“Thống nhất suy nghĩ và hành động”: Đại chiến lược và trật tự bá quyền – Phần cuối


Các chiến lược soán ngôi

Bằng cách nào một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc có thể tìm cách soán ngôi một siêu cường tại vị như Mỹ mà không dẫn đến chiến tranh? Nếu vị thế của siêu cường trong trật tự xuất hiện từ “các hình thức kiểm soát” như gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh, thì cạnh tranh về trật tự sẽ xoay quanh các nỗ lực nhằm tăng cường và làm suy yếu các hình thức kiểm soát này. Theo đó, các quốc gia đang trỗi dậy như Trung Quốc có thể soán gnôi các cường quốc bá chủ như Mỹ một cách hòa bình thông qua hai chiến lược lớn thường được thực hiện theo trình tự:

1/ Thứ nhất, làm suy yếu khả năng thực hiện các hình thức kiểm soát của cường quốc bá chủ, đặc biệt là khi các hình thức kiểm soát này được thực hiện đối với một cường quốc đang trỗi dậy; tuy nhiên, không một cường quốc đang trỗi dậy nào có thể soán ngôi cường quốc bá chủ nếu nước này vẫn ở thế “bảo sao nghe vậy”.

2/ Thứ hai, tạo dựng thương lượng nhằm các hình thức kiểm soát đối với các quốc gia khác, cũng như đặt nền móng cho các cuộc thương lượng nhằm thu phục và tạo tính chính danh. Thực tế cho thấy, không một quốc gia đang trỗi dậy nào có thể trở thành cường quốc bá chủ nếu không thể hạn chế quyền tự chủ của các quốc gia khác hoặc lôi kéo các quốc gia khác bằng cách thu phục và tạo tính chính danh để bảo đảm rằng các quốc gia này luôn tuân theo những yêu cầu của cường quốc đang trỗi dậy.

Đối với các cường quốc đang trỗi dậy, quyết định triển khai các đại chiến lược này diễn ra dưới cái bóng của quyền lực cũng như ảnh hưởng của cường quốc bá chủ và điều này tiềm ẩn những rủi ro đáng kể. Một cường quốc đang trỗi dậy nếu công khai theo đuổi việc tạo dựng trật tự quá sớm có thể khiến cường quốc bá chủ can thiệp vào khu vực sân sau của cường quốc đang trỗi dậy, tập hợp các nước láng giềng của cường quốc đang trỗi dậy để bao vây nước này, hoặc cắt đứt nước này khỏi nguồn cung cấp hàng hóa trong trật tự bá quyền. Vì những lý do này, các chiến lược làm suy yếu với mục đích làm suy yếu trật tự bá quyền thường xảy ra trước các chiến lược tạo dựng nhằm mục đích tạo dựng trật tự của một cường quốc đang trỗi dậy. Hơn nữa, cả hai chiến lược thường được theo đuổi ở cấp độ khu vực trước khi cường quốc đang trỗi dậy chuyển sang chiến lược thứ ba là mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu tức là làm suy yếu và tạo dựng ở cấp độ toàn cầu để soán ngôi trật tự bá quyền.

Khi nào một cường quốc có thể theo đuổi việc mở rộng ảnh hưởng khi nào? Một số học giả như Giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago cho rằng, một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc phải đạt được bá quyền trong khu vực trước khi theo đuổi tham vọng lớn hơn ở phạm vi toàn cầu, sogn tiêu chí này có lẽ vẫn còn quá hạn hẹp. Một số học giả khác như Giáo sư Robert Gilpin của Đại học Princeton lại cho rằng, một cường quốc đang trỗi dậy dù chưa đạt được bá quyền trong khu vực nhưng vẫn có thể thách thức bá quyền ở phạm vi toàn cầu khi sử dụng các “hình thức kiểm soát”  song hành như kinh tế, tài chính, công nghệ và thông tin để duy trì trật tự bá quyền toàn cầu của mình. Đức đã thách thức sự thống trị toàn cầu của Anh trong các lĩnh vực này trước khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra mặc dù quốc gia này chưa đạt được vị thế bá quyền khu vực ở châu Âu, và ngày nay, Trung Quốc dường như cũng đang làm như vậy. Điều quan trọng không phải là việc một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc đã hoàn toàn nắm trong tay quyền lãnh đạo khu vực hay chưa, mà là liệu việc thực hiện chiến lược làm suy yếu và tạo dựng trong khu vực sân sau của họ đã đủ mạnh để họ tự tin rằng mình có thể quản lý rủi ro từ sự can thiệp của cường quốc bá quyền nếu muốn theo đuổi việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu.

Một số người có thể nghi ngờ rằng, một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc có thể làm bất kỳ điều gì, nhưng giống như hầu hết các quốc gia, cường quốc đang trỗi dậy thường theo chủ nghĩa xét lại. Một số khác có thể cho rằng tuyên bố trên gây tranh cãi, nhưng cũng có một nhận định khá chừng mực rằng, hầu hết các quốc gia đều có quan điểm riêng về cách thức hoạt động của trật tự khu vực và toàn cầu, và không có gì đáng ngạc nhiên khi các quốc gia này hành động để hiện thực hóa quan điểm đó nếu cái giá phải trả thấp. Thực tế cho thấy, khi cái giá phải trả thấp thì các cường quốc thường thể hiện cái gọi là “sự chuyển dịch bá quyền” hướng tới việc tạo dựng trật tự trong khu vực láng giềng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Ngay cả khi Mỹ buộc phải hành xử như một cường quốc ở bên ngoài vào thế kỷ XIX, thì nước này vẫn tiến tới việc thực thi bá quyền ở Tây Bán cầu. Câu hỏi quan trọng đặt ra không phải là liệu các quốc gia mới trỗi dậy có các ưu tiên nào khác đối với trật tự hay không, mà là liệu họ có quyết định hành động hay không, và họ hành động thì đó là khi nào và bằng cách nào.

Vì bá quyền thường là mối quan tâm lớn nhất trong các tính toán chiến lược của một cường quốc đang trỗi dậy nên tác giả lập luận rằng, việc lựa chọn “sửa lại” trật tự cũ sẽ dựa trên nhận thức về bá quyền. Hai biến số cực kỳ quan trọng là: (1) khoảng cách về tương quan sức mạnh được ghi nhận với một bá quyền bên ngoài, tức là hàm ý năng lực của cường quốc bá chủ torng việc gây tổn hại đến lợi ích của cường quốc đang trỗi dậy; (2) mối đe dọa được ghi nhận từ bá quyền bên ngoài, tức là việc cường quốc bá chủ sẵn sàng sử dụng quyền lực đó để gây tổn hại. Việc xác định các biến số này một cách trực quan là rất quan trọng vì những gì liên quan nhất đến việc xây dựng chiến lược là đánh giá một quốc gia về sức mạnh và mối đe dọa từ đối thủ, chứ không phải là thước đo khách quan về quyền lực và mối đe dọa (khó có thể nắm bắt được trong mọi trường hợp). Để đơn giản hóa, cả hai biến số này được phân tích trong Bảng 2 với hai tiêu chí cao và thấp.

Bảng 2: Các đại chiến lược của cường quốc đang trỗi dậy hướng tới trật tự bá quyền

 Khoảng cách về tương quan sức mạnh được ghi nhận với một cường quốc bá quyền bên ngoài
CaoThấp
Mối đe dọa được ghi nhận từ cường quốc bá quyền bên ngoàiCaoChiến lược làm suy yếuChiến lược tạo dựng
ThấpChiến lược thích ứngChiến lược thống trị

Cuối cùng, trong khi làm suy yếutạo dựng là các chiến lược nhằm thay đổi trật tự thì các cường quốc cũng có thể theo đuổi các chiến lược khác, như được phân tích dưới đây.

Thứ nhất, khi cườgn quốc đang trỗi dậy coi cường quốc bá chủ mạnh hơn mình nhiều nhưng không phải là mối đe dọa đặc biệt, thì cường quốc đang trỗi dậy đó có xu hướng thích ứng với trật tự bá quyền ngay cả khi các ưu tiên của mình khác với ưu tiên của cường quốc bá chủ bên ngoài. Sự thích ứng có thể do họ muốn tránh việc biến bá quyền bên ngoài thành thế lực thù địch, hoặc mong muốn thu lợi từ quan hệ đối tác với bá quyền nhằm chống lại bên thứ ba. Theo đó, một cường quốc đang trỗi dậy có thể cho phép hoặc thậm chí ủng hộ sự hiện diện quân sự của cường quốc bá chủ tại khu vực, lãnh đạo các tổ chức khu vực và tài trợ cho các sáng kiến kinh tế khu vực. Một ví dụ của chiến lược này là sự thích ứng của Ấn Độ đối với sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Nam Á vì Ấn Độ cho rằng Mỹ hùng mạnh song không phải là mối đe dọa đặc biệt và vai trò của Mỹ là hữu ích trong việc đối trọng với Trung Quốc. Một ví dụ khác có thể là chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ trong những năm 1980.

Thứ hai, khi một cường quốc đang trỗi dậy nghĩ rằng cường quốc bá chủ mạnh hơn mình rất nhiều và là mối đe dọa lớn thì cường quốc đang trỗi dậy đó sẽ theo đuổi chiến lược làm suy yếu các hình thức kiểm soát của bá quyền, bao gồm khả năng gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh ở khu vực hoặc toàn cầu. Trong kịch bản này, cường quốc đang trỗi dậy không thể thích ứng với một bá quyền mà nó coi là mối đe dọa, cũng như không thể công khai chống lại một nước bá quyền mà nó coi là đang nắm quyền lực. Điều này buộc cường quốc đang trỗi dậy phải dùng đến “vũ khí của kẻ yếu” để làm suy giảm đòn bẩy của nước bá quyền. Về mặt quân sự, cường quốc đang trỗi dậy có thể theo đuổi các năng lực phòng thủ quân sự để ngăn chặn cường quốc bá chủ can thiệp và khu vực, đồng thời tránh việc khích động các nước láng giềng đang trỗi dậy và khiến mình bị bao vây; về mặt chính trị, có thể tìm cách giảm bớt vai trò của cường quốc bá chủ bên ngoài trong các cơ chế khu vực; và về mặt kinh tế, có thể tìm cách bảo vệ mình trước việc sử dụng các chính sách quản lý kinh tế của bá chủ. Trung Quốc đã theo đuổi một phiên bản của chiến lược này trong suốt những năm 1990 cho đến khoảng năm 2008.

Thứ ba, khi một cường quốc đang trỗi dậy nghĩ rằng nước bá quyền bên ngoài không mạnh hơn mình quá nhiều nhưng vẫn là mối đe dọa lớn thì cường quốc đang trỗi dậy sẽ theo đuổi chiến lược tạo dựng để xây dựng nền móng cho trật tự của mình bằng cách đầu tư tạo dựng các hình thức kiểm soát của riêng mình gồm năng lực gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh. Cường quốc đang trỗi dậy đủ mạnh để chấp nhận rủi ro khi chống lại nước bá quyền, nhưng không đủ mạnh để có thể tự do thống trị ở khu vực của mình, vì làm như vậy có thể tạo ra khe hở cho nước bá quyền bên ngoài can thiệp. Về mặt quân sự, cường quốc đang trỗi dậy có thể theo đuổi các năng lực cho phép gây sức ép, can thiệp, triển khai sức mạnh quân sự và kiểm soát (thay vì từ vhối sự kiểm soát) trên đất liền, trên không và trên biển; về mặt chính trị, có thể thiết lập các thể chế mới để quản lý khu vực và khiến nước bá quyền phải đứng ngoài cuộc, và về mặt kinh tế, có thể cố tình duy trì sự phụ thuộc bất đối xứng, tuy có vẻ có lợi song thực tế lại kiềm chế các quốc gia khác. Những nỗ lực này thậm chí có thể tương tự các hình thức chiến lược về xây dựng trật tự tự do mà các học giả như Giáo sư John Ikenberry của Đại học Princeton tin rằng sẽ bảo đảm thu phục các quốc gia yếu hơn và tránh sự cân bằng. Khi đã thực hiện thành công ở khu vực sân sau, cường quốc đang trỗi dậy có thể theo đuổi việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Trung Quốc đã theo đuổi chiến lược này kể từ năm 2008 và nó đã trở thành nền móng cho chiến lược mở rộng phạm vi ảnh hưởng mà Trung Quốc theo đuổi sau năm 2016.

