Đáng cảnh tỉnh là, mấy năm gần đây, bất động sản dường như trở thành điều kiện chọn bạn đời quan trọng hơn, ít nhất là không kém con người. Phân tích của Viện Nghiên cứu Hôn nhân Gia đình Hắc Long Giang về 400 trường hợp quảng cáo cầu hôn đăng trên một tờ báo cấp tỉnh của tỉnh này từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007 cho thấy: hai giới nam nữ đều trí coi tuổi tác, chiều cao và tình trạng kinh tế là 3 chỉ tiêu hàng đầu; so với nam, nữ càng coi trọng tình trạng kinh tế (48%) và nhà ở (25,5%). Nhà ở, tình trạng kinh tế chiế 2 trong 3 điểm nóng trong lựa chọn bạn đời.
“Điều tra tình yêu và hôn nhân cư dân mạng Trung Quốc năm 2008” công bố ngày 13 tháng 2 năm 2008, về nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến tình yêu và hôn nhân, trong số 154386 người được điều tra, 72562 người chọn điều kiện vật chất, chiếm 47%; 40140 người chọn hợp tính nhau, chiếm 26%; 22695 người chọn độ hài hòa về tính dục, chiếm 14,7%; 12505 người chọn bối cảnh gia đình, chiếm 8,1%; 6484 người khác, chiếm 4,2%. Tại mấy kỳ Hội tương thân của những người cổ cồn trắng tổ chức tại Thượng Hải, những câu hỏi được xếp ở 3 vị trí đầu là: 1) Bạn mua nhà rồi phải không? 2) Bạn vay tiền mua nhà phải không? 3) Tiền vay mua nhà của bạn còn bao nhiêu? ở góc tương thân, nhà ở và việc làm của bạn trai trong tầm ngắm là nhân tố mà rất nhiều bạn nữ cân nhắc trước tiên. Xét về mặt khách quan, trên thị trường hôn nhân Thượng Hải hiện nay, có một “quy tắc ngầm” bất thành văn gắn liền với nhà ở: phòng ở của con cái tuyệt đại đa số là do bố mẹ bên nam mua, ít nhất là do bố mẹ bên nam và con trai chịu trách nhiệm trả trước một phần, phần còn lại thì do bên nam hoặc hai bên cùng chịu, con gái Thượng Hải đặc biệt coi trọng tình trạng nhà ở của bên nam.
6/ Nhà ổ chuột và các vụ án ở Thượng Hải
Sự lưu hành tiểu thuyết Nhà ổ chuột và cơn sốt về bộ phim truyền hình này là một trong các sự kiện văn hóa có ảnh hưởng xã hội nhất năm 2009. Bối cảnh câu chuyện Nhà ổ chuột là Thượng Hải, nhưng nó phản ánh tình hình thực tế và môi trường sinh thái phát sinh những năm gần đây của rất nhiều thành phố lớn toàn Trung Quốc. Ở đây có các quan tham lọc lõi, các hộ đinh bị hại, các nhà khai thác lòng dạ đen tối, những người lao động trí óc nhỏ bị vấn đề nhà ở đè nặng thở không ra hơi. Vì viết chân thực và xúc động nên gây cộng hưởng và thảo luận lâu dài và mạnh mẽ. Kho dữ liệu dân ý của báo Phương Đông buổi sáng (Dongfang zaobao) đã điều tra 1034 công dân trưởng thành về vấn đề “nạn mua nhà” mà Nhà ổ chuột phản ánh. Trong đó 77,57% người được hỏi cho rằng vấn đề “nạn mua nhà” mà Nhà ổ chuột phản ánh là có tính phổ biến ở Thượng Hải; 72,24% công dân thẳng thắn nói, giá nhà ở Thuợgn Hải “cao quá mức, không chịu nổi”. Bí thư thị ủy Thượng Hải Du Chính (Yu Zheng) nói, không những ông đã xem Nhà ổ chuột, mà tại hội nghị cán bộ còn khuyến khích mọi người xem để thể nghiệm tình trạng khó khăn về nhà ở. Ngoài khó khăn kinh tế, những khó khăn nẩy sinh xung quanh vấn đề nhà ở càng phản ánh nhân sinh quan và giá trị quan méo mó dưới sự chèn ép của giá nhà cao.
