Các bậc thầy, các chuyên gia tư vấn và những gã bán hàng sơn đông mãi võ khác – Phần cuối


Nhà tư vấn điều hành đích thực đầu tiên và có lẽ giỏi nhất là Peter Drucker. Ông sinh ra ở Vienna năm 1909 và nhập cư vào Mỹ năm 1930. Cuốn sách xuất bản năm 1946 của ông tên The Concept of the Corporation (Khái niệm tập đoàn) (NXB Transaction, tái bản năm 1993) dựa trên những quan sát tại General Motors. Nó nêu ra phần lớn những tư tưởng thống trị về điều hành trong suốt nửa thế kỷ tiếp theo. Không giống như những chuyên gia hậu duệ, ông không ngủ quên trên vinh quang mà vẫn tiếp tục là người quan sát sắc sảo các ứng dụng kinh doanh đến tận lúc qua đời năm 2005.

Drucker là hình ảnh mẫu mực cho tinh hoa của một chuyên gia tư vấn giỏi – đó là khả năng giải thích những thứ tưởng chừng như vô cùng phức tạp bằng những thuật ngữ đơn giản. Nếu đã đọc bất kỳ cuốn sách nào trong rất nhiều sách của ông, bạn sẽ dành phần lớn thời gian để tự hỏi, ừm, điều đó thì rõ ràng quá rồi! Đương nhiên, giá trị đích thực của một chuyên gia tư vấn không phải nằm ở những lời tán dương của đồng nghiệp mà ở những lời khen ngợi của những nhà điều hành công ty mà họ tư vấn. Trong số 5/2009 của tạp chí Harvard Business Review, A.G. Lafley, lúc đó đang là CEO của Procter & Gamble, đã khen ngợi những phân tích thấu đáo của Drucker về vai trò vô song của CEO, và điều đó đã giúp ông như thế nào trong suốt nhiệm kỳ ở vị trí đứng đầu một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Lafley tái khẳng định giá trị của việc trả lời câu hỏi: “Bạn đang kinh doanh cái gì?” nhưng đồng thời cũng trích dẫn câu hỏi không kém quan trọng của Drucker: “Bạn không kinh doanh cái gì?” nhưng đồng thời cũng trích dẫn câu hỏi không kém quan trọng của Drucker: “Bạn không kinh doanh cái gì?” Nghe có vẻ đơn giản, thực chất nó đơn giản, nhưng có bao nhiêu công ty đã trả lời được câu hỏi đó?

Drucker rất ghét bị người ta gán cho ông, hoặc cho bất cứ ai, cái mác guru (tức bậc thầy) và đã từng bình phẩm: “Chúng ta sử dụng từ bậc thầy chỉ bởi vì từ tên bịp bợm quá dài để đưa lên làm tít”.

Tính khách quan và độc lập – không, không hẳn như vậy!

Một trong những lý do hàng đầu để yêu cầu chuyên gia tư vấn, dù về vấn đề pháp lý, kỹ thuật hay quản lý, chính là để bảo đảm tính khách quan và độc lập của những lời khuyên. Nhưng đó chỉ là chuyện hoang đường. Lời khuyên là một mớ tư lợi phức tạp được đưa ra nhằm mục đích bảo đảm doanh thu trong tương lai. Có đời nào một luật sư lại đi nói với khách hàng của mình rằng, thôi anh không cần tư vấn luật đâu, hoặc một chuyên gia tư vấn đi gặp khách hàng mà lại nói: “Không có vai trò gì cho tôi trong giai đoạn này cả!”

Ba ví dụ vừa rồi là điển hình cho vai trò khách quan cần phải được xem xét và nhìn nhận lại của các tổ chức vốn mang tiếng là độc lập. Trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, đã có những lời buộc tội nhằm vào các trung tâm thẩm định thị trường kiếm tiền bằng cách tính phí các ngân hàng có phát hành cổ phiếu thuộc phạm vi thẩm định của các trung tâm này. Một đánh giá AAA có bảo đảm công việc kinh doanh phát đạt trong tương lai đối với một ngân hàng phát hành (issuing bank) không? Không chắc, nhưng có lẽ cũng không hại gì. Điều này diễn ra chỉ vài năm sau khi cộng đồng phân tích chứng khoán của Phố Wall bị quy trách nhiệm về sự sụp đổ của dot.com khi đã hô hào cổ vũ nhiệt tình cho những cổ phiếu được phát hành bởi các ngân hàng “đồng nghiệp” nhằm trục lợi từ các cổ phiếu phát hành ra công chúng (IPO) và phí tài chính. Những ai làm ngân hàng chắc sẽ phát ngượng khi đồng nghiệp từ phòng nghiên cứu khuyên nên “bán” cổ phiếu của các khách hàng đại gia của họ. Cuối cùng, lại còn những chuyện xì xầm về mối quan hệ thân thiết giữa những cố vấn “chính sách lương thưởng” với các khách hàng CEO của họ. Những cố vấn được gọi là độc lập này thường được ban giám đốc của một công ty thuê để đưa ra lời khuyên về việc thiết kế các chính sách lương thưởng cho nhân viên cấp cao của công ty. Rõ ràng, một ngôi sao điều hành mới nổi sẽ tỏ ra tử tế hơn với những công ty có khả năng mang lại một gói quyền lợi hậu hĩnh cho ngôi sao ấy khi họ nhậm chức.

Như phóng viên Harris Collingwood đã bình luận trên tờ Atlantic Monthly, “Các chuyên gia cố vấn về chính sách quyền lợi biết được rằng nếu họ có thể thuyết phục công ty đưa ra các gói quyền lợi cho chính các CEO của công ty đó, họ sẽ tiếp tục có được các hợp đồng béo bở về tư vấn chính sách phúc lợi cho nhân viên hay những thứ tương tự như vậy về sau”.

Việc thiếu tính độc lập đã tình cờ “nâng giá” cho một số chuyên gia cố vấn. Một cách để xác định xem anh cố vấn đó có thực sự đáng tin không là khi anh thú nhận vai trò của mình đã không còn ý nghĩa, hoặc đưa ra các lời khuyên có thể đưa công ty bạn đi theo một hướng hoàn toàn không có lợi cho anh ta. Thật trớ trêu, những lúc tôi hành động như thế thì y như rằng vài tuần sau tôi nhận được điện thoại yêu cầu tiếp tục hợp tác cho một dự án khác. Là một cố vấn chuyên nghiệp, điều tốt nhất mà bạn có thể làm là “tự khai tử”; và thực ra đó là cách dễ nhất để giúp mình “hồi sinh” và “trường tồn”. Tuy nhiên, hỡi các cố vấn, chuyên gia và CEO, xin hãy nhớ lời răn của De Gaulle, rằng “Nghĩa địa đầy rẫy anh hùng”.

Vậy thì sao?

+ Nếu bạn đang tìm một cố vấn giỏi, hãy tự hỏi: bạn làm việc này vì hiện tại công ty bạn đang thiếu cố vấn giỏi, hay chỉ vì đơn giản bạn muốn thuê một cố vấn toàn thời gian? Nếu câu trả lời nằm ở vế 2 thì có nghĩa là bạn chỉ muốn củng cố lực lượng do thiếu nhân công, chứ không phải vì muốn có thêm một chuyên gia. Tôi không chắc câu trả lời của bạn nằm ở vế nào nhưng bạn cần phải tính toán chi phí thuê người một cách hợp lý.

+ Bạn đang thuê người bán ý tưởng hay là người thực hiện ý tưởng? Những người bán ý tưởng hiếm khi là người thực hiện công việc thường nhật. Phải bảo đảm lời hứa đi đôi với hiện thực.

+ Việc sử dụng cố vấn có thực sự gia tăng giá trị hay giảm thiểu nguy cơ cho việc kinh doanh của công ty bạn một cách rõ ràng hay không? Ví dụ, chiến lược mới có thực sự phân tích thấu đáo và sâu sắc về một thị trường mới hay không? Liệu việc tái cấu trúc bộ phận tài chính có giúp rút ngắn thời gian hoạch định ngân sách, có giúp phát hiện sớm các nguy cơ từ các khoản nợ, hay giảm thiểu lỗi mắc phải trong quá trình kết toán hay không?

+ Liệu việc thuê cố vấn từ bên ngoài có đem lại sự thay đổi như đã được hứa từ đầu đối với ít nhất một yếu tố sau đây hay không? (Tất nhiên được cả ba thì không còn nói gì nữa).

a/ Tốt hơn?

b/ Nhanh hơn?

c/ Rẻ hơn?

+ Yêu cầu chuyên gia tư vấn mô tả các tiêu chuẩn để xác định khi nào thì nhiệm vụ của họ kết thúc và khi nào thì chúng ta không cần sự giúp đỡ của họ nữa. Tôi cam đoan bạn sẽ có được cảm giác hết sức thích thú khi nhìn họ lúng túng cố gắng tìm cách trả lời câu hỏi này.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: David A.J. Axson – Giải độc những ngộ nhận trong quản trị – NXB TT 2011.

Các bậc thầy, các chuyên gia tư vấn và những gã bán hàng sơn đông mãi võ khác – Phần II


Thực tế: Bạn đang bán chất xám hay bản thân?

Nói thật với các bạn là tôi làm tư vấn chỉ có 3 năm trong đời. Tỷ lệ thành công của tôi trong ba năm đó chỉ cao hơn tỷ lệ dự đoán chính xác của một nhà kinh tế học chút xíu, nghĩa là tôi gặp kha khá thất bại, dù thực tình tôi không hề cố ý. Và vì vậy, những gì tôi nói về giá trị của các chuyên gia tư vấn sẽ dựa trên kinh nghiệm vừa thú vị vừa đau thương của tôi.

Những chuyên gia tư vấn giỏi có khả năng đem lại kiến thức và kinh nghiệm độc nhất vô nhị cho khách hàng; tuy nhiên, với nhiều công ty, chỉ cần nghe nhắc đến từ chuyên gia tư vấn là đã có những cái nhếch môi nghi ngại hoặc tệ hơn nữa, những lời chế nhạo thẳng thừng. Câu chuyện về những cơn ác mộng tư vấn thì vô số kể; ở đây tôi xin trích ra một vài chiến thuật tư vấn lươn lẹo, đáng hổ thẹn và sặc mùi tư lợi:

+ Chiến thuật “Vườn trẻ”: Từng đoàn MBA mới ra lò với chuẩn lương cao ùa vào các công ty làm việc hằng tháng trời theo hợp đồng ngắn hạn với mức phí 300 USD một giờ hoặc cao gấp 5 lần so với các nhân viên dày dạn kinh nghiệm của khách hàng được bố trí làm việc chung với họ. Họ hì hục tính toán, phân tích, vẽ biểu đồ tất cả những dữ liệu nào nhúc nhích, dần dà nắm được vô số thông tin về doanh nghiệp nhưng chẳng đưa ra được mấy kết luận hay phương án khả thi, ngoài hàng đống tài liệu phân tích như vừa kể được đóng gáy lò xo ngay ngắn. Rồi đột nhiên một ngày, tất cả đều biến khỏi công ty, chuẩn bị để được bán sang một công ty cả tin khác với tư cách là chuyên gia tư vấn “cấp cao” có kinh nghiệm với lương thỏa thuận 350 USD/giờ. Hai làn sóng “Vườn trẻ” gần đây tấn công các công ty là làn sóng ứng dụng ERP và làn sóng Sarbanes-Oxley. Với làn sóng ERP, lớp lớp các chuyên viên tư vấn vừa mới tốt nghiệp khóa đào tạo 6 tuần đã được mời để tư vấn giúp các công ty lớn chi chừng 100 triệu USD để cài đặt SAP, Oracle hoặc các hệ thống điều hành công ty khác. Còn với làn sóng Sarbanes-Oxley, các nhân viên tài chính nội bộ, kiểm toán viên và chuyên gia tư vấn cùng quây quần để phân tích luật lệ được ban hành sau bài học đau thương Enron.

+ Nhử mồi. Là một trong những mánh lới cũ rích của ngành tư vấn. Trò nhử mồi bắt đầu bằng sự xuất hiện của những chuyên gia tư vấn cấp cao với điệu bộ hoành tráng, dành ra vài ngày tìm hiểu và chỉ ra “các vấn đề” trước khi đưa ra đề xuất trong đó nhấn mạnh vị thế và giá trị của dịch vụ tư vấn của mình với khách hàng. Bộ sâu công ty sẽ bị choáng ngợp trước sự thấu đáo của các chuyên gia “nhìn xa trông rộng” này và đặt bút ký hợp đồng tư vấn quy mô. Ngay sau bài trình diễn mở màn, các chuyên gia có tầm nhìn biến mất và thế vào đó là một đoàn MBA như đã nói ở trên cắm cọc ở công ty và thực thi chiến thuật “Vườn trẻ”.

+ Giải phẫu thẩm mỹ. Kinh doanh đang phát đạt và công ty cần phải cài đặt một hệ thống máy tính mới đồ sộ tương ứng với mục tiêu tăng trưởng của công ty và khai thác tất cả các phương thức kinh doanh mới nhất và tốt nhất. Một nhà “tích hợp hệ thống uy tín được chọn làm đối tác trong cuộc chuyển biến lớn lao này, và hàng chục chuyên gia tư vấn cắm rễ ở công ty hàng năm trời để giúp “triển khai” hết mấy trăm triệu USD được giao trên quy mô toàn cầu. Đội ngũ nhân viên IT nội bộ thì há hốc mồm thán phục những chuyên gia trẻ tuổi này Rõ ràng là, những chuyên gia tư vấn này, trong trường hợp này thì không phải là dân MBA mà là những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành máy tính hoặc các ngành khác, đã trải qua vài tuần huấn luyện chuyên sâu và sau đó như một phép màu đã biến thành các chuyên gia tư vấn hoàn hảo về triển khai hệ thống. May cho các “chuyên gia” này là chưa từng có ai đứng ra đánh giá kết quả hậu triển khai để xem những lợi ích được hô hào trong đề xuất ban đầu đã đem lại gì cho công ty. Nhưng may cho chúng ta là sự kết hợp của vụ bê bối dot.com vào năm 2000/2001 và sự gia tăng của dịch vụ từ nước ngoài đã làm cho trò “giải phẫu thẩm mỹ” tuyệt chủng trong các dự án phát triển hệ thống diện rộng. Lương theo giờ tụt không phanh từ 250 – 300 USD/giờ năm 1999 xuống dưới 50 USD chỉ 2 năm sau đó, nhưng chất lượng thì đôi lúc lại đi lên nhờ các sinh viên tốt nghiệp trường SAP ở Nam Florida đã được thay thế bằng các chuyên gia Ấn Độ có bằng tiến sĩ.

