai cười nịnh. Chia thành hai loại trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là đối với cấp trên, gián tiếp là đối với bạn bè thân thích, lính tráng… của cấp trên.

3/ Băng

Tục ngữ thường gọi là nín hơi lấy sức, là chữ trái nghĩa với chữ Cung: ý chỉ đối với cấp dưới và lão bá tánh, chia thành hai loại: một là dáng vẻ điệu bộ, bề ngoài tỏ ra là một nhân vật lừng lẫy, oai nghiêm không thể xâm phạm; hai là lời nói, trò chuyện trang nghiêm giống như trong bụng chứa đầy kinh sách, thông hiểu đại tài. Chữ Cung đối với nồi cơm ở trên mặt đất, không nhất định là ở trên mặt đất; chữ Băng đối với nồi cơm trên mặt đất, thì không nhất định là cấp dưới hay lão bá tánh. Đôi lúc, khi quyền của nồi cơm không thuộc cấp trên, thì đối với cấp trên cũng không thể Băng; đôi khi, quyền của nồi cơm thuộc quyền cấp dưới hoặc lão bá tánh, thì có thể đổi Băng thành Cung. Đạo lý này rất linh hoạt, vận dụng khéo léo, được quyết định bởi việc xem xét giỏi.

4/ Hung

Chỉ cần có thể đạt đến mục đích của mình, dù cho có bán vợ đợ con cũng không được e ngại, nhưng phải chú ý có một lớp vỏ, xét trên mặt chữ, nhất định phải phủ lên chữ Hung một lớp đạo đức nhân nghĩa.

5/ Lung

Chính là tai điếc, “chế nhạo mặc nó chế nhạo, việc quan tôi cứ tôi làm”, nhưng trong chữ Lung còn mang nghĩa là người mù nữa, nếu chửi mắng trên văn bản, thì nhắm mắt không cần xem nữa.

6/ Lộng

Có nghĩa là làm tiền. Lai Long ngàn dặm, kết huyện tại đây, 11 chữ ở trên đều được thiết lập dựa vào chữ này. Đối chiếu chữ Lộng với chữ Tống trong cầu làm quan, thì có Tống ắt sẽ có Lộng. Cần đặc biệt chú ý chữ Lộng này, phải làm việc suôn sẻ mới thành công, đôi khi không suôn sẻ, thì đừng ngại ứng trước tiền trong hầu bao của mình; nếu sự việc được suôn sẻ, bất kể bao nhiêu, cũng không nên khách khí.

Mười hai chữ trên, tôi chỉ tóm tắt đại cương, còn nhiều nghĩa tinh thâm của nó vẫn chưa phát huy được, kẻ có chí làm quan, có thể dựa theo bí quyết đó mà tự nghiên cứu lấy.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Hậu hắc học – Phần IV


Có một loại người thiên tư vô cùng cao đẹp, họ tự biết rõ đạo lý này, dốc sức ra làm, rất bí mật không cho ai biết. Lại có người tư chất ngu đần, đã đi vào con đường này, mà bản thân cũng không biết. Do đó, Tôn Ngô nói: Hành động mà không biểu lộ, tập luyện mà không xem xét, suốt đời cứ như vậy, sẽ không thể biết được có đầy rẫy những kẻ Hậu Hắc.

Mỗi học thuyết trên thế gian này đều bị người ta hiểu nhầm, duy chỉ có Hậu Hắc là tuyệt nhiên không gây hiểu lầm cho ai cả. Dù có đi đến nơi sơn cùng thủy tận hay khi làm kẻ hành khất xin miếng cơm ăn, thì cũng hứng thú hơn người khác rất nhiều. Do đó, Tôn Ngô nói: Từ hoàng đế cho đến kẻ hành khất, đều lấy Hậu Hắc làm cái gốc cho mình.

Hậu Hắc học rộng lớn tinh thâm, kẻ có chí và sở hữu được nó cần phải toàn tâm toàn ý học tập một năm mới có thể ứng dụng, học ba năm mới có thể thành công to được. Do đó, Tôn Ngô nói: Nếu như là người có học Hậu Hắc, thì cố gắng hết tuần hết tháng ắt được, ba năm ắt thành công.

Hậu Hắc truyện tập lục

Có người hỏi tôi rằng: “Ông phát minh ra Hậu Hắc Học, tại sao làm việc gì cũng thất bại? Tại sao học trò của ông đều tài giỏi hơn ông, việc gì ông cũng thua chúng cả?” Tôi đáp: “Ông nói thế sai rồi, phàm là nhà phát minh, đều không thể leo đến đỉnh cao nhất được. Nho giáo là do Khổng Tử sáng tạo ra, nhưng Không Tử đã leo đến tận đỉnh cao rồi. Nhan, Tăng, Tư, Mạnh đều đi học Khổng Tử, học vấn của bọn họ thấp hơn Khổng Tử một bậc; Châu, Trình, Chu, Trương đều đi học Nhan, Tăng, Tư, Mạnh, học vấn của những người sau này còn thấp hơn một bậc nữa, càng theo càng thấp, nguyên nhân của nó chính là do bản lĩnh của giáo chủ quá lớn. Đại loại học vấn của phương Đông đều thế cả. Lão Tử trong Đạo giáo, Thích Ca trong Phật giáo đều có cùng hiện tượng như vậy. Duy chỉ có khoa học phương Tây là không như thế, khi phát minh ra còn rất thô thiển, càng nghiên cứu thì càng tinh thâm. Người phát minh ra hơi nước, chỉ biết được sự bốc hơi lên làm bật cái nắp đậy nồi; người phát minh ra điện, chỉ biết được sự vận động của con ếch chết, người đời sau tiếp tục nghiên cứu, chế tạo ra biết bao các loại máy móc, với rất nhiều công dụng mà người phát minh ra hơi nước và điện không thể nào đoán trước được Như vậy đủ thấy rằng khoa học phương Tây là người đi sau hơn hẳn người đi trước, học trò vượt qua cả thầy gió. Hậu Hắc học của tôi cũng như khoa học của phương Tây, tôi chỉ có thể nói lên hơi nước làm bật cái nắp đậy nồi, sự vận động của con ếch chết, trong đó chứa đựng biết bao đạo lý, rồi mong chờ người đời sau tiếp tục nghiên cứu, bản lĩnh của tôi đương nhiên kém hơn các học trò, gặp họ tất nhiên sẽ thất bại, sau này họ sẽ truyền thụ cho những học trò của mình, rồi bị học trò của mình đánh bại. Đời sau sẽ thắng đời trước, Hậu Hắc Học tự nhiên sẽ phát triển rực rỡ”.

Lại có người hỏi tôi: “Ông nói về Hậu Hắc Học thần diệu như vậy, tại sao không thấy ông làm được một số việc lẫy lừng vang dội?” Tôi nói: “Tôi xin hỏi, Khổng Phu Tử của chúng ta rốt cuộc đã làm được bao nhiêu việc oanh liệt cơ chứ? Những điều mà ông ta nói là để làm chính trị, xây dựng vương quốc, một nước có muôn ngàn đạo lý, rốt cuộc thực hành được mấy điều? Bộ Đại Học của Tăng Tử chủ yếu nói về việc trị quốc bình thiên hạ, xin hỏi, ông ta trị quốc ở đâu? Bình thiên hạ ở nơi nào? Bộ Trung Dung của Tử Tư nói về “trung hòa vị dục”, xin hỏi trên thực tế chủ trương “trung hòa vi dục” này được áp dụng ở đâu vậy? Ông không đi hỏi các vị ấy mà ngược lại muốn chất vấn tôi, thầy giỏi khó gặp, đạo cao khó hiểu, phương pháp vô cùng tinh thâm sâu sắc này có tới hàng ngàn hàng vạn nhưng rất khó gặp được. Ông đã nghe mà vẫn hoài nghi, thì tránh sao khỏi tự mình đã lầm”.

Năm Dân Quốc thứ nhất, khi tôi công bố Hậu Hắc Học, gặp một người bạn họ La, ông ta mới đi công tác tại một huyện X trở về, ông kể lại việc mình đã xem xét bao nhiêu công việc, phải chỉnh đốn như thế nào, lại nói: Vì một việc nào đó bị sai sót, nên mất chức quan, vụ án đến nay vẫn chưa kết thúc, rồi vô cùng chán nản. Tiếp đó lại bàn đến Hậu Hắc Học, tôi nói cho ông ta biết đầu đuôi ngọn ngành, ông ta vô cùng hứng thú. Nhân lúc ông ta đang say sưa lắng nghe, tôi đột nhiên đứng phắt dậy, đập xuống bàn một cái, nghiêm giọng nói: “Ông La, bình sinh ông làm  việc có thành bại, rốt cuộc nguyên nhân thành công của ông là ở đâu? Nguyên nhân thất bại của ông là ở đâu? Rốt cuộc có thể rời bỏ hai chữ ấy (Hậu Hắc) không? Nhanh lên! Nhanh lên! Không được phép chậm trễ và hoài nghi nữa!” Ông ta nghe lời nói này của tôi, như tiếng sét bên tai, ngây ra một lúc lâu, mới than thở rằng: Quả thật là không thể rời bỏ hai chữ ấy. Ông bạn họ La ấy có thể gọi là một kẻ ngốc.

Khi tôi công bố Hậu Hắc Học, tôi đã dùng biệt hiệu là “Độc Tôn”, mang ý nghĩa là “trong thiên hạ chỉ có tôi là Độc Tôn mà thôi”. Tôi viết thư cho bạn bè, cũng dùng biệt hiệu, sau này tôi lại viết “Thục Tù”. Có người hỏi “Hai chữ “Thục Tù” được giải thích như thế nào?” Tôi đáp: “Tôi công bố Hậu Hắc Học, có người cho rằng tôi bị điên, xa rời kinh thánh, đi ngược lại đạo, nhất định phải nhốt vào trại của những người điên. Tôi nói: Thế thì tôi trở thành tội đồ của đất Thục rồi, vì thế tôi biệt hiệu của tôi là Thục Tù”.

Sau khi tôi công bố Hậu Hắc Học, rất nhiều người ra sức thực hành, làm cho Tứ Xuyên trở thành vương quốc Hậu Hắc. Có người hỏi tôi: “Thủ lĩnh Trung Quốc không phải ông thì là ai?” Tôi nói: Thế thì tôi đã trở thành tù trưởng của đất Thục rồi, do vậy, tôi lấy biệt hiệu là Thục Tù. Ngoài ra, khi truyền thụ Hậu Hắc Học, học trò nhận được chân truyền của tôi lại mặc áo, dùng bát ăn cơm giống tôi. Nhưng cuộc sống của tôi là đi đến các nhà để xin bát cơm. Cái bát ấy phải giữ lại cho mình dùng, chỉ cởi chiếc áo da chó che thân của tôi cho anh ta mặc, cho nên chữ Độc mất đi bộ Khuyển nên thành chữ Thục. Đồ đệ xuất sắc của tôi rất nhiều, chân của học trò giỏi cao, ắt chân của thầy giáo ngắn, chân của đệ tử cao một tấc, ắt chân của thầy giáo ngắn một tấc, nên chữ Tôn bỏ đi bộ Thốn (có nghĩa là tấc) thì thành chữ Tù, cũng vì vậy mà tôi đành gọi là Thục Tù vậy.