Thứ tư, khi một cường quốc đang trỗi dậy nghĩ răng nước bá quyền bên ngoài không mạnh hơn mình nhiều và không có tính chất đe dọa đặc biệt thì cường quốc đang trỗi dậy sẽ tự do hơn trong việc theo đuổi chiến lược thống trị đối với những quốc gia khác trong trật tự, vì họ không quan tâm đến những nỗ lực xây dựng trật tự của đối thủ hoặc sự can thiệp của nước bá quyền. Chiến lược tạo dựng có thể kết hợp giữa gây sức ép và thu phục, song chiến lược thống trị có thể làm quá tải các công cụ gây sức ép do thiếu thách thức trong trật tự hoặc có thể tạo ra liên minh đối trọng. Về mặt quân sự, một quốc gia đang trỗi dậy có thể triển khai lực lượng quân sự thường xuyên hơn; về mặt chính trị, có thể tạo ra các quy tắc và chuẩn mực để “khóa chặt” lợi ích của quốc gia đang trỗi dậy và làm suy yếu tất cả các thể chế cạnh tranh; và về mặt kinh tế, có thể theo đuổi việc khai thác bên cạnh việc duy trì sự phụ thuộc bất đối xứng. Ví dụ như, chiến lược của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi đó tương quan sức mạnh của châu Âu vẫn yếu và các mối đe dọa của châu Âu đối với khu vực Mỹ Latinh ít nghiêm trọng hơn so với những thập kỷ trước.

Bốn chiến lược này thường diễn ra tuần tự, từ chiến lược thích ứng, đến chiến lược làm suy yếu, chiến lược tạo dựng và sau đó là chiến lược thống trị, song vẫn có những ngoại lệ: một quốc gia có thể chuyển từ chiến lược làm suy yếu sang chiến lược thích ứng sau khi thiết lập quan hệ hữu nghị với nước bá quyền bên ngoài; hoặc có thể chuyển từ chiến lược thích ứng sang chiến lược thống trị nếu một nước bá quyền ôn hòa được coi là đã suy yếu.

Trong trường hợp của Trung Quốc, trình tự thông thường dường như đang diễn ra: Trung Quốc ban đầu thích ứng với một nước Mỹ hùng mạnh nhưng không mang tính đe dọa sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ; Trung Quốc tìm cách làm suy yếu Mỹ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc khiến Trung Quốc cho rằng Mỹ là mối đe dọa lớn hơn; Trung Quốc bắt đầu xây dựng trật tự của riêng mình sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi nhận thấy M4y đang suy yếu; và Trung Quốc có thể theo đuổi chiến lược thống trị trong khu vực nếu Mỹ chấp nhận hoặc bị đánh bại trong một cuộc xung đột khu vực. Phần lớn lý thuyết, thực tiễn và bằng chứng thực nghiệm về đại chiến lược này của Trung Quốc gắn liền với thế giới quan và tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bây giờ chúng ta sẽ bàn luận về thể chế này và vai trò của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa Lenin trong việc định hình Đảng, và sau đó là đại chiến lược của Trung Quốc.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

“Thống nhất suy nghĩ và hành động”: Đại chiến lược và trật tự bá quyền – Phần II


Nhìn chung, các cách tiếp cận đặt ra một số câu hỏi quan trọng được liệt kê trong Bảng 1 nhằm xác định đại chiến lược của Trung Quốc. Giáo sư Barry Posen của Học viện Công nghệ Massachusetts từng nói rằng, để tìm ra đại chiến lược, chúng ta phải “thống nhất trong suy nghĩ và hành động” và các câu hỏi dưới đây giúp định hình cách xác định này.

Bảng 1: Các câu hỏi để xác định đại chiến lược

Xác định đại chiến lược: Các câu hỏi chính
Các nội hàm (Các văn bản)1. Mục tiêu: Liệu có một quan điểm nhất quán cho rằng trong số các mối đe dọa mà một quốc gia phải đối mặt, thì các mối đe dọa an ninh nào là quan trọng nhất hoặc cơ bản nhất?
2. Cách thức: Liệu có một tập hợp nhất quán các quan điểm về việc làm thế nào để giải quyết các mối đe dọa quan trọng hoặc cơ bản này trong các văn bản cốt lõi?
3. Phương tiện: Liệu có một lý thuyết về vai trò của từng biện pháp quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước để xử lý mối đe dọa an ninh cụ thể trong các văn bản cốt lõi?
Năng lực (Các thể chế)4. Sự điều phối: Liệu chúng ta có tìm ra bằng chứng cho thấy các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng các thể chế mang tính quan liêu để điều phối nhiều công cụ quản lý nhà nước?
5. Sự tự chủ: Các thể chế chính sách đối ngoại và nhà nước có mức độ tự chủ đối với xã hội và các lực lượng khác nhau ở trong nước liệu có thể thay thế đại chiến lược.
Triển khai (Hành vi)6. Sự biến đổi trong phạm vi các phương tiện: Liệu lý thuyết của chúng ta về đại chiến lược của một quốc gia nhất định có giải thích được sự thay đổi hành vi trong các lĩnh vực chính sách cụ thể tốt hơn các lý thuyết phổ biến về hành vi của nhà nước trong các lĩnh vực đó không?
7. Sự biến đổi giữa các phương tiện: Liệu lý thuyết của chúng ta về đại chiến lược của một quốc gia nhất định có thể áp dụng không chỉ cho một mà cho nhiều lĩnh vực chính sách như quân sự, kinh tế và chính trị?
8. Sự biến đổi đã được đồng bộ hóa: Khi đại chiến lược thay đổi, liệu chúng ta có nhận thấy sự thay đổi trong hành vi đã được đồng bộ hóa giữa một trong ba phương tiện thực thi hoạt động quản lý nhà nước nói trên?

Bên cạnh đó, những câu hỏi này không chỉ hỗ trợ xác định liệu một đại chiến lược có tồn tại hay không, mà còn giúp xác định nó là gì cũng như khi nàotại sao nó thay đổi. Đại chiến lược thường rất hiếm gặp và những thay đổi trong đại chiến lược còn hiếm gặp hơn nữa. Học giả Daniel Drezner của Đại học Tufts lưu ý rằng, thay đổi đại chiến lược “giống như cố gắng bắt một tầu sân bay quay đầu: tốt nhất là nó nên diễn ra từ từ”, để “đại chiến lược là một hằng số thay vì một biến số”. Tính “kết dính” torng đại chiến lược của quốc gia đến từ cả yếu tố tâm lý và tính tổ chức. Nghiên cứu tâm lý học cho thấy, “mọi người không sẵn sàng thay đổi niềm tin của họ về thế giới và không dễ dàng đối mặt với sia lầm của chính mình”, và “một khi họ đã cam kết với một quan điểm, nhận định hoặc hành động cụ thể, thì rất khó để thay đổi suy nghĩ của họ”. Nghiên cứu về tính tổ chức phát hiện ra rằng, “những hạn chế về nguồn lực, chi phí giao dịch, chính trị nội bộ và môi trường trong nước”, kết hợp với các quy tắc chính thức và quy trình vận hành tiêu chuẩn, cùng giúp giải thích “tại sao những nhà hoạch định chính sách thường cảm thấy áp lực để tránh không đi chệch hướng khỏi nguyên trạng”. Những yếu tố này kết hợp với nhau sẽ tạo nên một đại chiến lược.

Nếu các đại chiến lược có tính “kết dính” thì điều gì khiến chúng thay đổi? Tôi lập luận rằng, các đại chiến lược phụ thuộc vào nhận thức về quyền lực và mối đe dọa, và sự thay đổi về nhận thức “được thúc đẩy nhiều hơn bởi các sự kiện, đặc biệt là các cú sốc, hơn là các biện pháp thống kê”, giống như sự thay đổi dần dần của tỷ lệ tăng trưởng GDP hoặc quy mô của các hạm đội tàu chiến. Bằng cách so sánh các mô tả về quyền lực và mối đe dọa trong các văn bản của Trung Quốc trước và sau khi xảy ra các cú sốc về chính sách đối ngoại như sự kiện Thiên An Môn, chiến tranh vùng Vịnh, sự tan rã của Liên Xô và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,… ta có thể xác định liệu nhận thức về quyền lực và mối đe dọa có thay đổi, và điều này cũng sẽ dẫn đến sự điều chỉnh về chiến lược hay không.

Tranh đấu để tạo dựng trật tự

Khi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trong vài năm trở lại đây, một số nhà hoạch định chính sách và học giả thường xuyên đặt lại câu hỏi: “Cuộc cạnh tranh này là vì điều gì?”. Tôi cho rằng, cạnh tranh Mỹ – Trung xoay quanh vấn đề ai sẽ lãnh đạo trật tự khu vực và toàn cầu.

Mặc dù các học giả chuyên ngành quan hệ quốc tế thường cho rằng thế giới là vô chính phủ, nhưng thực tế, thế giới thường mang tính thứ bậc, trong đó một số quốc gia sử dụng quyền lực đối với các quốc gia khác. Số lượng, phạm vi và mật độ của các mối quan hệ thứ bậc này tạo ra trật tự, hoặc “các quy tắc và dàn xếp giữa các quốc gia” có thể chi phối cả hành vi bên trong và bên ngoài của họ. Trong một trật tự bá quyền, quốc gia ưu việt hơn sẽ ưu tiên “sử dụng quyền lãnh đạo của mình” cao nhất trong hệ thống thứ bậc để cơ cấu mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau và trong phạm vi các quốc gia. Các trật tự bá quyền bao hàm khái niệm mà Giáo sư Robert Gilpin của Đại học Princeton gọi là một số “hình thức kiểm soát” của một quốc gia thống trị để quản lý các quốc gia dưới quyền, và việc kiểm soát đó thường bao hàm sự kết hợp năng lực gây sức ép (để bắt buộc tuân thủ), thu phục (để thuyết phục tuân thủ) và tạo tính chính danh (để sử dụng quyền lực lãnh đạo hợp pháp).

Việc gây sức ép xuất phát từ mối đe dọa trừng phạt. Năng lực gây sức ép có thể xuất phát từ sức mạnh quân sự của một quốc gia hoặc sức mạnh cấu trúc quốc gia đó đối với các lĩnh vực quan trọng của hệ thống, bao gồm tiền tệ, thương mại và công nghệ,… Thu phục là khả năng khuyến khích hoặc thậm chí “mua chuộc” sự hợp tác thông qua giao kèo hoặc cám dỗ cùng có lợi. Điều này thường bao hàm các cơ hội được phát ngôn, bảo đảm an ninh, cung cấp lợi ích chung hoặc riêng, hoặc thu hút nhóm tinh hoa. Cuối cùng, tạo tính chính danh là năng lực chỉ huy có được nhờ đặc tính hoặc hệ tư tưởng của quốc gia thống trị. Tính chính danh có thể xuất phát từ mối quan hệ về tư tưởng, vốn biểu tượng, hoặc các nguồn lực khác và có thể hoạt động như một loại quyền lực. Ví dụ, nhiều thế kỷ trước, do vai trò tín ngưỡng của mình mà Vatican vẫn có thể chỉ huy các quốc gia cho dù không sử dụng nhiều sức mạnh vật chất. Sự kết hợp khả năng gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh đã bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia trong trật tự.

Sự kết hợp này hiếm khi tạo nên sự đồng nhất và do đó, các trật tự bá quyền có thể thay đổi về nội dung và phạm vi địa lý. Một số hình thức của trật tự như đế chế thường dựa nhiều hơn vào việc gây sức ép; những hình thức khác như trật tự tự do của Mỹ nhấn mạnh đến sự thu phục và tính chính danh. Đa số các trật tự sẽ mạnh hơn ở một số khu vực so với những khu vực khác, và cuối cùng, hầu hết đều phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh có thể khiến các trật tự này thay đổi.

Trật tự thay đổi như thế nào là một câu hỏi đã có từ lâu, song vẫn là một câu hỏi phù hợp trong bối cảnh ngày nay. Các trật tự bá quyền giống trật tự do Mỹ dẫn dắt hiện nay được cho là đã thay đổi một cách cơ bản thông qua chiến tranh quy mô lớn giữa các cường quốc cùng với các cuộc xung đột như Chiến tranh thế giới thứ hai đã khép lại một trật tự cũ và mở ra một trật tự mới. Ngày nay, chiến tranh giữa các cường quốc ít có khả năng xảy ra hơn so với trước đây do khả năng răn đe hạt nhân, điều này khiến một số người lầm tưởng rằng trật tự hiện tại về cơ  bản là ổn định. Quan điểm đó đã đánh giá thấp bản chất cạnh tranh giữa các nước lớn trong thời bình và khả năng thay đổi trật tự trong bối cảnh “xung đột ngầm” mà không cần tới chiến tranh. Các trật tự có thể thay đổi một cách hòa bình khi các hình thức kiểm soát gồm năng lực gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh bị suy yếu, đồng thời các trật tự này có thể cường thịnh khi các hình thức kiểm soát này được củng cố. Những quá trình này có thể xảy ra từ từ hoặc cùng lúc, nhưng giống như sự tan vỡ tương đối hòa bình của Liên Xô, không nên để xảy ra chiến tranh.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

“Thống nhất suy nghĩ và hành động”: Đại chiến lược và trật tự bá quyền – Phần I


Chúng ta là một quốc gia đặc biệt. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng một vấn đề là kinh tế, chính trị hoặc quân sự… Thật khó để chúng ta hiểu rằng chúng ta phải có khả năng thực hiện đồng thời các phương diện quân sự, chính trị và kinh tế”.