+ Chiêu chiến lược: Một CEO mới vừa được bổ nhiệm, và nhu cầu cấp bách cho vị CEO này là phải đưa ra được chiến lược và tầm nhìn mới cho công ty. Tuy nhiên, nhân vật này chỉ được gia hạn hoàn thành nhiệm vụ trong vòng “100 ngày đầu tiên kể từ khi nhậm chức”. Đừng lo lắng; hãy gọi ngay cho một công ty tư vấn chiến lược hàng đầu, có thể là công ty mà vị CEO này vừa từ đó chuyển sang, và yêu cầu giúp đỡ. Chỉ với 2 triệu USD khiêm tốn, một bản chiến lược đuoợc trình bày đẹp mắt với hàng loạt các luận điểm, biểu đồ phân bố, và ma trận sẽ chỉ ra con đường tiến thẳng tới đỉnh cao. Sau sự hưng phấn ban đầu của buổi trình bày chiến lược cho ban giám đốc, cho các nhà đầu tư và toàn thể các nhân viên trong công ty, bản chiến lược đã trở lại đúng vị trí của mình trên giá bên cạnh các hồ sơ “tiền bối” – và không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời nữa.

+ Chặt và chém. Chi phí đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát và doanh thu đang tụt dốc. Đã đến lúc phải nhờ đến các tay “đao phủ” của giới tư vấn. Các biểu đồ tổ chức của công ty bị đưa ra mổ xẻ, và hàng loạt cá cấp bậc và các vị trí bị “nhấn nút biến”.. Ngân sách bị chặt đầu chặt đuôi và dự án bị hủy hàng loạt. Cuối cùng là một bản báo cáo dày cộp mô tả chi tiết hàng triệu USD tiết kiệm được sau những vụ “chặt chém” đó. Phí của các chuyên gia được tăng theo tỷ lệ % của khoản tiết kiệm được cho công ty, và họ biến ngay sau khi nhận được thù lao – khá lâu trước khi các khoản tiết kiệm biến thành hiện thực. Khoảng chừng 18 tháng sau một công ty tư vấn khác được mời để thực hiện lại quy trình tương tự, vì những lời đề nghị lần trước vì một lý do nào đã không bao giờ thực hiện được.

+ Tái tuyển dụng ngầm. Trong cuộc suy thoái vừa qua, hàng loạt nhân công giá cao và giàu kinh nghiệm bị sa thải. Họ được thay bởi những nhân viên trẻ hơn và rẻ hơn, hoặc thậm chí không có ai thay thế nhằm cắt giảm chi phí. Để bảo đảm kiểm soát chi phí chặt chẽ, một chính sách đóng băng tuyển dụng được áp dụng. Sau một thời gian ngắn, công ty bắt đầu gánh chịu hậu quả của việc thiếu hụt nhân viên giỏi và kinh nghiệm; trong khi các cấp quản lý vẫn bị “trói tay trói chân” bởi chính sách đóng băng tuyển dụng. Không sao – cứ thuê một vài nhân viên cũ giỏi và giàu kinh nghiệm về lại với tư cách chuyên viên tư vấn là xong. Trong khi đóng băng tuyển dụng, vẫn có những khoản ngân sách nằm đâu đó có thể được sử dụng để trả cho các chuyên viên tư vấn này. Thế là một loạt các nhân viên cũ xuất hiện trở lại với lương tính theo giờ cao ngất ngưởng, và cuộc đời cứ thế trôi đi.

Xin mọi người hãy hiểu rằng, phần lớn các chuyên gia tư vấn luôn quyết tâm thực hiện vai trò của mình một cách có đạo đức. Nhưng 6 căn bệnh mà tôi vừa nêu vẫn cứ lặp đi lặp lại và đã trở thành những con sâu làm rầu nồi canh.

Mythbuster Wisdom:

Tỷ lệ ROFC của bạn là bao nhiêu?

Tỷ lệ ROI của bạn trên mức đầu tư cho tư vấn ít nhất có cao bằng hệ số P/E của cổ phiếu công ty không? Nếu tỷ lệ P/E của công ty là 15 và bạn chi 250.000 USD cho tư vấn, bạn phải ít nhất có được tỷ lệ ROI cao hơn 3,75 triệu USD. Nếu không đạt được mức đó, bạn cần phải chỉnh lại mức đầu tư để giảm thiểu rủi ro cho công ty.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: David A.J. Axson – Giải độc những ngộ nhận trong quản trị – NXB TT 2011.

Các bậc thầy, các chuyên gia tư vấn và những gã bán hàng sơn đông mãi võ khác – Phần I


12 giờ đêm ngày 31/12/1999 không chỉ là thời điểm huy hoàng đánh dấu sự bắt đầu của một thiên niên kỷ mới, mà còn đánh dấu ngày đầu tiên trong lịch sử Mỹ khi tổng số nhân công dịch vụ vượt qua nhân công sản xuất. Thời hiện đại chứng kiến ngày càng nhiều người thích đàm đạo hơn xắn tay áo ra đồng.

Khi tôi bắt đầu sự nghiệp với tư cách chuyên gia tư vấn năm 1985, mục tiêu hàng đầu của nghề tư vấn, vốn được xem là nghề giàu chuyên môn lúc đó, là tập trung giúp các công ty cải thiện hoạt động. Trong những năm sau đó, bản chất đó dần phai mờ. Ngày nay, dường như ai cũng tự gọi mình là chuyên gia tư vấn; cũng giống như ở Los Angeles nơi tất cả nhân viên phục vụ thực ra đều là diễn viên, mọi nhà quản lý đang ngồi chơi xơi nước thực ra đều là chuyên gia tư vấn. Theo Báo cáo Thống kê Kinh tế Hoa Kỳ (US Economic Census), từ 1997 đến 2002, số công ty tư vấn quản lý đã tăng 54%, số chuyên gia tư vấn tăng 52%, và doanh thu đã tăng vọt 73%, đạt mức 90 tỷ USD. Đây là những chỉ số tăng trưởng kinh ngạc; tư vấn đã trở thành một nghề hái ra tiền. Trong suốt 25 năm, tôi đã kiếm sống bằng cách lấy ý tưởng của công ty này bán cho công ty khác. Một người bạn đã từng gọi tôi là “bán “đầu” nuôi miệng”, tôi nghĩ đó thực ra là một điều tốt, vì nếu tôi phải “bán thân nuôi miệng” thì tôi đã kiệt quệ từ lâu rồi. Chắc hẳn đến giờ này chúng ta đều đã nhận ra Cruciant (một cái tên công ty tự đặt dùng làm ví dụ) sử dụng rất nhiều dịch vụ tư vấn và luôn tỏ ra tự hào về điều đó; tuy nhiên CFO Henry tỏ ra rất cương quyết trong việc phá bỏ thói quen xa xỉ này.

Hoạt cảnh: Văn phòng của Henry – tháng 10 năm 2008

Henry đang thảo luận các phương án cắt giảm chi tiêu với Kevin Na, giám đốc ngân sách.

Henry: Vậy là anh đã cắt tất cả những khoản thông thường như tuyển dụng, các chuyến đi không liên quan đến công việc, các chương trình đào tạo không cần thiết…

Kevin: Đúng. Nhờ đó chúng ta đã tiết kiệm được 1 triệu USD trong quý này.

Henry: Ngoài ra còn có khoản chi nào lớn nữa không?

Kevin: Khoản lớn nhất tới thời điểm này là chi phí cho các dịch vụ tư vấn; nếu cộng của tất cả các phòng ban lại thì khoảng 3 triệu USD/tháng.

Henry: Hả? Làm quái gì mà cao vậy?

Kevin: Tôi không biết, nhưng tôi đã lập một danh sách các khoản chi cho dịch vụ tư vấn.

Kevin đưa cho Henry một tờ giấy. (Xem bảng 1).

Bảng 1: Các khoản chi dự án tư vấn

Dự án Công ty Ước tính Quý IV Chi phí YTD
Chiến lược tổng quát White Hot $525.000 $1,575.000
Sứ mệnh và tầm nhìn Innovisions $75.000 $375.000
Dự án CruiantXanh Eco Transformation $400.000 $0
Triển khai hệ thống ERP TechStars $1,500.000 $4,500.000
Chiến dịch châu Á Cool, Hip & Trendy $750.000 $2,500.000
  Ling & Fu $500.000 $2,500.000
  Oliver James Inc. $600.000 $2,400.000
  Dynamic Marketing Inc. $1,000.000 $3,150.000
Chiến lược thương hiệu Cool, Hip & Trendy $250.000 $2,100.000
Kế hoạch lương thưởng cho nhân viên cấp cao Serious Rewards Inc. $600.000 $300.000
Tổng các dự án khác   $400.000 $2,000.000
Tổng cộng   $6,600.000 $19,850.000

Kevin: Đây là top 10 dự án tư vấn độc lập. Chỉ tính riêng phần này thì tổng chi ước tính đã lên đến 6,2 triệu USD trong quý này, chưa kể 400.000 USD cho các dự án nhỏ khác.

Henry: Trng số này có thể cắt được cái nào? Đương nhiên White Hot là bất khả xâm phạm, đó là phần của Borden và chắc chắn chúng ta không thể thuyết phục được ông ấy trừ phi mọi thứ tệ đi.

Kevin: Ông cũng thấy là phần lớn khoản chi liên quan đến chiến dịch ở châu Á – gần 3 triệu USD trong quý này. Giả sử hoãn đợt tung sản phẩm này thì chúng ta có thể hoãn được những khoản chi liên quan. Ông thấy sao?

Henry: Có lẽ – mặc dù ngay lập tức bên Marketing sẽ gửi cho chúng ta một bản kể lể về tầm quan trọng của chiến dịch, rằng phải giữ lại nó nếu không số tiền đã chi từ đầu đến giờ sẽ mất trắng, vân vân và vân vân. Nhưng họ phải học cách tự xoay sở. Giống như bộ phận IT và Nhân sự, tôi muốn marketing cắt ít nhất 25% chi tiêu – dù gì thì lúc nào dự án của họ cũng trễ và vượt quá ngân sách cho phép. Từ giờ trở đi, nếu không có chữ ký của tôi thì không có dự án tư vấn nào được thông qua.

Kevin: Okie. Còn chương trình đánh giá hiệu năng ông tính thế nào? Nó không nằm trong danh sách nào cả, nhưng chúng ta còn $400.000 trong ngân sách quý IV.

Henry: Cứ để nó ở đó. Dù gì thì việc quan trọng nhất vẫn là tìm ra những chỗ cắt giảm chi tiêu trong số những việc đang thực hiện. Tuy nhiên, hãy nói Stephanie liên hệ lại với công ty đó và thuyết phục họ làm với giá $350.000.

Bốn tháng sau…

Henry: Sổ sách chi tiêu quý IV thế nào rồi?

Kevin: Không tệ. Dự toán chi tiêu là 6,6 triệu USD, và thực tế chỉ ở mức 4,3 triệu USD. Phần lớn chúng ta tiết kiệm được nhờ hoãn lại chiến dịch châu Á; mặc dù tôi có phần hơi lo vì bên Marketing vừa nó sẽ cần thêm 1 triệu USD để hoàn thành chiến dịch vì họ đã bị trễ nhịp. Thêm một xu hướng đáng lo ngại nữa là sau suy thoái, các bộ phận đã bắt đầu thuê tư vấn viên toàn thời gian trở lại để bù vào khoản tư vấn bên ngoài đã bị chúng ta cắt giảm; và ai cũng than phiền chất lượng dịch vụ không còn như xưa. Nhìn chung, với tình hình hiện tại, tôi nghĩ chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 1,5 triệu USD trong quý IV”.

Henry: Đúng vậy, nhưng chúng ta thực sự tiết kiệm được gì? Về lâu dài việc cắt giảm chi tiêu không làm lợi gì cho chúng ta cả”.

Kevin: Tôi biết, và tôi nghĩ chỉ cần tiết kiệm được $250.000 là may lắm rồi.

Henry: Chúng ta đổ quá nhiều công sức mà chỉ tiết kiệm được bấy nhiêu. Khi có thời gian, chúng ta phải điều chỉnh lại toàn bộ quy trình này. Văn hóa của chúng ta là thuê người bên ngoài bất cứ khi nào chúng ta muốn, chứ không phải là kẹt lắm mới thuê. À nhân tiện, anh đã thấy kết quả đánh giá hiệu năng chưa? Chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng 3 triệu USD trong 2 năm tiếp theo, và thời gian hoàn vốn và sinh lãi là khoảng 1 năm. Bên The Benchmark Brotherhood đã gửi đề xuất sang chưa?

Kevin: Họ gửi rồi. 1,5 triệu USD cộng với 10% của khoản tiết kiệm được.

Henry: Okie, vậy tiến hành ký đi.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: David A.J. Axson – Giải độc những ngộ nhận trong quản trị – NXB TT 2011.

