Xu thế phát triển kinh tế của Trung Quốc – Phần cuối


Sự bất định của dịch bệnh và những cú sốc lặp đi lặp lại

Hiện nay, với tình hình đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, việc chung sống lâu dài với đại dịch này đã trở thành thách thức lớn nhất đối với sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Điều này không chỉ được phản ánh trong lĩnh vực y tế công cộng mà còn mang đến sự bất định, những cú sốc cục bộ và những cú sốc lặp đi lặp lại về phát triển kinh tế, hệ thống quản trị và mở cửa với thế giới bên ngoài.

Thứ nhất, tính bất định của đại dịch. Chứng virus gây ra đại dịch COVID-19 có tính đột biến cao, lây lan nhanh, dễ lây nhiễm. Rõ ràng là cuộc chiến giữa con người và loại virus này sẽ rất lâu mới kết thúc. Thứ hai, tính bất định trong phát triển kinh tế. Hiện tại, ngành dịch vụ chiếm hơn một nửa nền kinh tế của Trung Quốc và là ngành có doanh thu và lợi nhuận suy giảm đáng kể. Về công nghiệp, dịch bệnh đã tác động kép đến cả cung và cầu, tác động không nhỏ đến việc làm, tồn kho, sản xuất và vận chuyển. Về tài chính, dòng tiền của các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ đang cạn kiệt nhanh chóng, khả năng rủi ro nợ ngày càng tăng, có thể tác động thêm đến hệ thống tài chính. Về việc làm, việc làm sản xuất và việc làm phi chính thức ở một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động đều giảm, phản ứng kinh tế trực tiếp là doanh nghiệp cắt giảm thời gian sản xuất và số lượng lao động, tác động tiêu cực đến việc duy trì và ổn định việc làm. Thứ ba, tính bất định của hệ thống quản trị. Trong thời đại Internet, sự lây lan của dịch bệnh cũng mang đến sự hoang mang, lo lắng và làm giảm đáng kể mức độ tin cậy của xã hội, gây rạn nứt và mất trật tự xã hội. Trong bối cảnh đó, các hoạt động trực tuyến ngày càng gia tăng đã dần dần hình thành một cấu trúc xã hội mới, từ đó đặt ra những thách thức mới cho hệ thống quản trị. Đồng thời, dịch bệnh cũng bóc lộ một số bất cập của hệ thống quản trị truyền thống. Điều này đặt ra những thách thức lớn hơn đối với năng lực quản trị và hệ thống quản trị quốc gia. Thứ tư, tính bất định của việc mở cửa với thế giới bên ngoài. Đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu chưa từng có nhưng hàng hóa công cộng toàn cầu và sự lãnh đạo toàn cầu vẫn còn nhiều thiếu sót. Trong bối cảnh đó, một số nước ngày càng nhấn mạnh “ưu tiên quốc gia” và chủ nghĩa đơn phương, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giao lưu, trao đổi kinh tế toàn cầu.

Gia tăng chi phí cận biên của cải cách

Thực hiện cải cách, mở cửa hơn 44 năm, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn “mệt mỏi”, thể hiện ở chỗ nhiều lĩnh vực dễ dàng cải cách hầu hết đã hoàn thành, nhưng lợi tức cải cách và hiệu quả giảm dần. Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Khi cải cách đi vào “vùng nước sâu” thì càng phải kiên trì quan niệm hệ thống và định hướng vấn đề. Trong bối cảnh thế giới trải qua sự biến đổi chưa từng có trong một thế kỷ qua, sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc đang đứng trước nhiều tình hình và vấn đề mới, việc thực hiện cải cách đòi hỏi phải bám sát định hướng vấn đề và tạo sự đồng thuận để cải cách ngày càng sát với thực tiễn hơn, phù hợp với yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu và kỳ vọng của nhân dân.

Những thách thức của đổi mới công nghệ

Thứ nhất, thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia khoa học kỹ thuật đẳng cấp quốc tế. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay trong phát triển khoa học và công nghệ ở Trung Quốc là quy mô nguồn nhân lực tuy lớn nhất nhưng vẫn thiếu những tinh hoa và nhân tài kiệt xuất hàng đầu thế giới; không cân xứng với việc xây dựng mục tiêu chiến lược cường quốc khoa học kỹ thuật ở đẳng cấp thế giới.

Thứ hai, thiếu sản phẩm sáng tạo mang tính dẫn dắt toàn cầu. Kể từ đầu thế kỷ XXI, sự phát triển của kinh tế tri thức đã làm thay đổi sâu sắc mô hình cạnh tranh quốc tế, đổi mới sáng tạo đã trở thành bước ngoặt quyết định sự thành bại của cạnh tranh công nghệ và kinh tế giữa các quốc gia, quyết định vị thế cạnh tranh của một quốc gia. Hiện tại, sự phát triển công nghệ của Trung Quốc vẫn chủ yếu đi sau, chưa đủ đổi mới và chưa đủ chuyển hóa thành tựu khoa học và công nghệ thành lực lượng sản xuất. Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp mới nổi, hạn chế nâng cấp cơ cấu công nghiệp mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu mở rộng nhu cầu trong nước.

Thứ ba, thị trường chưa hỗ trợ đầy đủ cho phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo. Động lực thúc đẩy đổi mới đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và kinh tế và bản thân quá trình này là một quá trình đổi mới, không chỉ bao gồm đổi mới nghiên cứu và phát triển, mà còn đổi mới thiết kế sản phẩm, đổi mới sản xuất, đổi mới quản lý, mô hình thị trường,… Với vai trò là một thể chế phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong hệ thống kinh tế – xã hội, cơ chế thị trường còn là cầu nối liên kết giữa khoa học và công nghệ với các hoạt động kinh tế. Hiện tại, môi trường đổi mới của Trung Quốc chưa đủ kiện toàn, các dịch vụ công cộng và môi trường cạnh tranh công bằng cần được cải thiện. Điều này đã kìm hãm sự nhiệt tình đổi mới và cản trở việc thu nhận các nguồn lực cần thiết cho đổi mới.

Cạnh tranh nước lớn giữa Trung Quốc và Mỹ

Thách thức lớn nhất của Trung Quốc vẫn đến từ chủ nghĩa bá quyền do Mỹ đứng đầu. Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính. Trong bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại vào tháng 3/2021, Ngoại trưởng Mỹ A. Blinken đã nhấn mạnh: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ trong tương lai. Cùng ngày, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ công bố “Hướng dẫn Chiến lược an ninh quốc gia trung hạn”, trong đó chỉ ra: Đối với Mỹ, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn duy nhất có tiềm năng sức mạnh toàn diện để thách thức hệ thống quốc tế. Cụ thể, trong ván cờ chiến lược Trung – Mỹ, những thách thức lớn chủ yếu mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm: Nguy cơ “mắc kẹt” về phát triển đổi mới khoa học và công nghệ; Mỹ có khả năng thay đổi các quy tắc quốc tế; hệ thống bá quyền đồng USD được sử dụng như một trong những phương tiện chính để trừng phạt Nga trong cuộc xung đột Nga – Ukraine: hệ thống bá quyền về diễn ngôn,…

Ngoài ra, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình “đảo ngược toàn cầu hóa” kinh tế thé giới, từ đó sẽ tác động đến cơ cấu kinh tế thương mại thế giới, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu sẽ đẩy nhanh quá trình này và thiết lập hàng rào nghiêm ngặt về kỹ thuật và an ninh trong lĩnh vực công nghệ cao.

4/ Giải pháp chiến lược để tích cực ứng phó với các thách thức trung và dài hạn

Thứ nhất, đẩy nhanh việc xây dựng cục diện phát triển mới, tập trung thúc đẩy phát triển chất lượng cao. Thực hiện chiến lược mở rộng nhu cầu nội địa, tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Trung Quốc đạt mức 44% vào năm 2020, đứng thứ 7 thế giới và đứng đầu trong số các cường quốc kinh tế trên thế giới. Tỷ suất hình thành vốn (RCF) của Trung Quốc là 43%, đứng thứ 7 thế giới và đứng đầu trong số các cường quốc kih tế trên thế giới. Đây là một trong những ưu thế quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, cần nâng cao chất lượng và mức độ lưu thông quốc tế, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại; tập trung nâng cao TFP; nâng cao khả năng phục hồi và mức độ an toàn của chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp; thúc đẩy liên kết thành thị và nông thôn, phát triển hài hòa các khu vực; thúc đẩy nâng cao hiệu quả thực chất của nền kinh tế và tăng trưởng hợp lý về lượng.

Thứ hai, đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo. Cần tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng thông qua đổi mới công nghệ. Đổi mới sáng tạo là động lực đầu tiên dẫn dắt sự phát triển, là chỗ dựa chiến lược để xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại. Nâng cao TFP với nội hàm chính là đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu suất không chỉ là nhu cầu phát triển kinh tế chất lượng cao mà còn là nhu cầu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình và cao trong dài hạn. Trong tương lai, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ chủ yếu tập trung và cạnh tranh khoa học và công nghệ. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư vào R&D, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra, cần xây dựng và kiện toàn cơ chế đổi mới sáng tạo bao gồm: Tăng cường hệ thống bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng hình phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kích thích sự nhiệt tình đổi mới của các trường đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học lẫn cá nhân; khuyến khích các công trình nghiên cứu cơ bản và dài hạn; thu hút và trọng dụng nhân tài trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, duy trì tốc độ tăng trưởng đầu tư cao, ngăn chặn việc đầu tư trượt dốc quá nhanh và ổn định tăng trưởng thông qua đầu tư. Từ các dự báo tăng trưởng kinh tế có thể thấy, một nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 15 năm tới giảm sút là do tốc độ tăng vốn tự có liên tục giảm khiến cho các thực thể thị trường như doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư. Vì thế, Trung Quốc cần phải đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp, trong đó có chính sách ưu đãi đầu tư vào một số ngành công nghiệp chiến lược mới nổi; đẩy nhanh hiện đại hóa hạ tầng cơ sở, không chỉ tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở mới mà còn phải cải tạo, nâng cấp các hạ tầng cơ sở quy mô lớn mới có thể hỗ trợ đắc lực cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm trong dài hạn. Nhìn chung, Trung Quốc vẫn duy trì tỷ lệ tiết kiệm tổng hòa khá cao (khoảng 45%), là quốc gia có tiềm năng tăng trưởng đầu tư cao nhất thế giới và có thể tiếp tục duy trì tỷ lệ đầu tư trong nước cao (khoảng 45%) trong 15 năm tới.