Khi tôi phát biểu Hậu Hắc Học, những người bình thường đọc xong nói rằng: “Học vấn này của ông quá rộng lớn và tinh thâm, chúng tôi quyển này rồi, giống như đọc Trung Dung, Đại Học vậy, khôn rời khỏi tay được, xin hãy vì cái thân phận hèn mọn của chúng sinh mà nói lên tất cả những cách thực hiện, truyền thụ cả những cách thực dụng nữa, chúng tôi mới có thể theo đó mà làm tốt được”.

Tôi đáp: “Các ông muốn làm gì?”. Đáp rằng: “Chúng tôi muốn làm quan, hơn nữa còn muốn làm sao cho trở nên lẫy lừng vang dội, nói chung mọi người đều muốn làm nhà chính trị vĩ đại”. Thế là tôi truyền thụ lại cho họ “sáu chữ chân ngô cầu làm quan”, “sáu chữ chân ngôn để làm quan” và “hai cách làm việc khéo”.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Hậu hắc học – Phần III


Tôn Ngô nói: Mọi người đều nói về Hắc, nếu vội vã quy nạp tất cả vào trong than củi, hơn nữa không thể chỉ là một màu; mọi người đều nói đến Hậu, nếu gặp đạn pháo bắn vào thì không thể không vỡ.

Tôn Ngô nói: Đạo của Hậu Hắc vốn là cái gốc để thu phục chúng dân, khảo sát các vua chúa đều không sai, kiểm định lại trời đất không hề trái ngược, đối chất với quỷ thần không hề nghi ngờ, các bậc hầu vương và thánh nhân của trăm đời nay cũng không hề nghi hoặc gì.

Tôn Ngô nói: Quân tử phải có cái gốc, gốc vững thì mới sinh ra đạo. Hắc Học cũng vậy, chẳng lẽ không phải là cái gốc của con người sao?

Tôn Ngô nói: Ba người cùng đi ắt có thầy của ta, chọn người có Hậu Hắc mà theo, người không có Hậu Hắc thì bỏ đi.

Tôn Ngô nói: Trời sinh Hậu Hắc ở trong ta, người đời lại không giống như ta sao?

Tôn Ngô nói: Ta không thấy được Lưu Bang, mà có thể thấy được Tào Tháo là được rồi; nếu ta không thấy được Tào Tháo mà có thể thấy được Lưu Bị, Tôn Quyền là được rồi.

Tôn Ngô nói: Một ấp có 10 nhà, ắt có Hậu Hắc như Tôn Ngô, nhưng không co minh thuyết của Tôn Ngô.

Tôn Ngô nói: Khi ta chưa ăn hết phần cơm mà tiến vào Hậu Hắc, quả là quá vội vã, ắt gặp gian nan.

Tôn Ngô nói: Nếu có tài và đẹp như Hạng Vũ, lại có thêm Hậu Hắc, thì Lưu Bang sẽ không đủ sức địch nổi.

Tôn Ngô nói: Người có Hậu Hắc, có thể gánh vác quốc gia, giả như không có Hậu Hắc, thì dù được lòng dân cũng không thể có được quốc gia.

Tôn Ngô nói: Ngũ cốc trồng đẹp lắm, nếu như không thành thạo, thì cũng giống như cỏ dại vậy; người Hậu Hắc cũng phải làm thành thạo như vậy đấy.

Tôn Ngô nói: Các bậc đạo học, xem Hậu Hắc là giặc, sống phải trung tín, làm việc phải liêm khiết, ai nấy đều vui mừng, tự cho là vậy, chứ không thể là đạo của Tào Lưu, do đó nói: Hậu Hắc là giặc vậy.

Tôn Ngô nói: Sao lại không hoài nghi những người không có Hậu Hắc? Trong thiên hạ tuy có vật dễ sinh ra, một ngày nắng, mười ngày lạnh giá, cũng có những vật chưa ra đời. Ta thấy người nói về Hậu Hắc cũng hiếm! Ta lui về và tìm đến các bậc đạo học vậy. Ta là sao có thể giống như các bậc đạo học? Nếu không chuyên tâm dồn chí thì sẽ không học được. Tôn Ngô là người phát minh ra Hậu Hắc Học, phải để cho Tôn Ngô dạy dỗ thêm hai người Hậu và Hắc. Một người chuyên tâm dồn chí, chỉ nghe lời Tôn Ngô nói, một người tuy một lòng lắng nghe và cho rằng sẽ đạt đến cảnh giới của những bậc đạo học, trộm nghĩ muốn sánh vai cùng các bậc thánh hiền ắt phải chịu nhiều gian khổ! Để có được tư chất ấy chẳng phải là khổ luyện lắm ư? Nói rằng: không phải thế.

Tôn Ngô nói: Việc thất bại ở đây, người quân tử ắt làm ngược lại. Tôi không “Hậu”, nếu làm ngược lại “Hậu”, ắt sẽ thất bại, người quân tử ắt sẽ làm ngược lại; tôi cũng không phải là “Hắc”, nếu tôi làm ngược lại “Hắc”, ắt phải chịu thất bại. Quân tử nói: Kẻ phản đối tôi, thì cũng là kẻ ngông cuồng vậy! Như thế chẳng khác gì cầm thú! Dùng Hậu Hắc để giết cầm thú, lại khó làm sao?

Tôn Ngô nói: Đạo của Hậu Hắc vừa ác vừa thiện, tựa như sức leo núi gian khổ, chưa thử qua thì không thể nào leo tới đỉnh được. Như đi xa ắt sẽ thấy gần, leo đến đỉnh cao ắt thấy thấp; bản thân không Hậu Hắc thì không làm được gì cho vợ con, không biết dùng Hậu Hắc thì không thể làm được gì cho vợ con cả.

Tôi viết Hậu Hắc Kinh ý muốn cho người mới bắt đầu học tiện cho việc ngâm nga để tránh quên mất. Nhưng có một vài đạo lý quá thâm sâu huyền bí, nên tôi phải giải thích thêm từ trên xuống dưới trong kinh văn.

Tôn Ngô nói: Không dày ư, có mài cũng không mỏng được; không đen ư, có rửa cũng không trắng được. Về sau tôi sửa lại rằng: “Không dày ư, càng mài càng dày; không đen ư, càng rửa càng đen”. Có người hỏi tôi: “Trên thế gian này có vật nào như vậy không?” Tôi đáp: “Vết sẹo ở chân tay thì càng mài càng dày; nếu dính than bùn thì càng rửa sẽ càng đen”. Da mặt con người rất mỏng, nếu rèn luyện từ từ thì nó sẽ dày thêm; tâm can của con người lúc mới sinh cũng có màu đen, gặp được người nói chuyện nhân quả, giảng đạo lý, phủ một lớp đạo đức nhân nghĩa lên trên đó, mới không bị đen, nếu tẩy rửa nó đi, màu đen vốn có tự nhiên sẽ xuất hiện.

Tôn Ngô nói: Hậu Hắc không phải do môi trường bên ngoài đào luyện, ta vốn có nói rồi. Trời sinh ra dân chúng, có Hậu có Hắc, bản tính vốn có của nhân dân, chính là Hậu Hắc. Điều này có thể kiểm nghiệm được: tùy ý tìm một người mẹ, bảo bà bế con mình và cho nó ăn, đứa bé thấy cái bát trong tay người mẹ đang cầm, liền giơ tay ra để kéo, nếu không đề phòng, nó sẽ đập vỡ cái bát; nếu người mẹ cầm trong tay cái bánh, vừa nhìn thấy nó sẽ giơ tay ra lấy, nếu người mẹ không cho nó mà bỏ cái bánh đó vào miệng của ình, nó sẽ với tay lấy cái bánh từ trong miệng của mẹ và nhét ngay vào miệng của mình. Giống như khi đứa bé ngồi trong lòng mẹ uống sữa hoặc ăn bánh, người anh đi đến trước mặt nó, nó sẽ dùng tay đẩy người anh ra, đánh người anh. Những sự việc ấy đều là không học mà có thể làm, không suy nghĩ mà có thể biết được đấy, tức là “lương tri lươg năng” vậy. Nếu đem “lương tri lương năng” đó mở rộng ra thêm nữa thì có thể làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Đường Thái Tông giết anh trai của mình là Kiến Thành, giết em trai của mình là Nguyên Cát, lại còn giết hết con cái của Kiến Thành và Nguyên Cát, nhốt vợ Nguyên Cát và hậu cung, lại bức cha nhường thiên hạ cho mình. Những hành vi ấy của ông ta đã đem “lương tri lương năng” mở rộng ra thêm (giật miếng bánh trong miệng mẹ và đẩy đánh người anh khi còn nhỏ). Những người bình thường tuy đã có “lương tri lương năng” nhưng không biết mở rộng phát huy, duy chỉ có Đường Thái Tông là biết cách mở rộng nó nên ông ta đã trở thành anh hùng thiên cổ. Do đó Tôn Ngô nói: Mùi vị ở miệng, đã quen mùi rồi; âm thanh ở tai, đã nghe quen rồi; màu sắc của ngày, đã quen với vẻ xinh đẹp rồi; còn về mặt và lòng dạ, chúng có giống nhau không? Gọi là Hậu cũng được, gọi là Hắc cũng được. Anh hùng chỉ mở rộng thêm mặt và lòng dạ của mình mà thôi.

Đạo lý Hậu Hắc đã bày ra rất rõ ràng trước mặt, ai ai cũng có thể nhìn thấy, chẳng qua là khi vừa mới nhìn thấy đã bị những lời kinh văn mê hoặc hay bị học thuyết của một tiên sinh giảng đạo áp chế xuống. Do đó, Tôn Ngô nói: Cây cối ở Ngưu Sơn tươi đẹp, dùng rìu chặt chúng đi, chỉ còn chồi non sinh trưởng; lại đem bò dê đến chăn ở đấy, làm cho núi đồi trơ trụi. Còn có những người vậy chăng? Sao lại không có Hậu lẫn Hắc vậy? Cho nên, con người đã hủy hoại Hậu Hắc. Cũng giống như dùng rìu chặt cây vậy, ngày ngày đều chặt, thì Hậu Hắc cũng không còn nữa. Nếu Hậu Hắc không còn nữa, thì muốn làm anh hùng thật khó lắm thay! Kẻ chưa thể trở thành anh hùng vì cho rằng chưa trải qua Hậu Hắc. Vậy tính con người là ở đâu? Do đó, nếu có thể được bồi dưỡng, thì Hậu Hắc sẽ ngày một trưởng thành, nếu mất đi sự tu dưỡng, thì Hậu Hắc sẽ ngày càng bị hao mòn.