“Nhà ổ chuột” là chỉ không gian chật hẹp đến mức nghẹt thở mà người ta phải cư trú. Bất luận đô thị phồn hoa thịnh vượng như thế nào, dân chúng bình thường đều sống tù bức như con ốc sên vậy. Nhà ổ chuột kể câu chuyện hai chị em tình cảm tốt đến mức đổi áo cho nhau mặc, từ ngoại tỉnh đến thành phố lớn tìm không gian cư trú yên ổn để theo đuổi công việc suốt đời mình. Cô chị là Hải Bình (Hai Ping) và chồng là Tô Thuần (Su Chun) sau khi tốt nghiệp đại học ở lại thành phố phấn đấu. Được coi là cổ cồn trắng nhưng hàng ngày bớt ăn bớt mặc vẫn kông mua nổi căn hộ mơ ước.
Sau ki quyết tâm nhà tại Thái Thương bên ngoài Thượng Hải, cuộc sống như là ác mộng. Hải Bình “mỗi ngày mở mắt là có một chuỗi con số nảy ra trong óc: nợ nhà 6 nghìn, ăn mặc hết 2 nghìn rưỡi…” Cứ thế trở thành một “nô lệ nhà” làm thuê cho một ông chủ ngân hàng khác. Dưới sức ép nặng nề của đồng tiền, cảm thấy mình sống rất chán nản và trút nỗi buồn chán trong lòng mình sang cho chồng là Tô Thuần và rút ra được một quan niệm mới về giá trị, cuộc sống và tình yêu. Cô ta bảo cô em Hải Tảo (Hai Zao): “Chị bảo cho em biết, tình yêu, tình yêu, đó chỉ là trò bịp của đàn ông đối với đàn bà. Những gì là “anh trao trái tim cho em, em sẽ mãi mãi có anh”, đó chỉ là thuật che mắt của một kẻ nghèo rớt mùng tơi. Đó là anh ta chẳng có gì nên chỉ nói mấy lời đường mật. Đàn ông nếu thực sự yêu một người phụ nữ thì đừng nói những lời trống rỗng. Anh yêu người phụ nữ này, cái thứ nhất cần cho không phải là trái tim của anh, cũng không phải là thân thể của anh, mà một là chồng lên một chồng tiền để cho người phụ nữ không phải lo lắng về tương lai; hai là tặng một căn nhà, ít nhất là khi không có được người đàn ông, lòng mất mát, thân thể vẫn còn có nơi để ở”. Không rõ là chủ động bao nhiêu bị động bao nhiêu, một cô Hải Tảo từng chân chất đáng yếu đã biến thành một cô bé sùng bái tiền trong ca khúc của Madonna, quan niệm và hành vi cũng phát sinh biến đổi, kết quả cô ta rời xa Tiểu Bối (Xiao Bei) vốn yêu mình sâu sắc để lao vào lòng Tống Tư Minh (Song Siming) nhiều nhà nhiều tiền, quyền thế hiển hách, làm “bà hai” trong tòa chung cư sang trọng. Điều khiến người ta có ấn tượng sâu sắc là, rất nhiều bạn trẻ vô cùng yêu thích Tống Tư Minh đa tình đa nghĩa, thoải mái hào phóng, hâm mộ cuộc sống hào hoa thoải mái, không lo chuyện tiền nong của Hải Tảo. Có thể thấy sức ép của nhà ở và sức cuốn hút của chủ nghĩa sùng bái tiền trong xã hội này là to lớn chừng nào.