Thứ tư, tích cực ứng phó vấn đề già hóa dân số và biến thách thức thành cơ hội thông qua phát triển công nghiệp hóa tuổi già. Chiến lược quốc gia về ứng phó với vấn đề già hóa dân số bao hàm hai ý nghĩa: Một mặt, cần giảm thiểu tác động bất lợi của già hóa dân số đối với sự phát triển kinh tế – xã hội bằng nhiều biện pháp chính sách; mặt khác, cần đảm bảo cuộc sống và chất lượng sống của người cao tuổi bằng cách cải thiện hệ thống an sinh tuổi già để họ được chăm sóc và có nơi nương tựa. Trong tương lai, để ứng phó với tình trạng suy giảm nguồn cung lao động cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng dân số bằng cách lùi dần tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ để có thể phát huy tối đa lợi thế của lực lượng lao động khổng lồ, giảm bớt áp lực về an ninh sinh xã hội và sự suy giảm nhanh chóng về việc làm do dân số già hóa.

Thứ năm, cải cách sâu rộng hơn nữa và kích thích động lực nội sinh thông qua cải cách. Hiện tại, Trung Quốc đã bước vào “vùng nước sâu” của cải cách và mở cửa, cần phải cách câu sâu hơn nữa mới có thể giải phóng lợi tức của cải cách, từ đó khơi dậy động lực nội sinh của tăng trưởng kinh tế. Cần giảm tối đa chi phí hoạt động của doanh nghiệp thông qua cải cách, thực hiện các chính sách ưu đãi như: Cắt giảm thuế, giảm phí, tập trung tháo gỡ khó khăn về tài ch1inh cho doanh nghiệp tư nhân; ra sức đẩy mạnh cải cách điều hành hành chính, định hình lại và chuẩn hóa mối quan hệ giữa chính quyền và thị trường; không ngừng nâng cao hệ thống quản trị quốc gia và trình độ hiện đại hóa của năng lực quản trị điều hành, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia.

Người dịch: Từ Bích Diệp

Hiệu đính: Nguyễn Như Mai

Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Cam Túc, kỳ 1/2023, p195-207

Xu thế phát triển kinh tế của Trung Quốc – Phần II


Nhu cầu thị trường có quy mô siêu lớn

Nhu cầu thị trường có quy mô siêu lớn của Trung Quốc có thể tạo ra hiệu ứng tích tụ nhân tố, hiệu ứng ổn định kinh tế và hiệu ứng lợi thế cạnh tranh.

Hiệu ứng quy mô của một quốc gia có dân số không lồ: Năm 2020, Trung Quốc có dân số 1,412 tỷ người với 539 triệu hộ gia đình, so với năm 2000 đã tăng thêm 171 triệu hộ, trung bình mỗi năm tăng 17,1 triệu hộ. Sau năm 2030, số hộ gia đình trên cả nước sẽ vượt 600 triệu hộ, dẫn đến hiệu ứng quy mô dân số siêu lớn.

Hiệu ứng tích tụ nhân tố: Nền kinh tế của Trung Quốc có quy mô siêu lớn với thị trường nội địa đặc trưng bởi quy mô lớn, cung cầu đa dạng, năng động, đổi mới sáng tạo, động lực mạnh mẽ. Trong cạnh tranh quốc tế, nó trở thành một loại lợi thế so sánh với năng lực cạnh tranh cốt lõi. Trên thực tế, Trung Quốc đã có thị trường đầu tư nội địa lớn nhất và thị rtường tiêu dùng nội địa lớn thứ hai thế giới, tiềm năng về nhu cầu đầu tư và tiêu dùng trong nước là rất lớn, có thể đi đầu trong việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – tài chính.

Tác dụng ổn định kinh tế vĩ mô: So với các nền kinh tế nhỏ và vừa, các nền kinh tế có quy mô siêu lớn có sự ổn định bên trong hoặc bên ngoài mạnh hơn. Ở một mức độ nhất định, nó có thểbù đắp các tác động gây sốc giữa các khu vực hoặc giữa các ngành do những bất ổn bên ngoài mang lại và có thể kiềm chế suy thoái kinh tế một cách hiệu quả hơn.

Quy mô thị trường và hiệu ứng lợi thế cạnh tranh: Trung Quốc đã hình thành một thực thể thị trường lớn nhất thế giới với hơn 150 triệu hộ kinh doanh cá thể vào cuối năm 2021, chiếm 20% tổng số việc làm trong cả nước, nghĩa là cứ 5 người có việc làm thì có 1 người là doanh nhân và số lượng hộ kinh doanh cá thể đã vượt quá 100 triệu hộ, tạo ra số lượng việc làm lớn nhất thế giới. Đồng thời, Trung Quốc đã hình thành nhu cầu thị trường có quy mô siêu lớn trên thế giới, không chỉ là đảm bảo quan trọng và là nguồn động lực cho tăng trưởng kinh tế thế giới mà còn có thể thúc đẩy đổi mới tiêu dùng toàn cầu thông qua nhu cầu thị trường trong nước với quy mô siêu lớn. Lợi thế này thể hiện ở việc Trung Quốc dẫn dắt phát triển thị trường tiêu dùng toàn cầu thông qua thị trường nội địa. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2020, tổng doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng của Trung Quốc đã đạt 5,07 nghìn tỷ USD, vượt qua Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc duy trì vị trí là quốc gia nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới trong 10 năm liên tiếp, đến năm 2035, thuế suất có thể giảm dần về mức của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Cùng với việc sở hữu nhu cầu thị trường có quy mô siêu lớn, cơ cấu nhu cầu của Trung Quốc cũng không ngừng nâng cấp, điều này được phản ánh qua chủng loại và chất lượng hàng tiêu dùng. Chủng loại hàng tiêu dùng của Trung Quốc ngày càng phong phú, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng ngày càng chuyển sang tiêu dùng cá nhân hóa và sáng tạo. Theo báo cáo thống kê và phân tích do Taobao (nền tảng mua sắm trực tuyến như Lazada, Shopee… tại Việt Nam) công bố vào năm 2019, tiêu dùng cá nhân hóa và nền kinh tế sáng tạo trên Taobao đã trở thành xu hướng tiêu dùng “càn quét” mọi lứa tuổi. Để thích ứng với sự thay đổi này trong nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp Trung Quốc cần đổi mới sản phẩm và quy trình, tung ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng tính phong phú của sản phẩm. Bên cạnh đó, chất lượng hàng tiêu dùng của Trung Quốc cũng tiếp tục được cải thiện. Việc nâng cấp cơ cấu tiêu dùng của người dân đã đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm. Theo Báo cáo Điều tra và phân tích thông kê về cung và cầu các mặt hàng tiêu dùng chính (năm 2019) của Bộ Thương mại Trung Quốc, hơn 70% người tiêu dùng tin rằng chất lượng là yếu tố cân nhắc chính khi mua các sản phẩm. Việc người tiêu dùng theo đuổi chất lượng sản phẩm đã buộc các doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ hiện đại để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống và tạo ra nguồn cung mới thông qua đổi mới công nghệ, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao hơn và thúc đẩy cuộc cách mạng chất lượng của ngành sản xuất Trung Quốc.

Hiện tại, sự công nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc (Made in China) và các thương hiệu Trung Quốc tiếp tục tăng. Với việc nâng cấp cơ cấu tiêu dùng của người dân, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu sản phẩm và thế hệ trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các thương hiệu trong nước. Năm 2019, trong số 16 danh mục hàng tiêu dùng được bán trên nền tảng bán lẻ của Alibaba, các thương hiệu Trung Quốc chiếm 72% thị trường.

Cách mạng công nghệ mới và chuyển đổi công nghiệp

Theo Báo cáo Phát triển Internet Trung Quốc năm 2021, quy mô ngành công nghiệp kỹ thuật số của Trung Quốc đạt 7,5 nghìn tỷ NDT. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kỹ thuật số đã thúc đẩy các thực thể thị trường mới phát triển nhanh chóng, tạo ra một lượng lớn việc làm và trở thành một kênh quan trọng đảm bảo việc làm, sinh kế của người dân và các thực thể thị trường. Đối với Trung Quốc, cuộc cách mạng công nghệ mới và chuyển đổi công nghiệp đã thúc đẩy đáng kể quá trình chuyển đổi kinh tế, vị thế của nền kinh tế kỹ thuật số trong cơ cấu kinh tế quốc gia đã tăng lên nhanh chóng.

Cuộc cách mạng công nghệ mới đã giải phóng đáng kể lực lượng lao động và cường độ lao động, không chỉ giải quyết hiệu quả vấn đề thiếu nguồn cung lao động mà con không ngừng nâng cao năng suất lao động. Trung Quốc có nguồn nhân lực khoa học và công nghệ lớn nhất thế giới, tổng số nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) đã đứng đầu thế giới trong 8 năm liên tiếp. Năm 2021, tỷ lệ chi tiêu cho R&D trên GDP của Trung Quốc đạt 2,44%, đứng đầu thế giới. Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về số lượng bài báo khoa học, chiếm 20,7% toàn cầu vào năm 2019, vượt qua Mỹ với mức 16,6%. Số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế (PCT) của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và Mỹ, chiếm 49% thế giới vào năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc đạt 942,3 tỷ USD, gấp 5,6 lần xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Mỹ (169,2 tỷ USD). Sức mạnh khoa học và công nghệ của Trung Quốc đang chuyển từ tích lũy về lượng sang nhảy vọt về chất, từ đột phá điểm sang nâng cao năng lực hệ thống.