Henry Kissinger, 1958

Ba trăm năm trước, khi nhắc đến từ chiến lược, chúng ta sẽ gặp phải những ánh nhìn bối rối từ các chính khách trên khắp châu Âu và châu Mỹ bởi lý do đơn giản: nó không tồn tại. Thuật ngữ gần nghĩa nhất là từ strategia, một từ đã bị lãng quên, từng xuất hiện trong một bài văn Hy Lạp cổ đại, với nghĩa hẹp là “những biện pháp mà một vị tướng có thể sử dụng để bảo vệ vùng đất của mình và đánh bại kẻ thù”. Phải đến khi một người lính và là một học giả người Pháp biên dịch một luận thuyết quân sự cũ của Đế quốc Đông La Mã vào thế kỷ XVIII thì từ này mới xuất hiện trở lại và mang ý nghĩa rộng hơn ở các nước phương Tây. Hiện nay, chiến lượcđại chiến lược đã trở thành những khái niệm không thể thiếu khi nghiên cứu về chính trị thế giới, ngay cả khi định nghĩa về chúng vẫn còn khó nắm bắt.

Các khái niệm “đại chiến lược” và “trật tự quốc tế” nằm ở vị trí trung tâm trong mọi lập luận của cuốn sách này, đó là Trung Quốc đã sử dụng đại chiến lược để soán ngôi Mỹ trong trật tự quốc tế. Để đặt nền tảng cho lập luận này, chúng ta sẽ bước đầu tìm hiểu về cả hai khái niệm này trên ba phương diện. Thứ nhất, giải thích đại chiến lược là gì và cách thức xác định một đại chiến lược. Thứ hai, tìm hiểu trật tự quốc tế là gì và tại sao nó lại là trung tâm của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung. Cuối cùng, là câu hỏi các cường quốc đang trỗi dậy có thể sử dụng những đại chiến lược nào để định hình trật tự và những biến số nào có thể khiến các cường quốc này chuyển từ một chiến lược này sang một chiến lược khác.

Tìm hiểu về đại chiến lược

Đại chiến lược là gì? Giáo sư Hal Brands của Đại học Johns Hopkins lưu ý rằng, đây là “một trong những khái niệm khó nắm bắt và bị lạm dụng rộng rãi nhất trong hệ thống thuật ngữ về chính sách đối ngoại”. Hầu hết các định nghĩa về thuật ngữ này được chia thành hai nhóm lớn. Một là, nội hàm của đại chiến lược chỉ tập trung vào các biện pháp quân sự, vấn đề này còn nhiều tranh cãi vì đã biến “đại chiến lược” thành “chiến lược quân sự” và bỏ qua các công cụ kinh tế và chính trị. Hai là, định nghĩa đại chiến lược là việc sử dụng bất kỳ biện pháp nào để đạt được bất kỳ mục tiêu nào, nhưng cách diễn giải này lại khiến đại chiến lược không có sự khác biệt so với chiến lược.

Một cách diễn giải tốt hơn giúp “đại chiến lược” trở thành một khái niệm đặc biệt là thông qua lý thuyết an ninh tích hợp. An ninh được định nghĩa ở đây là “chủ quyền [ví dụ, tự do hoạt động hoặc tự chủ], an toàn, toàn vẹn lãnh thổ và vị thế quyền lực, trong đó yếu tố cuối là cần thiết đối với ba yếu tố trước đó”. Đại chiến lược là lý thuyết của một nhà nước về cách thức có thể đạt được những mục tiêu liên quan đến an ninh cho chính mình một cách có chủ ý, được phối hợp và thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau của hoạt động quản lý nhà nước, như các công cụ quân sự, kinh tế và chính trị.

Cách diễn giải này cũng bắt nguồn từ quá trình phát triển lịch sử của khái niệm trong hai thế kỷ qua. Khi các nhà chiến lược và học giả theo dõi sự xuất hiện của nhà nước công nghiệp hiện đại và sự gia tăng các năng lực và công cụ của nhà nước này từ thời Napoléon cho đến thời đại của động cơ hơi nước và trong các cuộc chiến tổng lực của thế kỷ XX, họ cũng dần mở rộng quan điểm về các phương tiện để thực hiện đại chiến lược, từ quân sự đến các công cụ khác, ngay cả khi vẫn coi mục tiêu của đại chiến lược là dựa trên nền tảng an ninh, từ đó đưa ra một định nghĩa tương tự định nghĩa đã được trình bày ở đây.

Bằng cách nào đó chúng ta có thể tiên đoán đại chiến lược của Trung Quốc thông qua hành vi có vẻ như rời rạc của nước này? Theo những lưu ý đã chia sẻ, đây không phải là một thách thức hoàn toàn mới. Năm 1907, nhà ngoại giao người Anh Eyre Crowe đã viết một bản ghi nhớ dài và có tầm ảnh hưởng nhằm cố gắng giải thích hành vi trên diện rộng của một nước Đức đang trỗi dậy. Mặc dù bản ghi nhớ của Crowe vẫn gây tranh cãi cho đến ngày nay, nhưng nó đã cung cấp một nền tảng hữu ích để chúng ta có thể cải thiện công tác nghiên cứu về đại chiến lược thông qua cách tiếp cận chặt chẽ hơn dựa trên khoa học xã hội.

Crowe lập luận rằng, chiến lược của Đức có thể “được rút ra từ lịch sử của quốc gia này, từ những phát biểu và kế hoạch sẵn có của những nhà cầm quyền và chính khách Đức” và từ “những sự việc đã được xác định về hành vi của người Đức” – nghĩa là, thông qua văn bản và hành vi. Từ sự nhấn mạnh của Crowe vào hai yếu tố này, chúng ta có thể bổ sung thêm một yếu tố khác, đó là các thể chế an ninh quốc gia. Kết hợp các cách tiếp cận này lại với nhau, chúng ta cần tập trung vào ba yếu tố. Các quốc gia cần phải có một tập hợp:

(1) các nội hàm của đại chiến lược miêu tả cách thức các mục tiêu, phương thức và phương tiện của chiến lược được tích hợp đồng bộ;

(2) các năng lực của đại chiến lược tại các thể chế an ninh quốc gia nhằm điều phối các công cụ quản lý nhà nước đa dạng để theo đuổi lợi ích quốc gia hơn là lợi ích của các nước trong khu vực; và

(3) việc triển khai đại chiến lược về cơ bản nhất quán với nội hàm về chiến lược của một quốc gia.

Để xác định đại chiến lược, giải pháp thay thế cho các tiêu chí chặt chẽ này là áp dụng cách tiếp cận “ta sẽ biết khi ta thấy nó”. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhưng kèm theo rủi ro dự đoán sai, do đó có thể trở nên nguy hiểm nếu ảnh hưởng đến chính sách. Để xác định liệu các tiêu chí trên có được đáp ứng hay không, cần tập trung vào ba yếu tố, xét về mặt khoa học – xã hội: các văn bản có ghi chép các nội hàm của đại chiến lược; các thể chế thể hiện năng lực của đại chiến lược; và hành vi cho thấy việc triển khai đại chiến lược.

Về văn bản, nền tảng cốt lõi ở đây tập trung vào các tài liệu đáng tin cậy bằng tiếng Trung của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua cơ sở dữ liệu gốc và đã được số hóa đầy đủ. Tác giả đã tìm kiếm và tập hợp các tài liệu trong ba năm qua từ các thư viện, hiệu sách ở Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc đại lục, cũng như các trang thương mại điện tử của Trung Quốc. Các văn bản này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về nội hàm của đại chiến lược, mà còn đề cập các năng lực của đại chiến lược bằng cách nêu bật cách thức hoạt động của các thể chế, cũng như việc triển khai đại chiến lược bằng cách chỉ ra lý do tại sao một số quyết định cụ thể đã được thực hiện.

Điều này dẫn đến yếu tố quan trọng thứ hai. Bên các văn bản, tôi còn tập trung vào các thể chế an ninh quốc gia của Trung Quốc như một bằng chứng về năng lực của đại chiến lược của Trung Quốc. Một số cơ quan chủ chốt của Đảng có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại như Văn phòng Tổng Bí thư, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, các tiểu tổ lãnh đạo (nhiều người thường gọi là các Ủy ban Trung ương) và Quân ủy Trung ương hầu như không trực tiếp công bố các văn bản và rất khó để nghiên cứu các quyết định của họ do tính bảo mật xung quanh hoạt động của các cơ quan này. Đôi khi các văn bản khác nhau cảu Đảng như hồi ký, tuyển tập, bản tóm tắt và tin báo chí có thể cung cấp một vài hiểu biết quan trọng về các phát biểu, quyết định, phiên thảo luận và tranh luận quan trọng tại các cơ quan này. Và những văn bản này cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về đại chiến lược của Trung Quốc.

Cuối cùng, yếu tố thứ ba là xem xét hành vi. Crowe cho rằng, các cường quốc thực hiện một loạt các hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Không phải lúc nào cũng dễ dàng phân tách giữa tín hiệu và nhiễu âm, cũng như xác định đâu là động cơ chiến lược. Trước thách thức này, phương pháp tiếp cận khoa học – xã hội có thể hữu ích. Các học giả có thể xem xét hành vi quân sự, kinh tế và chính trị; xác định xem hành vi khó hiểu trong mỗi lĩnh vực liệu có được giải thích một cách tốt nhất thông qua logic của đại chiến lược hay không; tìm kiếm sự chuyển dịch một cách đồng bộ giữa các lĩnh vực chính sách như một bằng chứng cho sự phối hợp; và tham khảo các văn bản của Đảng để hiểu tại sao Trung Quốc lại hành động theo cách mà họ đã làm. Những nỗ lực này đã làm sáng tỏ cách thức triển khai đại chiến lược của Trung Quốc.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – Phần cuối


Tiếp cận chiến lược làm suy yếu dưới góc độ kinh tế, với bộ ba biến cố nêu trên đã phơi bày hoàn toàn sự phụ thuộc của Trung Quốc vào thị trường, vốn và công nghệ của Mỹ – đặc biệt là thông qua lệnh trừng phạt sau sự kiện Thiên An Môn và những đe dọa thu hồi Quy chế tối huệ quốc (MFN), vốn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc. Bắc Kinh đã tìm cách không tách khỏi Mỹ, mà thay vào đó là tranh thủ sức mạnh kinh tế Mỹ, nỗ lực không để Quốc hội Mỹ xem xét MFN bằng cách thông qua “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn”, thúc đẩy các cuộc đàm phán trong APEC và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ông khai gắn chiến lược làm suy yếu với những đánh giá về sức mạnh của Mỹ nên điều đó đồng nghĩa với việc khi nhận thức thay đổi thì đại chiến lược của Trung Quốc cũng sẽ thay đổi.

Phân tích giai đoạn thứ hai trong đại chiến lược của Trung Quốc là tập trung tạo dựng trật tự khu vực. Chiến lược được thực hiện trên cơ sở sửa đổi chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, thay vào đó nhấn mạnh việc “tích cực tạo sự khác biệt”.

Phân tích chiến lược tạo dựng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứng minh rằng cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến Trung Quốc tin rằng Mỹ đang suy yếu và khuyến khích nước này chuyển sang chiến lược tạo dựng. Bắt đầu bằng việc xem xét thấu đáo diễn ngôn của Trung Quốc về “trật tự đa cực” và “so sánh lực lượng quốc tế”; tiếp đó cho thấy Đảng Cộng sản đã tìm cách đặt nền móng cho một trật tự mới thông qua khả năng gây sức ép, thu phục và tạo tính chính danh dưới sự bảo trợ của định hướng chiến lược mới “tích cực tạo sự khác biệt” do nhà lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ban hành. Giống như chiến lược làm suy yếu trước đó, chiến lược tận dụng lần này đã được thực hiện với nhiều công cụ quản lý nhà nước – quân sự, chính trị và kinh tế.

Khi tập trung phân tích chiến lược tạo dựng ở cấp độ quân sự, lý giải cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thúc đẩy sự thay đổi trọng tâm căn bản trong chiến lược quân sự của Trung Quốc, từ làm suy yếu sức mạnh của Mỹ thông qua việc ngăn chặn trên biển sang tạo dựng trật tự thông qua kiểm soát biển. Trung Quốc hiện đang tìm kiếm khả năng kiểm soát các đảo xa, bảo vệ các tuyến thông thương biển chiến lược, cung cấp lợi ích chung về an ninh,… Để thực hiện những mục tiêu này, Trung Quốc cần một cơ cấu lực lượng khác mà trước đây bị trì hoãn do lo sợ nguy cơ bị Mỹ tấn công và khiến các nước láng giềng dấy lên lo ngại. Đây là những rủi ro mà giờ đây Bắc Kinh đã sẵn sàng chấp nhận hơn. Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường đầu tư vào tầu sân bay, tàu mặt nước đủ khả năng tác chiến, chiến tranh đổ bộ, lực lượng thủy quân lục chiến và các căn cứ ở nước ngoài.