Nâng cao chất lượng tham mưu, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới – Phần cuối


PGS, TS. Vũ Văn Phúc

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

……….

Sáu là, xây dựng lý luận mở cửa, hội nhập quốc tế

Đảng ta đã chủ động xây dựng, từng bước bổ sung, ngày càng hoàn thiện một nền lý luận và đường lối đối ngoại Việt Nam của thời kỳ đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, sự vận động và phát triển của luận điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo: từ “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” (năm 1991) tới “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lâp và phát triển” (năm 2001), và “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” trong thế “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” (năm 2011) đã thể hiện một cách hết sức biện chứng và minh triết quan điểm, phương châm, nghệ thuật ngoại giao và khát vọng của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế.

Bảy là, phát triển lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền

Thành tựu lý luận nổi bật của gần 30 năm đổi mới là, Đảng ta đã từng bước làm rõ toàn diện hơn, sâu sắc hơn và thấu triệt hơn những vấn đề cơ bản về tính quy luật của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong thời đại ngày nay.

Với sự tham mưu, kiến giải của các cơ quan tham mưu, trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta hết sức chú trọng tổng kết những vấn đề cơ bản trên các phương diện lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức bao trùm toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đất nước trong công cuộc đổi mới. Đặc biệt, những bài học đổi mới do các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng nêu lên đến nay vẫn còn nguyên giá trị, và Đại hội IX, X, XI của Đảng đã rút ra những bài học quý báu. Có thể nói, đó là sự kết tinh tập trung, cụ thể và sinh động về mặt lý luận cầm quyền của Đảng.

Nhìn lại 30 năm, bước đầu có thể hình dung khái lược những thành tựu lý luận mới mẻ về vấn đề Đảng cầm quyền được thể hiện một cách tập trung trên 10 bình diện chủ yếu: 1) Quy luật cầm quyền; 2) Quan niệm cầm quyền; 3) Cơ sởcầm quyền; 4) Phương lược cầm quyền; 5) Nội dung cầm quyền; 6) Cơ chế cầm quyền; 7) Phương thức cầm quyền; 8) Nguồn lực cầm quyền; 9) Môi trường cầm quyền; và 10) Nguy cơ đối với cầm quyền.

Tám là, xác định và phát huy động lực to lớn của cách mạng Việt Nam

Đảng ta khẳng định: “Kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Đó là một bước tiến mới, một bổ sung mới trong nhận thức và hành động thực hiện đại đoàn kết toàn dân như một mục tiêu, một nhiệm vụ, một công tác hàng đầu, một đạo lý sống và hành xử Việt Nam. Đó là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh có tính chân lý trong thời đại ngày nay: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Là then chốt của thành công”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Phương châm thực hiện là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài; đoàn kết trên cơ sở những điểm tương đồng, trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới tương lai; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một sáng tạo lớn, một sự phát triển mới của Đảng trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Khẳng định và phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc là “động lực chủ yếu” hợp thành hệ động lực gồm động lực kinh tế, động lực văn hoá… của sự nghiệp đổi mới là một nỗ lực lớn và mới của công tác lý luận. Và, xét về cấu trúc lý thuyết đổi mới, nó là một trong những trụ cột lý luận căn bản và mới mẻ góp phần làm nên diện mạo và tố chất của con đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, với sự vào cuộc chủ động, tích cực đóng góp, hiến kế của hệ thống các cơ quan tham mưu, qua kiểm nghiệm bằng thực tiễn gần 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đã từng bước hình thành, không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên tất cả mọi phương diện: về xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; về giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh; về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; về đường lối và chính sách đối ngoại; về hội nhập kinh tế quốc tế tiến tới hội nhập quốc tế; về đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh; về nhận thức và giải quyết 8 mối quan hệ lớn…

3. Đánh giá chung về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trong quá trình hình thành, bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới của Đảng 

Đường lối đổi mới đất nước của Đảng được hình thành, là kết quả của quá trình tìm tòi, thử nghiệm trong thực tiễn của nhân dân; là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng; là quá trình từng bước đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta trên cơ sở khảo sát, tổng kết, phân tích thấu đáo thực tiễn sinh động trong nước và quốc tế. Đó là kết quả của sự đấu tranh gian nan, căng thẳng, gay gắt giữa cái cũ và cái mới, giữa những quan niệm, cách nhìn nhận vấn đề lý luận và thực tiễn của các nhà khoa học, các chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau, của các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạt động thực tiễn và sáng kiến của quảng đại nhân dân.

Công tác tham mưu ngày càng bám sát, nắm bắt kịp thời, trúng hơn các vấn đề thực tiễn phát triển đất nước đặt ra, từ đó kiến nghị, đề xuất, tham mưu với Trung ương để Trung ương ban hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định phù hợp, kịp thời với tình hình đất nước. Nhờ đó, các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương phát huy tác động tích cực, nhanh chóng đi vào cuộc sống, quyết định sự phát triển đất nước theo hướng bền vững.

Hệ thống các cơ quan tham mưu ở Trung ương không ngừng được củng cố, tổ chức lại, phân công, phân nhiệm hợp lý hơn, nhờ vậy phát huy tốt hơn sức mạnh tổng hợp, năng lực của từng cơ quan, cũng như của cả hệ thống.

Xác lập được cơ quan đầu mối, chủ trì, điều phối các đề án, dự án để chuẩn bị trình Trung ương xem xét, ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu không ngừng được bổ sung, nâng cao chất lượng, được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tham mưu được đa dạng hóa: đào tạo tâp trung, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngoài nước,…

Phương thức, cách thức tham mưu được đổi mới không ngừng, ngày càng khoa học, bài bản hơn. Các chủ trương, nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quy định, quy chế của Trung ương đều dựa trên sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, nghiêm túc thông qua việc triển khai chuẩn bị các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học của các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng. Các Ban Chỉ đạo, các Tổ Biên tập đề án đều tiến hành khảo sát thực tiễn ở các địa phương, bộ, ngành; lấy ý kiến góp ý của các đối tượng sẽ chịu tác động trực tiếp của các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, chính sách sẽ được ban hành; tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học để xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng thời, xin ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương,… Trên cơ sở đó, các Tổ Biên tập đề án chắt lọc những ý kiến hợp lý, có giá trị, có cơ sở khoa học và thực tiễn để đưa vào dự thảo đề án để trình Ban Chỉ đạo. Các Ban Chỉ đạo cho ý kiến, thảo luận, hoàn chỉnh đề án trình Bộ Chính trị. Sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, các đề án được hoàn thiện trước khi trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Tại các Hội nghị Trung ương, Trung ương thảo luận kỹ và Bộ Chính trị có tiếp thu, giải trình thêm những vấn đề Trung ương đặt ra trong quá trình thảo luận. Cuối cùng, Trung ương biểu quyết về những vấn đề lớn về chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng.

Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương ngày càng phát huy vai trò đầu mối, thực hiện chức năng thẩm định, đánh giá rất quan trọng đối với các đề án, dự thảo nghị quyết, kết luận, chỉ thị sẽ trình ra Trung ương để xem xét, quyết định ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, quan trọng nêu trên, công tác tham mưu chiến lược của Đảng còn bộc lộ một số hạn chế sau:

– Công tác tổ chức nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận của Đảng chưa ngang tầm, còn nhiều bất cập, lạc hậu nên làm hạn chế trong tổ chức, chỉ đạo thực tiễn. Chất lượng tham mưu còn hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu.

– Năng lực của các cơ quan tham mưu, của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, nhất là trong dự báo tình hình vẫn là khâu yếu, còn nhiều bất cập, dẫn đến bị động, mà chưa dự báo đúng, trúng để chủ động tham mưu kịp thời vấn đề thực tiễn đặt ra.

– Nhận thức của một số cơ quan tham mưu, của cán bộ, công chức về một số vấn đề cơ bản trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc còn hạn chế, chưa sâu sắc, chưa thống nhất cao nên trong việc tham mưu để hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp còn lúng túng, quyết tâm chưa cao, thiếu dứt khoát.

– Tham mưu trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới vẫn là khâu yếu. Chưa làm đúng, thậm chí có nơi, có lúc còn làm sai nghị quyết, chủ trương của Đảng đã đề ra. Một số chính sách chưa sát với thực tiễn nên tính khả thi thấp. Chưa thật đồng bộ trong sự phối hợp giữa các ngành, các cấp.

– Tham mưu trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, kết luận của Trung ương chưa được tiến hành thường xuyên, chưa chặt chẽ.

– Tham mưu về công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương cũng thực hiện chưa đều đặn. Có nghị quyết, kết luận, chỉ thị sau 15 năm, thậm chí 20 năm mới được sơ kết, tổng kết,…

– Phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới, một số vấn đề còn lúng túng, vướng mắc. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế, bất cập cũng ảnh hưởng ngược lại, làm cho chất lượng tham mưu chưa cao.

– Đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức làm công tác tham mưu còn nhiều bất cập trước yêu cầu đổi mới, thiếu và yếu cả về phẩm chất chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực chuyên môn; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan tham mưu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan tham mưu, kể cả ở cơ quan tham mưu cấp Trung ương còn thiếu gương mẫu.

– Kết quả tham mưu của các cơ quan tham mưu chất lượng chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của Trung ương. Chính vì vậy mà có nghị quyết, kết luận của Trung ương chưa thực sự sát hợp với thực tiễn đất nước, khó triển khai trong cuộc sống.

4. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác tham mưu, góp phần hoàn thiện đường lối đổi mới 

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tham mưu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

– Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan tham mưu, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan tham mưu cấp chiến lược. Trước tình hình mới, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận mang tính đột phá để tham mưu cho Đảng: đổi mới tư duy quyết liệt hơn nữa; phải có những đột phá về mặt lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta để tham mưu phát triển hơn nữa đường lối đổi mới.

– Các cơ quan tham mưu, cán bộ làm công tác tham mưu trước hết phải nắm vững chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình, mục tiêu phát triển trên các lĩnh vực của Đảng và Nhà nước để tham mưu đúng và trúng vấn đề.

– Các cơ quan tham mưu, cán bộ làm công tác tham mưu phải nắm vững chương trình, kế hoạch công tác toàn khóa, hằng năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ để xây dựng kế hoạch công tác, chủ động đề xuất các đề án, dự án trình Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của thực tiễn phát triển bền vững đất nước.

– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, các cơ quan làm công tác tham mưu phải chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, khảo sát, tổng kết thực tiễn trên các lĩnh vực được phân công tham mưu, để dự báo đúng tình hình, phát hiện trúng vấn đề, đề xuất, kiến nghị với Trung ương ra nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo, chỉ đạo. Đồng thời, tham mưu thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết, góp phần phản ánh với Trung ương về kết quả, hiệu quả thực hiện, mức độ đi vào cuộc sống của các nghị quyết, chỉ thị; phản ứng, sự tham dự của các đối tượng chịu tác động vào quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, do Trung ương ban hành.

– Nâng cao phẩm chất chính trị, thái độ, tinh thần trách nhiệm làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan làm công tác tham mưu; tăng cường khả năng tự đề kháng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,…

– Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác tham mưu ở các cơ quan Đảng Trung ương, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng phức tạp, khó khăn của công tác tham mưu chiến lược.

– Có chế độ, chính sách, biện pháp để thu hút, huy động tối đa, triệt để, hiệu quả sự tham gia, đóng góp ý kiến, hiến kế của các nhà khoa học, các chuyên gia ở các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo đại học; các cán bộ nguyên lãnh đạo, quản lý cấp cao, đặc biệt là của đội ngũ nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở các cơ quan tham mưu chiến lược.

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ triển khai thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), phấn đấu để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương khóa XI; chuẩn bị mọi điều kiện, tiền đề để phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đồng thời đang tích cực chuẩn bị tiến hành đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Các cơ quan tham mưu, nhất là cơ quan tham mưu cấp chiến lược của Đảng phải nỗ lực tối đa thể hiện được vai trò, vị trí của mình, đáp ứng được yêu cầu và sự mong đợi của Trung ương Đảng. Trước mắt là tập trung thực hiện có hiệu quả việc tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới và chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng./.

Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/

Nâng cao chất lượng tham mưu, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới – Phần III


PGS, TS. Vũ Văn Phúc

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

2.2. Khái quát những quan điểm, chủ trương nổi bật trong đường lối đổi mới của Đảng ta được hình thành, phát triển trong gần 30 năm qua, có sự tham mưu vô cùng quan trọng của các cơ quan Đảng Trung ương trên cơ sở khảo nghiệm thực tế, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận:

Một là, khẳng định và phát triển nền tảng tư tưởng đường lối đổi mới của Đảng

Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác. Càng đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực tiễn càng đòi hỏi sự phát triển không ngừng của lý luận, nhất là phương thức xử lý trước những vấn đề mới mẻ và chưa chín muồi. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới, Đại hội VII (6-1991) của Đảng quyết định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với tiến trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tiền đồ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây cũng là một bước tiến lớn, một đóng góp vô giá của công tác tham mưu trong việc xây dựng các quan điểm và các nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới.

Đến Đại hội IX (4-2001), Đảng ta đã hình thành nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, mối quan hệ nội tại và sức mạnh vô địch của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tiến trình lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới.