Đi sâu cải cách và mở cửa toàn diện

Trong hơn 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã sử dụng các phương pháp cải cách để giải quyết hàng loạt vấn đề khó khăn trong quá trình phát triển. Kể từ Đại hội XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra mục tiêu tổng thể của cải cách sâu rộng toàn diện là cải thiện và phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị quốc gia và năng lực quản trị. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã đưa ra hơn 1600 kế hoạch cải cách. Đối với việc cải cách sâu rộng toàn diện hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo, “toàn diện” nhấn mạnh đến sự tích hợp cải cách trên các lĩnh vực trở thành một chỉnh thể, “đi sâu” nhấn mạnh đến việc nêu lên những đặc trưng mới cho giai đoạn cải cách mới.

3/ Những thách thức lớn đối với sự phát triển trong tương lai

Trong ngắn hạn, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với những bất ổn rất lớn như: Tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ. Trong dài hạn, Trung Quốc đang cùng lúc phải đối mặt với nhiều thách thức lớn cần phải được ứng phó một cách tích cực và thỏa đáng.

Già hóa dân số và chuyển đổi cơ cấu dân số

Hiện tại, Trung Quốc đang trong thời kỳ cao điểm của lợi tức dân số, tuổi nghỉ hưu của người lao động đã không được điều chỉnh một cách kịp thời trong khi tuổi thọ trung bình tiếp tục tăng. Do đó, số người có việc làm thực tế tiếp tục giảm sau khi đạt đỉnh vào năm 2014. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đã chuyển từ tăng trưởng tốc độ cao sang tăng trưởng ở tình trạng bình thường mới với tốc độ trung bình đến cao, động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống đã trải qua những thay đổi sâu sắc, trong đó cơ cấu dân số đã thay đổi, đạt đỉnh điểm là 763,49 triệu người vào năm 2021, trung bình hằng năm giảm 2,42 triệu người, trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Lợi tức dân số giảm dần và già hóa dân số là những yếu tố dẫn đến tình trạng không đủ động lực tăng trưởng kinh tế và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Già hóa dân số là một xu hướng quan trọng trong quá trình phát rtiển xã hội của Trung Quốc. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội; đồng thời, là nguyên nhân cơ bản khiến nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng tốc độ cao sang phát triển chất lượng cao.

Lao động là một yếu tố đầu vào trong hàm số sản xuất. Số lượng và hiệu quả sử dụng đầu vào sẽ có tác động quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Xét về yếu tố đầu vào, cơ cấu dân số thay đổi, lợi tức dân số giảm và biến mất thì tổng lực lượng lao động giảm là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động ngày càng già đi, tỷ lệ phụ thuộc ngày càng cao dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm giảm, tích lũy tư bản chậm lại, tác động tiêu cực đến sản lượng kinh tế.

Về phương diện hiệu quả của các yếu tố trong bối cảnh điều chỉnh sâu cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp, các vấn đề như hiệu ứng lợi nhuận cận biên giảm dần của đầu vào lao động và sự phân bố yếu tố lao động không đồng đều đã trở nên nổi bật hơn, đóng góp của lợi tức dân số vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu suy giảm. Mức sinh giảm, dân số trong độ tuổi lao động giảm, già hóa dân số… không chỉ là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội mà còn là những thách thức mới mà quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc phải đối mặt. Ngay cả khi Trung Quốc thông qua chính sách dân số mới thì vẫn phải mất ít nhất 16 năm hoặc lâu hơn để nhóm dân số mới sinh trở thành lực lượng lao động. Điều này mang lại những thách thức liên tục và quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong dài hạn.

(còn tiếp)

Người dịch: Từ Bích Diệp

Hiệu đính: Nguyễn Như Mai

Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Cam Túc, kỳ 1/2023, p195-207

Xu thế phát triển kinh tế của Trung Quốc – Phần I


Lưu Sinh Long & Hồ An Cương

1/ Tính toán và dự báo tiềm lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (giai đoạn 2021 – 2035)

Việc tính toán và dự báo tiềm lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 15 năm (2021 -2035) được dựa trên phương pháp hạch toán tăng trưởng kết hợp với điều kiện cơ bản và trình độ phát triển của đất nước. Cụ thể: Thứ nhất, tiền vốn hiện tồn (Capital Deposit – CD) được tính toán dựa trên phương pháp kiểm kê thường xuyên (Perpetual Inventory Method). Thứ hai, kết hợp tỷ suất đầu tư hiện tại (Investment Rate) để phân chia thành các kịch bản (cao, trung bình, thấp) và dự đoán tốc độ tăng trưởng của tiền vốn hiện tồn trong tương lai. Thứ ba, dựa trên sự phát triển của tỷ lệ nhập học đại học (tăng từ 26,5% năm 2010 lên 57,8% năm 2021 và dự kiến đạt hơn 75% vào năm 2035) để dự đoán số năm đi học trung bình của dân số trong độ tuổi lao động. Thứ tư, dựa trên sự thay đổi của tổng tỷ suất sinh để dự báo xu thế phát triển dân số và lực lượng lao động. Cuối cùng, một số tính toán và giả định được đưa ra về tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Bài viết đưa ra ba phương án TFP tương ứng với các phương án tăng trưởng kinh tế cao, trung bình và thấp. Theo kết quả dự đoán của mô hình tăng trưởng toàn cầu, tốc độ tăng TFP thông thường của một quốc gia là 1,3%. Trong kịch bản trung bình, tốc độ tăng TFP được giả định là 1,3%, cao là 1,5% và thấp là 1%.

Theo các kịch bản khác nhau, kết quả dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong giai đoạn 2021 – 2025 là 4,45% và giai đoạn 2025 – 230 là 4,05%. Theo kịch bản trung bình thì TFP của Trung Quốc sẽ cao hơn một chút so với mức trung bình của các nước lớn trên thế giới. Trong điều kiện như vậy, GDP của Trung Quốc vào năm 2035 sẽ đạt 207,73 nghìn tỷ NDT theo giá so sánh vào năm 2021. GDP bình quân đầu người sẽ đạt 147.663 NDT vào năm 2035 và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP bình quân đầu người từ năm 2020 đến năm 2035 sẽ là 4,9%. Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu tăng gấp đôi GDP và GDP bình quân đầu người trong vòng 15 năm. Đến năm 2035, tính theo sức mua tương đương (PPP) năm 2017, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ đạt 32,1 nghìn dollar quốc tế (Geary-Khamis dollar – GKD), kinh tế Trung Quốc sẽ đạt trình độ “nước phát triển trung bình” và về cơ bản thực hiện được mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Theo kịch bản trong 15 năm tới, Trung Quốc sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng đầu tư nhất định. Tốc độ tăng TFP hằng năm sẽ duy trì ở mức 1,5% cao hơn mức trung bình thế giới (1%). Khi đó, mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có giảm theo thời gian nhưng sẽ chậm hơn. Theo phương án này, đến năm 2035, GDP của Trung Quốc sẽ đạt 216,82 nghìn tỷ NDT. Trong giai đoạn 2020 – 2035, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm là 5,2%, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ đạt gần 33,5 nghìn GKD. Tuy nhiên, đây là một mục tiêu cần rất nhiều nỗ lực để đạt được.

Theo kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng đầu tư của Trung Quốc giảm đáng kể trong 15 năm tới và tốc độ tăng TFP cũng sẽ duy trì ở mức thấp 1%. Đến năm 2035, GDP của Trung Quốc sẽ đạt 198,99 nghìn tỷ NDT, tương đương gần gấp đôi GDP năm 2020. Giai đoạn bình quân đầu người hằng năm là 4,6%, vượt mức 30 nghìn GKD vào năm 2035. Cần lưu ý, đây là kịch bản ở mức thấp, nhưng Trung Quốc vẫn có thể đạt được mực tiêu đạt GDP bình quân đầu người của nước phát triển trung bình vào năm 2035.

Nhìn chung, về cơ bản, Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu tăng gấp đôi GDP trong 15 năm tới với điều kiện quan trọng nhất là Trung Quốc vẫn có thể duy trì tỷ lệ đầu tư trong nước và tốc độ tăng trưởng đầu tư tương đối cao, cũng như duy trì mức tăng TFP nhất định. Từ góc độ các yếu tố sản xuất chủ chốt, tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Trung Quốc vẫn cao tới 45% (số liệu năm 2020), cao hơn nhiều so với mức 22% của các nước thu nhập cao và 34% của các nước thu nhập trung bình cao; tỷ trọng tổng vốn hình thành trong GDP vẫn cao tới 43%, cao hơn nhiều so với mức 22% của các nước có thu nhập cao và 34% của các nước có thu nhập trung bình cao. Vì thế, trong tương lai, Trung Quốc có khả năng duy trì tương đối tốc độ tăng trưởng đầu tư cao. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng tình trạng suy giảm tăng trưởng đầu tư quá mức do các cú sốc từ bên ngoài. Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai nằm ở tốc độ tăng trưởng đầu tư và TFP. Chỉ khi Trung Quốc duy trì đủ tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng TFP thì mới đảm bảo mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2035.

2/ Cơ hội quan trọng cho sự phát triển trong tương lai

Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu tăng gấp đôi GDP và GDP bình quân đầu người trong 15 năm tới. Cụ thể:

Chuyển đổi từ lợi tức dân số sang lợi tức nguồn vốn nhân lực

Hiện nay, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển bình thường và chất lượng cao mới. Mặc dù lợi tức dân số theo mô hình số lượng đang có chiều hướng giảm làm cho lợi thế so sánh thâm dụng lao động tiếp tục suy yếu nhưng chấ tlượng nguồn lao động tiếp tục tăng trong sự thay đổi về cơ cấu dân số và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ cao trong tổng dân số cũng tiếp tục tăng. Điều này sẽ tạo ra những lợi tức mới, hình thành “lợi tức nguồn vốn nhân lực” hay “lợi tức nhân tài” theo mô hình chất lượng.