Tôn Ngô nói: Đứa trẻ nào nhìn thấy trong miệng người mẹ có chiếc bánh đều biết giật lấy, con người vốn có lòng cướp miếng bánh trogn miệng của người mẹ, nên có thể mang ra dùng vậy, nếu có thể tu dưỡng sẽ có thể trở thành anh hùng hào kiệt. Do đó gọi “người lớn không nên để mất lòng ham muốn của con trẻ”. Nếu không bảo vệ cẩn thận thân mình thì gọi là “tự ruồng rẫy mình”.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Hậu hắc học – Phần II


Tư chất trời phú của Lưu Bang vừa cao minh, lại có học lực uyên thâm, đả phá tất cả Ngũ Luân từ xưa truyền lại gồm vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè; lại quét sạch lễ nghĩa liêm sỉ, cho nên có thể bình định quần hùng, thống nhất đất nước, xây dựng nhà Hán kéo dài hơn 400 năm. Mãi cho đến khi bộ mặt dày, tâm địa đen tối của ông ta bị tiêu hủy thì hệ thống nhà Hán mới tiêu vong.

Thời kỳ Hán Sở, có một người mặt rất dày, nhưng tâm địa không đen, cuối cùng phải chịu thất bại, người này là ai? Chính là Hàn Tín mà ai nấy đều biết rõ. Ông ta đã chịu nỗi nhục chui háng kẻ khác, thì mức độ mặt dày và trơ trẽn cũng không thua kém gì Lưu Bang. Tiếc rằng ông ta lại thiếu chữ “Hắc”. Khi Hàn Tín được phong làm Tề Vương, nếu có thể nghe lời của Băng Thông thì quý hóa biết bao, ông luôn canh cánh bên lòng mối ân tình “nhường cơm sẻ áo” của Lưu Bang, nên mạo muội nói: “Mặc áo của người thì phải nhớ tới người cho mình; ăn cơm của người cho mình thì dù có chết cũng phải làm việc cho họ”. Về sau, vì chuyện xảy ra ở nhà của Trương Lạc mà ông đầu lìa khỏi cổ, tru di tam tộc. Quả thật là tự chuốc vạ vào thân. Ông ta nhạo báng Hạng Vũ là “lòng nhân của người đàn bà”. Có thể thấy, “nếu tâm địa không đen thì làm việc phải chịu thất bại”, nguyên tắc lớn này, ông ta vốn cũng biết rõ, nhưng bản thân vẫn chịu thất bại, điều này cũng không nên trách Hàn Tín.

Đồng thời còn có một người nữa, người này có tâm địa đen tối, nhưng mặt không dày, nên cũng chịu thất bại. Người này ai nấy đều biết, ông ta họ Phạm, tên Tăng. Lưu Bang công phá Hàm Dương, mang theo con nhỏ, vẫn thôi thúc binh sĩ tiến đánh, không hề xâm phạm vơ vét gì cả. Phạm Tăng tìm trăm phương ngàn kế, muốn dồn Lưu Bang vào chỗ chết, tâm can đen tối của ông ta cũng gần giống Lưu Bang, nhưng đáng tiếc mặt không dày và trơ trẽn, lại nóng tính, Hán Vương dùng kế của Trần Bình, ly gián với Sở quân vương, Phạm Tăng nổi giận muốn bỏ đi, quay về Bành Thành, bị u nhọt trên lưng rồi chết. Phàm là người làm việc đại sự, đâu có đạo lý động một tí là nổi giận chứ? Nếu “Phạm Tăng không bỏ đi, Hạng Vũ bất vong”, nếu ông ta có thể nín nhịn một chút, Lưu Bang có rất nhiều sơ hở nên có thể tiến công một cách dễ dàng. Phạm Tăng giận dữ bỏ đi, cùng lúc vứt bỏ sinh mạng của mình lẫn giang sơn của Hạng Vũ, vì chuyện nhỏ mà không nhẫn nhịn được nên đã làm hư chuyện lớn. Tô Đông Pha còn coi Phạm Tăng là “nhân kiệt”, liệu có quá khen ngợi ông ta không?

Dựa theo những nghiên cứu trên, “Hậu Hắc Học” có phương pháp rất đơn giản, nhưng khi dùng đến lại rất thần diệu, dùng ít hiệu quả ít, dùng nhiều hiệu quả cao. Lưu Bang và Tư Mã ý đã học xong nên thống nhất thiên hạ: Tào Tháo, Lưu Bị mỗi người học được một phần, cũng có thể dương dương tự đắc, cát cứ tranh hùng; Hàn Tín, Phạm Tăng mỗi người cũng học được một phần, nhưng không gặp thời vận, sinh ra cùng thời với Lưu Bang nắm giữ cả Hậu lẫn Hắc, đến nỗi phải cùng chịu thất bại. Nhưng khi họ còn sống, chỉ dựa vào một trong hai mà giành được vương công tướng lĩnh. Một thời hiển hách, sau khi chết cũng chiếm được một phần trong lịch sử, người đời sau nhắc đến sự tích của họ, mọi người đều chuyện trò say sưa, có thể thấy Hậu Hắc Học cuối cùng cũng không phụ người.

Thượng đế sinh ra con người, ban cho chúng ta khuôn mặt, nhưng có chứa “Hậu” ở trong đó; ban cho chúng ta một trái tim, nhưng có chứa “Hắc” ở trong đó. Xét từ vẻ bề ngoài, không rộng rãi và to lớn bao nhiêu, dường nhưng không gì lạ lẫm, nhưng nếu quan sát kỹ, sẽ biết được “Hậu” của nó là vô hạn, “Hắc” của nó cũng vô cùng. Phàm là công danh phú quý, cung thất thê thiếp, y phục xa mã trên nhân thế này đều từ cái nhỏ nhặt này mà ra, sự kỳ diệu của việc sáng tạo ra loài vật và con người quả thật không thể tưởng tượng và giải thích được.

Những người độn căn chúng sinh, vốn có vật quý vô giá mà vứt bỏ không cần dùng, có thể gọi là kẻ đại ngu trong thiên hạ.

Hậu Hắc Học được chia làm ba bước, bước thứ nhất là “dày như thành quách, đen như than củi”. Da mặt ban đầu giống như một trang giấy, do phân chia mà có thước tấc, chính là “dày như thành quách” vậy. Màu sắc cảu tâm ban đầu có màu trắng sữa, sau đó chuyển sang màu than, rồi xanh lam, rồi màu đen giống như than củi. Đạt đến cảnh giới này, chỉ có thể xem là công phu ở giai đoạn đầu, vì thành quách tuy dày, nhưng nếu bị đại pháo công kích có thể sẽ tan tành; than củi tuy đen, nhưng màu sắc không ưa thích, mọi người đều không muốn gần gũi nó.

Bước thứ hai là “dày mà cứng, đen mà sáng”. Người uyên thâm “Hậu Học”, cho dù bạn có công kích thế nào thì họ cũng không hề dao động, Lưu Bị  chính là loại người này, ngay cả Tào Tháo cũng không làm gì được ông ta. Người tinh thông “Hậu Học”, nếu sử dụng chiêu bài màu sơn càng đen thì người mua càng đông. Tào Tháo chính là loại người này. Ông ta là người nổi tiếng có tâm địa đen tối, nhưng lưu danh ở Trung Nguyên, mến mộ quy phục, quả thật có thể gọi là “tâm sơn đen, chiêu bài sáng”, người có thể đạt được công phu thứ hai, đương nhiên sẽ khác một trời một vực so với bước thứ nhất, nhưng vẫn lộ ra hiện tượng có hình có sắc, nên chỉ cần nhìn sơ qua là chúng ta có thể biết được bản lĩnh của Tào Tháo.

Bước thứ ba là “dày nhưng vô hình, đen nhưng vô sắc”. Từ dày tới đen, nhưng hậu thế trong thiên hạ đều cho rằng không dày không đen, chính là cảnh giới này. Rất khó để đạt được, chỉ đành phải đi tìm trong các bậc thánh hiền ngày xưa. Có người hỏi: “Loại học vấn này sao lại tinh thâm như vậy?” Đáp: “Đạo Trung Dung của Nho gia phải nói đến “vô thanh vô xú” mới đạt được; những người theo Phật học phải đạt tới mức “Bồ đề không là cây, gương sáng không cần treo” mới được xem là chính quả; huống hồ Hậu Hắc Học là bí quyết mà ngàn xưa không truyền lại, đương nhiên phải đạt đến cảnh giới “vô hình vô sắc, mới được xem là cảnh giới tối cao”.

Tóm lại, từ thời Tam Đại đến nay, các vương hầu tướng lĩnh, hào kiệt thánh hiền, nhiều đến nỗi không sao đếm xuể, cứ xem những việc làm của họ khắc thấy không có gì nằm ngoài những điều ấy. Sách có ghi chép đầy đủ cả, các độc giả có thể theo cách tôi chỉ mà tự đi tìm đọc, tự nhiên sẽ tìm thấy ngọn ngành đúng sai, đạo lý rõ ràng.

Hậu Hắc Kinh

Lý Tôn Ngô nói: Không mỏng thì gọi là dày, không trắng thì gọi là đen, kẻ mặt dày trong thiên hạ là kẻ trơ tráo, kẻ có tim đen trong thiên hạ là kẻ có tâm địa đen tối. Bài viết này là tâm pháp của người xưa truyền thụ lại, Tôn Ngô e rằng để lâu sẽ bị thiếu sót nên viết thành kinh sách để truyền thụ cho người đời. Mở đầu sách này nói về Hậu Hắc, tản mát trong hàng vạn sự việc, cuối cùng kết hợp lại thành Hậu Hắc; nếu đặt riêng thành từng nguyên tắc thì nhiều vô số kể, nếu quy nạp lại thì có thể ẩn giấu ở bộ mặt và tâm can, nó vô cùng kỳ thú, đều là thực học cả. Người say mê đọc sách, nếu đào sâu nghiên cứu sẽ lĩnh hội được, ắt có thể vận dụng suốt đời, nhiều không sao kể xiết.

Hậu Hắc là thiên mệnh, làm theo Hậu Hắc một cách tùy hứng gọi là Đạo, tu dưỡng Hậu Hắc gọi là Giáo; Hậu và Hắc không thể phân khai, nếu có thể phân khai thì không phải là Hậu Hắc nữa. Cho nên, quân tử lo lắng bản thân không “Hậu”, e rằng mình không “Hắc”, nguy hiểm nhất là mỏng (không dày) và trắng (không đen), do đó, quân tử nhất định phải “Hậu Hắc”. Hậu tức là không để lộ ra hỷ nộ ai lạc, nếu để lộ mà không kiêng dè thì gọi là Hắc. Trong thiên hạ rộng lớn có vô số loại Hậu như vậy, đồng thời cũng có nhiều người đạt được Hắc như vậy. Đạt được Hậu Hắc thì thiên hạ cũng phải sợ mà quỷ thần cũng phải kiêng dè.