Hai là, xác định định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam 

Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu vận động của cách mạng Việt Nam. Nước ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với những bước đi dích dắc, khúc khuỷu, thậm chí cả giật lùi… nên cần phải có định hướng xã hội chủ nghĩa đối với toàn bộ hành trình trên con đường phải đi. Đây vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu chủ quan trong mỗi bước tiến trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đáp ứng đòi hỏi đó, các cơ quan tham mưu đã nghiên cứu, đề xuất để Đảng hoạch định về cơ bản định hướng xã hội chủ nghĩa trên những lĩnh vực chủ yếu của công cuộc đổi mới: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…, chỉ rõ những khía cạnh cần đề phòng nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong bối cảnh mới của thời đại và đất nước. Luận điểm định hướng có tính chất then chốt là giữ vững vai trò lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; là lý thuyết về sự “phát triển rút ngắn” con đường quá độ “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một cách biện chứng và thực tế: từ định hướng, định tính tới định lượng và định kỳ với những nấc thang, nhịp độ, bước đi cụ thể, phù hợp. Có thể hình dung khái quát, định hướng xã hội chủ nghĩa là quá trình xác định những giới hạn, những “độ” tồn tại lịch sử của chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ điểm xuất phát tới đích cuối cùng, với những hành trình, bước đi xác định cụ thể và phù hợp… theo những tính quy luật, quy luật và nguyên tắc xã hội chủ nghĩa mà nếu vượt ra ngoài những giới hạn, những “độ” ấy sẽ chệch hướng xã hội chủ nghĩa và tất yếu xuất hiện một chế độ xã hội khác với xã hội xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng đã nghiên cứu, tổng kết, đề xuất với Đảng xác định định hướng xã hội chủ nghĩa trên từng lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội đất nước và ngày càng bổ sung thêm những nhận thức mới về vấn đề căn bản này. Từ mô hình chủ nghĩa xã hội với 6 đặc trưng (năm 1996) tới mô hình với 8 đặc trưng (năm 2006 và bổ sung phát triển năm 2011) là bước tiến vượt bậc trong xử lý cái phổ biến và cái đặc thù về chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay của Đảng ta, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

Ba là, phát kiến lý luận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bắt đầu công cuộc đổi mới (năm 1986), Đảng ta xác định: xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Với khâu đột phá là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, công tác lý luận tập trung mọi cố gắng kiến giải, xác lập và nỗ lực góp phần thực thi nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, và đến Đại hội IX (4-2001) Đảng ta khẳng định: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc thể hiện bản chất của chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Đảng ta không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu, nội dung khá toàn diện và các biện pháp hiệu quả thực thi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm xác lập một nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ, bền vững và độc lập tự chủ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đủ tiềm lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ là vấn đề mang tính tất yếucủa công cuộc đổi mới mà còn là sự đúng đắn về nguyên tắc, quan điểm của Đảng, đồng thời là đòi hỏi của thực tiễn đất nước với điểm xuất phát thấp đi lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam; không chỉ là nền móng bảo đảm độc lập, tự chủ về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh mà còn là điều kiện căn bản và môi trường rộng mở tối ưu bảo đảm cho sự phát triển năng động, mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế gắn chặt với công bằng xã hội và vì mục tiêu tiến bộ xã hội, xét trên cả hai bình diện đối nội và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, hiệu quả. Đó cũng là sự thể hiệnưu thế tuyệt đối của chế độ xã hội ta khi xem kinh tế thị trường chỉ là phương tiện, công cụ hữu hiệu để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm phục vụ nhân dân so với các chế độ xã hội khác cũng phát triển kinh tế thị trường.

Đó là một quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và hợp với xu thế phát triển của thời đại của Đảng ta, một đóng góp to lớn và mới mẻ của công tác lý luận, của các cơ quan tham mưu chiến lược.

Bốn là, kiến tạo lý luận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân là sự phát triển mới vềnhận thức chính trị, một mục tiêu quyết định, một nội dung căn bản, một bước tiến lớn về thực tiễn của công cuộc đổi mới toàn diện, trước hết trên bình diện chính trị của Đảng ta.

Nhà nước pháp quyền mà chúng ta xây dựng phải giữ bản chất cách mạng, bản chất giai cấp, thực sự là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, với phương thức thực thi quản lý bằng pháp quyền, theo pháp luật; nêu cao vị trí, vai trò của pháp chế, yêu cầu mọi tổ chức, mọi công dân trong xã hội đều phải có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ luật pháp đi đôi với phát huy các giá trị đạo đức và văn hoá dân tộc.

Ở thời điểm hiện nay, mặc dù còn không ít khiếm khuyết, không ít hạn chế, song công tác lý luận đã phác thảo một cách vừa đại lược có tính căn bản sâu sắc vừa cụ thể có tính thực tiễn khả thi cao một hệ thống lý thuyết và nỗ lực tổ chức thực tiễn nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ vị trí, vai trò, bản chất, chức năng, nhiệm vụ tới đặc trưng, nội dung, mô hình tổ chức quyền lực, đổi mới thể chế và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và những điều kiện tiên quyết cần và đủ theo hướng căn cơ, hiện đại bảo đảm cho việc thực thi quyền lực của Nhà nước, tất cả nhằm phục vụ và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với điều kiện đất nước và xu thế vận động của thời đại.

Năm là, nhận diện và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng; xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Trên nền tảng văn hoá truyền thống, kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu đổi mới đất nước, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, Đảng ta đã từng bước xác lập được một hệ giá trị mới của nền văn hoá Việt Nam dân tộc, hiện đại, hoạch định chiến lược phát triển của văn hoá theo nghĩa rộng nhất của phạm trù này, với những lĩnh vực then chốt hợp thành chỉnh thể hữu cơ của nền văn hoá mới Việt Nam, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, vừa là động lực nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vấn đề hết sức mới mẻ là, Đảng ta đã nhận thức một cách toàn diện, sâu sắc và đồng bộ tạo cho được sự phát triển hài hoà, gắn bó hữu cơ giữa kinh tế với văn hoá đáp ứng nhu cầu phát triển tất yếu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với sự tương dung và hiệu quả trên cả ba phương diện: cơ chế vận hành phù hợp, thiết chế không ngừng đổi mới và đội ngũ cán bộ thích ứng. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện…

Có thể nói, sự đột phá ấy trên phương diện này là mới mẻ và phù hợp, là bộ phận quan trọng có tính tiền đề góp phần hợp thành chỉnh thể chiến lược phát triển đất nước một cách căn bản và bền vững trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

(còn tiếp)

Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/

Nâng cao chất lượng tham mưu, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới – Phần II


PGS, TS. Vũ Văn Phúc

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

……..

2. Tham mưu để bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới (từ Đại hội VI)

2.1. Tham mưu để từng bước bổ sung, phát triển đường lối đổi mới của Đảng ta

Phát huy sự chủ động, vai trò, trách nhiệm của mình, các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng đẩy mạnh hoạt động, triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất, kiến nghị, chuẩn bị Dự thảo Báo cáo Chính trị và các văn kiện để Đại hội VI của Đảng (12-1986) thảo luận và đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta, tạo ra luồng sinh khí mới trong toàn xã hội, làm xoay chuyển tình hình, đưa đất nước vững bước tiến lên.

Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội VI đã đánh giá, phân tích sâu sắc những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, sai lầm, trong đó có sai lầm về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý, phân phối lưu thông, cải tạo xã hội chủ nghĩa,… coi đó “là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, “bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng”.

Đại hội VI đề ra ba Chương trình kinh tế lớn là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xem đó là mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới; đồng thời chủ trương kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hoá, xoá bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường; lập lại trật tự, kỷ cương; giữ ổn định chính trị – xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân.

Đại hội VI khẳng định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cần tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tiến hành đổi mới chính sách kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội, coi sự tác động qua lại giữa hai loại chính sách này là nhân tố cơ bản bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đây là lần đầu tiên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chính sách xã hội và mối tương quan của nó với chính sách kinh tế được đặt đúng tầm.

Đại hội VI còn nhấn mạnh vấn đề phải làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức đảng, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, đẩy lùi và xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; đổi mới quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, căn cứ vào tình hình thực tiễn, các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng không ngừng tổng kết thực tiễn tham mưu để các hội nghị Trung ương tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới đất nước.

Sau Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị tiếp tục bổ sung, phát triển, cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng, làm cho Nghị quyết Đại hội VI đi dần vào cuộc sống. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VI (tháng 4-1987) về lưu thông phân phối, quyết định bỏ chính sách hai giá, thực hiện “bốn giảm” (giảm tốc độ lạm phát; giảm nhịp độ tăng giá; giảm tốc độ bội chi ngân sách; giảm bớt khó khăn về đời sống của người ăn lương, của Quân đội, Công an, người về hưu, nhân dân lao động), tiếp tục xoá bỏ tình trạng “ngăn sông, cấm chợ”. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VI (tháng 8-1987) quyết định chuyển hoạt động của các đơn vị công nghiệp quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, thực hiện tự chủ trong kinh doanh. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 4-1988) về tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thực hiện việc khoán đến hộ (“khoán 10”), tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh, toàn diện.

Nhận rõ những nguy cơ từ cải tổ ngày càng theo hướng hữu khuynh ở Liên Xô, Đông Âu, như việc thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận sạch trơn quá khứ cách mạng; chĩa mũi nhọn phê phán vào Đảng Cộng sản, vào chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tung ra các tư tưởng, quan điểm xa lạ làm cho tình trạng khủng hoảng ở các nước này ngày càng trầm trọng, xã hội ngày càng hỗn loạn, các cơ quan tham mưu ở Trung ương đã kiến nghị, đề xuất để Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (tháng 3-1989), cùng với việc tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối đổi mới, đã nêu ra 6 nguyên tắc đổi mới, trong đó nhấn mạnh: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là nhận thức đúng hơn và có phương pháp phù hợp hơn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Việc khẳng định các nguyên tắc đó đã góp phần ngăn chặn có hiệu quả những tư tưởng hoang mang, dao động; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của sự nghiệp đổi mới ở nước ta.

Đại hội VII (tháng 6-1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,trong đó, cùng với xác định rõ nội dung và tính chất của thời đại, đã làm nổi bật hai nội dung cơ bản: 1) quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần xây dựng; 2) những phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới. Cương lĩnh chỉ rõ: xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.

Để bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới, phải kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên định và phát triển nền tảng tư tưởng, lý luận cách mạng và khoa học. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chương trình, các đề tài khoa học cấp nhà nước về tư tưởng Hồ Chí Minh, do các cơ quan tham mưu ở Trung ương thực hiện, Cương lĩnh khẳng định vị trí tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.

Cương lĩnh xác định Đảng lãnh đạo xã hội bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. “Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Phải xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạochăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực phẩm chất trong sạch, đủ sức gánh vác công việc của Đảng.

Đó là những nội dung cơ bản của Cương lĩnh năm 1991 phản ánh những nhận thức mới của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Đại hội VII còn khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế quốc doanh là chủ đạo, kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đại hội chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị – xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Đại hội VII của Đảng đã trịnh trọng tuyên bố: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Hội nghị Trung ương 3 khoá VII (tháng 6-1992) đề ra tư tưởng chỉ đạo và 4 phương châm trong hoạt động đối ngoại của Đảng ta.

Trước sự thay đổi nhanh chóng, mang tính bước ngoặt của tình hình thế giới, của phong trào cách mạng thế giới, trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các cơ quan tham mưu chiến lược của Trung ương, Trung ương Đảng quyết định triệu tập Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 01-1994) tiếp tục phát triển và cụ thể hoá tư tưởng của Đại hội VII, xác định mục tiêu tổng quát của quá trình đổi mới nói riêng, của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung, là phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hội nghị cũng chỉ ra những nguy cơ mà đất nước phải vượt qua. Đó là: tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tệ tham nhũng và quan liêu; “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Hội nghị đưa ra quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ mới; khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, xem “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”.

Đại hội VIII của Đảng (tháng 6-1996) khẳng định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên  chặng đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ; chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đại hội cũng làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (tháng 12-1996) nhấn mạnh hơn vai trò quốc sách hàng đầu của phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đó là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; khẳng định việc phát triển giáo dục – đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, với những tiến bộ khoa học – công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện công bằng trong giáo dục – đào tạo; coi khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế – xã hội, là điều kiện để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các ngành, các cấp,…

Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII (tháng 6-1997) tập trung giải quyết vấn đề tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Lần đầu tiên trong quá trình đổi mới, Hội nghị đã ra Nghị quyết về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chỉ ra 5 quan điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, mục tiêu của công tác cán bộ và xác định tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới.

Để văn hoá thực sự là “nền tảng tinh thần” của xã hội – một vấn đề đã được khẳng định tại Hội nghị Trung ương 4 khoá VII (tháng 01-1993) nhằm nâng cao vai trò động lực của văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII (tháng 7-1998) đã đề cập một cách toàn diện những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII (tháng 10-1998) quyết định mở cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong 2 năm 1999 – 2001; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Nghị quyết Đại hội VIII và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương nêu trên đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, nhưng đi vào thực tế, tình hình lại có những diễn biến phức tạp mới: thiên tai dồn dập diễn ra từ năm 1997 đến năm 1999 đã gây thiệt hại lớn đối với nhiều vùng của đất nước; cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông Nam Á và một số nước trên thế giới đã tác động mạnh, làm cho kinh tế nước ta đứng trước những khó khăn mới. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ương 8 khoá VIII (tháng 12-1999) đã đánh giá đúng tình hình, xác định những chủ trương và giải pháp mới nhằm ổn định chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội.

Đại hội IX (tháng 4-2001) là Đại hội mở đầu thế kỷ XXI ở Việt Nam. Đại hội đã nhìn lại một cách tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII (1996 – 2000), 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (1991 – 2000), rút ra 4 bài học qua 15 năm đổi mới (1986 – 2000): Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới; định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI với phương hướng tổng quát là: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội xác định mục tiêu chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (điểm mới là có thêm từ “dân chủ”).

Đại hội IX đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn về vị trí, vai trò và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đại hội nhấn mạnh tính khó khăn, phức tạp của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho nên tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài, với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ; khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ.