Từ góc độ nguồn vốn nhân lực, dân số có trình độ cao đẳng trở lên ở Trung Quốc sẽ tăng từ 119,64 triệu người (năm 2010) lên 218,36 triệu người (năm 2020), với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 6,2%. Nguồn vốn nhân lực có kỹ năng và kiến thức cao hơn sẽ có năng lực học tập và quản lý cao hơn, từ đó đạt được sự tăng trưởng kinh tế nội sinh. Ước tính số năm đi học trung bình của dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc sẽ tăng từ 10,8 năm (năm 2020) lên 12,3 năm (năm 2035) với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 0,87%. Tổng nguồn vốn nhân lực tăng lên tạo thành lợi tức nguồn vốn nhân lực ở quy mô siêu lớn, điều này có thể làm giảm bớt và bù đắp cho những tác động bất lợi của sự suy giảm lợi tức dân số ở một mức độ nhất định, giúp kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng từ trung bình đến cao, thúc đẩy cơ cấu công nghiệp, hỗ trợ cho chuyển dịch và phát triển kinh tế chất lượng cao.

Hệ thống công nghiệp hoàn thiện bậc nhất thế giới

Trung Quốc đã trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các ngành công nghiệp được liệt kê trong bảng phân loại ngành công nghiệp của Liên hợp quốc. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tăng hơn 1000 lần từ năm 1952 đến năm 2021 với tốc độ tăng bình quân hằng năm hơn 10%. Tăng trưởng công nghiệp với tốc độ cao trong dài hạn đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và đặt nền tảng cho việc tiếp tục thực hiện hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Xét về quy mô phát triển công nghiệp hóa, Trung Quốc đứng đầu thế giới. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2010, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp sản xuất Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước sản xuất lớn nhất. Năm 2020, giá trị gia tăng của ngành sản xuất Trung Quốc chiếm 28,3% tổng giá trị của thế giới.

Về phương diện chất lượng phát triển, Trung Quốc đang tiếp tục cải thiện nhanh chóng. Với việc thực hiện sâu rộng chiến lược phát triển dựa trên đổi mới, các thành tựu khoa học và công nghệ quan trọng đã lần lượt ra đời và năng lực đổi mới công nghiệp được cải thiện đáng kể. Tàu cao tốc Phục Hưng do Trung Quốc tự phát triển đã đạt đến trình độ tiên tiến quốc tế, số lượng bằng sáng chế tiêu chuẩn 5G đứng đầu thế giới, chip AI học sâu do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển đã được thương mại hóa… Sau những nỗ lực lâu dài, Trung Quốc đã tiệm cận hoặc đạt đến trình độ tiên tiến của thế giới trong một số lĩnh vực và ngày càng nhiều lĩnh vực chuyển từ “đi sau” sang “chạy song song” và sau đó là “dẫn đầu” với bước nhảy vọt lớn hơn.

Về phương thức phát triển, Trung Quốc đã trở thành nhà đổi mới và lãnh đạo cuộc cách mạng công nghiệp mới trên thế giới. Thông qua việc phổ biến và ứng dụng các công nghệ và khái niệm mới, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi sang hướng thông minh, xanh và định hướng dịch vụ. Các công nghệ mới, ngành công nghiệp mới, định dạng mới và mô hình mới đang lần lượt xuất hiện; năng lực phát triển bền vững được nâng cao rõ rệt.

(còn tiếp)

Người dịch: Từ Bích Diệp

Hiệu đính: Nguyễn Như Mai

Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Cam Túc, kỳ 1/2023, p195-207

Trung Quốc không còn dẫn trước Ấn Độ và Indonesia về tăng trưởng – Phần cuối


Ngành công nghiệp sản xuất: Ấn Độ vẫn luôn phía sau

Năm 2010, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới. Nhưng vị trí hàng đầu được trao cho ngành công nghiệp đã suy yếu trong thập kỷ qua và khoảng cách với mức trung bình của các nước mới nổi đã được thu hẹp. Ngược lại, Ấn Độ vẫn là một nền kinh tế rất phi công nghiệp bất chấp tham vọng “Make in India” của Narendra Modi, còn Indonesia vẫn ở vị trí trung gian.

Đổi mới: Khoảng cách đang gia tăng có lợi cho Trung Quốc

Đổi mới là lĩnh vực mà Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu. Hai cường quốc châu Á còn lại sẽ thực sự cần cú hích trong lĩnh vực này để tránh một ngày nào đó rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Tiêu chí đầu tiên của đổi mới liên quan đến các nguồn lực dành cho nghiên cứu và phát triển.

Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi nỗ lực nghiên cứu của mình trong 70 năm qua, với một sự tiến triển không ngừng bất chấp giai đoạn quá độ từ thời đại Mao Trạch Đông sang thời đại Đặng Tiểu Bình, rồi đến thời đại Tập Cận Bình. Nhgiên cứu và phát triển (R&D) của Trung Quốc hiện ngang bằng với các nước OECD, với mức độ thậm chí còn cao hơn ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tình hình ở Ấn Độ lại hoàn toàn khác, với một nỗ lực nghiên cứu khá mạnh mẽ vào đầu thế kỷ này, nhưng đã bị đình trệ hoặc thậm chí giảm sút so với GDP từ 20 năm qua. Tình hình ở Indonesia là đáng lo ngại. Nỗ lực nghiên cứu của quốc gia này là không đáng kể và chỉ giới hạn trong lĩnh vực quốc phòng cho đến năm 2015. R&D đã tiến bộ một chút kể từ đó nhưng vẫn còn rất thấp đối với một quốc gia có trình độ phát triển như Indonesia, trong khi ở Đông Nam Á, các quốc gia như Malaysia hay Thái Lan hiện dành hơn 1% GDP của họ cho nghiên cứu và phát triển.

Danh tiếng của các trường đại học ở ba quốc gia phản ánh sự khác biệt trong nỗ lực nghiên cứu. Bảng xếp hạng 2022 của Tạp chí về tin tức và các vấn đề giáo dục bậc cao của Anh liệt kê 24 trường đại học Trung Quốc nằm trong top 500 thế giới, 4 trường từ Ấn Độ và không trường nào từ Indonesia (trường đại học duy nhất của Indonesia được xếp hạng trong số 1000 trường hàng đầu thế giới là Đại học Indonesia).

Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố “Chỉ số đổi mới toàn cầu” hàng năm, trong đó xác định một loạt các thành phần đóng góp vào năng lực đổi mới của một quốc gia (thể chế, nguồn nhân lực trong giáo dục và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, mức độ phức tạp của thị trường, sáng tạo và phổ biến kiến thức,…). Năm 2022, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng này (đứng ngay trên Pháp), Ấn Độ ở vị trí 40 và Indonesia ở vị trí 75, sau một số nước láng giềng ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines).

Dù tiêu chí phân tích được sử dụng là gì, sự khác biệt giữa ba quốc gia rất rõ rệt và có lợi cho Trung Quốc, quốc gia duy nhất hiện nay có khả năng phát triển một “nền kinh tế tri thức” thực sự.

Mở cửa quốc tế: Trung Quốc xuống hạng

Trung Quốc được biết đến là công xưởng của thế giới và là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu trong nền kinh tế Trung Quốc đã giảm mạnh trong thập kỷ qua, trong khi lại được duy trì hoặc tăng ở Ấn Độ và Indonesia, đến mức ngày nay xuất khẩu có tầm quan trọng lớn hơn đối với hai quốc gia này.

Chiến lược “lưu thông kép” do Tập Cận Bình chủ trương ở Trung Quốc ưu tiên phát triển thị trường nội địa để hỗ trợ tăng trưởng của đất nước, trong khi các nhà đầu tư phương Tây đang bắt đầu đa dạng hóa các cơ sở sản xuất ở châu Á gây bất lợi cho Trung Quốc. Do đó, các xu hướng hiện tại cần được xác nhận trong trung hạn. Trung Quốc không còn là một ngoại lệ trong lĩnh vực xuất khẩu và ngọn đuốc này của châu Á đang được Việt Nam nắm chắc, quốc gia với kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn 100% GDP của nước này trong năm 2021.

Ngoài 9 chỉ số trên còn nhiều dữ kiện để so sánh giữa ba cường quốc của châu Á đang phát triển – chẳng hạn nền kinh tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, như vậy cũng đủ để vẽ nên một bức tranh nhiều sắc thái về những điểm mong manh và điểm yếu tương ứng. Trung Quốc vẫn là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm về sức mạnh công nghiệp, năng lực đổi mới và tích lũy, nhưng họ sẽ phải trả giá cho sự suy giảm dân số nhanh chóng và quá trình đô thị hóa chậm chạp. Do sự mở cửa quốc tế và năng suất đang suy yếu, Trung Quốc đang tiến gần đến thời điểm bị đuổi kịp về kinh tế. Hai cường quốc châu Á khác giờ đây có nhiều triển vọng hứa hẹn hơn, với điều kiện là sự phát triển của họ trở nên bền vững hơn về mặt xã hội và môi trường.

Nguồn: TLTKĐB – 12/02/2023

Trung Quốc không còn dẫn trước Ấn Độ và Indonesia về tăng trưởng – Phần III


Tỷ lệ sinh của phụ nữ ở Ấn Độ và Indonesia đã giảm từ từ và đều đặn hơn. Đến nay, tỷ lệ này vẫn cao hơn một chút so với tỷ lệ sinh sản 2,1 mà các nhà nhân khẩu học đặt ra.