Chương thứ nhất trong Hữu Kinh: Tôn Ngô phát biểu về những bí quyết người xưa không truyền lại. Trước tiên nói về nguồn gốc của Hậu Hắc là do trời sinh ra không thể thay đổi được, thật ra Hậu và Hắc là thứ mình muốn có nhưng không thể tách rời; kế đến là nói về tầm quan trọng của việc giáo dưỡng Hậu Hắc; sau cùng là cần phải trau dồi Hậu Hắc đạt đến cảnh giới cao nhất; người muốn học nó phải quay về hỏi mình và tự thấy bằng lòng, gạt bỏ nhân nghĩa bên ngoài, mà giữ lại cái tự nhiên vốn có của nó. Đây chính là điểm chủ yếu của bài vết này. Dưới đây là những trích dẫn của Tôn Ngô nhằm làm rõ nghĩa cho chương này.

Tôn Ngô nói: Đạo của Hắc Học, dễ mà lại khó; sự lừa dối giữa vợ chồng, có thể biết được, cũng đến đó mà thôi, tuy có những điều chưa biết về Tào Lưu, những bất cập trong đạo vợ chồng, có thể có ảnh hưởng, cũng đến đó mà thôi. Đạo Hậu Hắc rộng lớn, Tào Lưu tuy cảm nhận được nhiều điều lớn lao trong Hậu Hắc, nhưng tiếc thay vẫn chưa hiểu hết, huống hồ chi người đời.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Hậu hắc học – Phần I


Kể từ khi đi học biết chữ cho đến nay, tôi luôn muốn trở thành bậc anh hùng hào kiệt, tìm tòi học hỏi Tứ thư Ngũ kinh, nhưng mênh mông mù mịt, lại tìm đọc các tác phẩm của Bách gia Chư tử và bộ Nhị thập Tứ sử nữa, nhưng vẫn không ích gì, cho rằng các vị anh hùng hào kiệt ngày xưa ắt có bí quyết bất truyền, nhưng có lẽ tôi là kẻ dốt nát, nên không sao tìm ra được. Cùng quẫn không tài nào hiểu được, nhiều lúc quên ăn mất ngủ, cứ như thế trong nhiều năm trời. Một hôm bỗng nghĩ đến các nhân vật thời kỳ Tam Quốc, bất giác bừng tỉnh nhận ra rằng: Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi! Các vị anh hùng hào kiệt xưa kia chẳng qua chỉ là những kẻ mặt dày tâm đen mà thôi.

Những vị anh hùng thời Tam Quốc, trước tiên phải nhắc đến Tào Tháo, sở trưởng của ông ta đều ở tâm đem: Ông ta giết Lữ Bá Sa, Khổng Dung, Dương Tu, Đổng Thừa, Phục Hoàn, lại giết hoàng hậu, hoàng tử, ngang ngược bất chấp tất cả, hơn nữa còn trâng tráo nói rằng: “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta”. Tâm địa đen đối của ông ta quả thật đã đến cực điểm. Đã làm được những việc như vậy, đương nhiên gọi là anh hùng cái thế rồi.

Tiếp theo phải kể đến Lưu Bị, sở trường của ông ta đều ở mặt dày: Ông ta dựa vào Tào Tháo, Lữ Bố, Lưu Biểu, Tôn Quyền, Viên Thiệu, chạy khắp đông tây, dựa dẫm vào rồi bỏ chạy, thật không biết liêm sỉ. Hơn nữa cả cuộc đời chỉ giỏi khóc lóc, người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả ông ta thật khéo léo tài tình, hễ gặp việc gì không giải quyết được là khóc lóc đau đớn một hồi trước mặt mọi người, lập tức chuyển bại thành thắng. Vì vậy, tục ngữ có nói: “Giang sơn của Lưu Bị nhờ vào khóc mà có được”, đây cũng là một vị anh hùng có bản lĩnh. Lưu Bị và Tào Tháo có thể gọi là một cặp tuyệt vời. Khi họ hâm rượu luận anh hùng, một kẻ tâm địa đen tối, một kẻ mặt dạn mày dày, vậy mà khi đối ẩm thì anh không thể làm gì được tôi, tôi không thể làm gì được anh, chỉ xoay quanh chuyện của bọn Viên Bản Sơ, hèn hạ không đáng nói, nên Tào Tháo nói: “Anh hùng trong thiên hạ, bây giờ chỉ có sứ quân và Tào Tháo này thôi”.

Ngoài ra còn có một Tôn Quyền, ông ta là đồng minh của Lưu Bị, hơn nữa còn là chỗ anh em vợ thân tình, bỗng nhiên cướp đoạt Kinh Châu, giết chết Quan Vũ, tâm địa đen tối cũng giống như Tào Tháo, đáng tiếc cái tâm đen ấy chưa đến tột cùng, cầu hòa với nước Thục, mức độ đen tối của nó vẫn kém Tào Tháo một bậc. Tôn Quyền đã cùng Tào Tháo sánh vai xưng hùng, ngang tài ngang sức, bỗng nhiên xưng thần với Tào, thế là mặt dày giống như Lưu Bị, tiếc rằng không dày đến cực điểm, nên tuyệt giao với Ngụy, mức độ mặt dày của hắn cũng chỉ kém Lưu Bị một chút mà thôi. Tôn Quyền tuy không đen tối như Tào, không mặt dày như Lưu Bị, nhưng lại có đủ tâm đen lẫn mặt dày, cũng không thể không xem là một vị anh hùng. Cả ba người đều thể hiện biệt tài của mình, anh không thể chinh phục tôi, tôi không thể chinh phục anh, nên thiên hạ lúc đó không thể không chia làm ba vậy.

Về sau Tào Tháo, Lưu Bị, Tôn Quyền lần lượt chết cả, cha con nhà Tư Mã thừa cơ nổi lên. Ông ta thâu tóm cả sự tham lam của bọn Tào Lưu và thành tựu lớn lao của Hậu Hắc Học, ông ta có thể lừa dối những người vợ góa con côi, tâm địa đen tối ấy cũng như Tào Tháo; có thể chấp nhận mọi nỗi nhục, mặt dày mày dạn còn hơn cả Lưu Bị. Tôi đọc lịch sử thấy có một đoạn Tư Mã Ý chịu nỗi nhục nhận khăn áo của đàn bà, không kìm được đập bàn lớn tiếng nó: “Thiên hạ phải thuộc về nhà họ Tư Mã!”, cho nên khi gặp được thời cơ, thiên hạ không thể không thống nhất, đây là “việc đến tất phải đến, lẽ đời cố nhiên phải như vậy”.

Chư Cát Võ Hầu là bậc kỳ tài trong thiên hạ, một người giỏi nhất trong thời Tam Quốc. Khi gặp Tư Mã Ý vẫn không làm gì được, ông hạ quyết tâm “phải cúc cung tận tụy cho đến chết”, nhưng cũng không giành được tác đấc nào ở Trung Nguyên, cuối cùng bị thổ huyết mà chết. Có thể thấy rằng nhân tài phò tá quân vương cũng không phải là địch thủ của các danh gia Hậu Hắc.

Tôi nghiên cứu kỹ lưỡng việc làm của vài người, mới phát hiện được bí quyết không truyền lại cho đời sau của thời xưa này. Toàn bộ Nhị thập Tứ sử đều nhất quán rằng “Hậu Hắc cả mà thôi”. Bây giờ xin được lấy những chuyện của Sở Hán để làm rõ thêm.

Hạng Vũ là vị anh hùng bạt sơn cái thế. Tiếng thét của ông vang dội làm vạn người bạt vía, tại sao phải chịu chết ở Đông Thành để làm trò cười cho thiên hạ? Nguyên nhân thất bại của ông được Hàn Tín nói bao quát trong hai câu: “Cái dũng của kẻ thất phu, lòng nhân của người đàn bà”. “Lòng nhân của người đàn bà” ở đây tức là trong lòng không có sự bất nhẫn, căn nguyên của nó là do tâm can không đen tối; còn “cái dũng của kẻ thất phu” tức là không kìm được tức giận, căn nguyên là do không có bộ mặt dày. Bữa tiệc ở Hồng Môn, Hạng Vũ và Lưu Bang cùng ngồi một chiếu, Hạng Vũ đã rút kiếm ra, chỉ cần cứa một nhát vào cổ Lưu Bang thì chiếu bài “Thái Tổ Cao Hoàng Đế” lập tức sẽ về tay ông. Hạng Vũ cứ ngập ngừng không nỡ xuống tay, rốt cuộc để Lưu Bang trốn thoát. Sự thất bại của Hạng Vũ ở Cai Hạ, nếu vượt được Ô Giang, dựng lại ngọn cờ khởi nghĩa, thì việc tranh giành thiên hạ chưa biết ai được ai thua? Ông ta còn nói: “Tám ngàn con cháu đất Giang Đông, vượt sông sang phía Tây, nay không còn một ai trở về, giả sử anh em bố mẹ họ bên kia sông vẫn thương yêu mong nhớ, thì ta còn mặt mũi nào gặp lại họ. Giả như họ không nói, thì lòng ta tránh sao không hổ thẹn với lòng?”. Những lời nói này quả thật vô cùng sai lầm! Ông nói “mặt mũi nào gặp lại họ”, rồi lại nói “hổ thẹn với lòng”, rốt cuộc “bộ mặt” của kẻ địch làm sao lớn lên được, “lòng dạ” của kẻ địch làm sao sống được đây? Cũng không suy nghĩ gì thêm, lại nói: “Trời cao diệt ta, không phải tội ta không đánh”, e rằng có lên trời cũng không sao thoát được.

Chúng ta hãy nghiên cứu một chút những việc làm của Lưu Bang. Sử Ký ghi chép rằng: Hạng Vũ hỏi Hán Vương: “Thiên hạ xôn xao nhiều năm quanh quẩn vẫn là những chuyện của hai ta, nguyện cùng Hán Vương quyết chiến một trận sống mái”. Hán Vương cười nói rằng: “Ta thà đấu trí chứ không đấu sức”. Xin hỏi hai chữ “cười nói” từ đâu mà có? Khi Lưu Bang gặp Lang Sinh trong lúc hai hầu gái đang rửa chân cho mình, Lang Sinh trách ông là kẻ bề trên, ông lập tức thôi rửa chân và đứng dậy tạ lỗi. Xin hỏi hai chữa “tạ lỗi” lại từ đâu mà có? Còn đối với bố đẻ của ông ta thì đứng bên bàn thờ, đặt một cốc nước mặn; còn đối với con cái của mình thì rất thô lỗ, binh Sở truy đuổi tới nơi, ông ta có thể đẩy nó xuống xe. Về sau lại giết Hàn Tín, Bành Việt, “được chim quên ná, được vả bỏ sung”, thử hỏi tâm địa của Lưu Bang là trạng thái gì? Chẳng phải Hạng Vũ “lòng nhân của người đàn bà, cái dũng của kẻ thất phu” là hạng  hiếm thấy sao? Trong sách của Thái Sử Công có ghi, chỉ có Lưu Bang mới có tướng mạo Hoàng Đế, Hạng Vũ thì mắt hai tròng, mà không chữ nào nhắc đến mặt dày tâm đen của hai người, khó tránh khỏi phải hổ thẹn với lịch sử.