Đại hội đã làm rõ vai trò động lực to lớn của đại đoàn kết toàn dân, của vấn đề dân chủ, của việc quan tâm tới lợi ích chính đáng của con người; chỉ ra nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay: đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chống nghèo nàn, lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.

Đại hội nâng đường lối đối ngoại lên mức cao hơn, toàn diện hơn: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đường lối này đã được cụ thể hoá trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá IX với cách nhìn nhận mới và thống nhất về các vấn đề đối tác và đối tượng, định hướng cho chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.

Hội nghị Trung ương 5 khoá IX (tháng 02-2002) đã ra các nghị quyết: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010; Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Đảng khẳng định: Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi người lao động, các hộ sản xuất – kinh doanh, các doanh nghiệp không giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn, phân phối theo lao động và vốn cùng mức độ tham gia dịch vụ. Phát triển kinh tế tư nhân là chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư nhân được phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô; những đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp tư nhân chấp hành tốt Điều lệ Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước thì vẫn là đảng viên của Đảng; công tác tư tưởng, lý luận phải góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội bức xúc, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, ngăn chặn suy thoái về đạo đức, lối sống…

Hội nghị Trung ương 7 khoá IX (tháng 01-2003) khẳng định vai trò động lực chủ yếu của đại đoàn kết toàn dân tộc; vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Hội nghị Trung ương 8 khoá IX (tháng 7-2003) đã ra Nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; khẳng định quan điểm toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và những định hướng lớn trên vấn đề này.

Hội nghị Trung ương 9 khóa IX (tháng 01-2004) đã kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, tiếp tục khẳng định phương hướng chính trị cơ bản trong những thập niên đầu thế kỷ XXI mà Đại hội đã nêu lên, nhấn mạnh vấn đề tạo bước tiến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sự chuyển biến toàn diện và sâu sắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng…

Có cơ sở để khẳng định rằng, sau Đại hội VI, các Đại hội VII (6-1991), Đại hội VIII (6-1996), Đại hội IX (4-2001) là những bước phát triển quan trọng, hoàn thiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng. Đó là quá trình đổi mới từ thấp đến cao, từ đổi mới bộ phận, từng mặt đến đổi mới toàn diện, ngày càng đi vào chiều sâu.

Đại hội X của Đảng (4-2006) trên cơ sở tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới, đã khẳng định công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét căn bản. Văn kiện Đại hội X đã khái quát 8 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng; 8 phương hướng cơ bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội X và các nghị quyết Trung ương khóa X đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã ra Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội X, các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng đã tích cực tham gia tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, đồng thời tích cực chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng. Đại hội XI (tháng 01-2011) đã bổ sung, phát triển Cương lĩnh, làm rõ thêm 8 đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ lớn cần đặc biệt chú trọng nắm vững. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đánh dấu một bước tiến quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng, trong nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Với sự tham mưu tích cực của các ban, ngành, các cơ quan Trung ương, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thảo luận, ban hành nhiều nghị quyết, kết luận quan trọng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế (Hội nghị Trung ương 3); về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay (Hội nghị Trung ương 4); một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 (Hội nghị Trung ương 5); về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (Hội nghị Trung ương 6); về đổi mới, tăng cường công tác dân vận; về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (Hội nghị Trung ương 8); về xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước bền vững (Hội nghị Trung ương 9);… Các nghị quyết, kết luận của Trung ương khóa XI nêu trên là bước phát triển mới về nhận thức trên cơ sở tổng kết thực tiễn thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XI, với sự kiến nghị, đề xuất của các cơ quan tham mưu, sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã tiến hành bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013, một văn kiện chính trị – pháp lý quan trọng của Nhà nước ta, sự thể chế hóa Cương lĩnh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng ta trong thời kỳ mới.

(còn tiếp)

Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/

Nâng cao chất lượng tham mưu, góp phần xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới – Phần I


PGS, TS. Vũ Văn Phúc

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Tham mưu là hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng, đề xuất các phương pháp, giải pháp sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những dự báo chiến lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho cơ quan cấp trên, cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, với mục đích đạt kết quả cao nhất.

Công tác tham mưu không chỉ là tham dự, đề xuất chủ trương, chính sách cho cơ quan lãnh đạo cấp trên, cho lãnh đạo, quản lý cấp mình mà còn là hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình đảm trách cho cấp lãnh đạo, quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Tham mưu vừa là tham gia vào việc đề xuất thiết kế một kế hoạch, một chương trình, vừa đề ra các phương án tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình của một chủ thể quyền lực lãnh đạo, quản lý nhất định.

Công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương được quy định cụ thể trong các quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, ban, ngành. Trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, thể chế, chế độ chính sách, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và giải quyết các vấn đề quốc gia đại sự đều cần có sự tham mưu, hiến kế của các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng là các ban Đảng Trung ương, Ban cán sự Đảng các bộ, ngành, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội và ý kiến tham mưu, đề xuất của các nhà lãnh đạo quản lý, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học, đặc biệt là sự tham mưu hiến kế của người thầy vĩ đại là Nhân dân.

Thực tiễn chứng minh rằng, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, ở bất cứ ngành nào, lĩnh vực nào, đều cần đến công tác tham mưu. Tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương là tham mưu chiến lược, gắn liền với hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước. Ở nước ta, các cơ quan Đảng Trung ương có chức năng tham mưu chiến lược cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Cương lĩnh, các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, kế hoạch, các chương trình công tác, trong triển khai và kiểm tra thực hiện các quyết định lãnh đạo, quản lý, trong tổ chức quản lý và điều hành, điều phối hoạt động của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Bài viết này chỉ đề cập và phân tích, đánh giá khái quát về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trong việc chuẩn bị xây dựng, hoàn thiện, phát triển đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng ta.

1. Tham mưu để hình thành đường lối đổi mới (trước Đại hội VI)

1.1. Quá trình hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta xuất phát từ những bước đột phá về đổi mới tư duy kinh tế trước khi hình thành đường lối đổi mới toàn diện tại Đại hội VI. Việc nghiên cứu, tổng kết và khẳng định những bước đột phá đó là cơ sở hình thành đường lối đổi mới của Đảng có vai trò đóng góp rất quan trọng của các cơ quan tham mưu ở Trung ương.

Các cơ quan tham mưu của Đảng đã phát hiện những hiện tượng “phá rào” trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, tổ chức nghiên cứu tổng kết các sáng kiến, tìm tòi từ thực tiễn của nhân dân, phân tích, đánh giá, đề xuất những kiến nghị, xây dựng đề án trình Hội nghị Trung ương 6 khóa IV. Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979) đã thảo luận và đề ra chủ trương với quyết tâm làm cho sản xuất “bung ra”. Đây là bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta. Hội nghị tập trung vào các biện pháp nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa; điều chỉnh những chủ trương, chính sách kinh tế, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát triển; khuyến khích tính tích cực, sự chủ động của người lao động… Trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, điều chỉnh một số chính sách kinh tế không còn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu thông, phân phối; đổi mới công tác xây dựng, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kết hợp kế hoạch với thị trường; kết hợp ba lợi ích: lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá nhân người lao động. Chấn chỉnh công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

Cũng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn triển khai “khoán chui” ở một số địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phúc,… các cơ quan tham mưu của Đảng đã đề xuất, kiến nghị để Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13-01-1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. “Khoán 100” đánh dấu khởi đầu tư duy kinh tế mới đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

Trên lĩnh vực công nghiệp, đột phá trong tư duy là phát huy quyền tự chủ của các cơ sở trong sản xuất, kinh doanh, tiến hành hạch toán trong kinh doanh, với chủ trương “ba phần kế hoạch” (phần Nhà nước giao có vật tư bảo đảm, phần xí nghiệp tự làm, phần sản phẩm phụ) bước đầu được xác định theo Quyết định số 25/CP và Quyết định số 26/CP, ngày 21-01-1981 của Hội đồng Chính phủ về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, được áp dụng.

Trên lĩnh vực cải tạo xã hội chủ nghĩa, vấn đề sử dụng nhiều thành phần kinh tế đã được đặt ra; lấy hiệu quả kinh tế làm căn cứ, tiêu chí để vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức sản xuất thích hợp; chính sách đối với kinh tế cá thể từng bước được điều chỉnh cho sát với thực tế hơn; nhấn mạnh chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Có thể khẳng định: đổi mới tư duy, đặc biệt là đổi mới tư duy kinh tế là xuất phát điểm cho việc xây dựng đường lối đổi mới của Đảng ta và những bước đột phá về tư duy kinh tế trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa IV, trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư và trong các quyết định 25/CP, 26/CP của Chính phủ thời kỳ này như là những ý tưởng ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng là bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng. Tư tưởng nổi bật trong những tìm tòi đó là “giải phóng lực lượng sản xuất” trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết hợp 3 lợi ích, quan tâm hơn đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân của người lao động.

Nhận thấy những hạn chế, những cản trở trong quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, các cơ quan tham mưu đã đề xuất, tham vấn, để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 20-11-1980, trong đó nhấn mạnh hiệu lực quản lý của Nhà nước về kinh tế theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động, nhất là quyền làm chủ về kinh tế, phát huy quyền tự chủ của các cơ sở sản xuất – kinh doanh…

1.2. Các cơ quan Đảng Trung ương đã tham mưu để từng bước hình thành đường lối đổi mới của Đảng.

Trên cơ sở tổng kết những thành công và hạn chế bước đầu từ cuối nhiệm kỳ Đại hội IV về đổi mới tư duy, nhất là đổi mới tư duy kinh tế, triển khai trong thực tiễn những bước đổi mới đầu tiên, các cơ quan tham mưu của Đảng đã tham mưu xây dựng, chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội V của Đảng. Đại hội V của Đảng (3-1982) đã đánh giá khách quan những thành tựu và hạn chế bước đầu đổi mới, từ đó đề ra một số chủ trương đổi mới quan trọng. Đại hội V nêu lại tư tưởng về sự phân kỳ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta với khái niệm “chặng đường đầu tiên”; xác định mục tiêu phấn đấu cho từng giai đoạn, cụ thể trong giai đoạn 1981-1985, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu hợp lý, xem đó là “nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường trước mắt”. Đại hội V còn khẳng định sự tồn tại trong một thời gian nhất định ở miền Nam 5 thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể, tư bản tư nhân)…

Nhận thấy tình hình: trước khó khăn về kinh tế và đời sống lúc bấy giờ, có khuynh hướng muốn quay trở lại với quan niệm và cách làm cũ, các cơ quan tham mưu đã tiếp tục tổng kết thực tiễn và nhận thấy rằng trước sự hối thúc của thực tiễn cuộc sống tất yếu phải có một quyết sách chính trị: muốn tồn tại và đứng vững thì phải quyết tâm đổi mới, không có con đường nào khác. Trên cơ sở đó, các cơ quan tham mưu đã kiến nghị, tham mưu để Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) thông qua chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngân hàng sang hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị Trung ương 8 khóa V đã thừa nhận sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa. Như vậy, Hội nghị Trung ương 8 khóa V được coi như là bước đột phá thứ hai của quá trình hình thành đường lối đổi mới.

Trên cơ sở các đề án tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương, tháng 8-1986, trong quá trình chuẩn bị Dự thảo Báo cáo Chính trị và các văn kiện trình Đại hội VI, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ các vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh vực kinh tế, từ đó đưa ra Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm, đường lối kinh tế: a)Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng được phát triển có chọn lọc. b)Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. c)Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa – tiền tệ, dứt khoát đoạn tuyệt với cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Đây là bước đột phá thứ ba, có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, đóng vai trò định hướng cho việc soạn thảo lại một cách căn bản Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội VI của Đảng. Căn cứ vào những kết luận có tính nguyên tắc nêu trên, các cơ quan tham mưu của Đảng đã tích cực triển khai, chuẩn bị lại theo tinh thần Đổi mới Dự thảo Báo cáo Chính trị và các văn kiện trình Đại hội VI của Đảng, để xin ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương khóa V.

Những đổi mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước Đại hội VI của Đảng là sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về tính khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến; về bước đi và chặng đường phải trải qua; về sự cần thiết phải giải phóng mọi lực lượng sản xuất xã hội, về phát triển sản xuất hàng hóa; sự cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa; sự cần thiết phải tạo ra động lực mạnh mẽ cho người lao động – quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thân của người lao động.

Để hình thành và khẳng định những bước đột phá trong nhận thức lý luận của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, để từng bước hình thành đường lối đổi mới, bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng đã đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định: từ việc tổng kết những sáng kiến của nhân dân trong thực tiễn để có căn cứ đủ sức thuyết phục nhằm tham mưu đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức đến việc tham mưu để hình thành từng chính sách, từng chủ trương đổi mới, dần dần hình thành đường lối đổi mới toàn diện của Đảng ta

(còn tiếp)

Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/

Bảy thói quen của người thành đạt – Phần cuối


Thói quen số 4, 5, 6 và tư vấn quản lý

Thói quen thứ 4 (tư duy cùng thắng) và tư vấn quản lý

Những nhà tư vấn quản lý giỏi thường nghĩ đến mục tiêu cùng thắng. Họ muốn để lại cho khách hàng ấn tượng là mình rất hạnh phúc và chính họ cũng học được bài học quý giá từ công việc đã làm. Mặt khác, một nhà tư vấn thường cảm thấy bị vướng vào tình thế thua – thắng. Ví dụ, một chuyên gia tư vấn được cử tới gặp các khách hàng để thực hiện lặp đi lặp lại một công việc. Trong trường hợp này khách hàng là người thắng, vậy nhà tư vấn có thắng không? Ở khía cạnh này, điều quan trọng là nhà tư vấn giỏi có cơ hội tham gia vào nhiều vấn đề, nghĩa là có thể tiếp xúc với các cấp độ của quan điểm cùng thắng.