Hậu quả lâu dài của những tiến trình trên là gì? Theo logic kinh tế của “yếu tố lao động”, cần phải xem xét sự phát triển của dân số trong độ tuổi lao động trong những thập kỷ tới.

Dân số trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc lớn hơn 1,5 lần so với ở Ấn Độ vào năm 1990. Dân số này sẽ giảm dần 1/4 từ năm 2020 đến năm 2050 và chỉ còn bằng 2/3 dân số trong độ tuổi lao động ở Ấn Độ vào thời điểm đó. Indonesia, giống như Ấn Độ, sẽ chứng kiến dân số trong độ tuổi lao động của họ tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào khoảng năm 2040 – 2050.

Đối với những người không trong độ tuổi lao động, số người già sẽ ngày càng đông đảo. Đó là trường hợp đặc biệt ở Trung Quốc, với số người cao tuổi đạt tới 400 triệu người vào năm 2050 (so với chỉ 150 triệu người dưới 15 tuổi), tức chiếm 30% dân số cả nước. Tỷ lệ người cao tuổi ở Ấn Độ và Indonesia sẽ tăng mạnh nhưng không vượt quá 15% dân số. Hậu quả của những thay đổi nhân khẩu học này đối với chi phí y tế và hệ thống hưu trí là nghiêm trọng đối với Ấn Độ và Indonesia, và rất quan trọng đối với Trung Quốc.

Tích lũy và đầu tư: Trung Quốc không thể đánh bại

Sau “yếu tố lao động”, cần phải nhìn đến “yếu tố vốn”, tức là khả năng tích lũy và đầu tư của một nền kinh tế. Các quốc gia có thu nhập cao có tỷ lệ đầu tư so với GDP từ 20 đến 25% (23,5% đối với Pháp vào năm 2021). Các nhà kinh tế học về phát triển cho rằng tỷ lệ đầu tư trên GDP cao hơn 30% là cần thiết để đảm bảo khả năng bắt kịp của các nước mới nổi.

Về tiêu chí này, Trung Quốc vẫn tiếp tục dẫn đầu. Tỷ lệ đầu tư của họ đạt gần một nửa GDP vào cuối những năm 2000, và dù giảm xuống 43% vào năm 2021, đây vẫn là một tỷ lệ rất cao (hơn gấp đôi so với Mỹ). Ấn Độ và Indonesia có tỷ lệ đầu tư tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2012. Sau đó, tỷ lệ này ổn định ở Indonesia xung quanh mức 30 – 31% trong khi Ấn Độ giảm trở lại 32% sau khi đạt đỉnh 38% vào năm 2012. Đây là một trong những lý do khiến đà tăng trưởng của Ấn Độ bị chững lại trong những năm 2010.

Khoản đầu tư này chủ yếu được tài trợ từ nguồn tích lũy nội bộ ở Trung Quốc và tỷ lệ tích lũy của nước này luôn cao hơn tỷ lệ đầu tư, đặc biệt trong những năm 2000 và ở mức độ thấp hơn hiện nay (1 đến 2 điểm GDP). Đó không phải là trường hợp của Ấn Độ và Indonesia, vốn có tỷ lệ tích lũy thấp hơn về mặt cấu trúc so với tỷ lệ đầu tư, điều này được thể hiện qua những thâm hụt thường xuyên trong cán cân thanh toán tài khoản vãng lai ở cả hai quốc gia (ngoại trừ năm nay đối với Indonesia). Những khoản thâm hụt này là một yếu tố mong manh trong thời kỳ căng thẳng về dòng vốn quốc tế và hai nước phải khuyến khích tiết kiệm trong nước để củng cố khả năng đầu tư của họ.

Các nước này cũng phải khuyến khích tích lũy toàn cầu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. Tin tốt cho Ấn Độ và Indonesia là họ đang ngày càng thành công. Đầu tư nước ngoài đã trở nên quan trọng đối với hai quốc gia này hơn là đối với Trung Quốc.

Năng suất: Trung Quốc đang suy yếu

Theo truyền thống, tăng trưởng được coi là kế tquả của đầu vào lao động và vốn cộng với năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), được tính bằng chênh lệch giữa tăng trưởng thực tế và tăng trưởng do tăng đơn giản đầu vào lao động và vốn. TFP này được cho là phản ánh sự cải thiển về chất của một nền kinh tế, năng lực đổi mới, vị trí của nền kinh tế đó trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao nhất. Đây là một phần của nguồn cảm hứng trong sự tăng trưởng.

TFP của Trung Quốc đã rất mạnh trong “30 năm vinh quang” của nước này, đạt khoảng 3 đến 3,5 điểm GDP, nhờ tỷ lệ đầu tư đặc biệt và sự gia tăng dân số trong độ tuổi lao động để đạt được tỷ lệ tăng trưởng 10% trong giai đoạn này. TFP đã giảm khá mạnh xuống 0,7 điểm từ năm 2010 đến năm 2019 trong giai đoạn khi quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ và tỷ trọng của lĩnh vực xây dựng khiến năng suất tổng thể thấp hơn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ, nước này đã có thể duy trì TFP cao hơn đáng kể so với Trung Quốc và thậm chí cao hơn mức trung bình của các nước mới nổi trong thập kỷ 2010 – 2019, với mức trung bình hàng năm là 2,2 điểm. Đại dịch đã phá vỡ hoàn toàn chỉ số này (với mức giảm 2,9 điểm GDP vào năm 2020 và gần như đình trệ vào năm 2021) nhưng xu hướng của năm 2022 là phù hợp với xu hướng của thập kỷ trước.

Indonesia ở vị trí trung gian, với TFP trung bình chiếm 1 điểm GDP trong thập kỷ qua, tương đương 20% tăng trưởng kinh tế của đất nước.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 12/02/2023

Trung Quốc không còn dẫn trước Ấn Độ và Indonesia về tăng trưởng – Phần II


Hiệu ứng giàu có: Các tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở 3 quốc gia

Để đánh giá khoảng cách giàu nghèo giữa người dân của 3 quốc gia, bảng xếp hạng thế giới trước tiên tính đến sức mua quốc tế của người dân mỗi nước, được tính bằng đồng USD. Về tiêu chí này, Trung Quốc hiện rất gần với thứ hạng các quốc gia có thu nhập cao, với GDP danh nghĩa bình quân đầu người là 12.556 USD năm 2021, vì ngưỡng do WB đặt ra (về thu nhập bình quân đầu người, tức là tiêu chí hơi khác một chút) là 12.695 USD trong cùng kỳ. Indonesia vừa đúng gnưỡng của các nước có “thu nhập trung bình cao” với GDP bình quân đầu người là 4.292 USD năm 2021, và Ấn Độ nằm trong khu “quốc gia trung bình thấp”, với GDP bình quân đầu người là 2.227 USD, tương đương với 1/6 GDP bình quân đầu người của Trung Quốc. Những khác biệt đáng kể này lý giải vì sao dòng khách du lịch quốc tế hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu là từ Trung Quốc (không kể tác động ảnh hưởng của COVID-19).

Nhưng bức tranh toàn cảnh sẽ thay đổi nếu lập luận theo sức mua tương đương (PPP) dựa trên giá cả trong nước, mà ở Ấn Độ hoặc Indonesia là thấp hơn nhiều so với ở Trung Quốc.

GDP bình quân đầu người tính theo PPP của Trung Quốc chỉ vượt Indonesia vào năm 2009 và khoảng cách với Ấn Độ vào năm 2021 không còn là 1/6 mà chỉ còn là dưới 1/3. Do đó, tầng lớp trung lưu đang trở nên đông đảo hơn ở ba quốc gia, một yếu tố cơ bản của sự phát triển vì nó thúc đẩy sự đa dạng hóa các dịch vụ cũng như các tiến bộ trong giáo dục và bảo trợ xã hội. Một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu PEW đã phân tích sự xếp loại các nước châu Á theo thu nhập PPP và USD trên đầu người.

Tầng lớp tương đối “nghèo” (thu nhập hàng ngày từ 2 đến 10 USD) chiếm số đông áp đảo ở Ấn Độ và Indonesia. Tầng lớp “tương đối sung túc” (từ 10 đến 50 USD/ngày) gồm hơn một nửa dân số Trugn Quốc và gần 17% dân số Indonesia, trong khi ở Ấn Độ vẫn đạt mức thấp. Con đường dẫn đến sự thịnh vượng của cá nhân vẫn còn dài đối với người Ấn Độ và Indonesia nhưng tầng lớp trung lưu đầu tiên đang phát triển, giúp đa dạng hóa hai nền kinh tế và thu hút các nhà đầu tư quốc tế.

Đô thị hóa: Trung Quốc không còn năng động

Từ 40 năm qua, Trung Quốc đã ghi nhận một nhịp độ đô thị hóa rất cao và đây là một thành phần quan trọng trong sự tăng trưởng của đất nước. Năm 2021, dân số thành thị của nước này đạt 63% tổng dân số, so với 57% của Indoensia và chỉ 35% của Ấn Độ. Nhưng xu hướng này đang thay đổi. Dân số đô thị của Trung Quốc giờ đang tăng chậm hơn so với hai gã khổng lồ châu Á kia.

Các chuyên gia của Liên hợp quốc ước tính tốc độ tăng dân số đô thị ở Trung Quốc sẽ giảm 1% mỗi năm vào năm 2030. Tốc độ này cũng sẽ chậm lại ở Indonesia, nhưng Ấn Độ vẫn có thể tiếp tục nhịp độ hiện nay trong nhiều thập kỷ. Cuộc khủng hoảng bất động sản hiện nay ở Trung Quốc dự kiến sẽ đẩy nhanh các xu hướng trước đó và động cơ đô thị hóa giờ đây sẽ chỉ hỗ trợ không đáng kể cho sự tăng trưởng của đất nước.