Mặt dày của Lưu Bang và tâm địa của Lưu Bị rất khác mọi người, có thể gọi là bậc tài trí hơn người. Chữ “Hắc” ở đây quả thật là “sống hòa nhã yên ổn, không vượt quá giới hạn những gì mình mong muốn trong lòng”. Còn về chữ “Hậu” thì cần phải thêm quá trình học tập. Thầy dậy học của ông ta chính là Trương Lương, một trong tam kiệt thời ấy, thầy của Trương Lương là Dĩ Thượng lão nhân. Tài đức cao rộng của họ vô cùng trong sáng, đáng để chúng ta noi theo. Việc truyền dạy của Dĩ Thượng lão nhân có rất nhiều tác dụng, không ngoài việc dạy cho Trương Lương có bộ mặt trơ trẽn không biết hổ thẹn. Đạo lý này được Tô Đông Pha nói rất rõ trong “Lưu Hầu Luận”. Trương Lương là người sớm có chí hướng, tìm hiểu mọi lẽ truy xét đến cùng, hễ nói lời nào là giác ngộ người khác, do đó, các bậc lão thành coi Trương Lương là người thầy của vương gia. Những diệu kế cao minh này, những người thô thiển nông cạn sẽ không thể nào hiểu nổi, vì vậy “Sử Ký” có nói: “Lời nói của Trương Lương người khác không thể hiểu nổi, chỉ có Bái Công là biết dùng thôi. Lương nói: Bái Công là được trời phú cho vậy”. Có thể thấy, loại học vấn này đều có liên quan đến tư chất, những bậc thầy tài giỏi khó mà có được, những học trò giỏi cũng khó mà tìm ra. Hi Hàn Tín xin phong tước Tề Vương, Lưu Bang dường như hiểu nhầm, xưa nay toàn dựa vào thầy đứng lên mớm lời cho, na ná như các thầy giáo sửa bài tập cho học sinh trong nhà trường. Tư chất trời phú của Lưu Bang đôi lúc cũng mắc phải sai lầm, ở đây có thể nhìn thấy được.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lý Tôn Ngô – Hậu Hắc Học – NXB ĐN 2010.

Có cần đến thế giới không tưởng hay không?


Fernando Ainsa

Xã hội không tưởng là một xứ sở tưởng tượng, do Thomas More hư cấu và miêu tả trong cuốn Utopia (1516) của ông. Đó là một xã hội khác hẳn xã hội của chúng ta, một thế giới về mọi mặt ưu việt hơn thế giới thực tại. Khái niệm ấy bây giờ xem chừng đã lỗi thời vì tư tưởng không tưởng ngày nay bị ngờ là có khuynh hướng chuyên chế. Mơ ước viễn vông đó về một xã hội lý tưởng, từ lâu được coi là điều kiện cần thiết để phát triển đầu đủ những tiềm năng của con người, đã trở thành một ác mộng đối với nhiều người. Cách dùng từ ‘không tưởng’ ngày nay trong ngôn ngữ hàng ngày cũng phản ánh sự mất tín nhiệm của nó hiện nay. ‘Không tưởng’ đã trở thành đồng nghĩa với việc mưu cầu cái không thể có, với những tham vọng không thực tế, những dự án thái quá, không thể thực hiện, tóm lại với một cái gì viễn vông. Đối với nhiều người, những cách nhìn không tưởng đã chết hẳn rồi…

Quan niệm như vây có thể là quá sớm. Tư duy lịch sử, chính trị và triết học ngày nay chưa hoàn toàn mất hết những khía cạnh không tưởng của nó. Tuy chủ nghĩa không tưởng đã bị nên án về những sai lầm tư tưởng mà nó khuyến khích song điều ngược đời là nó vẫn là điều kiện không thể thiếu giúp ta hình dung ra những mô hình khác có thể có trong tương lai.

Ở trung tâm lịch sử

Trái ngược với điều ta thường nghĩ, không tưởng phải là một hình thức văn học thoát ly thực tế mà là tác phẩm của những tác giả gắn bó sâu sắc với những thực tại chính trị, xã hội và kinh tế của thời đại mình. Mục đích của hầu hét các tác phẩm không tưởng là thúc giục người ta suy nghĩ một cách phê phán về thời đại mình. Những xã hội lý tưởng miêu tả trong các tác phẩm ấy bao giờ cũng có một mối liên quan như thế nào đó với những giá trị trong thế giới xung quanh họ.

Bản thân Thomas More là một nhà nhân văn, nhà ngoại giao và nhà chính trị, làm tới chức thủ tướng nước Anh. Hòn đảo tuyệt diệu mà ông miêu tả trong cuốn Utopia của ông là nơi tồn tại một xã hội lý tưởng, tương phản với những phần miêu tả một nước Anh bị hủy hoại vì nghèo nàn, thuế khóa và cướp bóc. More đã bị mất đầu vì sự tố cáo táo bạo của mình. Từ trong ngục tù, tác giả Ý Tommaso Campanella đề xuất cộng đồng lý tưởng trong cuốn Thành phố Mặt Trời (1602) của ông để chống lại cái xã hội bất công thời ông, và ông thậm chí còn tìm kiếm sự ủng hộ để biến những ý tưởng của mình thành thực tế. Cuốn Oceana (1656) của James Harrington là một thách thức đối với nước Anh của Cromwell. Francis Bacon, nhà chính khách và triết gia, trong cuốn New Atlantis (1627) của mình, đã vẽ ra một chương trình hành động chính trị cho một nhà quân chủ sáng suốt.

Lịch sử có thể là nguồn khơi gợi nên những thế giới tưởng tượng này, nhưng một số xã hội không tưởng đã ảnh hưởng ngược lại đến lịch sử. Đối với Thomas More – viết sau cơn choáng váng của cuộc gặp gỡ giữa người Châu Âu với Châu Mỹ –cái không còn có thể thực hiện tại Thế giới cũ sẽ phải được thực hiện tại Thế giới mới. Trong thực tế, đã có nhiều mưu toang thực hiện các ý tưởng của ông tại Mỹ latinh trong thế kỷ 16, từ những công xã nông nghiệp và thủ đô do Giám mục Vasco de Quiroga lập ra tại Michoacan ở Mêhicô đến đất nước lý tưởng ‘Verapas’ (‘Hòa bình thực sự’) mà Bartolomé de las Casas tìm cách tạo lập tại Chiapas. Ở thế kỷ 19, đã có nhiều mưu đồ thiết lập những cộng đồng xã hội chủ nghĩa không tưởng tại Anh, Pháp, Mỹ, Mỹ latinh.

Phê phán hiện tại để thay đổi tương lai

Mọi đề án cho một xã hộ lý tưởng đều là một mưu đồ sáng chế tương lai. Đó là điều làm cho không tưởng khác với hệ tư tưởng. Theo Karl Mannheim, tác giả cuốn Hệ tư tưởng và Không tưởng (1929), không tưởng mang một thông điệp hy vọng hiểu theo nghĩa nó là dấu hiệu về một sự thay đổi khả thể. Trong khi hệ tư tưởng chỉ truyền bá thế giới quan của lớp người cầm quyền thì không tưởng, do chính bản chất lật đổ của mình, chống lại quyền lực hiện có và phản đối cái thực tại mà quyền lực ấy áp đặt.

Một số tác giả coi sự cùng khổ và sự phản kháng do cùng khổ dấy lên, là đồng minh lớn nhất của người không tưởng. Theo E.M.Cioran, tác giả cuốn Không tưởng và lịch sử (1960) và là người phê phán sâu cay những giá trị hiện đại và văn minh phương Tây, ‘suy nghĩ điên rồ của người nghèo khó làm cho sự vật chuyển động…; một đám người nóng đầu mong muốn một thế giới khác ở ngay dưới trần thế này và ngay tức khắc. Chính họ là những người khởi nguồn cho các thuyết không tưởng và chính vì họ mà các thuyết không tưởng được viết ra’.

Ngoài ra, yêu sách không tưởng có lẽ còn là nguồn gốc sinh ra nhiều tiến bộ xã hội. Nhiều cải thiện gần đây về cuộc sống từ lâu đã bị coi là những điều điên rồ không tưởng. Về thời gian lao động, bình đẳng nam nữ, bảo hiểm xã hội, tổ chức vui chơi giải trí hay bảo vệ môi trường, quy hoạch đô thị và những nguồn năng lượng thay thế, More, Campanella, Bacon và những người khác ngày nay có thể được coi như những nhà tiên tri mà những mơ ước trong một số trường hợp đã trở thành sự thật.

Nhưng thực tế ấy hoàn toàn không phải chỉ có những khía cạch tích cực. Trong thế kỷ 20, có một số khía cạnh của tư duy không tưởng trở thành hiện thực khiến ta phải lo lắng, thậm chí khiếp sợ. Nhiều tác phẩm đã miêu tả tình trạng máy móc hóa cuộc sống ngày một gia tăng, quan liêu hóa, phi nhân hóa cá nhân, sự khống chế và xâm nhập ngày một mạnh của nhà nước, và đã tố cáo những vi phạm tự do đó như một sự tha hóa đáng sợ.

Những tác phẩm ấy thường khuyếch đại sự phê phán của chúng đối với điều kiện sống hiện tại tới mức độ châm biếm bằng cách đưa chúng vào trong tương lai: một tương lai không giống tương lai trong các thuyết không tưởng duy tâm cổ truyền, không còn tươi sáng nữa mà là nguy hiểm, đáng sợ, như ác mộng. Những tác phẩm thuộc trường phái bi quan này, có thể gọi là phản không tưởng cũng được, gồm các cuốn Chúng Ta (1924) của Eugène Zamiatine, Brave New Word (Thế giới mới tốt đẹp – 1946) của Aldous Huxley, 1984 (1949) của George Orwell và Fahrenheit 451 (1954) của Ray Bradbury.

Những cuốn sách trên đây, nhà quân chủ ân cần trong những tác phẩm không tưởng cổ điển nhường chỗ cho tên bạo chúa chà đạp lên các quyền của con người nhân danh trật tự và an ninh quốc gia, và đi tới mức xâm phạm lương tri con người, phủ nhận đời sống riêng tư và mọi hình thức tồn tại của cá nhân.