III/ Bất động sản với tính cách chính sách xã hội chứ không phải chính sách kinh tế: Tiến tới xây dựng xã hội người tiêu dùng
Để giải quyết vấn đề nan giải về nhà ở, có rất nhiều phương án chính sách có thể lựa chọn. Mao Vu Thức (Mao Yushi) cho rằng, tiền đồ duy nhất bất động sản là trở về thị trường. Từ sau khi Trung Quốc hàng hóa hóa nhà ở, ngành bất động sản đã tạo ra nguồn của cải to lớn, người mua nhà vào ở nhà mới, nhà khai thác cũng kiếm được tiền, toàn xã hội vì vậy mà giàu lên. Giá nhà ở cực kỳ không bình thường là do chính quyền một số địa phương thao túng từ bên trong, nâng giá đất lên, có một phần lớn tiền mua nhà của nugời mua trở thành thu nhập của chính quyền từ bán đất. Để cho chính quyền rút ra, để cho cung cầu trên thị trường trực tiếp gặp nhau, khoản chi phí này sẽ có thể giảm đi rất nhiều. Còn quan điểm để cho chính quyền trợ cấp giúp mọi người mua nhà là hoàn toàn sai lầm. Trái lại Lỗ Phẩm Việt (Lu Pinyue) cho rằng, đầu cơ bất động sản, vốn luân chuyển trong ngàoi nước tràn lan là bàn tay vô hình cướp đoạt thị trường nhà ở, chính phủ quyết không thể áp dụng chủ nghĩa tự do buông thả đối với thị trường bất động sản, mà cần can thiệp sâu vào thị trường bất động sản: khi vận dụng lưu lượng tiền tệ để thúc đẩy kinh tế phát triển, cần xác lập cơ chế giám sát, quản lý dòng chảy của vốn, nâng đỡ nhu cầu hữu hiệu của công dân về nhà ở, kiềm chế đầu cơ bất động sản. Viên Vĩ Thời (Yuan Weishi) thì cho rằng, phương hướng lớn về cải cách thị trường hóa nhà ở tại Trung Quốc là đúng, phương hướng thị trường hóa nhà ở không được dao động, nhưng không tìm được lối ra từ kinh nghiệm địa phương. Ông nhận thấy 80% nhà ở của Singapore đều được giải quyết thông qua chính phủ hoặc các công ty trực thuộc chính phủ, 40% dân số Hương Cảng ở trong các chung cư do chính phủ xây dựng. Trong vấn đề nhà ở của các quốc gia và khu vực này, chính phủ gánh lấy trách nhiệm, thông qua việc xây dựng các hình thức nhà chung cư đã giải quyết được khó khăn của các tầng lớp trung hạ lưu. Trung Quốc đại lục có thể tham khảo những kinh nghiệm này, nếu chính phủ có thể đảm đương xây dựng khoảng 30% nhà ở dùng để giải quyết vấn đề nhà ở của tầng lớp trung hạ lưu khó khăn nhất thì sẽ đóng được vai trò khá lớn trong việc ổn định giá nhà.
Những kiến nghị chính sách này có ý nghĩa và giá trị xây dựng quan trọng. Nhưng cũng có chỗ sai lầm. Nói khái quát, Mao Vu Thức (Mao Yushi) tiếp tục kiên trì con đường thị trường hóa và vận dụng thêm một bước phương án thị trường hóa vào bất động sản, nhưng không cân nhắc đầy đủ đến tính bên ngoài của thị trường, dù là thị trường hóa và thương mại hóa với quyền tài sản rõ ràng, nếu mất đi công bằng xã hội cũng có thể đi tới hiệu ứng Matthew: người nghèo càng nghèo, người giàu càng giàu. Lỗ Phẩm Việt (Lu Pinyue) nhấn mạnh việc chính phủ kiềm chế vốn luân chuyển và đầu cơ, như tăng thuế giao dịch, tăng lãi suất tiền cho vay mua căn nhà thứ hai hoặc các căn nhà tiếp theo…, nhưng trước đây, sau khi thực thi các biện pháp tương tự cũng đã từng phát sinh tình huống tác dụng nhỏ bé, hơn nữa hướng suy nghĩ này chú trọng kỹ thuật, bỏ qua cấp độ lớn lao hơn, quan trọng hơn. Thí dụ những nhà đầu tư chân chính rõ ràng là có vốn lớn, không bị hạn chế bởi tiền cho vay mua nhà và thuế. Viên Vĩ Thời (Yuan Weishi) chú trọng trách nhiệm của chính phủ, nhưng ở Trung Quốc hiện nay, thông qua chính phủ hay các công ty trực thuộc chính phủ để giải quyết vấn đề khó khăn về nhà ở của các tầng lớp trung hạ lưu đông đảo rõ ràng là một vườn ươm lớn khác làm nẩy sinh tham nhũng, hình thành bữa đại tiệc tham nhũng từ các công trình công cộng; đồng thời cũng dễ dàng hình thành “hệ thống tồn tại song hành hai quỹ đạo” là thị trường cung cấp bất động sản và chính phủ, gây tổn hại nặng cho những thành quả thời kỳ đầu cải cách nhà ở. Quan trọng hơn là, những kiến nghị chính sách này phần nhiều dựa trên những cân nhắc về kinh tế, kỹ thuật hay chính trị, đối với sự thiếu hụt nhà ở, sự tăng vọt giá nhà với tính cách là một mặt của vấn đề xã hội phần lớn đều bị bỏ qua.
(còn tiếp)
Người dịch: Viễn Phố
Nguồn: TN 2014 – 74, 75 76