Nhân khẩu: Sự khởi đầu của ngoại lệ Trung Quốc

Thời kỳ quá độ nhân khẩu học – tức là thời điểm tốc độ tăng trưởng dân số chậm lại – đang diễn ra trên khắp lục địa châu Á. Nhưng quá trình này không xảy ra với cùng nhịp độ hoặc cùng mức độ ở các quốc gia khác nhau. Trung Quốc là một ngoại lệ về sự đảo ngược nhanh chóng của đô thị, trong khi động lực nhân khẩu học của Ấn Độ và Indonesia đang dần chậm lại, để có thể đạt được mức ổn định dân số trong nhiều thập kỷ. Do đó, “yếu tố lao động”, theo cách dùng từ của các nhà kinh tế, tiếp tục phát triển về số lượng ở hai quốc gia này trong khi co lại ở Trung Quốc.

Trong các chỉ số về những thay đổi này có tỷ lệ sinh (số trẻ em trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), quy mô dân số trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuỏi, theo thống kê của Liên hợp quốc) và tỷ lệ người  trên 65 tuổi.

Trung Quốc xuất phát từ mức cao nhất vào năm 1950, với tỷ lệ sinh vượt trội là 6,1 tr3/1 phụ nữ. Sau đó, nước này trải qua 3 lần giảm: lần quan trọng nhất dưới thời Mao Trạch Đông vớ tỷ lệ sinh còn 2,5 vào năm 1980; tiếp đến là lần thứ hai, với chính sách một con và hạ tỷ lệ sinh xuống 1,8 vào năm 1990; lần thứ ba vào năm 2021 với tỷ lệ sinh chỉ còn 1,2, thấp hơn cả Nhật Bản (1,36).

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 12/02/2023

Trung Quốc không còn dẫn trước Ấn Độ và Indonesia về tăng trưởng – Phần I


Theo asialyst.com, 2022 đã là một năm mang tính bước ngoặt đối với nhiều nước châu Á đang phát triển. Đà tăng trưởng của Trung Quốc đã chững lại và động lực khu vực đang thay đổi. Đó là những gì có thể thấy khi so sánh Trung Quốc với hai nền kinh tế đang phát triển chính khác của lục địa châu Á: Ấn Độ và Indonesia. Một so sánh dựa trên việc phân tích 9 chỉ số trọng tâm về kinh tế và nhân khẩu học.

Bắt đầu điểm qua hai yếu tố. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia chiếm suýt soát 23% GDP toàn cầu tính theo đồng USD. Những quốc gia này cũng chiếm tới 39% dân số thế giới. Năm 1980, bức tranh về cơ bản khác biệt: phần của cả ba nước trong GDP thế giới chỉ là 5,2%. Ngược lại, tỷ lệ dân số của các nước này chiếm tới 41% dân số thế giới vào thời điểm đó.

Về GDP, rõ ràng Trung Quốc đã đạt được hầu hết các tiến bộ trong hơn 42 năm. Tỷ trọng tương đối của nước này trong bộ ba châu Á đạt 51% vào năm 1980. GDP của Trung Quốc cũng tương đương với GDP của Ấn Độ và Indonesia cộng lại. Đến năm 2022, tỷ trọng tương đối của Trung Quốc đã tăng lên 79%, do tỷ lệ dân số của nước này trong bộ ba đã bắt đầu giảm, từ 54% xuống 45%. Chúng ta hãy chuyển sang phân tích, với 9 vấn đề trọng tâm.

Tăng trưởng: Kết thúc vấn đề ngoại lệ Trung Quốc

Kể từ đầu thế kỷ này, động lực tăng trưởng GDP của mỗi nước trong ba quốc gia trên đã trải qua những thay đổi đáng kể. Tăng trưởng của Trung Quốc đã tụt xuống nấc thang thứ nhất kể từ năm 2011, bắt đầu xuống dưới mức 10% hàng năm, để tiếp tục với nhịp độ 6% vào năm 2019, giai đoạn mà Tập Cận Bình đánh giá là “bình thường mới”. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ, tốc độ tăng trưởng thấp hơn trong đầu tư sản xuất và xuất khẩu không còn cho phép Trung Quốc duy trì thành tích xuất sắc của “30 năm vinh quang” trước đó.

Nền kinh tế Trung Quốc đã chống chọi tốt với cú sốc của đại dịch trong năm 2020 và 2021, trước khi suy giảm trong năm 2022 do tác động tai hại của chính sách “Zero-COVID” được duy trì bất chấp các biến chủng của virus. Tăng trưởng có thể phục hồi vào đầu năm 2023 sau khi nới lỏng chính sách y tế cứng nhắc phi lý này vào tháng 11 vừa qua. Nhưng Trung Quốc sẽ không trở lại mức tăng trưởng của những năm 2015 – 2019. Theo các chuyên gia của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm xuống nấc thang thứ hai với tiềm năng tăng trưởng hàng năm từ 4% – 5% trong thập kỷ hiện tại. Gánh nặng nhân khẩu học, tốc độ đô thị hóa chậm lại, quyền ưu tiên được trao cho các doanh nghiệp nhà nước, cuộc chiến công nghệ với Mỹ đều là những thách thức sẽ làm chậm quá trình bắt nhịp của Trung Quốc, gnay cả khi mức độ giàu có bình quân đầu người hiện tại của nước này vẫn còn cách xa so với mức bình quân đầu người hiện tại của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Các nhà kinh tế tranh luận sôi nổi về khả năng Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Ngân hàng Goldman Sachs vừa lùi thời điểm Trung Quốc vươn lên vị trí số 1 này đến năm 2035 (10 nước trước đó từng được dự tính là đến năm 2025) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) thậm chí còn bi quan hơn. Theo JCER, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không vượt qua được nền kinh tế Mỹ bởi tốc độ tăng trưởng của họ sẽ trở nên rất chậm trong 10 năm tới (khoảng 1%/năm) dưới tác động của cuộc khủng hoảng nhân khẩu học mà nước này đang trải qua.

Còn Ấn Độ đã biết đến một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ khoảng 8%/năm trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này trước khi hứng chịu một cú sốc khá dữ dội trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tỷ lệ 8%/năm là nhịp độ mà các nhà kinh tế của OECD và WB cho rằng có thể đạt được đối với đất nước của ông Narendra Modi ở mức độ phát triển như hiện tại. Nhưng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng của Ấn Độ kém ổn định hơn và khiêm tốn hơn cho đến năm 2019, với nhịp độ trung bình không vượt quá 6,5%, đặc biệt là do mức tăng đầu tư sản xuất thấp hơn. Ấn Độ phải hứng chịu cú sốc đại dịch rất nặng nề với mức suy thoái âm 6,6% vào năm 2020. Năm 2022, nước này đang trong quá trình lấy lại tiềm năng tăng trưởng bất chấp cú sốc thứ hai do cuộc chiến ở Ukraine gây ra. Trong trung hạn, tăng trưởng của Ấn Độ có thể tiếp tục ở nhịp độ trước đó (6,5%), hoặc thậm chí cao hơn nếu chính phủ có thể đạt được việc huy động đầu tư cho sản xuất hiệu quả hơn.

Về phần mình, Indonesia đã có mức tăng trưởng ổn định đáng lưu ý, dao động từ 5% đến 5,5% trong 15 năm qua. Sau cú sốc của đại dịch, giống như Ấn Độ, Indonesia đang trong quá trình lấy lại nhịp độ tăng trưởng trước đó. Một nhịp độ mà các nhà kinh tế quốc tế và chính phủ coi là cũng không đủ. Nếu đất nước có thể đẩy nhanh các chương trình cơ sở hạ tầng và hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì mức tăng trưởng 7% được coi là có thể.

Nhìn chung, Trung Quốc đã dừng cuộc đua giành ngôi đầu. Trong số ba gã khổng lồ của châu Á đang phát triển, Ấn Độ hiện có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất, đứng trước Indonesia với điều kiện là hai quốc gia này có thể tránh được những cám dỗ của dân tộc chủ nghĩa và những nguy cơ chia rẽ nội bộ.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 12/02/2023

Đặc điểm chính của kinh tế Mỹ 2023 – Phần cuối


Yếu tố lớn nhất quyết định xu thế kinh tế Mỹ năm 2023 là chính sách tiền tệ của FED.

Cuối cùng, FED sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nào? Then chốt là lựa chọn giữa kiểm soát lạm phát và suy thoái kinh tế. Căn cứ vào mức lạm phát của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6,5% vào tháng 12/2022, FED vẫn cần tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2023. Nhưng nếu FED tăng lãi suất lên 6%, sức ép suy thoái của kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt sẽ lớn hơn. Tháng 12/2022, FED quyết định giảm tỷ lệ tăng lãi suất từ 0,75% xuống còn 0,5%. Đằng sau việc xem xét chính sách quan trọng đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại nhanh hơn dự kiến, điều này cho thấy giữa “kiềm chế lạm phát” và “chống suy thoái”, FED nghiêng về chống suy thoái hơn. Trên cơ sở biểu đồ tỷ lệ lãi suất do FED công bố, FED có thể tăng lãi suất 2 – 3 lần torng năm 2023, chủ yếu trong 6 tháng đầu năm. Cùng với việc chấm dứt tăng lãi suất, rủi ro từ chính sách dẫn đến suy thoái kinh tế của Mỹ cũng sẽ giảm đi.

“Tăng lãi suất chậm” và “suy thoái nhẹ” sẽ trở thành hai đặc điểm chính của kinh tế Mỹ trong năm 2023

Nếu “lạm phát cao” và “tăng lãi suất nhanh” là hai đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mỹ năm 2022, thì “lãi suất tăng chậm” và “suy thoái nhẹ” có thể là những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế Mỹ năm 2023. Năm 2022, kinh tế Mỹ đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. Suy thoái kỹ thuật cũng là suy thoái, nhưng đặc điểm không rõ ràng. Năm 2023, các biểu hiện của suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ được bộc lộ rõ hơn, nhưng liệu có xảy ra suy thoái sâu hay không vẫn còn phải quan sát thêm.