Các thuyết không tưởng trước thực tế

Phân tích cách các chế độ chuyên chế áp đặt một xã hội được coi là duy lý bằng vũ lực của bộ máy nhà nước, Karl Popper đã đi đến chỗ đặt câu hỏi phải chăng chế độ chuyên chế là  một điều kiện cố hữu của không tưởng. Nhân danh chủ nghĩa duy lý và chũ nghĩa duy tâm, nhà không tưởng một khi lên cầm quyền bao giờ cũng trở thành giáo điều.

Theo nhà triết học Nga Nicolas Berdiaev (mất năm 1948), ở thế kỷ 20, các thuyết không tưởng tỏ ra dễ đạt tới hơn người ta tưởng trước đó bởi vì hiện tại đầy rẫy những xã hội không tưởng chuyên chế. Do đó mà ông đặt ra một câu hỏi đầy lo lắng : làm sao tránh được việc thực hiện cái không tưởng?

Điều nghịch lý là không phải những thuyết không tưởng thực tế nhất, tức là dễ thực hiện nhất, lại là những thuyết trong quá trình lịch sử đã có nhiều ảnh hưởng nhất hoặc đã thúc đẩy người ta thử thực hiện nhiều nhất. Tư tưởng hết sức độc đáo của Charles Fourier, tác giả cuốn Nouveau Monde amoureux (Thế giới tình yêu mới) đã có một ảnh hưởng vang dội theo cả hai hướng đối lập nhau. Một mặt, các môn đệ của ông thiết lập các cộng đồng trung thành với các nguyên lý tự do của ông tại Mỹ, Braxin, Achentina, và Mêhicô. Mặt khác, phong trào siêu thực say mê tính chất lật đổ và tiên đoán tương lai của học thuyết Fourier chính ở chỗ họ coi chúng là viễn vông.

Dù bị đối chiếu hay không với sự thử thách của thực tế hay có ‘sức mê hoặc của cái bất khả thể’, quan điểm không tưởng hình như vẫn là một trong những động cơ của lịch sử. Sau cùng, không tưởng là thước đo niềm hy vọng đẩy loài người tiến lên.

Tuy đối lập với mọi xã hội duy tâm, Cioran vẫn thừa nhận rằng không tưởng nằm trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc cho con người. Thế nhưng ông lại phủ nhận ngay khái niệm hạnh phúc mà ông coi là cái đã gây ra biết bao bi kịch lớn trong lịch sử. Là sản phẩm của lịch sử, hầu hết các thuyết không tưởng theo ông đều thoái hóa thành bạo ngược và nô dịch.

Vậy phải chăng lịch sử của thuyết không tưởng là lịch sử của một hy vọng bị tan vỡ nhưng vẫn sống dai dẳng? Theo nhà bình luận Ý Ignazio Silone, một thế giới không có khía cạnh không tưởng thì khác nào một vũ trụ khép kín, ngột ngạt, và sẽ dẫn đến một sự trì trệ tệ hại hơn cả sự điên rồ. Nhà thần học Mỹ Paul Tillich còn dứt khoát hơn: ‘Không có các thuyết không tưởng để mở ra các khả năng thì hiện tại sẽ tù đọng, cằn cỗi… Không có những thuyết không tưởng thì một nền văn hóa sẽ nhanh chóng rơi trở lại quá khứ. Hiện tại chỉ sống động đầy đủ trong sự căng thẳng giữa quá khứ và tương lai’.

Ngược lại, một nhà lý luận hiện đại về không tưởng, Ernst Bloch lưu ý mọi người  đến những nguy cơ của một sự ‘lạc quan tự động’, một ‘niềm tin mù quáng và thiển cận ở tương lai’. Ông thích một sự bi quan thực tế hơn là lạc quan giả dối. Theo ông, những thuyết không tưởng xã hội không nhất thiết dẫn đến tha hóa, mà chúng có thể trở thành một phong trào cụ thế, giải phóng, với điều kiện chúng thể hiện một lập trường sáng suốt, hoàn toàn không có chút gì phiêu lưu.

Thế giới lý tưởng và thế giới ác mộng

Những xã hội thay thế mà các trước tác không tưởng đề ra đa dạng hơn rất nhiều so với khái niệm mà từ này gợi cho ta. Ngày nay từ này thường được dùng để chỉ tình trạng vô chính phủ hoặc chuyên chế, tự do hoặc độc tài, một thế giới lý tưởng hay một thế giới ác mộng. Tuy nhiên, về cơ bản chúng có thể được xếp thành hai loại : không tưởng về trật tự và không tưởng về tự do. Nói một cách đơn giản, More đề xuất loại không tưởng xây dựng trên tự do, còn Campanella đề xuất loại không tưởng dựa trên trật tự. Loại thứ nhất miêu tả những ‘trạng thái lý tưởng’ của con người (không tưởng dựa vào truyền thống dân gian và cách mạng), loại thứ hai miêu tả ‘con người lý tưởng trong nhà nước’ (không tưởng về thể chế và tập thể, thậm chí chuyên chế). Lo sợ xảy ra những xã hội không tưởng chuyên chế nhiều khi làm ta quên mất tiềm năng giải phóng của loại thứ nhất.

‘Muốn gì làm nấy’ là phương châm của tu viện Thélème, thiên đường khoái lại mà Rebelais miêu tả trong cuốn Gargantua et Pantagruel. Nó có thể dùng làm tiếng kèn tập hợp cho mọi thuyết không tưởng về tự do, từ thời Phục Hưng qua một số hình thái chủ nghĩa xã hội không tưởng thế kỷ 19 cho đến những cộng đồng không tưởng ngày nay, đem đến cho chúng ‘ánh sáng của mơ ước và say mê’, như lời William Morris, tác giả cuốn News from Nowhere (1890). Điều kỳ diệu ấy lấp lánh như ngọn lửa trong mọi tác phẩm trong đó khát vọng tự do đấu tranh để vượt qua mọi trở ngại duy lý muốn thủ tiêu nó hay phủ định nó.

Đối với những nhà không tưởng ấy, nhiệm vụ là phục hồi con người với đầy đủ bản chất của nó. Trong cuốn Basiliade (1753) của Morelly, tất cả những gì cản trở tự do của cá nhân đều bị bãi bỏ: không còn sở hữu, chính trị, hôn nhân, đặc quyền lẫn luật pháp. Cuối cùng con người sống trong sự hài hòa với tự nhiên. Một công cuộc tìm kiếm sự giải phóng hoàn toàn tương tự như vậy ngày nay lại xuất hiện trở lại trong tác phẩm của nhà văn viễn tưởng Mỹ Ursula Le Guin, đặc biệt trong tác phẩm The Dispossessed (1974) của bà. Xã hội không tưởng được miêu tả trong đó làm dấy lên cả hy vọng lẫn khiếp sợ, nói lên tâm trạng bất bình hiện tại mà nó gây ra.

Có lẽ phải khắc phục cho được tình trạng hai mặt đó thì mới có thể nắm bắt lại được sức sống và tính năng động giải phóng của ước mơ không tưởng ban đầu.

Nguồn: Fernando Ainsa, “Có cần đến thế giới không tưởng hay không”, trong tạp chí Người đưa tin Unesco, tháng 2/1991, trang 13-16.

Phải cẩn thận với bệnh đột phá


Nhận xét về ý tưởng hướng TPHCM thành một đặc khu kinh tế, Luật sư Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch Công ty Invest Consult nói: “Đó là ý tưởng táo bạo”. Tuy nhiên, ông cũng nói: “Chúng ta luôn phải cẩn thận với bệnh: Đột phá”.

Thưa ông, ông có nhận xét gì về ý tưởng của Bí thư Thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng muốn Thành phố này thành một ĐKKT ?

Đây là vấn đề rất khó. Về mặt ý tưởng, tôi không có lý do gì để không ủng hộ việc TPHCM đưa ra các đề xuất cải tiến mô hình để tạo ra một vùng kinh tế tốt hơn, trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực phía Nam. Tuy nhiên, áp dụng kinh nghiệm của các đô thị phát triển trên thế giới cho các thành phố của Việt Nam, ví dụ trường hợp thành phố Thượng Hải, thì không đơn giản và cũng không dễ. Xét các điều kiện địa kinh tế thì thành phố Thượng Hải thuận lợi hơn TPHCM nhiều, vì Thượng Hải ở gần các trung tâm phát triển nhất của châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Sở dĩ người ta đưa ra mô hình các khu kinh tế mở, các thành phố mở là để thể nghiệm sự mở từ từ của một quốc gia. Khi chưa thực hiện được các điều kiện mở trọn vẹn ở qui mô quốc gia thì người ta thực hiện trong các vùng địa lý hẹp hơn và qua các giai đoạn mở ở cấp độ khác nhau, từ khu kinh tế mở đến thành phố mở như Thượng Hải. Đấy là những thể nghiệm từng bước của Trung Quốc trong việc tiếp cận dần dần với các tiêu chuẩn mở của một thành phố hiện đại. Chúng ta có điều kiện ấy hay không? TPHCM có những hàng xóm sung túc để có thể mở và có hiệu quả không?.

Chúng ta đã mở một loạt khu kinh tế ở miền Trung Việt Nam như Vân Phong, Chu Lai, Dung Quất, nhưng cho đến phút này chưa thành công ở khu nào. Tôi có dịp tham gia vào giai đoạn đầu của các khu kinh tế ấy và đã phát biểu rằng chưa đến lúc làm được chuyện ấy. Phải nói thẳng là các điều kiện tự nhiên, điều kiện tiềm năng của chúng ta hẹp, có mở nữa cũng vẫn không hấp dẫn.

Đề xuất của ông Đinh La Thăng phải chăng hướng tới một cải cách về thể chế để tạo cơ chế cho TPHCM có bước đột phá, phát triển ?

Tôi cho rằng, không nên xem việc cải cách thể chế, kể cả cải cách mô hình chính quyền như là một biện pháp dẫn đến việc cung ứng năng lượng phát triển một cách vô tận. Chúng ta vẫn quan niệm cải tiến chế độ chính trị hoặc chế độ hành chính thì sẽ hấp dẫn hơn. Nhưng đấy là kinh nghiệm của những nước chưa mở. Nếu đủ mạnh dạn để mở về mặt chính trị thì liệu sự mở ấy có tất yếu dẫn đến sự phát triển không? Cũng không.

Nghiên cứu để mở thì tốt, nhưng hy vọng mở sẽ tạo ra sự phát triển ồ ạt thì phải coi chừng, nhất là khi chúng ta mở mà có đầu tư. Nếu chỉ mở về chính sách không thôi thì có thể thay đổi được, nhưng khi đã bỏ tiền đầu tư thì phải cẩn thận, bởi vì những đầu tư ấy chủ yếu là đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất lớn. Có thể chúng ta sẽ phạm phải sai lầm là đầu tư rất nhiều dẫn đến tình trạng nợ công cao mà lại không hiệu quả.