Phân tích chiến lược tạo dựng về mặt chính trị cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến Trung Quốc từ bỏ chiến lược làm suy yếu, tức là không còn tập trung vào việc gia nhập và làm đình trệ hoạt động của các tổ chức khu vực, chuyển sang chiến lược tạo dựng liên quan đến việc thành lập các tổ chức của riêng mình. Trung Quốc đã khởi xướng việc thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), đồng thời nâng cao và thể chế hóa Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vốn được ít người biết đến. Sau đó, Trung Quốc đã sử dụng các thể chế này, dù chưa đạt được nhiều thành công, để làm công cụ định hình trật tự khu vực trong lĩnh vực kinh tế và an ninh theo ý muốn của mình.

Tập trung vào chiến lược tạo dựng ở cấp độ kinh tế cho thấy cuộc khủng hoảng toàn cầu đã giúp Bắc Kinh chuyển từ chiến lược làm suy yếu một cách thụ động nhằm vào các đòn bẩy kinh tế của Mỹ sang chiến lược tạo dựng quyết liệt hơn nhằm tạo ra khả năng gây sức ép và thu phục trong lĩnh vực kinh tế. Trọng tâm của nỗ lực này là Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, sử dụng mạnh mẽ công cụ quản lý nhà nước về kinh tế nhắm vào các nước láng giềng, tạo dựng ảnh hưởng lớn hơn về tài chính.

Bắc Kinh đã sử dụng những chiến lược làm suy yếu và tạo dựng này để hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á và tạo nền tảng cho vị thế lãnh đạo khu vực. Sự thành công tương đối của chiến lược này khiến người ta phải chú ý, nhưng tham vọng của Bắc Kinh không chỉ giới hạn ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Khi nhận thức được việc Washington đang một lần nữa vấp ngã, đại chiến lược của Trung Quốc đã có bước tiến mới với định hướng vươn ra toàn cầu. Theo đó, cần tiếp tục giai đoạn thứ ba của đại chiến lược soán ngôi, đó là mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn cầu. Giai đoạn này nhằm làm suy yếu Mỹ, nhưng quan trọng hơn là tạo dựng trật tự toàn cầu [kiểu Trung Quốc] và gạt Mỹ ra khỏi vị trí lãnh đạo toàn cầu.

Phân tích sự hình thành chiến lược mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, đưa ra lập luận cho rằng chiến lược này xuất hiện sau bộ ba biến cố có tác động cộng hưởng, gồm Brexit, cuộc tranh cử của Donald Trump và sự phản ứng chậm chạp của phương Tây trong thời gian đầu của đại dịch COVID-19. Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thống nhất quan điểm có phần mâu thuẫn: Mỹ đang rút lui trên toàn cầu, nhưng đồng thời cũng chú ý hơn tới thách thức đến từ Trung Quốc. Bắc Kinh nhận định rằng: “cục diện thay đổi lớn trăm năm chưa từng có” đang xảy ra, và Trung Quốc đang có cơ hội thay thế Mỹ để trở thành nước lãnh đạo toàn cầu vào năm 2049, và thập kỷ tiếp theo có ý nghĩa then chốt đối với mục tiêu này.

Phân tích về “cách thức và phương tiện” thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc cho thấy, về chính trị, Bắc Kinh sẽ tìm cách thể hiện vai trò lãnh đạo trong nền quản trị toàn cầu và các thể chế quốc tế, đồng thời thúc đẩy các chuẩn mực chuyên chế. Về kinh tế, chiến lược này sẽ làm suy yếu các lợi thế tài chính vốn là nền tảng quyền lực của Mỹ và nắm bắt bước tiến then chốt của “cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Về quân sự, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sẽ triển khai một đội quân thực sự có tầm vóc toàn cầu với các căn cứ nước ngoài trên toàn thế giới.

Cuối cùng khi phân tích phản ứng của Mỹ đối với tham vọng soán ngôi Mỹ trong trật tự khu vực toàn cầu của Trung Quốc cho thấy một sự chỉ trích những người ủng hộ chiến lược đối đầu phản tác dụng hoặc những người muốn thỏa hiệp để nhận lại những lợi ích khổng lồ. Theo đó, đối đầu trực diện sẽ phải bất chấp những phản đối trong nội bộ Mỹ và thỏa hiệp sẽ đồng nghĩa với việc nhường lại sân chơi cho Trung Quốc. Trên cơ sở đó, một chiến lược cạnh tranh bất đối xứng, không đòi hỏi Mỹ phải so kè với Trung Quốc về tiền bạc, số lượng tàu chiến hay các khoản cho vay trở thành một đề xuất.

Cách tiếp cận hiệu quả này nhấn mạnh việc phủ nhận vị thế lãnh đạo của Trung Quốc trong chính khu vực sân sau của họ, và cũng học hỏi từ chính chiến lược làm suy yếu đối thủ của Trung Quốc, Mỹ cần tập trung làm suy yếu các nỗ lực gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á và trên toàn thế giới theo cách thức có chi phí thấp hơn nỗ lực tạo dựng quyền lãnh đạo của Bắc Kinh. Đồng thời, lập luận cho rằng Mỹ nên theo đuổi việc tạo dựng trật tự, tái đầu tư vào chính những thành tố nền tảng trong trật tự toàn cầu của Mỹ mà Bắc Kinh đang tìm cách làm suy yếu. Cuộc thảo luận này nhằm thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng, ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức ở trong và ngoài nước thì Mỹ vẫn có thể bảo đảm lợi ích của mình và chống lại việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, với điều kiện Mỹ phải nhận ra rằng, để có thể đánh bại chiến lược của đối thủ thì trước hết phải hiểu rõ về chiến lược đó.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – Phần IV


Giả thuyết đầu tiên của Crowe cho rằng Đức không hề có một đại chiến lược nào, thay vào đó chỉ là “một chính sách mơ hồ, rối rắm và phi thực tế”. Theo ông, có khả năng “Đức không thực sự nắm rõ mục tiêu của mình là gì, và tất cả những cuộc viễn chinh, những lời cảnh báo, những âm mưu mờ ám của Đức không hề góp phần tìm ra một hệ thống chính sách được nhận thức đúng đắn và tuân thủ lâu dài”. Ngày nay, luận điểm này phản ánh quan điểm của những người hoài nghi cho rằng chính trị quan liêu, cạnh tranh phe phái, các ưu tiên kinh tế và những phản ứng tự phát theo kiểu dân tộc chủ nghĩa đều âm thầm cản trở Bắc Kinh xây dựng hoặc triển khai một chiến lược tổng thế.

Giả thuyết thứ hai của Crowe cho rằng, các thành tố quan trọng trong hành vi của Đức được điều phối thông qua một đại chiến lược “nhằm mục đích thiết lập một nước Đức bá quyền, đầu tiên là ở châu Âu và sau đó vươn ra thế giới”. Rốt cuộc, Crowe đã đưa ra một giả thuyết thận trọng hơn. Ông kết luận rằng, chiến lược của Đức “cón nguồn gốc sâu xa từ vị thế tương đối của hai quốc gia”, khi Berlin không hài lòng trước viễn cảnh phải tiếp tục chịu sự phục tùng không hồi kết trước London. Luận điểm này phản ánh quan điểm của những người tin tưởng vào việc Trung Quốc có một đại chiến lược. Nó cũng tương đồng với lập luận: Trung Quốc đã theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau để thay thế Mỹ ở cấp độ khu vực và toàn cầu, về cơ bản được thúc đẩy bởi vị thế tương đối của Trung Quốc với Washington.

Trên thực tế, các câu hỏi mà Crowe muốn giải đáp trong bản ghi nhớ của mình có điểm rất tương đồng với thực tế đang diễn ra hiện nay và các quan chức Mỹ đã không bỏ quan nhận định này. Henry Kissinger đã trích dẫn các giả thuyết của Crowe trong cuốn On Chine (Bàn về Trung Quốc). Max Baucus, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, thường xuyên đề cập các nhận định của Crowe trong những cuộc trao đổi với phía Trung Quốc để khéo léo đặt các câu hỏi về chiến lược của họ.

Bản ghi nhớ của Crowe đã tạo ra những ý kiến trái chiều về việc liệu ông có đánh giá đúng về nước Đức hay không. Tuy nhiên, vấn đề Crowe đặt ra vẫn rất quan trọng và khó lý giải ngay cả trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi khó có thể thu thập thông tin từ Trung Quốc. Phương pháp của Crowe cũng có thể cần được cải tiến thông qua cách tiếp cận nào đó chặt chẽ hơn và mang tính phản biện dựa vào chuyên ngành khoa học xã hội. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn sau, theo đó để xác định sự tồn tại, nội hàm và sự điều chỉnh đại chiến lược của Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phải tìm được bằng chứng về: (1) các khái niệm đại chiến lược trong các văn bản của chính quyền; (2) khả năng triển khai đại chiến lược trong các thể chế an ninh quốc gia; và (3) ứng xử mang tính đại chiến lược trong hành vi của quốc gia. Nếu không có cách tiếp cận như vậy thì bất kỳ công trình nghiên cứu, phân tích nào cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi những thành kiến cố hữu trong “nhận thức và nhận thức sai lầm”, điều thường thấy trong những phân tích về các siêu cường khác.

Nội dung chiến lược

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Trung Quốc đã theo đuổi một đại chiến lược nhằm thay thế trật tự của Mỹ, trước hết là ở cấp độ khu vực và hiện tại là ở cấp độ toàn cầu.

Trước hết cần định nghĩa đại chiến lược và trật tự quốc tế, sau đó tìm hiểu cách thức các cường quốc đang trỗi dậy thay thế trật tự bá quyền thông qua các chiến lược làm suy yếu, tạo dựng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Cũng cần nhận thức về sức mạnh và mối đe dọa từ bá quyền tại vị đã định hình việc lựa chọn đại chiến lược của các cường quốc đang trỗi dậy.

Tiếp theo, trên cơ sở đó tập trung phân tích Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư cách là mô hình thể chế liên kết cho đại chiến lược của Trung Quốc. Là một thể chế theo chủ nghĩa dân tộc xuất phát từ phong trào yêu nước cuối triều Thanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tìm cách khôi phục vụ trí vốn có của đất nước trong hệ thống thứ bậc toàn cầu vào năm 2049. Là một thể chế theo chủ nghĩa Lenin với mô hình tập trung và vai trò tiên phong, được coi là xuất phát từ chủ nghĩa dân tộc, Đảng có “khả năng triển khai đại chiến lược” để phối hợp nhiều công cụ quản lý nhà nước, đồng thời theo đuổi lợi ích quốc gia hơn là lợi ích của các nước trong khu vực. Cùng với đó, trong khi định hướng dân tộc chủ nghĩa của Đảng Cộng sản giúp đưa ra các mục tiêu cho đại chiến lược của Trung Quốc, thì chủ nghĩa Lenin cung cấp công cụ để hiện thực hóa chúng. Giờ đây, với việc Trung Quốc đang trỗi dậy, Đảng Cộng sản khó có thể chịu mãi cảnh “kép phụ” trong trật tự của Mỹ, nhất là khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã từng không chịu “yên vị” trong trật tự của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh. Cuối cùng, cần coi Đảng Cộng sản Trung Quốc như mội đối tượng nghiên cứu, bởi việc xem xét cẩn thận các ấn phẩm phong phú của Đảng có thể cung cấp góc nhìn chuyên sâu về các khái niệm đại chiến lược của họ.

Trên cơ sở nền tảng lý luận, phương pháp và cách tiếp cận, chiến lược dài hạn sẽ được chia thành ba phần để nghiên cứu, mỗi phần tập trung vào những chiến lược khác nhau trong tổng thể đại chiến lược soán ngôi của Trung Quốc. Phần thứ nhất thảo luận về giai đoạn thứ nhất trong chiến lược soán ngôi của Trung Quốc, đó là làm suy yếu sức mạnh của Mỹ, được nhiều người biến đến với tên gọi “giấu mình chờ thời”.

Phần thứ nhất bắt đầu với việc phân tích giai đoạn triển khai chiến lược làm suy yếu trong đại chiến lược Trung Quốc thời hậu chiến tranh lạnh dựa trên việc khai thác các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phần này đã chứng minh sự chuyển đổi quan điểm của Trung Quốc đối với Mỹ từ một đồng minh chống Liên Xô thành mối đe dọa lớn nhất và là “kẻ thù chính” của Trung Quốc gây ra bộ ba biến cố có tác động tiêu cực cộng hưởng, đó là; sự kiện Quảng trường Thiên An Môn, Chiến tranh vùng Vịnh và Liên Xô tan rã. Để đáp trả, Bắc Kinh đã đưa ra chiến lược làm suy yếu, mà theo phương châm của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “giấu mình chờ thời”. Chiến lược này vừa là công cụ, vừa là mưu lược. Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã mạnh dạn gắn định hướng chiến lược này với nhận thức về sức mạnh của Mỹ, thông qua các cụm từ như “so sánh lực lượng quốc tế” và “trật tự đa cực”. Đồng thời, Trung Quốc âm thầm tìm cách làm cho sức mạnh của Mỹ suy yếu một cách bất đối xứng sovới Trung Quốc tại châu Á thông qua các công cụ quân sự, kinh tế và chính trị.