Hiện nay mọi người cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023, điều này sẽ gây lực cản đối với kinh tế Mỹ, do đó dự đoán kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng trong năm 2023. Nhưng có một vấn đề nghiêm trọng mang tính logic là kinh tế Mỹ trái ngược với kinh tế thế giới. Trên thực tế, lý do dự báo kinh tế thế giới rơi vào suy thoái năm 2023 là dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ yếu đi. Tuy nhiên, cuối năm 2022, chính sách chống dịch COVID-19 của Trung Quốc được điều chỉnh cơ bản. Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 sẽ là sự kiện có xác suất cao. Kinh tế Mỹ cũng có thể thoát khỏi suy thoái kỹ thuật hiện tại khi tốc độ tăng lãi suất của FED chậm lại. Khi đó, cho dù tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm đi, thì cũng chỉ có thể là suy thoái ở mức độ hạn chế.

Cùng sự chậm lại của quá trình tăng lãi suất của FED và những thay đổi của tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2023, dự báo lạc quan đối với nền kinh tế Mỹ là suy thoái kinh tế có thể kết thúc vào giữa năm 2023. Ngoài ra, theo các nguồn tin, trong vài tháng qua, mặc dù mối lo ngại về việc nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023 ngày càng gia tăng trên thị trường tài chính, nhưng các quỹ đầu tư chuyên nghiệp luôn được ca ngợi là sử dụng “đồng tiền thông minh”, lại đang lựa chọn “đi ngược xu hướng”: Họ bắt đầu đặt cược là cuộc suy thoái sâu của Mỹ có thể tránh được.

Kiến nghị phân bổ tài sản toàn cầu và cảnh báo rủi ro

Xem xét cả năm, nửa đầu năm 2023 sẽ là giai đoạn biến động của thị trường tài chính Mỹ, và trong nửa cuối năm, khi xu thế kinh tế Mỹ trở nên rõ ràng hơn, mức độ biến động của thị trường có thể giảm dần. Xu thế kinh tế Mỹ trong cả năm có thể cho thấy nhịp điệu “thấp trước, cao sau, ban đầu chậm sau đó nhanh”. Nửa đầu năm 2023 có thể là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nhất rủi ro kinh tế và tài chính.

Về sách lược đầu tư, do suy thoái và lạm phát vào năm 2023 sẽ là những từ khóa có tần suất xuất hiện cao trong nền kinh tế Mỹ nên các giao dịch đầu tư có thể được thực hiện xung quanh “suy thoái” và “lạm phát”.

Chú ý đến xu thế chứng khoán Mỹ và trái phiếu Mỹ năm 2023. Hiện tại, nhân tố có sức ép đối với chứng khoán và trái phiếu của Mỹ là chính sách tiền tệ của FED. Cùng với tiến trình tăng lãi suất của FED chậm lại, năm 2023, chứng khoán và trái phiếu Mỹ có thể được hỗ trợ theo từng giai đoạn, dẫn đến sự phục hồi. Chứng khoán Mỹ phục hồi sẽ thu hút dòng vốn quốc tế chảy về Mỹ.

Nhìn chung, xu thế đồng USD có thể yếu đi. Việc FED tiếp tục tăng lãi suất là động lực quan trọng đằng sau xu thế mạnh lên của đồng USD trong năm 2022. Một khi FED ngừng tăng lãi suất, đồng USD sẽ mất đi sự hỗ trợ quan trọng. Trên thực tế, cùng với dự báo của thị trường đối với việc FED giảm tốc độ tăng lãi suất và nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi, quá trình chuyển từ mạnh sang yếu của đồng USD đã bắt đầu. Ngày 5/12/2022, đồng USD đã giảm hơn một nửa mức tăng giá trị kể từ đầu năm 2022. Dữ liệu cho thấy mức tăng hiện tại của chỉ số USD giao ngay thu hẹp xuống còn khoảng 7%, chỉ số này trước đó là tăng khoảng 16%. Đồng USD yếu sẽ kích thích xuất khẩu của Mỹ.

Cảnh giác với rủi ro tại các thị trường mới nổi, từ những năm 1970 đến nay, Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) đã xác định kinh tế Mỹ đã trải qua 7 cuộc suy thoái, gồm 3 cuộc suy thoái sâu (1974, 2008 và 2020) và 4 cuộc suy thoái nhẹ (1980, 1981, 1990, 2001). Học tập từ lịch sử, kinh tế Mỹ suy thoái sâu thường đi kèm với khủng hoảng tài chính toàn cầu, còn suy thoái nhẹ đi kèm với rối ren trên thị trường tài chính, nhưng cũng có tình hình quá độ ổn định. Chúng ta phải cảnh giác với quá trình này, thị trường mới nổi có thể xuất hiện rủi ro thanh khoản, tín dụng và thị trường.

Những thay đổi tình hình trên sẽ có tác động đến tình hình kinh tế và tài chính ở Trung Quốc và quốc tế, cần được theo dõi chặt chẽ.

Nguồn: www.thepaper.cn

TLTKĐB – 09/04/2023

Đặc điểm chính của kinh tế Mỹ 2023 – Phần III


Cần đặc biệt chú ý đến một số thay đổi về chất của nền kinh tế Mỹ

Cơ chế phúc lợi của Mỹ ở mức trung bình trong số các nền kinh tế phát triển ở phương Tây, giúp người dân Mỹ có động lực làm việc mạnh mẽ; tinh thần phấn đấu và đổi mới của doanh nhân là mạnh nhất trong số các nền kinh tế phát triển.

Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động lớn đến các công ty Mỹ, nhưng dịch bệnh cũng tạo cơ hội cho nền kinh tế Mỹ bỏ cũ tạo mới, nhiều công ty không còn khả năng cạnh tranh đã bị đào thải, đồng thời, những doanh nghiệp mới không ngừng xuất hiện trong dịch bệnh, trong đó phần nhiều là doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Ngoài ra, dịch bệnh cũng đẩy nhanh trình độ số hóa của nền kinh tế Mỹ, nâng cao mức số hóa trước 6 – 10 năm. Cục diện này sẽ tiếp tục trong tương lai đối với kinh tế Mỹ. Dữ liệu thống kê của Hiệp hội tự động hóa Mỹ cho thấy trong quý 1/2022, đơn đặt hàng mua robot tại nơi làm việc ở Mỹ đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. 1/2022, đơn đặt hàng mua robot tại nơi làm việc ở Mỹ đã tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Sự “phục hưng” trong thời đại robot và trí tuệ nhân tạo (AI) dần trở thành cơ sở cần thiết cho sự trở lại của ngành chế tạo của Mỹ, tình hình đó sẽ gia tăng ảnh hưởng đến mô hình sản xuất toàn cầu trong tương lai. Tỷ lệ sản xuất trong toàn bộ nhân tố của Mỹ liên tục tăng trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, đây là một chỉ số tổng hợp để đánh giá tiến bộ công nghệ, đổi mới tổ chức, chuyên môn hóa và đổi mới sản xuất… Trong thời kỳ hậu dịch COVID-19, năng suất tổng hợp ở Mỹ có hy vọng sẽ tiếp tục tăng.

Ngoài ra, “Đạo luật khoa học và chip” và “Đạo luật giảm lạm phát” sẽ lần lượt có hiệu lực vào tháng 8/2022 và tháng 1/2023 là những chính sách đầu tư hấp dẫn được Chính quyền Biden đưa ra trước thế giới, cộng thêm với những đặc điểm của thị trường Mỹ như giá năng lượng, tỷ lệ tiết kiệm thấp và khả năng tiêu thụ cao sẽ tiếp tục thu hút những công ty hàng đầu trong ngành chế tạo xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất tại Mỹ.

Sự giảm giá của tài sản mã hóa đã khiến Mỹ phải xem xét nghiêm túc các vấn đề như ra mắt đồng USD kỹ thuật số

Tài sản được mã hóa có liên quan chặt chẽ đến sự tiến bộ của tài chính kỹ thuật số, thậm chí trở thành biện pháp quan trọng để các nhà đầu tư thu lợi nhuận từ tiến bộ tài chính kỹ thuật số. Nhưng vào năm 2022, giá của nhiều loại tiền điện tử đã giảm mạnh và sẽ xuất hiện biến động không ngừng. Việc giảm giá của tài sản mã hóa đã thúc đẩy các cơ quan quản lý Mỹ thay đổi thái độ đối với loại tài sản này: từ “đàn áp” sang “giữ ổn định” và hiện tại là “tích hợp”. Năm 2022, các cơ quan quản lý của Mỹ đã tăng cường xây dựng quy định pháp luật về tiền kỹ thuật số. Trong cả năm 2022, hầu hết các cơ quan quan trọng của Chính phủ Mỹ như Quốc hội, Nhà Trắng, FED, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính,… đều triển khai nghiên cứu về tài sản kỹ thuật số, những cơ quan liên quan cũng đã ban hành phương châm hành động. Tháng 9/2022, Chính quyền Biden đã công bố khuôn khổ giám sát về Bitcoin và tiền điện tử, làm rõ hơn lộ trình của Mỹ đối với “tài sản kỹ thuật số”.

Rõ ràng, Chính phủ Mỹ đã ý thức được hình thái tài sản xã hội kỹ thuật số chắc chắn sẽ thay đổi. Tất nhiên, tài sản kỹ thuật số và tiền kỹ thuật số cuối cùng sẽ thể hiện dưới hình thức nào, phát triển như thế nào vẫn khó lường, nhưng phương hướng đã rất rõ ràng, đó là Mỹ mong muốn duy trì địa vị lãnh đạo, thậm chí còn tăng cường giữ vững quyền bá chủ của mình trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, tín dụng.