Nếu nhìn vào các khu kinh tế như Chu Lai, Dung Quất, Vân Phong… vừa qua, hầu hết đều mở các chính sách về thuế, đất đai, tài chính, miễn giảm rất nhiều thứ, nhưng hầu hết thất bại, nó chứng tỏ điều gì, thưa ông?

Nó chứng tỏ tất cả các sửa đổi có chất lượng chính sách không đủ để thay thế sự trống rỗng của các nguồn lực. Bởi vì phát triển về bản chất vẫn là phát triển các nguồn lực. Ví dụ, nguồn lực quan trọng nhất là thị trường lao động. Với tình trạng giáo dục, đào tạo như hiện nay chúng ta có thể cung ứng những người quản lý và những người lao động đủ chất lượng chưa? Khi không có các nguồn lực dù chính sách hay mấy cũng vẫn thế.

Ai cũng hỏi tại sao Singapore thành lập năm 1965 mà họ phát triển thế. Chúng ta nên nhớ rằng Singapore là một lỗ thủng được tạo ra từ sự kín bưng của cả khu vực Đông Nam Á. Tất cả những gì có giá trị tích cực cho sự phát triển đều chảy về Singapore. Trong lịch sử dân tộc của chúng ta khoảng hơn 200 năm trở lại đây chưa có ai được đào tạo kĩ như ông Lý Quang Diệu. Hình như chúng ta quên mất những chuyện như vậy.

Nhưng cứ e ngại mà không cố gắng thử nghiệm cho một hướng đi mới ở ta, dù thực tế đã thành công ở nơi khác thì làm sao có phát triển, đột phá, thưa ông ?

Chúng ta luôn luôn phải cẩn thận với bệnh sốt ruột, bệnh đột phá. Phát triển là quá trình chuyển hóa các năng lực của con người, năng lực chưa có là do lịch sử, năng lực có rồi mà chưa chuyển hóa được là do thể chế. Chúng ta chưa có cả năng lực lẫn các điều kiện thể chế để cho các năng lực chuyển hóa nhưng lại đòi hỏi phải bằng Singapore. Có một thời gian khá dài tôi làm việc với các tập đoàn lớn của họ và tiếp xúc với một số quan chức cấp bộ trưởng, nói đến cái gì họ cũng hiểu, hỏi câu khó mấy họ cũng trả lời được và trả lời có cơ sở khoa học chứ không phải chỉ là có lý về mặt chính trị đâu. Họ toàn học ở Cambridge và Oxford về cả. Chúng ta không có những người như thế.

Đặt ra vấn đề này có cần cho TPHCM không? Những dấu hiệu ban đầu nói rằng có thể cần, nhưng liệu có đúng lúc không và có tiềm năng thực hiện không, kể cả ở mức thấp là xây dựng mô hình mới của chính quyền đô thị? Tôi ủng hộ về mặt ý tưởng và kêu gọi sự thận trọng nghiên cứu để lựa chọn một cách đúng đắn.

– Xin cảm ơn ông!

Mạnh Quân (thực hiện)

Nguồn: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-gia-nguyen-tran-bat-phai-can-than-voi-benh-dot-pha-20160330002402481.htm

Sức mạnh của sự tử tế – Phần cuối


Nguyên lý 4: Lòng tốt phải tự nhiên

Mới đây, một người bạn đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện về ba công ty nọ tranh nhau một hợp đồng rất lớn. Một trong ba công ty đó rốt cuộc cũng rớt đài, mặc dù đã có màn ra mắt rất “choáng”. Tại sao thế? Họ thắc mắc. Hóa ra là khi khách hàng tiềm năng đến sân bay, quan chức của một công ty cạnh tranh đã không để ý tới việc giúp bà khách mang xách hành lý. Anh này mất hợp đồng ngay tấp lự. Bà khách hàng khó chịu với sự lỗ mãng và thiếu tế nhị của anh ta nên quyết định không muốn làm ăn với người như vậy. Nhóm của anh ta đã phải ngày đêm vất vả để có được một buổi ra mắt ấn tượng với khách hàng, thế mà mọi thứ đều hóa thành công cốc chỉ vì cái vali!

Vị quan chức sơ ý kia chắc chắn phải biết khách hàng này là một VIP rồi. Thế sao anh ta không xách hộ bà cái vali? Đơn giản lắm: chỉ vì anh ta không thạo nghệ thuật nhã nhặn, lịch sự. Nếu nghệ thuật đó vốn là một phần trong cách anh ta xử thế với mọi người thì chẳng lý nào lại sơ sẩy như thế được. Xách hộ túi hộ khách hàng phải là bản tính tự nhiên thứ hai của anh ta thay vì chỉ là một cử chỉ lâu lâu mới dùng riêng cho khách hàng, cho sếp và các yếu nhân. Đáng lẽ anh ta phải hiểu, rằng những cử chỉ và hành động nho nhỏ kiểu đấy cũng có thể tạo nên tác động mạnh mẽ thế nào.

Nguyên lý 5: Ấn tượng tiêu cực cũng giống như vi trùng

Mỗi khi cư xử vô cảm với những người mà ta cho rằng “chả có gì ghê gớm” thì ta sẽ có ngya một phản ứng vô thức. Bạn có thể có được cái bàn tốt nếu quát với cô phục vụ, nhưng chúng tôi cam đoan rằng  tốt nhất bạn nên nhẹ nhàng bảo “Làm ơn xem lại dùm”. Nếu bạn coi những hành động tích cực là hạt giống thì các cử chỉ và lời ăn tiếng nói thô lỗ lại giống như vi trùng. Có thể bạn nhất thời không nhận thấy tác hại của đám vi trùng đó, nhưng chúng vẫn hiện diện và âm thầm lây lan trong bạn và những người chung quanh.

Không phát tán vi trùng nghĩa là bạn phải rất có ý thức về môi trường và con người xung quanh mình. Bởi lẽ, chỉ cần một hiểu lầm nho nhỏ thôi cũng có thể gây ra một ấn tượng tiêu cực, như mới đây Robin đã phát hiện ra. Anh kể:

Claire và tôi đã phải mất cả đêm để chuẩn bị buổi thuyết trình cho một vị khách hàng. Có một trong những slide Power Point cứ bị lộn ngược lại. Cả hai vò đầu bứt tai cố chỉnh nó cho đúng, còn nó thì cứ như chọc tức bọn tôi vậy. Nhưng rồi cuối cùng nó cũng chịu hoạt động đàng hoàng và bọn tôi ai về nhà nấy.

Hôm sau, trong buổi thuyết trình, ngay giữa một phòng họp rộng với bao nhiêu là quan khách, cái slide quái quỷ đó lại nhảy thẳng ra màn hình – lộn ngược!

Tôi muốn buột miệng kêu lên, “Ôi trời Claire! Nó lại hỏng rồi kìa!”

Dĩ nhiên Claire hiểu tôi muốn chia sẻ với cô ấy một chuyện tức cười của riêng chúng tôi – chứ ngoài ra chẳng ai hiểu được cả. Mọi người lại nghĩ rằng tôi công khai trách mắng Claire trước bao nhiêu người, thế là có rất nhiều cảm xúc tiêu cực “nổi dậy” trong phòng. Quả thực bọn tôi suýt chút nữa thì mất trắng vụ làm ăn đã săn đón suốt mấy tháng trời. Thế rồi cả hai cũng làm sáng tỏ mọi chuyện và giải thích điều xảy ra, song đó là một bài học tốt cho chúng tôi. Ấn tượng đọng lại trong mắt người chứng kiến – dù chỉ là một ấn tượng tiêu cực thôi – cũng có thể ảnh hưởng đến mọi việc ta làm.

Nguyên lý 6: Bạn sẽ biết

Ngay cả khi bạn chẳng bao giờ gặp lại người mà bạn đã đối xử không tốt, thậm chí là chẳng ai thấy hoặc biết về sự thô lỗ đó, về cách cư xử không tốt của bạn thì bạn vẫn cứ biết nó đấy. Nó sẽ đọng lại trong tâm trí, trong trái tim mình mỗi khi bạn gặp gỡ và cố thuyết phục người ta đặt niềm tin nơi bạn. Bởi lẽ ngay chính mình bạn cũng chẳng tin cho nên bạn có thể hủy hoại kết quả của cuộc gặp gỡ hoặc của mối quan hệ.

Sức mạnh của sự tử tế không nói về chuyện chạy lăng xăng cười toe toét và để người ta sai vặt, còn trong bụng thì tính thầm xem đáp lại mình sẽ kiếm được gì. Cũng chẳng phải nói về chuyện vặn vẹo đóng kịch hay làm con rối. Sức mạnh của sự tử tế là nói đến chuyện quý trọng lòng tốt – ở trong và ở người khác – giống như đề cao trí thông minh, sắc đẹp hay tài năng vậy. Lòng tốt là một sức mạnh ghê gớm. Trên thực tế, nó còn cứu được cả mạng sống của ta nữa.

Cho phép chúng tôi được lấy Susan làm ví dụ. Tám năm trước Susan nhận được thư của một người bạn cũ tên là Helen. Helen có một đứa cháu gái mắc bệnh chán ăn; nếu không được chữa trị tăng cường tại một bệnh viện đắt tiền – xa nhà đến mấy ngàn dặm – thì cô bé sẽ chết. Tuy nhiên, chi phí chữa bệnh lại vượt quá khả năng của gia đình, trong khi ông bố thất nghiệp cũng đang bị bệnh. Vì vậy gia đình đành phải gửi thư cầu cứu họ hàng và bạn bè.

Susan vừa xúc động lại vừa ngạc nhiên, bởi lẽ người ta hiếm khi cầu cứu người khác một cách chẳng thèm úp mở như vậy lắm, dù là bà con họ hàng. Đang phải nuôi ba đứa con, thế nên vợ chồng Susan cũng khó mà quyết định được mình nên cho nahu bao nhiêu. “Cuối cùng chúng tôi gửi 500 USD – có vẻ chẳng là bao nhưng với chúng tôi vậy đã là nhiều”, Susan nói.

Nhưng những người khác cũng hào phóng đáp lại bức thư cầu cứu ấy. Thế rồi cô bé được nhận vào điều trị và đã qua khỏi. “Nếu họ không gửi bức thư đó đi khắp nơi thì cô bé khó lòng qua được”, Susan nói.

Ba năm sau, đến lượt chồng Susan bị mất việc. Anh lại còn mắc bệnh hiểm nghèo. Thời gian thất nghiệp của anh kéo dài đến hơn một năm và gia đình họ buộc phải sống nhờ vào số tiền tiết kiệm, mà cũng chẳng kéo dài được lâu. Tuy Susan vẫn đi làm nhưng tình hình tài chính của họ thật đáng lo lắng.

