Giới thiệu chung về hệ thống thông tin – Phần XIV


5.2/ Vấn đề bảo vệ môi trường liên quan tới hệ thống thông tin

Vấn đề bảo vệ môi trường liên quan tới hệ thống thông tin được đề cập ở hai khung nhìn đối lập nhau. Một mặt, thành phần hạ tầng thiết bị của các hệ thống thông tin (máy tính và các thiết bị hệ thống thông tin khác) được coi là một bộ phận góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, theo nhiều khía cạnh, các hệ thống thông tin lại góp phần làm cho môi trường sống xanh hơn, bền vững hơn cùng với các lợi ích kinh tế vốn có mà chúng mang tới cho xã hội loài người. Tác động tích cực đối với môi trường ngày càng được nhấn mạnh hơn trong các giải pháp khắc phục các tác động tiêu cựu tới môi trường cũng được quan tâm hơn.

5.2.1/ Tác động tiêu cực của hệ thống thông tin đối với môi trường

Tác động tiêu cực của hệ thống thông tin đối với môi trường được diễn ra trogn toàn bộ vòng đời của máy tính và các thiết bị phần cứng hệ thống thông tin trong các giai đoạn sản xuất, sử dụng và thanh lý chúng. Trong mỗi giai đoạn thuộc vòng đời này, hai tác động tiêu cực lớn nhất đối với môi trường là tiêu thụ năng lượng và rác thải công nghiệp.

Số lượng máy tính được sản xuất ra gia tăng đều hàng năm và hàng tỷ máy tính các loại đang hoạt động trên khắp thế giới. Ví dụ, theo một ước tính, gần hai tỷ máy tính cá nhân đã được bán trên toàn thế giới (năm 2013, khoảng 229 triệu máy tính bảng “Tablet PC” và 200 triệu máy tính cá nhân thông thường “Laptop” đã được bán). Trong quá trình sản xuất máy tính và các thiết bị phần cứng, điện năng, nguyên liệu, hóa chất và nước cần được tiêu thụ và tạo ra các chất thải nguy hại mà trực tiếp hay gián tiếp sinh ra một lượng khí thải dioxit carbon tác động tới môi trường. Mặt khác, lượng điện năng tiêu thụ cũng góp phần tác động tiêu cực tới môi trường như diễn giải dưới đây.

Trong giai đoạn sử dụng, một lượng lớn máy tính tiêu thụ một lượng lớn năng lượng tương ứng để vận hành hệ thống thiết bị máy tính tương ứng với điện năng yêu cầu của chúng và để chạy hệ thống làm mát đảm bảo điều kiện nhiệt độ để các thiết bị vận hành bình thường mà theo một ước tính thì nhu cầu điện năng làm mát tương đương với nhu cầu điện năng vận hành. Theo một ước tính, hệ sinh thái công nghệ thông tin (information technology ecosystem: ITE) chiếm khoảng 10% sản lượng điện trên toàn thế giới. Nhu cầu điện năng lớn đòi hỏi một lượng tài nguyên thiên nhiên tương ứng được khai thác và tiêu thụ, không chỉ góp phần làm cạn kiệt thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm tăng lượng khí thải nhà kính (greenhouse gas: GHG).

Hơn nữa IT đang làm thay đổi cuộc sống của con người, cùng với hiện tượng đó, một khối lượng không nhỏ các thiết bị phần cứng đi kèm đa dạng (đĩa, thiết bị đa phương tiện,…) với vòng đời sử dụng ngắn được tạo ra. Máy tính và các thiết bị phần cứng trong giai đoạn cuối cùng của vòng đời cần được xử lý khi thay thế chúng bằng máy tính và các thiết bị phần cứng mới và tiên tiến hơn. Khi đó, nếu không được xử lý tốt, máy tính và các thiết bị phần cứng trở thành một phần rác thải công nghiệp rất đáng kể.