Triển vọng kinh tế Mỹ năm 2023

Từ phân tích động lực tăng trưởng kinh tế trên, xu thế kinh tế Mỹ năm 2023 phụ thuộc vào kết quả tác động tổng hợp của tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

Tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế Mỹ, nhưng động lực tăng trưởng tiêu dùng giảm tốc. Mặc dù doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 11/2022 đã tăng 1,3% so với tháng 11/2022, điều này có vẻ mạnh mẽ, nhưng sức tiêu thụ mạnh, được thực hiện bằng cách tiêu thâm vào vốn và nợ nần chồng chất, rất khó duy trì. Tháng 10/2022, tốc độ tăng trưởng thu nhập khả dụng cá nhân ở Mỹ chỉ là 2,8% và tỷ lệ tiết kiệm giảm xuống 2,3%, thấp hơn mức trước cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp năm 2008. Theo dữ liệu từ FED vào ngày 15/11/2022, tốc độ tăng nợ của hộ gia đình quý 3/2022 là nhanh nhất kể từ năm 2008 và số dư nợ thẻ tín dụng tăng vọt lên 15% so với cùng kỳ năm 2021. Do lượng sử dụng thẻ tín dụng và khoản cho vay có tài sản thế chấp tăng mạnh, nợ hộ gia đình của Mỹ đã tăng 351 tỷ USD trong quý 3/2022, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2007.

Số liệu trên cho thấy tình hình dư nợ của hộ gia đình người tiêu dùng Mỹ đã xấu đi nhiều và có thể giảm sút rõ rệt sau mùa tiêu dùng Giáng sinh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất, tốc độ tăng trưởng đầu tư đã chậm lại. Nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho tiêu dùng nội địa Mỹ và tác động đến mong muốn đầu tư của nhà đầu tư. Nhu cầu trong nước của Mỹ đã tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp, cùng với chính sách tăng lãi suất mạnh mẽ của FED bắt đầu lan sang nền kinh tế thực thể, nhu cầu nội địa sẽ giảm hơn nữa, điều đó có nghĩa là tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong quý 3/2022 chỉ có thể là sự phục hồi tạm thời. Về xuất khẩu, năm 2022, do xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, xuất khẩu dầu mỏ của Nga sang châu Âu bị cản trở, xuất khẩu năng lượng của Mỹ sang châu Âu tăng mạnh. Tuy nhiên, yếu tố đặc biệt này lại gây nghi ngờ đối với sự thúc đẩy tính bền vững tăng trưởng kinh tế Mỹ.

(còn tiếp)

Nguồn: www.thepaper.cn

TLTKĐB – 09/04/2023

Đặc điểm chính của kinh tế Mỹ 2023 – Phần II


Ngoài 3 nhân tố tiêu cực trên, còn có 5 yếu tố tích cực tác động đến kinh tế Mỹ trong năm 2022:

Một là lạm phát mặc dù mang tính lâu dài nhưng đã có dấu hiệu chững lại. Trước tình trạng lạm phát nằm “ngoài tầm kiểm soát”, FED đã hoàn toàn thay đổi lập trường về chính sách tiền tệ, liên tiếp đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán. Đến tháng 11/2022, mức tăng CPI ở Mỹ giảm xuống 7,1% và sau đó là 6,5% vào tháng 12. Xu thế giảm lạm phát về cơ bản đã được xác định.

Hai là tình hình việc làm tiếp tục duy trì xu thế tích cực. Mặc dù tiền lương và giá hàng hóa đối mặt với áp lực tăng cao, nhưng thị trường việc làm đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ trong suốt cả năm. Từ đầu năm 2022 đến nay, các nhà tuyển dụng đã tạo thêm hơn 300.000 việc làm mỗi tháng và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức dưới 4%. Tháng 12/2022, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tiếp tục giảm từ 3,7% trong tháng 11 xuống 3,5%, mức thấp nhất trong 50 năm. Bắt đầu từ tháng 11/2022, các công ty công nghệ đã có nhiều đợt sa thải lớn, nhưng trên thực tế, tác động của việc sa thải của công ty công nghệ có thể bị hạn chế. Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy biến động số lượng nhân viên bị sa thải trong ngành công nghệ thông tin rất lớn và không liên quan nhiều đến việc làm phi nông nghiệp cũng như chu kỳ suy thoái. Đối với chính sách tiền tệ, điều FED coi trọng hơn là tình hình việc làm tổng thể, chứ không phải là tình trạng tốt hay xấu của một ngành nào đó. Việc sa thải nhân viên của các công ty khoa học công nghệ cũng có tác động hạn chế đến chính sách tiền tệ.

Ba là bội chi ngân sách giảm mạnh. Các khoản bội chi ngân sách trong tài khóa 2020 và 2021 là hai khoản thâm hụt nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 15,2% và 12,4% GDP. Nhưng dù vậy, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn bất ổn và vẫn cần biện pháp kích thích tài khóa, năm 2022, việc Chính phủ liên bang Mỹ lại có thể kiềm chế tác động của bội chi ngân sách với quy mô lớn, giảm mạnh thâm hụt là điều không dễ dàng.

Bốn là tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu Mỹ của tư nhân đang gia tăng. Ngày 16/11/2022, dữ liệu mới nhất do Bộ Tài chính Mỹ công bố cho thấy tổng thu nhập ròng của tất cả các giao dịch ngân hàng cũng như chứng khoán dài hạn và ngắn hạn ở nước ngàoi của Mỹ trong tháng 9 là 30,9 tỷ USD, trong đó thu nhập ròng dòng vốn tư nhân nước ngoài là 48,5 tỷ USD. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài tăng thêm 93,8 tỷ USD để mua trái phiếu Mỹ dài hạn. Cục diện đó cho thấy trong thời kỳ bất ổn, sức hấp dẫn mạnh mẽ của thị trường Mỹ đối với các nhà đầu tư tư nhân không thay đổi.

Năm là lợi nhuận của các công ty tiếp tục xu thế tăng trưởng. Theo dữ liệu mới nhất do công ty FactSet công bố, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Mỹ vào năm 2022 sẽ là 221 USD và tổng lợi nhuận của các công ty vào năm 2022 dự kiến sẽ vượt quá 3 nghìn tỷ USD, cao hơn so với ba năm trước. Dữ liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy trong quý đầu tiên của năm 2022, lợi nhuận sau thuế của các công ty phi tài chính của Mỹ chiếm 14% tổng giá trị gia tăng (GVA), tiếp tục tăng lên 15,5% trong quý 2, giá trị cao nhất kể từ năm 1950.

Quan tâm có trọng điểm đối với các vấn đề kinh tế vĩ mô

Hoạt động của kinh tế Mỹ thường có những đặc điểm điển hình về xu thế và quy luật. Nhưng nền kinh tế Mỹ năm 2022 cho thấy nhiều điểm không điển hình. Trong bối cảnh lợi nhuận doanh nghiệp tích cực ở Mỹ, chứng khoán Mỹ đã tiếp tục suy giảm kể từ đầu năm. Trong năm 2022, lạm phát tăng vọt và sau đó đạt mức cao mới chưa từng thấy trong hàng chục năm. Với cơ sở kinh tế tốt đẹp năm 2022, kinh tế quý 1 và 2 vẫn tăng trưởng âm, rơi vào suy thoái kỹ thuật. Dù vậy, FED vẫn quyết định tăng lãi suất theo kiểu “khắc phục tạm thời”, đồng thời bội chi ngân sách giảm mạnh. Mỗi biểu hiện này đều không điển hình, có thể là sự bất thường tạm thời khi nền kinh tế Mỹ quay trở lại xu thế trước khi xảy ra dịch bệnh, cũng có thể cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trải qua một số thay đổi về cơ cấu. Những thay đổi không điển hình đó đáng được quan tâm và nghiên cứu sâu. Đối với một số vấn đề trọng điểm này, người viết đã thử dự đoán triển vọng.

Lạm phát khó giảm nhanh trong ngắn hạn

Điều này vừa có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện nay, lạm phát ở Mỹ đã chuyển từ tăng “giá nguyên liệu thô-hàng hóa” trước đây sang tăng “lương-giá cả”, tính chất của lạm phát đã thay đổi. Sự thay đổi về tính chất đó đã khiến lạm phát khó giảm nhanh chóng trong ngắn hạn.

Ngoài những nguyên nhân khách quan không thể thực hiện được, về chủ quan, không muốn kiềm chế hoàn toàn lạm phát cũng là nguyên nhân quan trọng khiến lạm phát Mỹ chưa thể nhanh chóng giảm trong ngắn hạn. FED cho biết muốn kiềm chế lạm phát xuống mức 2%, nhưng lại hành động chậm chạp khi đưa ra các hoạch định quyết sách thực tế. Đó là vì đồng USD có tư cách là đồng tiền của thế giới, nếu Chính phủ Mỹ duy trì tỷ lệ lạm phát nhất định, thì giúp chính họ giảm mức nợ, lạm phát đã thực sự giúp Mỹ từ bỏ một khoản nợ.

Ngoài ra, chính sách tiền tệ của FED luôn hy vọng tác động đến hai mục tiêu lớn là “thúc đẩy việc làm” và “kiểm soát lạm phát”, nhưng giữa hai mục tiêu này luôn có mâu thuẫn. Khi lạm phát giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Năm 2024, tổng thống Mỹ sẽ thay đổi nhiệm kỳ, xuất phát từ những toan tính về chính trị trong bầu cử, yêu cầu tăng việc làm của Tổng thống Biden sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, ông sẽ không muốn FED do muốn giảm lạm phát quá nhanh mà tăng tỷ lệ thất nghiệp. Do đó, năm 2023, về kiểm soát lạm phát, FED sẽ dao động giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị, cuối cùng sẽ phát triển thành tình huống tương tự như những năm 1970. Trong quá trình này, trọng tâm mục tiêu lạm phát của Mỹ có thể tăng lên 3 – 4%.

(còn tiếp)

Nguồn: www.thepaper.cn

TLTKĐB – 09/04/2023