Phân tích tiếp theo sẽ tập trung vào chiến lược làm suy yếu ở cấp độ quân sự. Bộ ba biến cố được đề cập ở trên đã thúc đẩy Trung Quốc chuyển từ chiến lược “kiểm soát biển”, tập trung vào việc nắm giữ lãnh thổ biển xa, sang chiến lược “ngăn chặn trên biển”, tập trung vào việc ngăn chặn quân đội Mỹ đi lại, kiểm soát hoặc can thiệp vào các vùng biển gần Trung Quốc. Sự chuyển đổi này không hề dễ dàng, vì vậy Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ “chỉ cố gắng bắt kịp [Mỹ] trong một số lĩnh vực nhất định chứ không phải toàn bộ” và cam kết sẽ làm “bất cứ điều gì khiến đối thủ lo sợ” để hoàn thành mục tiêu này. Kết quả cuối cùng, Trung Quốc đã trì hoãn việc mua các chiến hạm tốn kém và dễ bị tổn thương như tàu sân bay và thay vào đó là đầu tư vào các loại vũ khí chống tiếp cận bất đối xứng rẻ hơn. Sau đó, Bắc Kinh đã xây dựng kho thủy lôi lớn nhất thế giới, tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới và hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới – tất cả đều nhằm làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ.

Phân tích chiến lược làm suy yếu về mặt chính cho thấy bộ ba biến cố đã buộc Trung Quốc phải xem xét lại thái độ thiếu thiện chí đối với việc iga nhập các thể chế khu vực. Bắc Kinh lo ngại rằng các tổ chức đa phương như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) có thể bị Washington sử dụng để xây dựng một trật tự khu vực tự do hoặc thậm chí là một phiên bản NATO tại châu Á. Vì vậy, Trung Quốc đã tham gia các cơ chế này nhằm làm suy yếu sức mạnh của Mỹ. Trung Quốc đã tìm cách trì hoãn tiến trình thể chế hóa, sử dụng các quy tắc thể chế để hạn chế khả năng tự do hoạt động trong chính sách của Mỹ, và hy vọng sự tham gia của mình sẽ trấn an các nước láng giềng vốn cảnh giác với Trung Quốc và có khả năng bị cám dỗ bởi việc tham gia vào các liên minh do Mỹ dẫn dắt nhằm cân bằng quyền lực với Trung Quốc.  

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – Phần III


Tuy nhiên khi các quốc gia có đại chiến lược, họ có thể tái định hình lịch sử thế giới. Đức Quốc xã đã triển khai một đại chiến lược mà trong đó sử dụng các công cụ kinh tế để kiềm chế các nước láng giềng, củng cố quân sự để đe dọa các nước đối thủ, xây dựng các liên minh chính trị để bao vây các kẻ thù. Chiến lược đó đã cho phép Đức Quốc xã vượt trội hơn các cường quốc đối thủ trong một khoảng thời gian đáng kể, dù GDP của Đức Quốc xã chưa bằng 1/3 GDP của các nước đối thủ. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Washington theo đuổi một đại chiến lược vừa sử dụng sức mạnh quân sự để kiềm chế Liên Xô, vừa viện trợ kinh tế nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của lực lượng cộng sản và sử dụng các thể chế chính trị để ràng buộc các nước tự do với nhau, qua đó hạn chế ảnh hưởng của Liên Xô mà không cần gây ra một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Liên Xô. Tương tự, vẫn còn nhiều phỏng đoán về việc Trung Quốc tích hợp các công cụ quản lý nhà nước bằng cách nào để đạt được các mục tiêu bao trùm tầm khu vực và toàn cầu, song chưa có nghiên cứu nghiêm túc dù đây là vấn đề mang nhiều hệ lụy lớn. Việc phối hợp và lập kế hoạch dài hạn cho đại chiến lược có thể giúp một quốc gia đạt được những mục tiêu cao hơn thực lực. Và do Trung Quốc vốn đã có thực lực mạnh, nên nếu quốc gia này có cơ chế thông suốt để điều phối nền kinh tế giá trị 14000 tỷ USD, cùng với lực lượng “Hải quân Biển Xanh” và ảnh hưởng chính trị không ngừng gia tăng trên toàn thế giới – và Mỹ bỏ qua hoặc đánh giá sai tình hình – thì viễn cảnh thế kỷ XXI sẽ trở nên bất lợi cho Mỹ và các giá trị tự do mà Mỹ thúc đẩy bấy lâu nay.

Washington đối diện với thực tế này một cách muộn màng và kết quả là, họ phải đánh giá lại các hệ quả từ chính sách đối với Trung Quốc trong hơn một thế hệ qua. Tuy vậy, vẫn có những bất đồng lớn trong việc đánh giá Trung Quốc muốn gì và sẽ làm gì. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc có tham vọng toàn cầu; một số khác cho rằng Trung Quốc chỉ tập trung chủ yếu ở cấp độ khu vực. Một số lại nhận định Trung Quốc có kế hoạch phối hợp trong 100 năm; một số khác cho rằng Trung Quốc là “kẻ cơ hội” và sẽ mắc sai lầm. Một số người gọi Trung Quốc là cường quốc xét lại liều lĩnh; trong khi những người khác coi đây là một bên đầy tỉnh táo trong trật tự hiện tại. Có ý kiến nói rằng Trung Quốc muốn Mỹ rời khỏi châu Á và một số khác cho rằng Trung Quốc chỉ chấp nhận vai trò hạn chế của Mỹ ở khu vực. Ngày càng nhiều nhà phân tích chia sẻ nhận định rằng các hành động quyết liệt gần đây của Trung Quốc là sản phẩm của cá nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là quan điểm sai lệch, bỏ qua gốc rễ thật sự quyết định hành động của Trung Quốc, đó là yếu tố đồng thuận của Đảng vốn tồn tại từ lâu. Thực tế, những cuộc tranh luận hiện nay vẫn còn bất đồng về rất nhiều vấn đề căn bản liên quan đến đại chiến lược của Trung Quốc, và thậm chí ngay cả những lĩnh vực có sự đồng thuận thì các nhận định cũng thiếu chính xác. Đây là điều đáng lo ngại, nhất là vì mỗi vấn đề đều có những tác động chính sách hoàn toàn khác nhau.

Cuộc tranh luận chưa ngã ngũ

Cuộc tranh luận về chiến lược của Trung Quốc giữa “những người hoài nghi” và “những người ủng hộ” là chưa ngã ngũ. Những người hoài nghi chưa thấy thuyết phục với quan điểm cho rằng Trung Quốc có một đại chiến lược để thay thế Mỹ ở tầm khu vực hay toàn cầu; trong khi những người ủng hộ thì không thực sự nỗ lực để bảo vệ quan điểm của mình.

Những người hoài nghi chiếm số đông và có hiểu biết sâu sắc. Có ý kiến cho rằng: “Trung Quốc chưa định hình một “đại chiến lược” thật sự, và câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có muốn một đại chiến lược như vậy hay không”. Một số khác lập luận rằng, các mục tiêu của Trung Quốc còn “lộn xộn” và Bắc Kinh thiếu một chiến lược “được xác định rõ ràng”. Các học giả Trung Quốc như Giáo sư Vương Tập Tư, nguyên Trưởng khoa Nghiên cứu Quan hệ quốc tế, Đại học Bắc Kinh cũng nằm trong số những người hoài nghi vấn đề này. Ông cho rằng, “dù vò đầu bứt tai thì chúng ta cũng không thể nghĩ được một chiến lược nào có thể giúp đạt được tất cả các lợi ích quốc gia của Trung Quốc”.

Một số người hoài nghi khác cho rằng các mục tiêu của Trung Quốc là có giới hạn, Trung Quốc không mong muốn thay thế Mỹ ở khu vực hoặc toàn cầu, mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc phát triển và bảo đảm ổn định trong nước. Một quan chức Nhà Trắng có bề dày kinh nghiệm cũng không thấy thuyết phục bởi lập luận rằng “khát vọng của Tập Cận Bình là gạt Mỹ ra khỏi châu Á và phá vỡ các liên minh khu vực của Mỹ”. Các học giả nổi tiếng khác khẳng định mạnh mẽ hơn: “[Một] quan niệm bị bóp méo nhưng quá phổ biến hiện nay là Trung Quốc cố tìm cách gạt Mỹ ra khỏi châu Á và sẽ chinh phục khu vực này. Trên thực tế, không có bằng chứng thuyết phục nào về các mục tiêu như vậy của Trung Quốc”.

Trái ngược với nhóm hoài nghi là nhóm ủng hộ. Nhóm này cảm thấy thuyết phục với quan điểm cho rằng Trung Quốc có một đại chiến lược nhằm thay thế Mỹ ở khu vực và toàn cầu, song họ không nỗ lực thuyết phục nhóm hoài nghi. Trong nội bộ chính phủ, một số quan chức tình báo hàng đầu như cựu Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats từng công khai tuyên bố rằng “Trung Quốc về cơ bản đang cố thay thế Mỹ để trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới”, nhưng chưa (hoặc có lẽ không thể) phát triển xa hơn, hoặc mục tiêu này của Trung Quốc chưa có một chiến lược cụ thể.

Bên ngoài chính phủ, chỉ một vài công trình nghiên cứu gần đây tỏ ra nỗ lực bảo vệ quan điểm này. Một trong các nghiên cứu nổi tiếng nhất là cuốn sách bán chạy của Michael Pillsbury, quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ, với tên gọi One Hundred Year Marathon (Cuộc đua việt dã 100 năm). Mặc dù vậy, cuốn sách có phần cường điệu về việc Trung Quốc có một đại kế hoạch bí mật nhằm đạt vị trí bá quyền toàn cầu từ năm 1949, và ở các vị trí trọng yếu, các lập luận của cuốn sách dựa trên các căn cứ và giai thoại mang tính cá nhân. Nhiều cuốn sách khác cũng cho rằng Turng Quốc có đại chiến lược và nhận định khá đúng hướng, song lại mang tính trực giác nhiều hơn là suy luận một cách chặt chẽ từ thực tiễn. Những kết luận này sẽ có sức thuyết phục nhiều hơn nếu có cách tiếp cận khoa học xã hội và dựa trên nhiều cơ sở thực chứng. Nhiều nghiên cứu về đại chiến lược của Trung Quốc có cách tiếp cận rộng hơn, nhấn mạnh quá khứ xưa cũ hoặc tương lai xa, do vậy, các nghiên cứu này dành ít thời gian để suy xét từ thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh tới hiện tại, vốn là tâm điểm của cạnh tranh Mỹ – Trung. Cuối cùng, một số nghiên cứu kết hợp giữa cách tiếp cận thực chứng với những lập luận cẩn trọng và chính xác hơn về đại chiến lược hiện nay của Trung Quốc.

Dù tham khảo nihều công trình nghiên cứu khác, song trong nghiên cứu này cũng có những nah65n định mang tính độc lập. Chúng tôi theo đuổi cách tiếp cận khoa học xã hội để định nghĩa về nghiên cứu về đại chiến lược và căn cứ trên số lượng lớn các văn bản hiếm khi được trích dẫn hoặc tiếp cận trước đó, cố gắng trả lời một cách hệ thống các câu hỏi then chốt về các hành động quân sự, chính trị và kinh tế của Trung Quốc; đồng thời đi sâu phân tích kỹ lưỡng các nhân tố định hình việc điều chỉnh chiến lược. Tóm lại, hy vọng rằng chúng tôi sẽ góp thêm tiếng nói vào cuộc tranh luận đang nổi lên về Trung Quốc với phương pháp tìm hiểu có hệ thống và chặt chẽ nhằm làm sáng tỏ về đại chiến lược của Trung Quốc.

Địa chiến lược dần hé lộ

Không quá ngạc nhiên khi khó có thể giải mã đại chiến lược của đối thủ nếu chỉ dựa trên những hành vi tách biệt. Nhiều năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhà ngoại giao người Anh Eyre Crowe đã viết tác phẩm dài 20.000 chữ: “Bản ghi nhớ về hiện trạng quan hệ giữa Anh, Pháp và Đức” nhằm lý giải hành vi của một nước Đức đang trỗi dậy trên nhiều khía cạnh. Crowe là một nhà quan sát nhạy bén về quan hệ giữa Anh và Đức với niềm say mê và góc nhìn được hình thành dựa trên tiểu sử bản thân. Sinh ra ở Leipzig, được giáo dục tại Berlin và Dusseldorf, Crowe mang trong mình nửa dòng máu Đức, nối tiến Anh với âm khẩu của người Đức và gia nhập Bộ Ngoại giao Anh ở tuổi 21. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, những thành viên gia đình mang dòng máu Anh và Đức của Crowe sống ở hai bờ chiến tuyến – trong khi cháu trai người Anh bỏ mạng trên biển thì anh học người Đức đã vươn lên trở thành tham mưu trưởng Hải quân Đức.