5.2.2/ Công nghệ thông tinh xanh: Hệ thống thông tin đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường

Ngày nay, hệ thống thông tin có thêm một vai trò mới trong việc làm cho môi trường xanh hơn và bền vững hơn tương ứng với khái niệm IT xanh (green information technology). IT xanh là một thuật ngữ bao trùm mọi công nghệ và hệ thống, mọi ứng dụng và triển khai hệ thống thông tin kiên định bảo vệ môi trường. IT xanh bao gồm ba cách tiếp cận bổ sung về IT (hệ thống thông tin) nhằm nâng cao độ bền vững của môi trường:

+ Thiết kế, sản xuất, sử dụng và xử lý phần cứng, phần mềm và hệ thống truyền thông máy tính một cách hiệu suất và hiệu quả mà không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tối thiểu tới môi trường;

+ Sử dụng IT và hệ thống thông tin hướng tới ủy quyền (nghĩa là hỗ trợ, trợ giúp và thúc đẩy) các sáng kiến bảo vệ môi trường khác trong toàn tổ chức;

+ Khai thác IT để giúp tạo ra nhận thức giữa các bên liên quan và thúc đẩy các chương trình nghị sự xanh và các sáng kiến xanh;

Khung nhìn tiếp cận toàn diện IT xanh bao gồm sáu chiều kích được bổ khuyết tới IT:

+ Thiết kế xanh. Thiết kế các thành phần, máy tính, máy chủ và thiết bị làm mát kiên định việc tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường;

+ Sản xuất xanh. Sản xuất linh kiện điện tử, máy tính và các hệ thống con liên quan khác hướng tới chi tiêu tác động tối thiểu hoặc không tác động đến môi trường;

+ Sử dụng xanh. Giảm mức tiêu thụ năng lượng của máy tính và các thiết bị khác và sử dụng chúng theo cách thân thiện với môi trường;

+ Xử lý chất thải xanh. Tân trang và tái sử dụng máy tính cũ, và tái chế đúng cách các máy tính và các thiết bị điện tử khác không còn phù hợp;

+ Chuẩn xanh và chỉ số xanh. Đây là các yêu cầu khuyến khích, so sánh và đánh giá các sáng kiến, các sản phẩm, dịch vụ và triển khai bền vững.

+ Chiến lược và chính sách IT xanh. Các chiến lược và chính sách hiệu quả và khả thi này làm gia tăng giá trị và hướng tới các lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Các chiến lược và chính sách này phù hợp với các chiến lược kinh doanh và triển khai, và là các thành phần chính của IT xanh.

Hình 1.20 cho thấy toàn bộ vòng đời của máy tính, máy chủ, hệ thống lưu trữ có thể làm xanh hơn, giảm thiểu được các phát thải khí nhà kính, khí thải carbon (carbon footpint), giảm thiểu hoặc loại bỏ được các vật liệu độc hại được dùng và/hoặc thải ra môi trường.

IT xanh còn được xem xét theo các cấp độ từ một chiếc máy tính (bàn, xách tay và máy chủ), trung tâm dữ liệu xanh (green data center), tính toán đám mây xanh (green cloud computing), bảo quản dữ liệu xanh (green data storage), phần mềm xanh (green software), mạng và truyền thông xanh (green networking and communication).

5.3/ Vấn đề toàn cầu hóa đối với Hệ thống thông tin

Những thay đổi trong xã hội dẫn tới đẩy nhanh thương mại và giao lưu văn hóa quốc tế, thường được gọi là toàn cầu hóa, luôn tác động đáng kể đối với các tổ chức và hệ thống thông tin của các tổ chức. Thomas Friedman mô tả ba thời kỳ của toàn cầu hóa (xem Bảng 4), theo đó, loài người đã tiến triển từ toàn cầu hóa mức quốc gia tới mức tập đoàn đa quốc gia và ngày nay là toàn cầu hóa mức cá nhân.

Bảng 4: Thời kỳ toàn cầu hóa

Thời kỳThời gianĐặc trưng nổi bật
Toàn cầu hóa 1.0Cuối 1400 – 1800Quốc gia có sức mạnh để khám phá và ảnh hưởng đến thế giới.
Toàn cầu hóa 2.01800 – 2000Tập đoàn đa quốc gia có nhà máy, kho tàng, văn phòng trên khắp thế giới.
Toàn cầu hóa 3.02000 tới nayCá nhân từ mọi nơi trên thế giới có thể cạnh tranh và ảnh hưởng đến người khác, các doanh nghiệp, và các quốc gia bằng cách sử dụng các công cụ công nghệ mạnh mẽ và Internet.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Hà Quang Thụy (cb), Nguyễn Ngọc Hóa – Giáo trình cơ sở các hệ thống thông tin – NXB ĐHQGHN 2018

Bình luận về bài viết này