Thế rồi một hôm có một tấm thiệp được gửi đến theo đường bưu điện – từ một phụ nữ mà Susan không hề quen biết. Bà là mẹ của Helen, bà là bà của cô bé mắc bệnh chán ăn. Trong thiệp viết rằng bà nghe nói vợ chồng Susan đang gặp phải “bước ngặt nghèo” nên muốn được giúp đỡ, và còn viết thêm rằng bà đã từng nếm mùi khó khăn về tài chính là thế nào rồi. “Người phụ nữ đã nuôi dạy ba người con bằng đồng lương dịch vụ ít ỏi đó đã gửi cho chúng tôi tấm séc 2000 USD”, Susan kể.

Khi đã thực sự hiểu được sức mạnh toàn diện của lòng tốt, bạn sẽ nhận thấy rằng nhờ đối xử với mọi người bằng lòng tốt, bằng sự tôn trọng và hào hiệp, chắc chắn hành động của bạn sẽ được đền đáp bằng cách này hay cách khác – cả vốn lẫn lời.

Giờ thì bạn đã nắm được các nguyên lý có thể giúp biến đổi cuộc đời mình rồi đấy.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Linda Kaplan Thaler & Robin Koval – Sức mạnh của sự tử tế – NXB TT2009.

Sức mạnh của sự tử tế – Phần II


II/ Sáu nguyên lý sức mạnh của sự tử tế

Nguyên lý 1: Ấn tượng tích cực tựa như hạt giống

Mỗi lần bạn mỉm cời với một người đưa tin, bật cười khi nghe chuyện tếu của một đồng sự, cảm ơn một trợ lý, hoặc đối xử với một người lạ một cách lịch thiệp và trọng thị là một lần bạn phóng ra năng lượng tích cực. Năng lượng này tạo cho người ta một ấn tượng và ấn tượng này lại được chuyển tiếp qua vô số người mà anh ấy hoặc cô ấy sẽ gặp sau đó. Dấu ấn này có hiệu ứng khuếch đại lên. Và cuối cùng những ấn tượng tốt đẹp ấy lại quay trở về với bạn. Như thế không có nghĩa là người phục vụ bàn từng được bạn bo sộp một ngày kia sẽ kiếm được một công ty Fortune 100 và mời bạn mua cổ phần ưu đãi (trừ phi bạn bo bạo khủng khiếp). Kết quả từ Sức mạnh của sự tủ tế hiếm khi bộc lộ trực tiếp như vậy. Thực ra, bạn có thể chẳng nhận thấy có bất cứ tác động nào lên cuộc đời mình trong nhiều năm, ngoài cảm giác ấm áp trong lòng do sự tể tế đem lại cho bạn. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận ra rằng Sức mạnh của sự tử tế có hiệu ứng domino. Có thể bạn chẳng bao giờ lần ra được vận may của mình cụ thể là bắt nguồn từ đâu, nhưng chắc chắn Sức mạnh của sự tử tế đã rải nhiều cơ hội để lót đường cho bạn. Những ấn tượng tích cực đó cũng giống như hạt giống vậy đó. Bạn gieo chúng xuống rồi quên bẵng đi mất, thế nhưng bên dưới chúng cứ nảy mầm và vươn xa, thông thường sẽ theo cấp số nhân.

Dưới đây là một ví dụ Sức mạnh của sự tử tế đã giúp chúng tôi như thế nào. Cách đây không lâu chúng tôi đã ghi hình Melania, vợ của Donald Trump trong đoạn phim quảng cáo cho Aflac theo yêu cầu của Daniel Amos – chủ tịch và cũng là CEO của Aflac. Chúng tôi dựng cho bà Trump – một trong những ngôi sao của phim quảng cáo – một đoạn phim cho riêng bà và cố gắng làm sao để bà được thoải mái nhất cũng như có tất cả những gì cần thiết. Nhóm chúng tôi đối xử tốt với Melania không phải vì bà là vợ của một người nổi tiếng, mà vì chúng tôi đã đặt ra phương châm: phải lịch sự và trọng thị tất cả những tài năng trong mỗi thước phim của mình. Mấy tháng sau, các nhà sản xuất của phim Người tập sự đã mời Linda làm người đánh giá trong một chương trình, trong đó các ứng cử viên cho vai người tập sự được yêu cầu làm một đoạn quảng cáo xe hơi. Linda kể:

Trước khi quay cảnh đầu tiên, tôi tự đến giới thiệu với Donald Trump, nhắc qua rằng chúng tôi là hãng đã cộng tác với vợ ông trong một đoạn phim quảng cáo con vịt Aflac. Thì ra “Trump còn nhớ rất rõ lần trải nghiệm đó của vợ mình, nên ngay trước khi bắt đầu quay hình, ông ghé vào tai tôi mà rằng, “Các cô đã rất tốt với vợ tôi. Hãy chờ xem tôi lại quả thế nào nhé!”

Thế rồi ông lên truyền hình nói rằng The Kaplan Thaler Group là một trong những hãng làm quảng cáo hot nhất nước Mỹ! Sau đó ông còn kéo tôi vào những cuộc thảo luận được ghi hình. Tất cả chỉ vì chúng tôi đã đối xử tốt với vợ ông.

Nguyên lý 2: Bạn không biết được đâu

Chắc bạn nghĩ, “Ừ, tốt với vợ của Trump thì sẽ được đền đáp thôi”. Nhưng chúng ta ai cũng đủ khôn để vây quanh các nhân vật quan trọng trong đời mình – là những người ta vẫn thường giao tiếp chẳng hạn như hàng xóm và đồng sự, những người có liên quan đến những giao dịch quan trọng như cánh môi giới thế chấp cùng các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chẳng mấy khi ta thèm để ý đến một người lạ mà ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại. Thông thường ta sẽ nghĩ, “Có sao đâu chứ?”

Diane Karnett không bao giờ nghĩ rằng người phụ nữ trẻ mà chị gặp trên chuyến tàu về New York City lại có thể thay đổi cuộc đời chị. Lúc đó, người phụ nữ ấy đang trên đường đi thăm bà của mình, và thật tình cờ, bà cụ lại sống gần nhà Diane, thế nên hai người đi chung một chiếc taxi cho rẻ. Lúc đến nhà mình, người phụ nữ trẻ nhờ Diane xách dùm mấy cái túi lên tầng năm mà chẳng có thang máy.

“Tôi nghĩ bụng, sao mình lại không giúp nhỉ?” Diane nói. Thế nhưng, lên đến tầng bốn thì chị đã nghĩ ra vô số lý do để thôi không giúp người kia nữa.

Hóa ra bà của cô kia – một bà lão tám mươi lăm tuổi Millie Darling – vốn là showgirl của Ziegfeld. Bà cụ đâm mến Diane và chỉ cho chị xem một New York mà chị chưa bao giờ biết tới – New York của bà cụ. “Thế là suốt bao nhiêu năm tôi được coi là thượng khách trong các câu lạc bộ và salon nhạc jazz yêu thích của bà cụ đấy”, Diane kể.

Đó quả thực là sự đền đáp quá mức hậu hĩnh cho chuyện chị giúp xách vài cái túi lên cầu thang. Thế nhưng, bà Millie lại là mẹ của Chan Parker, vợ góa của huyền thoại nhạc jazz vĩ đại Charlie Parker. Khi Diane bị mất việc, Chan đã mời chị đến sống chung trong ngôi nhà nông thôn ở ngoại ô Paris. Diane nhận lời và nói với sếp cũ của mình chuyện này. Thế là họ bảo thì đằng nào chị cũng sang Paris, vậy sao không mở một cửa hàng liên doanh với họ ở đó luôn? Thế là Diane đã có bốn năm huy hoàng ở Paris, cuối tuần lại về nhà Chan Parke chơi, làm quen với những vị khách hào hoa quyến rũ – những huyền thoại nhạc jazz, những nhà báo, thậm chí chị còn gặp cả Clint Eastwood nữa. “Nếu ngày đó tôi cứ mặc kệ người phụ nữ lạ trên tàu tự xách đồ lên gác, thì tôi lấy đâu ra tất cả những thứ mình có sau đó chứ”, Diane nói.

Khi gặp người lạ ngoài đường, ta thường coi họ chẳng có gì quan trọng với mình. Khác với Diane, ta thường tránh dây dưa với người ngồi cạnh mình trên tàu, thậm chí ta còn chạy vội ra tranh taxi với họ lúc vừa đến ga. Ta thường nghĩ, “Chỉ là một cô gái chẳng có liên quan gì đến mình hết! Mình phải bắt được taxi đã, còn tỏ ra tốt bụng với cô ta thì quan trọng gì”.

Nhưng làm sao bạn biết trước được? Nhỡ đâu cô ta là em gái của sếp thì sao. Hoặc đó là người môi giới bất động sản đang biết một ngôi nhà nằm trong một khu mà bạn hằng tơ tưởng đến. Hoặc đó là người đứng đầu một quỹ có thể đem lại một sự đỡ đần cho công việc bảo trợ trẻ em của bạn trong lúc khó khăn thì sao. Rốt cục người xa lạ đó lại quan trọng đối với nhiều người đấy. Bạn cần phải đối xử với những người bạn gặp như thể họ là nhân vật quan trọng với bạn thì chắc chắn sẽ quan trọng với ai đó; và nếu không phải hôm nay, thì có lẽ là ngày mai.

Nguyên lý 3: Người ta thay đổi

Một sai lầm chung của người đời là luôn quan niệm rằng mình chỉ nên tử tế với người trên hoặc ngang cơ với mình thôi. Chả việc gì phải thân thiện với đám phụ tá hay nhân viên tiếp tân còn cánh bảo vệ hay người quét dọn thì khỏi phải nói làm gì. Suy cho cùng họ cũng chẳng làm được gì cho bạn cả – bởi vì họ không có thực lực.

Vào thời điểm này chuyện đó có thể đúng hoặc không. Thế nhưng, bạn chẳng thể nào biết được ai trong số họ sẽ trở thành người hết sức quan trọng với bạn trong mười, hai mươi hoặc ba mươi năm nữa. Cách đây mấy năm, chúng tôi nhận được một cú điện thoại của một phụ nữ mà chúng tôi tưởng lầm là đang tìm việc. Chị ấy đề nghị được gặp chúng tôi, thế thôi. Hóa ra người phụ nữ ấy không đi tìm việc – mà chị đang tìm một hãng làm quảng cáo cho hai mảng công việc lớn mà chị đang nhắm đến. Đó là một dự án đem về hàng triệu USD cho hãng. Tại sao chị lại chọn chúng tôi? Hóa ra hai mươi lăm năm trước chị ấy đã làm việc với Linda, được Linda đối xử rất tử tế và tôn trọng, dù chị chỉ là cấp dưới trong công ty. Và hơn hai thập kỷ sau, chúng tôi thu về 40 triệu USD trong công việc của mình – chỉ vì một trong số chúng tôi đã từng cư xử tốt với một người vừa chập chững vào nghề quảng cáo. Đó chính là Sức mạnh của sự tử tế.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Linda Kaplan Thaler & Robin Koval – Sức mạnh của sự tử tế – NXB TT2009.