Crowe đã hoàn thành bản ghi nhớ vào năm 1907, trong đó ông nỗ lực phân tích một cách có hệ thống các hành vi đối ngoại tách biệt, phức tạp và tưởng chừng như vô tổ chức của người Đức để xem xét liệu Berlin có một “đại kế hoạch” để quản trị những hành vi này hay không và báo cáo với cấp trên. Trong quá trình hình thành khung phân tích của mình, Crowe đã chỉ ra rằng, để “xây dựng và bằng lòng với một lý thuyết có thể lý giải được tất cả những sự việc đã được xác minh trong chính sách đối ngoại Đức, thì cách tiếp cận vấn đề [ở đâu đó] giữa… hai giả thuyết” – mỗi giả thuyết tương ứng với lập trường giữa… hai giả thiết” – mỗi giả thuyết trong tương lai tương ứng với lập trường hiện nay của những người hoài nghi và được những người ủng hộ tin vào việc Trung Quốc có một đại chiến lược.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – Phần II


Đây là mô hình mẫu mà Trung Quốc đã theo đuổi, và trong các phần viết về chiến lược soán ngôi của Trung Quốc, sự chuyển dịch từ chiến lược thứ nhất sang chiến lược tiếp theo được kích hoạt bởi nhân tố quan trọng nhất định hình đại chiến lược của Trung Quốc, đó là sự thay đổi nhận thức về sức mạnh và mối đe dọa từ Mỹ. Chiến lược soán ngôi đầu tiên của Trung Quốc (1989 – 2008) chú trọng việc âm thầm làm suy yếu quyền lực của Mỹ đối với Trung Quốc, đặc biệt là tại châu Á. Chiến lược này nổi lên sau bộ ba biến cố: sự kiện Thiên An Môn, chiến tranh vùng Vịnh và sự tan rã của Liên bang Xô viết, khiến Trung Quốc nhận thức rõ hơn về mối đe dọa từ Mỹ. Chiến lược soán ngôi thứ hai của Trung Quốc (2008 – 2016) tập trung tạo dựng nền tảng cho quyền lãnh đạo khu vực tại châu Á và được thúc đẩy sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự kiện này khiến Bắc Kinh cho rằng sức mạnh Mỹ đang suy giảm và thúc đẩy Trung Quốc có cách tiếp cận tự tin hơn. Hiện tại, với lời kêu gọi về “cục diện thay đổi lớn trăm năm chưa từng có” sau sự kiện Brexit, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Donald Trump và đại dịch virus Corona, Trung Quốc đang khởi động chiến lược soán ngôi thứ ba. Trong chiến lược này, Trung Quốc cố gắng tăng cường các nỗ lực làm suy yếu đối thủ và mở rộng ảnh hưởng ra thế giới nhằm thay thế Mỹ trở thành lãnh đạo toàn cầu. Dựa trên những hiểu biết sâu sắc về chiến lược của Trung Quốc, chúng tôi đã đưa ra đều xuất xây dựng đại chiến lược bất đối xứng của Mỹ để đáp trả, vốn được học hỏi từ chính Trung Quốc. Đại chiến lược này có mục tiêu đấu tranh với các tham vọng khu vực và toàn cầu của Trung Quốc, song không theo kiểu so kè với Trung Quốc về tiền bạc, số lượng tàu chiến, hay các khoản cho vay.

Một trật tự theo kiểu Trung Quốc sẽ như thế nào nếu nước này đạt được mục tiêu “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa” sau 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049? Ở cấp độ khu vực, Trung Quốc chiếm hơn một nửa GDP và khoảng một nửa tổng chi tiêu quân sự của toàn bộ châu Á. Điều này đang đẩy khu vực đến trạng thái mất cân bằng và hình thành vùng ảnh hưởng có lợi cho Trung Quốc. Việc công nhận một trật tự kiểu Trung Quốc đồng nghĩa với viễn cảnh Mỹ rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc, chấm dứt hệ thống đồng minh khu vực của Mỹ, Hải quân Mỹ phải rời khỏi Tây Thái Bình Dương. Trật tự đó cũng đồng nghĩa với sự phục tùng của các nước láng giềng của Trung Quốc, Trung Quốc giải quyết vấn đề Đài Loan, hay xử lý thành công các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trật tự kiểu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mang tính cưỡng ép hơn trật tự hiện tại, đồng thuận theo kiểu chỉ mang lại lợi ích chủ yếu cho giới tinh hoa, thậm chí bất chấp mong muốn của người dân, và chỉ xem xét thừa nhận tính chính danh của một số ít quốc gia. Trật tự kiểu Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các giá trị tự do và tư tưởng trong khu vực. Trật tự bên ngoài thường phản ánh trật tự trong nước, và trật tự do Trung Quốc tạo nên rõ ràng sẽ khác trật tự kiểu Mỹ.

Ở cấp độ toàn cầu, để thiết lập trật tự mới, Trung Quốc sẽ tranh thủ các cơ hội từ “cục diện thay đổi trăm năm chưa từng có” và thay thế Mỹ trở thành quốc gia dẫn dắt thế giới. Điều này đòi hỏi cần xử lý ổn thỏa các rủi ro xuất phát từ “cục diện thay đổi lớn”, đó là việc Washington không sẵn lòng chấp nhận sự suy giảm vai trò của mình, thông qua việc làm suy yếu các hình thức kiểm soát có lợi cho trật tự toàn cầu kiểu Mỹ, đồng thời củng cố các hình thức kiểm soát thúc đẩy trật tự thay thế kiểu Trung Quốc. Một trật tự như vậy sẽ mở rộng “vùng ảnh hưởng rộng lớn” ở châu Á cũng như “quyền lãnh đạo từng phần” trong khu vực các nước đang phát triển và rộng hơn có thể sẽ bao trùm lên cả các trung tâm công nghiệp của thế giới. Đây là tầm nhìn mà một số chuyên gia nổi tiếng Trung Quốc đã miêu tả qua đường lối cách mạng của Mao Trạch Đông là “lấy nông thôn vây thành thị”. Một số nhận định ít khuôn mẫu hơn cho rằng trật tự kiểu Trung Quốc gắn chặt với hai sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) và “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại” của quốc gia này. Đặc biệt, BRI tạo ra các mạng lưới có khả năng gây sức ép, thu phục, hay tạo tính chính danh.

Một phần của chiến lược nhằm vươn tới trật tự toàn cầu này đã được thể hiện qua các bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình. Về chính trị, Bắc Kinh sẽ hướng tới vai trò lãnh đạo thông qua quản trị toàn cầu và các thể chế quốc tế, chia rẽ các đồng minh phương Tây, thúc đẩy cơ chế quản trị theo chuẩn mực của mình. Về kinh tế, điều này có thể làm suy yếu các thế mạnh về tài chính vốn là nền tảng cho bá quyền kiểu Mỹ, giúp Trung Quốc nắm bắt các thành tựu đỉnh cao cảu “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” từ trí tuệ nhân tạo cho tới điện toán lượng tử. Lúc đó, Mỹ có thể trở thành một “phiên bản nước cộng hòa Mỹ Latin nói tiếng Anh, phi công nghiệp hóa, nền kinh tế nặng về hàng hóa, bất động sản, du lịch và cả các thương vụ trốn thuế xuyên quốc gia”. Về mặt quân sự, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ xây dựng lực lượng tầm cỡ thế giới với các căn cứ trên toàn cầu, có thể bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên khắp các khu vực, thậm chí trong các lĩnh vực mới như không gian, các vùng cực và biển sâu. Thực tế là, các khía cạnh của tầm nhìn này đã được thể hiện trong nhiều bài phát biểu quan trọng. Đây là minh chứng mạnh mẽ cho thấy tham vọng của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở Đài Loan hay kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Cuộc đấu tranh giành quyền làm chủ” từng diễn ra ở châu Á thì nay ở cấp độ toàn cầu. Nếu như có hai con đường dẫn đến hoài bão nước lớn – một ở tầm khu vực, một ở tầm toàn cầu – thì hiện Trung Quốc đang theo đuổi cả hai.

Viễn cảnh về trật tự kiểu Trung Quốc có thể gây chấn động, nhưng không bất ngờ. Khoảng một thập kỷ trước, Lý Quang Diệu – một chính trị gia có tầm nhìn, người đã xây dựng Singapore hiện đại và có quan hệ cá nhân với nhiều lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc được hỏi trong một cuộc phỏng vấn: “Các lãnh đạo Trung Quốc có nghiêm túc trong việc thay thế Mỹ trở thành cường quốc số một châu Á và thế giới không?” Lý Quang Diệu khẳng định một cách mạnh mẽ: “Dĩ nhiên rồi. Tại sao lại không chứ?”. Ông giải thích: “Bằng phép màu kinh tế, Trung Quốc đã chuyển đổi từ một xã hội nghèo nàn trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và theo dà này sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”. Ông tiếp tục nhấn mạnh: “Với nền văn hóa 4000 năm, dân số 1,3 tỷ người, nguồn lao động đông đảo và tài năng, đáng để tận dụng thì làm sao Trung Quốc có thể bỏ qua tham vọng trở thành quốc gia số một tại châu Á và thế giới vào thời điểm thích hợp?”. Lý Quang Diệu cho rằng, Trung Quốc “đã phát triển với tốc độ không thể hình dung cách đây 50 năm, một sự chuyển biến sâu sắc mà không ai có thể dự đoán được”, và “tất cả người dân Trung Quốc đều mong muốn đất nước giàu mạnh, thịnh vượng, phát triển và có năng lực công nghệ như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản”. Ông kết thúc câu trả lời của mình bằng một nhận định mấu chốt: “Sự phản tỉnh ý thức về vận mệnh dân tộc của Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ… Trung Quốc muốn là chính mình và được thế giới nhìn nhận như vậy, chứ không phải chỉ là một thành viên danh dự của phương Tây”. Ông lưu ý rằng, có lẽ Trung Quốc muốn “chia sẻ thế kỷ này” với Mỹ, nhưng với tư cách là “những người đồng sở hữu” chứ không phải “thuộc cấp”.

Tại sao đại chiến lược lại quan trọng?

Chưa bao giờ việc hiểu biết căn bản về định hướng và chiến lược của Trung Quốc lại trở nên cấp bách như hiện nay. Trung Quốc hiện đang tạo ra một thách thức không giống bất kỳ thách thức nào mà Mỹ từng phải đối mặt. Trong hơn một thập kỷ qua, không một đối thủ hay liên minh đối thủ nào chiếm tới 60% GDP của Mỹ. Ngay cả Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, sức mạnh tổng lực của Đế quốc Nhật và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hay Liên Xô ở thời kỳ đỉnh cao về sức mạnh kinh tế cũng chưa từng vượt qua được giới hạn này. Vậy mà, Trung Quốc đã âm thầm đạt được dấu mốc đó ngay từ năm 2014. Xét về giá trị hàng hóa tương đối, có nhận định cho rằng quy mô kinh tế của Trung Quốc đã vượt Mỹ 25%. Do đó, Trung Quốc rõ ràng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất mà Mỹ từng phải đối mặt và cách nước Mỹ đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành một siêu cường sẽ định hình tiến trình của thế kỷ tới.

Điều còn chưa rõ, ít nhất với Washington, là liệu Trung Quốc có một đại chiến lược hay không, và đại chiến lược đó có thể là gì. Chúng tôi định nghĩa lại đại chiến lược là lý thuyết về cách thức một quốc gia có thể đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Đại chiến lược này được tính toán, phối hợp và triển khai bằng nhiều biện pháp quản lý nhà nước – từ quân sự, kinh tế cho đến chính trị. Điều giúp một chiến lược trở thành một “đại” chiến lược không đơn thuần nằm ở quy mô của các mục tiêu chiến lược, mà thực tế còn nằm ở “các biện pháp” khác nhau được phối hợp đồng thời để đạt được các mục tiêu đó. Kiểu phối hợp như vậy là hiếm thấy và do đó, các cường quốc thường không có một đại chiến lược như vậy.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – Phần I


Đó là năm 1872 và Lý Hồng Chương đang theo đuổi sự nghiệp viết lách torng một thời kỳ đầy biến động của lịch sử. Là một vị tướng và một vị quan đại thần nhà Thanh, người đã cống hiến gần như cả cuộc đời để cải tổ một vương triều đang lụi tàn, ông Lý thường được so sánh với Otto von Bismarck cùng thời, “kiến trúc sư” của sự thống nhất và sức mạnh quốc gia của Đức. Ông Lý được cho là đã lưu giữ chân dung của Bismarck để lấy cảm hứng.

Giống như Bismarck, ông Lý có kinh nghiệm về quân sự và đã dùng những kinh nghiệm đó để tạo ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại và quân sự của Trung Quốc. Ông đã có công dẹp tan cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc kéo dài 14 năm – cuộc xung đột đẫm máu nhất thế kỷ XIX – chứng kiến sự trỗi dậy của một nhà nước tôn giáo thần quyền Kitô giáo đã tận dụng khoảng trống quyền lực ngày một lớn của nhà Thanh để tiến hành một cuộc nội chiến cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người. Chiến dịch trấn áp cuộc khởi nghĩa này đã giúp ông Lý có cái nhìn coi trọng hơn đối với vũ khí và công nghệ của phương Tây, khiến ông lo ngại về hành vi “cá lớn nuốt cá bé” của châu Âu và Nhật Bản, đồng thời cam kết hướng tới sự tự cường, hiện đại hóa của Trung Quốc và đặc biệt là mở rộng tầm ảnh hưởng, uy tín của nước này.