Một khía cạnh quan trọng khác của quan điểm cùng thắng trong quan hệ xã hội là một công ty tư vấn quản lý chỉ có thể được đánh giá cao khi các nhà tư vấn của công ty đều có quan điểm cùng thắng, và chắc chắn không phải là quan điểm thắng – thua, thua – thắng, thua – thua hoặc chỉ có thắng. Sự hài lòng của khách hàng thường là mục tiêu hàng đầu trong sứ mệnh của công ty, vì vậy điều quan trọng là các công ty cần đạt được tới sự công nhận hầu hết các nhân viên của mình đã đạt được mục tiêu. Sẽ là “tự sát” nếu công ty có những cá nhân đảm nhận nhiệm vụ mà không thấm nhuần tư tưởng xem khách hàng là thượng đế.

Thói quen thứ 5 (hiểu người hiểu mình) và tư vấn quản lý

Tìm cách hiểu người trước khi muốn người hiểu mình kết hợp với thói quen thứ 2 (Bắt đầu bằng mục đích tương lai), thói quen cực kỳ quan trọng đối với nhà tư vấn quản lý ở cấp độ chiến lược. Để đánh giá tình hình mà trong đó nhà tư vấn quản lý phải tự tìm ra giải pháp, anh ta cần có tự tin để tự thuyết phục rằng mình là người thích hợp cho công việc đó, trong khi vẫn tạo cho khách hàng niềm tin rằng mình là người thích hợp nhất hoặc biết người thích hợp cho công việc này. Như Covey đề cập, hiểu người khác bằng lắng nghe để biết cảm thông là rất quan trọng vì những lời xã giao cũng đem lại lợi ích, để đặt cọc trong tài khoản tình cảm của khách hàng. Nếu nhà tư vấn không rèn luyện tốt kỹ năng nghe, thì anh ta sẽ đánh mất mục tiêu trong lập trường của mình, và quan trọng hơn là sẽ đánh mất sự trung thành, tin tưởng và hợp tác của khách hàng. Covey đề cập rằng những luật sư giỏi luôn vạch ra giả định theo chiều hướng ngược lại để có thể chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ trở ngại nào trên con đường dẫn tới kết quả cuối cùng. Ở mặt này, các nhà tư vấn quản lý có thể tăng hiệu quả hoạt động bằng cách tự đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để định hình tư duy. Có như vậy nhà tư vấn sẽ học được cách hiểu nhu cầu khách hàng, cách đưa ra các câu hỏi cần thiết và đạt được sự thấu hiểu sâu sắc về việc thực thi các chiến lược đúng đắn, và từ đó đưa ra các chiến thuật tiếp cận từng vấn đề cụ thể.

Thói quen thứ 6 (hiệp đồng) và tư vấn quản lý

Tạo ra sự hiệp dồng là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng đối với các nhân viên trong công ty, nhà lãnh đạo nhóm và nhà quản lý cấp cao vừa lãnh đạo nhiều nhóm vừa đưa ra các chỉ đạo cho công ty. Nhưng mặt khác, một công ty không thể thiếu một mức độ hiệp đồng cao, để tạo ra động lực và thiết lập sự thảo mãn cao độ cho tất cả cổ đông. Là người từng làm tư vấn đưa ra các giải pháp về phần mềm và hiện đang là nhà quản lý, tôi đã gặp dược nhiều người xây dựng văn hóa và phá hoại văn hóa, và một trong những kẻ phá hoại văn hóa, chính là các nhà tư vấn (về quản lý). Các hà tư vấn chỉ là những người bên ngoài, không chịu ảnh hưởng gì đến kết quả sau cùng. Công ty cần đến họ vì lực lượng lao động của công ty không đủ khả năng thực hiện hoặc vì công ty đang chịu nhiều áp lực phải thay đổi. Dù cho bất kỳ lý do thực sự nào dẫn tới nhu cầu về tư vấn (quản lý), thì nhà tư vấn đem đến những bất lợi, tức ý kiến chung của mọi người trong công việc và thậm chí là ý kiến chung trong quản lý. Về vấn đề này, một nhà tư vấn (về quản lý) thực sự phải là người xây dựng văn hóa, hiểu được nguyên tắc của sự hiệp đồng và thể hiện mình là người đưa ra thay đổi để đem lại điều tốt đẹp hơn cho mọi người. Để đạt tới điều khó khăn này, nhà tư vấn phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm, tính cách và thời gian tiếp xúc với khách hàng.

Duy trì sự tương hỗ lẫn nhau

Thói quen thứ 7: Rèn giũa bản thân

Thói quen thứ 7 đề cập đến việc dành thời gian cần thiết để rèn giũa bản thân. Đây là một hoạt động trong Góc tư số 2 và tập trung vào năng lực cá nhân. Nó gìn giữ và làm tăng giá trị bản thân – thứ tài sản quý báu nhất của bạn.

Bốn yếu tố cần đổi mới

Covey khuyên độc giả nên làm mới bốn yếu tố đó là:

  • Thể chất.
  • Tinh thần.
  • Trí tuệ.
  • Quan hệ xã hội.

Về thể chất: làm mới bằng cách quan tâm hơn nữa đến việc ăn uống các loại thực phẩm phù hợp vào đúng thời điểm, nghỉ ngơi đầy đủ, thư giãn và tập thể dục thể thao đều đặn.

Về tinh thần: có thể làm chủ cuộc sống của mình (xem lại thói quen thứ 2). Tinh thần là cốt lõi, trọng tâm và là cam kết của bạn với các giá trị bản thân. Bạn có thể rèn giũa bản thân về mặt tinh thần bằng cách trầm tư, theo một tôn giáo nào đó, nghe nhạc hoặc đơn giản là thưởng ngoạn thiên nhiên. Covey xem việc làm mới về tinh thần là sự đầu tư quan trọng cho góc tư thứ 2. Ông còn khuyên chúng ta nên thường xuyên đổi mới các tuyên ngôn nhiệm vụ cá nhân để am hiểu hơn về mục tiêu của cuộc đời mình.

Về trí tuệ: theo Covey, trí tuệ sẽ bị thiếu hụt khi chúng ta không có sự giáo dục chính thống. Tránh hao mòn trí tuệ là điều rất quan trọng. Trí tuệ phải được thử thách. Ở khía cạnh này, Covey đề nghị nên tránh xem TV quá nhiều hoặc hạn chế tới mức chỉ một giờ mỗi ngày, và hãy đọc thật nhiều, tốt hơn là nên đọc nửa tháng một cuốn sách nhưng tối thiểu là một tháng một cuốn sách. Ngoài ra, ông khuyên chúng ta nên viết, ví dụ, viết báo hoặc viết ra những suy nghĩ, kinh nghiệm bản thân…

Về xã hội: chủ yếu phát triển qua mối quan hệ với người khác. Covey đề ra phương pháp hỗ trợ người khác bằng cách xem họ như những cá nhân độc lập dựa trên các giá trị và tập trung vào các nguyên tắc. Covey đã dẫn chứng câu nói của Geothe như sau: “Hãy đối xử với một người như chính con người thật của anh ta và anh ta sẽ vẫn là anh ta. Hãy đối xử với một người như anh ta có thể trở thành và anh ta sẽ trở thành người như vậy”.

Cân bằng trong đổi mới

Rèn luyện phát triển kỹ năng hoặc quá trình đổi mới phải đạt tới sự cân bằng cả về bốn phương diện đã đề cập ở trên. Việc bỏ qua chỉ một phương diện cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các phương diện còn lại.

Hiệp đồng trong đổi mới

Theo Covey, hiệp đồng trong đổi mới nghĩa là nếu bạn rèn luyện và phát triển kỹ năng theo bất kỳ phương diện nào thì nó sẽ gây ảnh hưởng tích cực đến các phương diện còn lại. Việc Chiến thắng cá nhân mỗi ngày là chìa khóa để phát triển bảy thói quen và nó nằm hoàn toàn trong Vòng ảnh hưởng của mỗi người.

Thói quen thứ 7 và tư vấn quản lý

Thói quen thứ 7 (rèn giũa bản thân) và tư vấn quản lý

Đối với một nhà tư vấn, điều quan trọng là phải không ngừng phát triển những kỹ năng và kiến thức. Hay nói cách khác, đó chính là rèn luyện và phát triển kỹ năng về mặt tinh thần. Có như vậy, nhà tư vấn mới được trọng dụng trong thị trường. Điều này cũng giúp nhà tư vấn đạt tới sự thỏa mãn cá nhân vì học hỏi để trở thành người thông minh nhất cũng có nghĩa là trở thành một người hoàn thiện và hài lòng với chính mình hơn.

Do đặc thù công việc, nhà tư vấn phải làm việc trong môi trường có rất nhiều người xung quanh. Để tạo sự thoải mái làm việc với mọi người, nhà tư vấn phải rèn giũa về mặt xã hội. Cụ thể, nhà tư vấn cần đạt tới khả năng truyền đạt hiệu quả với tất cả mọi người trong công việc, từ cấp công nhân tới cấp lãnh đạo. Càng truyền đạt hiệu quả bao nhiêu, thì nhà tư vấn càng thu được kết quả và sự thỏa mãn cá nhân nhiều bấy nhiêu. Covey trình bày một cách tiếp cận thú vị đó là đưa ra một kịch bản. Ông lấy ví dụ hai lớp học, trong đó sắp xếp lẫn lộn những người học giỏi và học dở. Một thời gian sau, sự sắp xếp sai lầm này cũng được nhân ra nhưng đã cho kết quả rất ngạc nhiên là: nhóm học dở sau khi được đối đãi như nhóm học giỏi đã cải thiện đáng kể khả năng của họ, còn nhóm học giỏi khi được đối đãi như nhóm học dở đã bị giảm sút khả năng đến không ngờ. Từ ví dụ trên chúng ta thấy, nếu nhà tư vấn biết cách kết hợp mọi người theo một hướng đúng thì có thể cải thiện khả năng làm việc tổng thể, hơn nữa còn được mọi người tôn trọng và chia sẻ.

Công việc của một nhà tư vấn mang đến sự thỏa mãn nhưng cũng có thể làm họ bị kiệt quê về tinh thần lẫn thể chất, điều này giải thích tại sao phương diện thể chất lại quan trọng. Công việc tư vấn thường gặp phải nhiều áp lực và mệt mỏi nên đòi hỏi nhà tư vấn cần phải đạt được sự cân bằng về tinh thần và thể chất. Do đó, theo tôi, không hẳn là như tư vấn mà nếu bạn là một người lao động bình thường thì bạn phải thường xuyên rèn giũa cả về tinh thần lẫn thể chất.

Những ghi chú mang tính phê bình và các kết luận

Những ghi chú mang tính phê bình

Sau khi đọc sách và tra cứu trên Internet mục dành cho bình luận, tôi đã tập hợp được những ghi chú mang tính phê bình sau đây về cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” của Stephen R.Covey.

Ghi chú đầu tiên là thỉnh thoảng cuốn sách định hướng quá nhiều tới công chúng Mỹ. Một số đoạn cho thấy sự nhiệt tình trong lối hành văn của Covey đôi khi trở nên quá đà và làm mất đi tính khách quan.

Bên cạnh đó, thông qua cuốn sách, Covey muốn gửi đến bạn độc giả thông điệp là ông tin vào bản chất tốt đẹp của con người. Theo ông, mỗi người có thể tự thay đổi bằng cách tuân theo những nguyên tắc đúng đắn (sống theo bảy thói quen). Những người theo chủ nghĩa bi quan có thể không đồng tình với quan điểm của Covey, nhưng tôi tin đây là dấu hiệu của sự nhận biết và thực tế. Một số người cố tình không dành cho người khác những điều tốt đẹp nhất, vì rõ ràng điều đó xuất phát từ tính ích kỷ, lòng tham… của họ. Điều này trở nên hiển nhiên hơn khi hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy trên thị trường vô số sách về kinh doanh trái đạo đức. Điều kỳ lạ là mọi người thường mua những cuốn sách này để biện minh là họ muốn hiểu các đối thủ của mình rõ hơn. Điều đáng nói là để có thể cộng tác với những người ích kỷ, tham lam và sống trái đạo đức thì rất khó, cho nên đừng nghĩ đến việc có thể làm họ thay đổi. Đôi khi, niềm tin thái quá của Covey về điều này làm cho cuốn sách của ông chưa thuyết phục được một số người.

Theo tôi, để sống đúng theo bảy thói quen thì cần một cái đầu chín chắn và mạnh mẽ. Nếu đây không phải là một phương pháp đúng, thì chúng ta sẽ không có rất nhiều cuốn sách, khóa học và chương trình truyền hình giúp tự lực về tâm lý, và cuốn sách của Covey cũng sẽ không tiêu thụ được hơn 15 triệu bản. Các chương trình truyền hình cảu Dr. Phills, Dr Lauras và Ophreys đã gần bị bão hòa khi tất cả đều nỗ lực giúp chúng ta sống đúng theo những bài học chung để trở thành người có lối sống lành mạnh. Trong khi Covey có cách nhìn đơn giản hơn rất nhiều. Thêm vào đó, thực tế cho thấy rất nhiều người phải chịu những thiệt thòi lớn trong cuộc đời như: một tuổi thơ bấp bênh, nền giáo dục và văn hóa không cân bằng… Covey dường như không quan tâm đến điều này và thậm chí ông bỏ qua thuyết định mệnh vì cho rằng nó vô nghĩa. Tôi cho rằng như vậy là bất công và có thể gây tổn thương đến một số người.