Cũng vào năm 1872, một trong rất nhiều tấu thư của ông Lý đã phản ánh những thay đổi kinh thiên động địa về địa chính trị và công nghệ mà ông từng chứng kiến trong cuộc đời đang tạo ra mối đe dọa sống còn đối với triều đình nhà Thanh. Trong một bản tấu thư kêu gọi sự đầu tư mạnh hơn vào ngành đóng tàu của Trung Quốc, ông đã đưa ra một nhận định mà sau đó được lưu truyền qua nhiều thế hệ: Trung Quốc đang trải qua “những thay đổi lớn chưa từng có trong 3000 năm qua”.

Tuyên bố nổi tiếng và có sức lan tỏa mạnh mẽ đó đối với nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa là một lời nhắc nhở về nỗi ô nhục của đất nước. Thực tế thì ông Lý đã không thể hiện đại hóa Trung Quốc, thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản và buộc phải ký Hiệp ước Shimonoseki đầy hổ thẹn với quốc gia này. Nhưng với nhiều người, nhận định của ông Lý vừa có tính tiên tri, vừa chính xác bởi sự thất bại là kết quả của việc nhà Thanh không đủ năng lực đánh giá những xung lực về địa chính trị và kinh tế biến đổi chưa từng có trong suốt 3000 năm, dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực quốc tế và khởi đầu thời kỳ “Trăm năm ô nhục” của Trung Quốc. Đây đều là các xu thế không thể đảo ngược, bất chấp mọi nỗ lực của ông Lý.

Ngày nay, nhận định của ông Lý đã được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tái sử dụng để nói về một giai đoạn mới trong đại chiến lược hậu Chiến tranh Lạnh của quốc gia này. Từ năm 2017, trong nhiều phát biểu về chính sách đối ngoại quan trọng của đất nước, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng thế giới đang trải qua “cục diện thay đổi lớn trăm năm chưa từng có”. Nếu nhận định của ông Lý được xem là dấu mốc của thời kỳ suy yếu nhất của Trung Quốc thì sau này, các phát biểu của Tập Cận Bình đánh dấu thời kỳ phục hưng của Trung Quốc. Nếu như nhận định của ông Lý gợi lên tính bi kịch thì lời khẳng định của Tập Cận Bình lại khơi gợi vận hội. Dù sao thì cả hai đều nắm bắt được một điều quan trọng: trật tự thế giới một lần nữa bị đe dọa bởi những chuyển dịch chưa từng có về địa chính trị và công nghệ, đòi hỏi sự điều chỉnh về chiến lược.

Đối với Tập Cận Bình, các chiến dịch này bắt nguồn từ sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc và sự tự suy thoái rõ ràng của phương Tây. Ngày 23/6/2016, người dân nước Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU). Hơn 3 tháng sau, một trào lưu dân túy đã đưa Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ. Vốn rất nhạy cảm với những thay đổi nhận thức về sức mạnh và mối đe dọa từ Mỹ, Trung Quốc cho rằng đây là hai sự kiện gây chấn động mạnh mẽ. Bắc Kinh tin rằng các nền dân chủ quyền lực nhất thế giới đang rút lui khỏi trật tự quốc tế mà họ tốn nhiều công xây dựng và đang phải vật lộn để quản trị đất nước mình. Phản ứng của phương Tây sau đại dịch virus Corona năm 2020 và sau đó là vụ các phần tử cực đoan tấn công Điện Capitol của Mỹ năm 2021 đã củng cố thêm nhận thức rằng “thời cơ và động lực đang có lợi cho chúng ta”, mà Tập Cận Bình phát biểu ngay sau những sự kiện này. Các nhà lãnh đạo và giới tinh hoa chính sách đối ngoại Trung Quốc đã tuyên bố rằng “thời kỳ cơ hội lịch sử” đã mở ra, giúp Trung Quốc mở rộng trọng tâm chiến lược từ châu Á ra thế giới và quảng bá mô hình quản trị kiểu Trung Quốc.

Chúng ta đang sống trong giai đoạn đầu của một thời đại mới, khi Trung Quốc không chỉ tìm kiếm ảnh hưởng khu vực như nhiều cường quốc khác, mà còn “đang chuẩn bị định hình thế kỷ XXI – tương tự như Mỹ đã định hình thế kỷ XX”, như Evan Osnos đã nhận xét. Cạnh tranh ảnh hưởng sẽ ở tầm toàn cầu và Bắc Kinh tin rằng kết quả sẽ được định đạt trong thập kỷ tới.

Khi bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt mới, chúng ta chưa có câu trả lời cho những câu hỏi rất quan trọng: Tham vọng của Trung Quốc là gì? Liệu Trung Quốc có đại chiến lược để thực hiện các tham vọng đó hay không? Nếu có thì chiến lược đó là gì, đâu là các nhân tố định hình và Mỹ cần làm gì để ứng phó với chiến lược đó? Đây đều là những câu hỏi cơ bản đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ khi đối mặt với thách thức địa chính trị lớn nhất thế kỷ này, bởi hiểu rõ chiến lược của đối thủ là điều kiện tiên quyết để có thể đối phó. Tuy nhiên, vì cạnh tranh nước lớn diễn ra gay gắt nên đến nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất nào.

Chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên với những lập luận được lấy cảm hứng từ các nghiên cứu về đại chiến lược của Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong khi những công trình đó phân tích lý thuyết và thực tiễn “các chiến lược ngăn chặn” của Mỹ đối với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, thì ở đây chúng tôi sẽ tìm cách phân tích lý thuyết và thực tiễn “chiến lược soán ngôi” Mỹ của Trung Quốc sau Chiến tranh Lạnh.

Chúng tôi sử dụng các tài liệu gốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc như hồi ký, tiểu sử, ghi chép hằng ngày của các quan chức cấp cao được thu thập một cách cẩn thận và sau đó được số hóa trong vài năm qua từ các thư viện, hiệu sách ở Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc), các trang thương mại điện tử của Trung Quốc. Nhiều tài liệu giúp người đọc hiểu rõ những vấn đề nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đi sâu vào các cuộc họp và các thể chế chính trị về chính sách đối ngoại cấp cao, giới thiệu đến người đọc các lãnh đạo chính trị, tướng lĩnh và nhà ngoại giao Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai đại chiến lược của Trung Quốc. Mặc dù không có tài liệu tổng thể nào chứa đựng tất cả nội dung chính có thể được tìm thấy torng một kho tài liệu đồ sộ. Trong các tài liệu này, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng các tuyên bố theo cấp độ để thể hiện sự đồng thuận nội bộ về các vấn đề chủ chốt, định hướng cho đất nước. Các tuyên bố này có thể được soi chiếu theo thời gian. Trong đó, quan trọng nhất là đường lối, phương châm và cuối cùng là chính sách của Đảng, cùng nhiều vấn đề khác. Để hiểu rõ nội dung các tuyên bố không chỉ đòi hỏi sự thành thạo về tiếng Trung, mà còn cần có sự am hiểu về các khái niệm tư tưởng khó hiểu và cổ xưa như “sự thống nhất biện chứng” hay “chủ nghĩa duy vật lịch sử”.

Tóm tắt luận điểm chính

Lập luận rằng cạnh tranh Mỹ – Trung kể từ sau Chiến tranh Lạnh chủ yếu xoay quanh vấn đề trật tự khu vực và hiện nay là trật tự toàn cầu. Tập trung vào phân tích các chiến lược của một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc nhằm soán ngôi cường quốc bá quyền tại vị như Mỹ. Vị trí bá quyền trong trật tự khu vực và toàn cầu có thể được tạo nên từ ba “hình thức kiểm soát lớn”, thường được sử dụng để điều chỉnh hành vi của các quốc gia khác, đó là: khả năng gây sức ép (để bắt buộc tuân thủ), thu phục (thuyết phục tuân thủ) và tạo tính chính danh (sử dụng quyền lực lãnh đạo hợp pháp). Đối với các cường quốc đang trỗi dậy, việc soán ngôi cường quốc bá quyền một cách hòa bình về cơ bản được triển khai tuần tự theo hai chiến lược lớn. Đầu tiên là làm suy yếu khả năng cường quốc bá quyền thực hiện các hình thức kiểm soát, đặc biệt là đối với cường quốc đang trỗi dậy. Xét cho cùng, không một cường quốc đang trỗi dậy nào có thể lật đổ được cường quốc bá quyền nếu nước này vẫn còn ở thế “bảo sao nghe vậy”. Thứ hai là tạo dựng các hình thức kiểm soát đối với nước khác. Không một quốc gia đang trỗi dậy nào có thể trở thành cường quốc bá quyền nêu không có được sự nể trọng của các nước thông qua việc gây sức ép, thu phục, hay tạo tính chính danh hợp pháp. Trừ phi một quốc gia đang trỗi dậy ngay từ đầu đã có thể làm suy yếu cường quốc bá quyền, nếu không những nỗ lực phát triển một trật tự mới nhiều khả năng là vô ích và dễ bị phản đối. Và trừ phi một quốc gia đang trỗi dậy có thể triển khai hài hòa việc làm suy yếu quốc gia bá quyền và tạo dựng quyền kiểm soát tại các khu vực sân sau, quốc gia đó khó có thể tự tin thực hiện chiến lược thứ ba là mở rộng phạm vi ảnh hưởng toàn cầu, tức theo đuổi việc vừa làm suy giảm, vừa củng cố quyền kiểm soát ở cấp độ toàn cầu nhằm thế ngôi vị bá quyền lãnh đạo quốc tế, do bị tổn hại từ ảnh hưởng của cường quốc bá quyền. Cả hai chiến lược này là phương thức đi lên từ cấp độ khu vực và sau đó là cầu của giới tinh hoa theo chủ nghĩa dân tộc thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang nỗ lực khôi phục vị thế xứng đáng cho Trung Quốc và đẩy lùi ảnh hưởng toàn cầu áp đảo của phương Tây.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Rush Doshi – Cuộc chiến dài hơi, đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ – NXB CTQGST 2022

Liệu Trung Quốc có tìm cách khai thác ưu thế đất hiếm – Phần cuối


Từ nhà xuất khẩu lớn nhất đến nhà nhập khẩu lớn nhất

Chuỗi cung ứng đất hiếm bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn thượng nguồn, bao gồm các khâu khai thác quặng đất hiếm thô và nung chảy chúng thành các tinh quặng đất hiếm như oxit đất hiếm, kim loại và hợp kim (sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc trong những năm 1990); giai đoạn trung nguồn, bao gồm các khâu chia tách và chế biến tinh quặng thành các hợp chất được chế biến ở mức độ thấp; và giai đoạn hạ nguồn, sử dụng các hợp chất được tạo ra ở giai đoạn trung nguồn để sản xuất các vật liệu có giá trị gia tăng cao như nam châm. Trung Quốc là quốc gia duy nhất kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị của tất cả 17 nguyên tố đất hiếm từ khai thác đến chế biến, và kiểm soát 80 sản lượng toàn cầu trong các hoạt động có giá trị gia tăng cao.

Kể từ năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm lớn nhất: đây chủ yếu là các sản phẩm trun gian từ các nhà cung cấp cấp thượng nguồn và trung nguồn, cũng như các loại đất hiếm nặng thô mà Trung Quốc đang thiếu. Sau khâu chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cao, Trung Quốc xuất khẩu một phần các hợp chất đất hiếm của mình. Ví dụ, ngay cả sau khi mở lại mỏ Moutain Pass, hiện là mỏ đất hiếm duy nhất của mình, ở California vào năm 2018 như một nỗ lực nhằm xây dựng khả năng chế biến đất hiếm trong nước, Mỹ vẫn cần phải vận chuyển hầu hết tinh quặng đất hiếm đến Trung Quốc để tiếp tục chế biến trước khi vận chuyển các sản phẩm cuối cùng về nước. Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan và Hàn Quốc đứng đầu trong số các nhà nhập khẩu hợp chất đất hiếm do Trung Quốc chế biến.

Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ nhiều sản phẩm đất hiếm nhất, chiếm 60% tổng sản lượng toàn cầu, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất xe điện, tuabin gió và các ứng dụng quân sự trong nước. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2022, nước này xuất khẩu tổng cộng 41.471 tấn đất hiếm (khoảng 80% số đó là các hợp chất có giá trị gia tăng cao). Tuy nhiên, Trung Quốc nhập khẩu tới 103.837 tấn đất hiếm (bao gồm hợp chất trung gian và quặng thô). Điều này có nghĩa là lượng nhập khẩu của Trung Quốc gấp hơn 2 lần lượng xuất khẩu.

 Các nguồn lực chiến lược chính trong cạnh tranh địa chính trị

Vì có vai trò quan trọng nên đất hiếm từ lâu đã trở thành nguồn lực chiến lược trong cạnh tranh địa chính trị, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 2018, Bộ Nội vụ Mỹ đã xác định 35 loại khoáng sản có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia và kinh tế, trong đó có 17 nguyên tố đất hiếm.