Một vài nhóm phê bình tố cáo sự quảng bá ngầm của Covey, và khi đọc cuốn sách, ý kiến phê bình này trở nên xác thật và rõ ràng hơn. Đoạn văn sau là một ví dụ điển hình cho lời nhận định này: “Tôi luôn khao khát đến IBM để tận mắt nhìn quá trình đào tạo tại đây. Tôi nhận thấy ban lãnh đạo IBM đồng lòng khẳng định là IBM nổi bật về ba yếu tố: phẩm giá cá nhân, sự xuất sắc và sự phục vụ. Ba yếu tố này đại diện cho niềm tin của IBM”. Qua đó chúng ta thấy Covey đã đánh mất tính khách quan khi biểu lộ thái độ quảng bá ngầm cho IBM.

Covey đã xuất bản cuốn sách tiếp theo là cuốn thói quen thứ tám. Con trai của ông, Sean Covey, là tác giả của cuốn sách “Bảy thói quen của giới trẻ thành đạt”, đề cập đến các thói quen của các gia đình khá giả. Qua việc xuất bản thêm nhiều cuốn sách tiếp theo, Covey có thể dần dần tự làm giảm uy tín của mình.

Các kết luận

Cuốn sách “Bảy thói quen của người thành đạt” không hẳn là một cuốn sách về quản lý, dù nó được hiểu chung chung là như thế. Cuốn sách đưa ra một khuôn khổ hữu ích cho những người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội biết tìm ra “những câu trả lời” cho những thử thách lớn nhất của cuộc đời và chiến thắng những cuộc đấu tranh nội tâm.

Văn phong cuốn sách rất khôn khéo – Covey không viết theo văn phong học thuật mà truyền cảm hứng và thu hút sự quan tâm của người đọc ngay từ trang đầu tiên. Thêm vào đó, đây là một cuốn sách rất thực tế với nhiều ví dụ diễn ra trong cuộc sống thường nhật.

Theo tôi, cuốn sách là một đường lối chỉ đạo đúng đắn, là kim chỉ nam cho hàng triệu người và các nhà quản lý. Qua việc nhấn mạnh vào những giá trị tốt đẹp hợp đạo đức trong cuộc sống, cuốn sách có sức mạnh làm thay đổi các quan điểm, dù theo tôi, đây không phải là quan điểm khách quan.

Theo George A,Miller, số bảy là con số ma thuật làm hạn chế khả năng tiếp nhận thông tin của chúng ta. Dù thêm các quy tắc hoặc thói quen nhưng điều đó dần làm mất đi bản chất đáng tin cậy và gần như là tính ứng dụng của nó. Ví dụ, chúng ta có thể nhận thấy những điểm không phù hợp trong cuốn sách “37 cách hiệu quả đánh tan sự căng thẳng”, hay “35 nguyên tắc trở thành kẻ dụ dỗ hoàn hảo”, hay “33 chiến thuật của chiến tranh”. Bảy thói quen có thể kiểm soát được vì chúng rất dễ nhớ và dễ thực hành.

Một người ở Sri Lanka đã viết trên blog của mình rằng chúng ta nên xem xét cuốn sách này như một sổ tay hướng dẫn gối đầu giường. Thực tế cho thấy không dễ thực hiện theo bảy thói quen, thậm chí chúng ta có thể điều khiển tất cả bảy thói quen theo một chường mực có thể chấp nhận được. Lẽ thường các kỹ năng và thói quen sẽ dần bị hao mòn theo thời gian nếu chúng ta không thường xuyên rèn giũa chúng. Theo ngôn từ của Covey, người đọc thường mắc phải sai lầm là không thường xuyên tự rèn giũa, cũng như một người cựa quậy suốt năm giờ đồng hồ trong rừng đã nói: “Tôi không có thời gian để mài cưa vì tôi bận cưa cây cả ngày”.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý, một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.

Bảy thói quen của người thành đạt – Phần III


Thói quen thứ 4: Tư duy cùng thắng

Sáu mô thức của mối quan hệ tương hỗ giữa con người:

  1. Cùng thắng: Tư duy cùng thắng là một khuôn khổ của suy nghĩ, khối óc và con tim nhằm tìm kiếm lợi ích chung trong sự tương hỗ giữa con người với nhau. Covey gọi đây là niềm tin vào một giải pháp thứ ba – một cách khác tốt hơn, có lợi cho cả hai.
  2. Thắng thua: Mô thức này nói rằng “Nếu tôi thắng có nghĩa anh đã thua” hoặc “Đó là cách của tôi chứ không phải cách của anh”. Theo Covey, phần lớn cuộc sống là sự tương hỗ lẫn nhau, không phải là một thực tại độc lập. Các kết quả mong muốn đều có được từ sự hợp tác giữa bạn và người khác và tâm lý thắng/thua rõ ràng không phù hợp với quá trình này.
  3. Thua thắng: Mô thức này khuyên bạn “hãy là người chơi đẹp”, thậm chí nếu bạn là người đến đích sau cùng. Theo Covey, người có tư duy thắng – thua rất thích người có tư duy thua – thắng vì họ có thể được lợi từ kiểu người này. Ngoài ra, nó còn tăng cường sức mạnh cho họ. Đây là sự chấp nhận thất bại.

Covey khẳng định, cả hai mô thức thắng – thua và thua – thắng đều ở thế yếu vì nó xuất phát từ cảm giác bất an của con người.

  1. Thua thua: Kết quả này xảy ra khi hai người có tư duy thắng – thua gặp nhau – đó là sự tương tác giữa hai kẻ cương quyết, ngoan cố và chỉ biết đến bản thân. Covey cho rằng cả hai đều trở nên thù hận và muốn “chơi lại” hoặc “bất chấp”, mù quáng nên không nhận thức được rằng trả đũa là con dao hai lưỡi.
  2. Chỉ có thắng: Những người hào hứng với mô thức chỉ có thắng cảm thấy kết quả của đối phương không liên quan gì đến mình, thắng hay thua đều được. Những người kiểu này cố gắng bảo vệ mục đích cứu cánh của mình và để mặc cho những người khác tự bảo vệ họ. Thắng là phương pháp tiến cận phổ biến nhất trong các cuộc thương lượng hàng ngày.
  3. Cùng thắng hoặc khỏi thỏa thuận gì cả: Khi không có thỏa thuận nào để lựa chọn, theo Covey điều này giúp cho tư duy được giải phóng vì khi đó bạn không cần thiết phải thao túng người khác, hay xúc tiến kế hoạch và thúc đẩy điều mình muốn. Kiểu người này có thể cởi mở và ở thế thượng phong để hiểu ra các vấn đề cơ bản ẩn sâu bên trong. Cách thức này là thiết thực nhất trong giai đoạn đầu của một mối quan hệhay lúc mới khởi nghiệp.

Covey cho rằng nguyên tắc cùng thắng gắn chặt với năm yếu tố tương hỗ lẫn nhau chủ yếu trong cuộc sống:

  1. Tính cách là nền tảng cơ bản của tư duy cùng thắng. Tính chính trực, sự chín chắn và trí tuệ dồi dào (ai cũng có thể có) là ba tố chất cần thiết đối với mô thức cùng thắng.
  2. Các mối quan hệ bao gồm xã giao, tôn trọng và đề cao.
  3. Các thỏa thuận
  4. Các hệ thống hỗ trợ
  5. Các quy trình

Thói quen thứ 5: Hiểu người hiểu mình

Từ khi còn nhỏ chúng ta đã bỏ ra nhiều năm để học đọc, học viết và học nói. Tuy nhiên, ngoại trừ các bài tập luyện nghe ngoại ngữ, hầu hết mọi người đều chưa trải nghiệm qua một lớp học nghe nào. Covey nhận định dù nghe là một kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả, nhưng đa số mọi người nghe để đối đáp hơn là để hiểu vấn đề.

Lắng nghe để biết cảm thông

Khi một người khác nói, chúng ta thường “lắng nghe” ở một trong bốn cấp độ sau:

  • Phớt lờ
  • Giả vờ như đang lắng nghe
  • Lắng nghe có chọn lọc
  • Chăm chú lắng nghe

Tuy nhiên, rất ít người từng có được hình thức cao nhất của việc lắng nghe, điều mà theo Covey, đó là lắng nghe để biết cảm thông, nghĩa là đi vào bên trong khung tham chiếu của người nói. Chúng ta phải nhìn xuyên suốt và thấy được thế giới theo quan điểm của người nói cũng như hiểu được cảm nhận của họ. Điều quan trọng là phải hiểu rằng lắng nghe để biết cảm thông không có nghĩa là đồng tình với người khác – mà là để hiểu người nói một cách đầy đủ và sâu sắc cả về cảm xúc và lý trí của họ.

Lắng nghe để biết cảm thông gồm bốn giai đoạn phát triển:

  • Lặp lại nội dung
  • Diễn đạt bằng cách khác để làm rõ nội dung
  • Bày tỏ cảm xúc
  • Diễn đạt nội dung và bày tỏ cảm xúc

Mấu chốt lắng nghe để biết cảm thông là chân thành tìm ra lợi ích của người mà bạn đang lắng nghe.

Chuẩn đoán trước khi kê đơn

Trước khi kê đơn thuốc thì bác sĩ luôn chẩn đoán các triệu chứng của bệnh nhân. Một luật sư giỏi trước khi phân tích một vụ kiện thì luôn bắt đầu bằng việc vạch ra lý lẽ của vị luật sư bào chữa cho bên kia. Chỉ một bộ phận của chiếc máy bay phản lực hoạt động sai lệch thì ngay lập tức các phi công phải nắm bắt vấn đề trước khi giải quyết nó. Chuẩn đoán trước khi kê đơn là một nguyên tắc đúng đắn thể hiện rõ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Trong kinh doanh, một nhân viên bán hàng giỏi là bán các giải pháp sau một quá trình lắng nghe khách hàng và nắm bắt nhu cầu của họ. Một nhân viên bán hàng kém cỏi thì chỉ bán sản phẩm và chấm dứt quá trình sau khi đã nhận được tiền hoa hồng.

Bốn phản ứng chủ quan

Do con người có xu hướng lắng nghe một cách chủ quan nên cũng có xu hướng phản ứng lại bằng cách đánh giá, thăm dò, đưa ra lời khuyên và thuyết minh, nghĩa là cố gắng lý giải động cơ và hành vi của người khác dựa vào chính các động cơ và hành vi của mình.

Hiểu và nhận thức

Khi biết chú tâm lắng nghe người khác, bạn sẽ khám phá ra nhiều khác biệt đáng kể trong nhận thức. Thói quen số 5 là bước đầu tiên trong quy trình cùng thắng. Biết cách làm cho người khác hiểu mình là nửa phần còn lại trong Thói quen số 5 và là điều cốt lõi để đạt tới giải pháp cùng thắng.

Từng bước một

Thói quen số 5 nằm ngay giữa Vòng ảnh hưởng của bạn. Trước hết bạn có thể luôn tìm cách để hiểu. Hãy dành thời gian từng bước một để lắng nghe đồng nghiệp và con cái của bạn.

Thói quen thứ 6: Cùng hiệp đồng

Hiệp đồng (Synergise) là từ gốc Hy Lạp chỉ một tổng thể thì luôn mạnh hơn từng phần riêng lẻ cộng lại. Thiên nhiên tiến hóa dựa trên hiệp đồng. Ví dụ: ai cũng biết một con ngựa có thể kéo được trọng lượng khoảng 4 tấn, nhưng hai con ngựa giống hệt nhau lại có thể kéo được tới 22 tấn. Con số này nhiều gấp gần sáu lần (hoặc một con ngựa trong đàn thì kéo tích cực hơn gấp ba lần so với khi chỉ có mình nó kéo). Một dẫn chứng khác là trong lĩnh vực hóa học. Cả Natri và Clo đều là những chất độc hại cho cơ thể. Nhưng nếu kết hợp hai nguyên tố lại với nhau thì lại cho ra một hợp chất không thể thiếu đối với cuộc sống con người – đó là muốn ăn. Điều này gọi là hiệp đồng. Trong làm việc nhóm, hiệp đồng đem lại kết quả cao hơn so với kết quả của một cá nhân.

Theo Covey, rất ít người trải nghiệm qua hiệp đồng trong cuộc sống vì phần lớn họ bị rập khuôn trong lối giao tiếp tự vệ và đề phòng. Hiệp đồng cũng có thể gây nản chí trừ khi con người có đủ kiên nhẫn chờ đợi những gì còn mơ hồ và hiệp đồng được bảo đảm từ tính toàn vẹn cho tới các nguyên tắc và giá trị bên trong.

Hiệp đồng trong kinh doanh

Hợp tác trong kinh doanh đòi hỏi con người phải chủ động, cởi mở và chân thành. Khi một người sẵn sàng đón nhận ảnh hưởng của các thành viên khác trong nhóm, thì người đó sẽ có được những nhìn nhận sâu sắc hơn và tạo điều kiện nảy sinh các lựa chọn mới. Mức độ hợp tác và tin cậy cao giữa con người với nhau thực sự có thể tạo ra nhiều điều kỳ diệu.

Hiệp đồng và giao tiếp

Trong trường hợp còn có sự nghi ngờ, nghĩa là chưa có được sự tin cậy đầy đủ, đều dẫn tới mức độ giao tiếp kém hiệu quả. Điều này thể hiện qua sự dè dặt, đề phòng và thái độ bằng mọi cách che giấu bản thân, do đó mọi việc sẽ không diễn ra như mong muốn. Theo kinh nghiệm chuyên môn, tôi đã chứng kiến ở các dự án có tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi phải chịu nhiều áp lực cao do bán quá nhiều hợp đồng với một lượng lớn các nhà thầu của nhiều công ty khác nhau. Nếu thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, hầu như không diễn ra sự hiệp đồng nào, dù là sự hiệp đồng tiêu cực, và trò chơi đổ lỗi cho nhau sẽ sớm bắt đầu, dẫn tới không khí làm việc không thỏa mãn.