Sau đó, vào tháng 12/2020, Trung Quốc đã thông qua một khung chính sách – Quy định quản lý đất hiếm – để phục vụ mục đích tham vấn. Tài liệu này được coi là phản ứng chiến lược cảu Trung Quốc trong quản lý đất hiếm, cân bằng xuất khẩu và dự trữ chiến lược.

Tuy nhiên, mặc dù trữ lượng hiện tại có thể được sử dụng trong hàng trăm năm, nhưng đất hiếm là tài nguyên không thể tái tạo. Do đó, câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu Trung Quốc có sử dụng lợi thế về trữ lượng và sản xuất đất hiếm như là đòn bẩy để giành ưu thế trong cạnh tranh địa chính trị hay không.

Hệ quả

Dự đoán của Kim Beazley rằng Australia có khả năng thay thế hoàn toàn sự phụ thuộc của phương Tây vào chuỗi cung ứng do Trung Quốc thống trị trong vòng 5 – 10 năm là không thực tế vì – như đã nêu ở trên – Australia (hay bất kỳ quốc gia khác nào có đất hiếm) cần phải vượt qua 3 rào cản lớn để đạt được mục tiêu này. Đó là:

1/ Trung Quốc áp đảo về số lượng bằng sáng chế.

2/ Chi phí môi trường vô cùng lớn.

3/ Nhân lực có chuyên môn cao còn thiếu.

Australia, hay bất kỳ quốc gia tương tự nào, có thể mất từ 10 – 15 năm và hàng tỷ USD để vượt qua những rào cản trên. Nhận định này được đưa ra dựa trên giả định rằng Trung Quốc sẽ tạo ra đột phá đáng kể nào nữa trong lĩnh vực công nghệ. Ngay cả sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ cho tập đoàn đất hiếm Lynas của Australia 30 triệu USD để xây dựng một cơ sở chế biến đất hiếm nặng ở Texas, cơ sở này vẫn phải vận chuyển hầu hết các sản phẩm trung gian của họ đến Trung Quốc để tiếp tục chế biến. Khung thời gian được Beazley đề xuất có khả thi hay không và tiền sẽ từ đâu vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng.

Cũng cần lưu ý rằng việc Bộ Quốc phòng Mỹ hỗ trợ các thực thể thương mại của Australia là hiện tượng bất thường. Điều này có lẽ chứng tỏ mục tiêu chiến lược mạnh mẽ và nghiêm túc của liên minh do Mỹ dẫn đầu là xây dựng một chuỗi cung ứng riêng biệt cho đất hiếm.

Ai được hưởng lợi và cái giá phải trả là gì?

Theo quan điểm của Mỹ, trong trường hợp xảy ra đối đầu, Trung Quốc có thể sử dụng ưu thế đất hiếm để giành lợi thế địa chiến lược. Với tình trạng phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng đất hiếm của Trung Quốc như hiện nay, các nền dân chủ phương Tây sẽ phải chịu hậu quả thảm khốc về kinh tế và quốc phòng nếu tình huống đối đầu xảy ra. Vì vậy, chuỗi cung ứng đất hiếm được coi là “điểm yếu chiến lược nghiêm trọng của Mỹ” và nước này phải đi đầu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng phương Tây để chống lại mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc.

Theo quan điểm của Trung Quốc, do phụ thuộc đáng kể vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu và các công nghệ khác có vai trò quan trọng đối với tham vọng kỹ thuật số của mình, nước này sẽ không thể sử dụng “lá bài khó lường” là đất hiếm, trừ khi bị dồn vào tình thế khó khăn về chiến lược. Như Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất trong các bài phát biểu gần đây tại G20, Trung Quốc dự định tiếp tục mở cửa và duy trì hiện trạng của các chuỗi giá trị toàn cầu, vốn phụ thuộc lẫn nhau và mang lại cho họ nhiều lợi ích.

Từ góc độ toàn cầu, vấn đề mả cả thế giới đang phải đối mặt là thúc đẩy năng lượng sạch để ứng phó với biến đổi khí hậu, và đất hiếm có vai trò quan trọng đối với tuabin gió và tấm pin mặt trời, cũng như pin được sử dụng trong các phương tiện chạy bằng điện (EV). Nếu không có đất hiếm, sẽ không có giải pháp năng lượng sạch nào khả thi và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu sẽ không có kết quả. Như lập luận được trình bày trong một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế các loại khoáng chất quan trọng, đặc biệt là đất hiếm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, và đây cũng là quan điểm của EU. Để giải quyết tình trạng không khớp giữa tham vọng khí hậu của thế giới với khả năng dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng đất hiếm, một nỗ lực toàn cầu, bao gồm cả việc thúc đẩy R&D và đầu tư vào các công nghệ tiên tiến để tái chế các loại khoáng sản quan trọng, là yếu tố then chốt.

Trở lại mối quan ngại của Kim Beazley về đất hiếm, Australia là nước có trữ lượng đất hiếm lớn thứ năm và là nhà xuất khẩu đất hiếm lớn thứ tư trên thế giới. Việc liên kết với EU để có cái nhìn toàn cầu về quản lý đất hiếm – tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy R&D và đầu tư vào lĩnh vực tái chế đất hiếm và ứng phó với biến đổi khí hậu – thay vì chỉ là con rối của Mỹ có lẽ là hành động khôn ngoan đối với Australia.

Nguồn: The National Interest

TLTKĐB – 10/02/2023

Liệu Trung Quốc có tìm cách khai thác ưu thế đất hiếm – Phần đầu


Nhiều người thắc mắc liệu Bắc Kinh có thể sử dụng ảnh hưởng của mình đối với chuỗi cung ứng đất hiếm như một đòn bẩy địa chính trị hay không.

Tại hội nghị Thúc đẩy AUKUS+ diễn ra cuối năm 2022 tại Canberra, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kim Beazley lưu ý 3400 hệ thống vũ khí của Mỹ có thành phần đất hiếm của Trung Quốc và khẳng định việc xóa bỏ sự phụ thuộc của các nền dân chủ phương Tây vào Trung Quốc là yêu cầu cấp bách. Ngoài vũ khí, đất hiếm của Trung Quốc là yếu tố quan trọng không chỉ trong điện thoại thông minh và động cơ máy bay, mà cả trong xe điện, tuabin gió và nhiều loại máy móc khác.

Đất hiếm là gì? Đó là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại có nhiều trong tự nhiên và cần thiết cho các công nghệ tương lai. Tuy nhiên, ngành công nghiệp chiết xuất, nung chảy, chia tách và chế biến các nguyên tố này là ngành thâm dụng vốn và lao động. Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2021, Trung Quốc chiếm khoảng 60% sản lượng các hợp chất đất hiếm cuối cùng trên toàn cầu và nắm giữ khoảng 37% trữ lượng tự nhiên được biết đến. Kể từ năm 2018, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất, chủ yếu là các hợp chất đất hiếm trung gian phục vụ quá trình chế biến tiếp theo.

Lợi thế của Trung Quốc trong bối cảnh chi phí môi trường cao

Cuối những năm 1980, nhà cải cách tiên phong của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có câu nói nổi tiếng: “Trung Đông có dầu mỏ. Trung Quốc có đất hiếm”. Điều này chỉ đúng một nửa – mặc dù Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn, nhưng cho đến đầu những năm 2000, họ vẫn bán đất hiếm được sơ chế ở mức thấp cho phần còn lại của thế giới với giá thị trường. Chính sự phát triển của Trung Quốc, và giờ đây là ưu thế của họ về công nghệ tinh chế và chế biến, đã khiến cho đất hiếm trở thành nguồn lực chiến lược của nước này.

Đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu thống trị nguồn cung đất hiếm trên toàn cầu. Được khuyến khích bởi các chính sách công nghiệp khác nhau, bao gồm cả chính sách giảm thuế xuất khẩu, ngành này đã bước vào giai đoạn “tăng trưởng điên cuồng”. Một thập kỷ sau, hàng trăm nhà khai thác mỏ, bao gồm cả những nhà khai thác bất hợp pháp, đã sản xuất và xuất khẩu quặng đất hiếm có giá trị gia tăng thấp và tinh quặng đất hiếm ít được chế biến ra thị trường toàn cầu. Ở thời kỳ đỉnh cao, nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc nhiều hơn hai lần nhu cầu của thế giới; sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp Trung Quốc đã làm giảm giá trên toàn cầu và làm giảm đáng kể trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc. Do đó, các nhà sản xuất đất hiếm truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và Pháp về cơ bản đã từ bỏ sản xuất và chuyển sang sử dụng nguồn cung giá rẻ của Trung Quốc.

Sự tăng trưởng điên cuồng, phần lớn không được điều tiết như vậy đã dẫn đến hậu quả – đó là thiệt hại môi trường rất lớn ở Trung Quốc. Theo báo cáo chính thức, ở một quận có trữ lượng các nguyên tố đất hiếm nặng rất lớn của tỉnh Giang Tây, chi phí chính phủ phải bỏ ra để giải quyết thiệt hại môi trường do chất thải độc gây ra còn lớn hơn cả lợi nhuận thu được từ việc bán đất hiếm từ khu vực đó.

Đến những năm 2000, Trung Quốc đã thay đổi chính sách chính thức về khai thác và sản xuất đất hiếm. Chính phủ giảm hạn ngạch xuất khẩu và tăng thuế đối với xuất khẩu quặng đất hiếm thô và hợp chất ít được chế biến nhằm tăng sản lượng hợp chất đất hiếm được chế biến nhiều hơn. Để nâng cấp công nghệ chế biến, các nhà khai thác mỏ Trung Quốc đã thành lập liên doanh với các đối tác nước ngoài. Tận dụng chi phí lao động thấp và các biện pháp kiểm soát môi trường lỏng lẻo, Trung Quốc nhanh chóng thu hút nhiều liên doanh như vậy. Đến năm 2005, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hợp chất đất hiếm lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, những lo ngại bắt đầu xuất hiện. Năm 2009, Trung Quốc bắt đầu áp đặt các biện pháp kiểm soát môi trường nghiêm ngặt hơn đối với hoạt động khai thác và sản xuất đất hiếm. Năm 2010, truyền thông phương Tây lưu ý rằng Trung Quốc đã sử dụng lợi thế đất hiếm của mình như một vũ khí chính trị để hạn chế nguồn cung cho Nhật Bản trong cuộc tranh chấp dữ dội xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giá đất hiếm tăng vọt trên thị trường toàn cầu.

Mặc dù trên thực tế đất hiếm có thể đã được vũ khí hóa, nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ tuyên bố hay thừa nhận từng áp dụng lệnh cấm vận như vậy. Việc tăng giá cũng có thể vì chi phí sản xuất tăng do sử dụng các công nghệ và thiết bị thân thiện với môi trường hơn trong sản xuất hợp chất đất hiếm. Trên thực tế, các biện pháp bảo vệ môi trường như vậy đã khiến nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ phải ngừng hoạt động. Kết quả là, Trugn Quốc chỉ còn lại 6 tập đoàn đất hiếm thuộc sở hữu nhà nước kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng phụ thuộc vào công nghệ

Cũng như trong nhiều ngành công nghiệp đang tìm cách bắt kịp xu hướng, Trung Quốc ban đầu phát triển năng lực sản xuất với giá trị gia tăng thấp thông qua bắt chước và học hỏi công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, để vươn lên và dẫn đầu toàn cầu, năm 2011, Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), mua lại công nghệ và đào tạo nhân tài chuyên ngành. Ví dụ, nước này đã thành lập hai trung tâm R&D đất hiếm – một ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, và một ở thành phố Bao Đầu, Khu tự trị Nội Mông. Tại hai trung tâm này, hàng nghìn kỹ sư có bằng cấp về khoa học vật liệu, luyện kim, hóa học, vật liệu đất hiếm và các lĩnh vực liên quan đã cống hiến hết mình cho việc tìm kiếm và hoàn thiện các phương pháp mới trong chế biến đất hiếm, bao gồm khai thác, nung chảy, chia tách, tinh chế và sản xuất. Không có một quốc gia nào khác tập trung nhân tài trong lĩnh vực này ở quy mô lớn như vậy.

Việc đầu tư vào R&D được phản ánh ở số lượng hồ sơ Trung Quốc xin cấp bằng sáng chế liên quan đến đất hiếm kể từ năm 2011. Theo PatenManiac, tính đến tháng 10/2019 (trong vòng chưa đầy 10 năm), Trung Quốc đã nộp 25.911 hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, vượt xa con số 9810 hồ sơ của Mỹ, 13.920 hồ sơ của Nhật Bản và 7.280 hồ sơ của Liên minh châu Âu (EU) – hầu hết được nộp từ những năm 1950. Cũng trong thời gian đó, số lượng hồ sơ xin cấp bằng sáng chế liên quan đến đất hiếm của Trung Quốc được phê duyệt vượt quá tổng số hồ sơ của các quốc gia khác.

Tóm lại, sự thống trị của Trung Quốc trong công nghệ chế biến đất hiếm đã trở thành lợi thế cạnh tranh cốt lõi của họ trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu.

(còn tiếp)

Nguồn: The National Interest

TLTKĐB – 10/02/2023