Cấp độ giao tiếp trung bình là cấp độ quan trọng và cần được đánh giá cao. Hãy hình dung cấp độ này như một tình huống mà những người trưởng thành ngang nhau giao tiếp với nhau ở mức độ chín chắn. Đây là cơ sở của hiệp đồng nhưng nó có thể sẽ đi theo một trong hai cách, hiệp đồng hay không hiệp đồng.

Cấp độ giao tiếp cao nhất là giao tiếp có phối hợp, nghĩa là tất cả mọi người tham gia đều định sẵn trong đầu mô thức cùng thắng.

Coi trọng sự khác biệt

Covey cho rằng coi trọng sự khác biệt là bản chất của hiệp đồng. Cá nhân nên học cách thừa nhận những hạn chế trong nhận thức của mình và thừa nhận nguồn lợi dồi dào có được thông qua sự tương hỗ với người khác. Trong nhiều trường hợp tương hỗ với nhau, con người lại bổ sung cho nhau. Không vận dụng sự học hỏi từ người khác chính là bỏ qua sự khác biệt, và điều này sẽ không dẫn tới hiệp đồng.

Phân tích trường lực

Thành tích do con người nỗ lực giúp tạo ra sự thăng bằng nhất định giữa động lực thúc đẩy sự phát triển đi lên và áp lực kìm hãm kéo xuống – thăng bằng đó là một trường lực. Bằng cách nhìn nhận hiệp đồng thông qua việc phân tích trường lực, có thể dẫn tới sự phân biệt giữa các loại lực khác nhau ảnh hưởng tới hiệp đồng:

  • Nhìn chung, các lực thúc đẩy đều tích cực, hợp lý, có khoa học, dễ nhận biết và có tính kinh tế.
  • Các lực kìm hãm thường tiêu cực, thuộc về cảm tính, phi lý, khó nhận biết và có tính xã hội/tâm lý.

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý, một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.

Bảy thói quen của người thành đạt – Phần II


Thói quen thứ 3: Ưu tiên việc quan trọng

Thói quen thứ 3 là sáng tạo lần thứ hai hay còn gọi là sáng tạo về vật chất  đã được đề cập trong thói quen thứ 2. Đó là bài tập về ý chí độc lập để trở thành một người sống có trọng tâm hướng về các nguyên tắc.

“Những điều có ý nghĩa  sẽ không bao giờ phó mặc cho những điều không quan trọng định đoạt”.

Quản lý hiệu quả tức là ưu tiên cho điều quan trọng nhất. Covey đưa ra công cụ quản lý trong bảng dưới đây giúp chúng ta biết ưu tiên điều quan trọng nhất.

IMG_1240

Những vấn đề khẩn cấp thường dễ nhận thấy và luôn đòi hỏi chúng ta phải có phản ứng ngay, trong khi những vấn đề quan trọng lại có ích cho sứ mệnh của chúng ta. Covey đưa ra các định hướng dựa trên bốn góc tư trong bảng 1:

  • Những người thành đạt luôn hạn chế thời gian cho góc tư thứ 1.
  • Những người thành đạt sẽ đứng ngoài góc tư thứ 3 và thứ 4.
  • Góc tư thứ 2 là trung tâm của việc quản lý hiệu quả bản thân. Những người thành đạt luôn đầu tư nhiều thời gian cho các hoạt động nằm ở góc tư thứ 2.

Cách duy nhất để có thời gian cho góc tư thứ 2 là hạn chế thời gian cho các hoạt động ở góc tư thứ 3 và 4. Nếu không làm được điều đó, Covey nhận rằng bạn là người:

  • Không có khả năng ưu tiên cho việc quan trọng.
  • Không có khả năng tổ chức công việc quanh các ưu tiên.
  • Thiếu kỷ luật để thực hiện các hoạt động ưu tiên trong góc tư thứ 2.

Quản lý thời gian

Theo Covey, quản lý thời gian gồm bốn giai đoạn:

  1. Các ghi chú và bảng liệt kê công việc – loại xuất hiện sớm nhất, có giới hạn, không ngày tháng, không nêu ra các thứ tự ưu tiên và không tập trung vào các hoạt động nằm ở góc tư thứ 2.
  2. Các loại lịch công tác và sổ ghi chép các cuộc hẹn – loại xuất hiện sau, có giới hạn, không nêu ra các thứ tự ưu tiên và cũng không tập trung vào các hoạt động nằm ở góc tư thứ 2.
  3. Xác định các thứ tự ưu tiên – làm sáng tỏ các giá trị và so sánh các giá trị tương đối của mọi hoạt động, là loại xuất hiện sau, giới hạn phần nào, do sự thiếu tập trung tới các hoạt động ở góc tư thứ 2.
  4. Bảo tồn và nâng cao các mối quan hệ và thành tích  – kết hợp chặt chẽ tất cả các hoạt động trong góc tư thứ 2 nói trên.

Làm thế nào để trở thành người tự quản góc tư thứ 2?

Việc đầu tiên bạn cần phải làm là nhận diện vai trò chủ yếu của mình, sau đó xác định các mục tiêu để theo đuổi trong khi vẫn đảm trách vai trò đó. Tiếp theo, việc người tự quản góc tư thứ 2 phải làm là chuyển mỗi mục tiêu thành công việc của từng ngày trong khi vẫn tập trung thời gian vào các mối quan hệ tương tác với con người. Thêm vào đó, Covey, hiện nay quản lý thời gian vẫn chủ yếu dựa trên nền tảng hàng ngày, cụ thể là lập kế hoạch cho những ngày tới. Bằng những trải nghiệm của mình, Covey khuyên người đọc nên lập kế hoạch hàng tuần, dù việc này không quen thuộc với nhiều người.

Mặt khác, Covey liên hệ đến tầm quan trọng của sự cân bằng trong cuộc sống của một con người, cụ thể như thành công mà người đó đạt được trong mọi vai trò khác nhau của cuộc sống. Ví dụ: là người quản lý ở văn phòng, là một người chồng, một người cha và con chiên ngoan đạo trong các tổ chức tôn giáo xã hội. Covey lập luận rằng điều quan trọng là phải nhận thức được bản tuyên ngôn sứ mệnh của mình, tốt nhất là cụ thể hóa nó ra giấy và mang theo bên mình bất cứ lúc nào thuận tiện nhất.

Mọi công việc được hoàn thành qua sự giao phó cho thời gian hoặc sự giao phó cho người khác. Covey đã phân biệt rõ giữa cái gọi là giao phó mệnh lệnh và giao phó ủy quyền. Giao phó mệnh lệnh có nghĩa là “Làm theo cách này, cách kia” hoặc “Làm cái này hoặc cái kia cho tôi” và “cho tôi biết khi nào hoàn thành”. Giao phó mệnh lệnh là phương pháp kiểm soát từng động tác nhằm đảm bảo tính hiệu quả. Trái lại, giao phó ủy quyền, dựa trên kết quả mọi công việc thay vì phương pháp làm việc. Nó cho người khác quyền lựa chọn phương pháp và để họ tự chịu trách nhiệm về kết quả. Việc giao phó ủy quyền đòi hỏi sự hiểu biết rõ nhau và cam kết thực hiện theo yêu cầu của năm yếu tố sau:

  1. Kết quả mong muốn.
  2. Định hướng.
  3. Các nguồn lực.
  4. Xác định trách nhiệm
  5. Các hệ quả.

Giao phó ủy quyền là giao công việc với sự tin cậy tuyệt đối, ví dụ với tư cách là nhà quản lý, bạn sẽ nói: “Tôi tin tưởng giao anh công việc này, hãy hoàn thành nó”.

Thói quen 1, 2, 3 và tư vấn quản lý

Thói quen thứ nhất (luôn chủ động) và tư vấn quản lý

Là một nhà tư vấn quản lý nghĩa là bạn đang ở trung tâm của sự ảnh hưởng tập thể. Một mặt, công ty có yêu cầu và mong muốn được thay đổi, mặt khác lại có sự phản kháng, đơn giản vì sự thay đổi và sự phản kháng luôn song hành nhau. Ghi nhớ những vùng ảnh hưởng, nhà tư vấn phải không ngừng rèn giữa thói quan chủ động vì nếu không, họ sẽ bị trôi dạt không phương hướng và không thể có được sự thay đổi đáng kể cho con đường đã chọn. Nhà tư vấn nào biết tạo ra sự thay đổi sẽ không bao giờ chịu khuất phục theo một con đường. Theo Covey, nhà tư vấn phản ứng dứt khoát trên con đường cần ít nỗ lực nhất. Theo tôi, việc rèn giũa và niềm tin tập thể là những yếu tố quyết định trong tư vấn quản lý. Nếu con người có các mục tiêu rõ ràng thì họ luôn chủ động, dựa trên lợi ích tập thể và cá nhân sẽ mang lại những giải pháp hiệu quả cho việc nhiều vấn đề, sẽ trở thành người tạo ra những sáng kiến thiết thực nhất cho mọi việc nằm trong khả năng nhằm hoàn thành các sự mệnh của mình. Việc rèn giũa và niềm tin tập thể sẽ gia tăng Vòng ảnh hưởng của nhà tư vấn, hay nói cách khác là với những mục tiêu cuối cùng của nhà tư vấn.

Thói quen thứ hai (bắt đầu bằng mục tiêu tương lai) và tư vấn quản lý

Là một nhà tư vấn quản lý, bạn cần có khả năng nhận biết mục tiêu cuối cùng, nghĩa là những kết quả mong muốn. Bắt đầu bằng mục tiêu tương lai nghĩa là bạn phải tập trung vào giải pháp chuyển mục tiêu thành công việc của từng ngày trong khi vẫn luôn giữ vững sự liên kết với mục tiêu. Sẽ không có công việc, không có giải pháp và không có lời khuyên nào hiệu quả nếu sự kết nối giữa mục tiêu, thành công của nhiệm vụ và công việc đảm nhiệm hàng ngày không còn. Theo tôi, phần lớn sự đầu tư sớm nhất trong việc làm rõ các mục tiêu là xác định phạm vi cũng như tạo ra các giới hạn để có thể xác định rõ các kết quả mong muốn. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy tiến trình này đôi khi diễn ra không tự nhiện. Chúng ta không thể nhìn toàn cảnh sự việc, do đó cách tốt nhất là tận dụng thời gian để tạo sự thay đổi từ những bước sớm nhất của tiến trình. Theo tôi, một nhà tư vấn đúng nghĩa phải phá bỏ mọi rào cản của sự miễn cưỡng để đảm bảo mọi mong muốn đều được xảy ra đồng bộ và ăn khớp.

Thói quen thứ 3 (ưu tiên việc quan trọng) và tư vấn quản lý

Quản lý thời gian là kỹ năng cốt yếu mà nhà tư vấn quản lý phải có. Điều này đồng nghĩa với việc nhà tư vấn sẽ gặp nhiều áp lực khi phải biết cách sử dụng thời gian hiệu quả. Qua việc thường xuyên xác định và học hỏi cách nhà tư vấn sử dụng thời gian, bạn có thể tự điều chỉnh lại những cách làm không hiệu quả. Thêm vào đó, nếu sử dụng mô hình quản lý thời gian của Covey, nhà tư vấn quản lý có thể tránh bị sa đà vào các hoạt động tốn thời gian vô ích.

Các hoạt động nằm ở góc tư thứ 2 đôi khi không dễ dàng áp dụng đối với những nhà tư vấn non trẻ, vì khi đó nhiệm vụ cảu họ bị phá vỡ và do những người đang mong đợi có ngay một kết quả cao hơn xác định. Là một nhà tư vấn non trẻ, bạn nên dành nhiều thời gian cho góc tư thứ 1, đơn giản là vì bạn không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy vậy, nếu muốn đi lên với vai trò quản lý như một nhà tư vấn thì bạn buộc phải chú trọng hơn vào các hoạt động của góc tư thứ 2. GIữ vững sự cân bằng giữa Sản phẩm và Năng suất cho nhân viên của bạn và đầu tư thời gian cho các mối quan hệ bên ngoài với khách hàng sẽ giúp nâng cao sự cam kết giữa đôi bên và dễ dàng nhận diện những cơ hội mới.

Chiến thắng tập thể: Từ độc lập tới tương hỗ lẫn nhau

Tài khoản tình cảm

Tài khoản tình cảm là một ẩn dụ, mô tả mức độ tin cậy trong một mối quan hệ. Một người có thể ký gởi vào tài khoản tình cảm của người khác bằng sự nhã nhặn, tốt bụng, chân thành và giữ vững các cam kết với người đó. Cách này sẽ tích lũy được sự tin cậy và xây dựng một tài khoản tình cảm ở người khác. Những nếu bạn thường xuyên cư xử không phải, thậm chí phản bội lòng tin,… thì cuối cùng tài khoản tình cảm của bạn sẽ bị thấu chi (chi quá số dư tài khoản). Điều này làm sụt giảm lòng tin nghiêm trọng với người khác. Theo Covey, những mối quan hệ lâu dài như quan hệ hôn nhân đòi hỏi phải luôn luôn ký gửi tài khoản.

Covey đưa ra sáu khoản ký gửi chủ yếu giúp bạn đặt cọc vào tài khoản tình cảm của người khác là:

  1. Hiểu rõ từng cá nhân
  2. Quan tâm đến những điều nhỏ bé
  3. Giữ cam kết
  4. Làm rõ các kỳ vọng
  5. Thể hiện sự chính trực của bản thân
  6. Thành thật nhận lỗi khi phạm sai lầm

(còn tiếp) 

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Koenraad Tommissen – Tư vấn quản lý, một quan điểm mới – NXB TH TPHCM 2008.