Tác động và biện pháp ứng phó với sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực


GS. Lâm Phát Cần

Xu hướng và nguyên nhân dẫn đến sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Hình thức, đối tượng và thời điểm cụ thể thực hiện chính sách bảo hộ lương thực có những điểm mới. Các chính sách bảo hộ lương thực bao gồm các hình thức cấm xuất khẩu, hạn chế khối lượng xuất khẩu và nâng giá. Thời gian kiểm soát xuất khẩu lương thực được chia thành hai loại: Thời gian hạn chế và thời gian không giới hạn, trong đó thời gian hạn chế chủ yếu trong khoảng 3 – 6 tháng. Chính sách bảo hộ lương thực chủ yếu được áp dụng với các loại ngũ cốc như: Lúa mì, ngô, lúa mạch, lúa mạch đen và gạo cùng các sản phẩm liên quan như bột mì và dầu thực vật. Đối tượng kiểm soát xuất khẩu lương thực được chia thành: Tất cả các quốc gia, các nước không thuộc liên minh xuất khẩu ngũ cốc hoặc các nước thuộc liên minh xuất khẩu ngũ cốc.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực: 1) Các sự cố an ninh công cộng lớn, rủi ro địa chính trị và thiên tai khắc nghiệt là nguyên nhân trực tiếp. Chẳng hạn, những thảm họa bất ngờ trên quy mô toàn cầu dễ biến thành vấn đề an ninh lương thực như: Chiến tranh Iraq (năm 2003), nhiều quốc gia đã đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực quốc tế và gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực; 2) Từ góc nhìn xa hơn, chủ nghĩa bảo hộ lương thực lan rộng trên toàn cầu là biểu hiện mới của xu hướng chống toàn cầu hóa. Kể từ năm 2018, Mỹ thực hiện chính sách “Nước Mỹ trên hết” với hy vọng giải quyết các xung đột xã hội trong nước bằng các áp đặt thuế quan và dựng lên các rào cản thương mại trên toàn thế giới nhằm hưởng lợi trực tiếp từ việc giá lương thực toàn cầu tăng vọt.

Tác động từ sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Thứ nhất, đe dọa nguồn cung lương thực toàn cầu và khiến cho giá lương thực tiếp tục gia tăng. Trong bối cảnh giá lương thực thế giới liên tục tăng cao, an ninh lương thực được dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt, chính sách hạn chế xuất khẩu lương thực của một số nước giúp giảm giá lương thực trong nước mà càng đẩy lạm phát lương thực toàn cầu gia tăng. Chủ nghĩa bảo hộ lương thực làm giảm nguồn cung của thị trường lương thực thế giới đối với những người thực sự có nhu cầu về lương thực, giảm mức cung lao động nông nghiệp và động lực trồng trọt của nông dân và cuối cùng sẽ tác động đến hệ thống nông nghiệp và an ninh lương thực của đất nước.

Thứ hai, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của khoảng cách lương thực và gây tác động nặng nề tới nhiều ngành trong chuỗi cung ứng lương thực. Ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ lương thực lan rộng toàn cầu sẽ được truyền dọc theo chuỗi cung ứng, điều này gây tác động nghiêm trọng đến những người tham gia thị trường trong ngành thực phẩm và các ngành nông nghiệp liên quan. Do hạn chế xuất khẩu lương thực dẫn đến thiếu nguồn cung nguyên liệu thô và chi phí trong các ngành liên quan tăng mạnh.

Thứ ba, làm trầm trọng thêm vấn đề đói nghèo trên toàn cầu, đặc biệt là các nước kém phát triển sẽ ngày càng lâm vào tình trạng khó khăn. Sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực đã làm giảm hiệu quả và sự công bằng trong việc phân phối lương thực toàn cầu; đồng thời, làm suy yếu khả năng của các nước nhập khẩu lương thực và các nước cần được viện trợ lương thực.

Thứ tư, nạn đói nghèo do chủ nghĩa bảo hộ lương thực gây ra làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị và bất ổn khu vực. Trong cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu giai đoạn 2007 – 2011, giá lương thực tăng cao và không ổn định đã dẫn đến bạo loạn đô thị, sự sụp đổ của chính phủ và tình trạng bất ổn khu vực từ Caribean đến Trung Đông. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thiếu lương thực, thiếu năng lượng, lạm phát và các cuộc khủng hoảng khác vẫn tiếp tục lan rộng đến Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á và thậm chí cả Nam Mỹ.

Dự báo tác động sự lan rộng toàn cầu của chủ nghãi bảo hộ lương thực đối với Trung Quốc

Sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực là một phép thử lớn đối với hệ thống an ninh lương thực của Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc phụ thuộc tương đối lớn vào việc nhập khẩu một số mặt hàng nông sản. Về cơ bản, Trung Quốc đã tự túc được khẩu phần lương thực, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào bên ngoài đối với một số nông sản như: Đậu tương, thức ăn chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi. Thứ hai, nguồn nhập khẩu thực phẩm của Trung Quốc tương đối tập trung và các kênh vận chuyển hàng nhập khẩu tương đối đơn lẻ. Các loại ngũ cốc nhập khẩu chính (đậu nành, ngô và dầu thực vật) chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Brazil, Argentina, Canada, Australia, Ukraine, Liên minh châu Âu… thông qua đường biển.

Điều cần nhấn mạnh là hệ thống an ninh lương thực hiện tại của Trung Quốc có khả năng ứng phó với thách thức lớn này. Hệ thống an ninh lương thực Trung Quốc có cấu trúc an ninh ba trong một, bao gồm: 1) Hệ thống sản xuất lương thực nhằm đảm bảo tự túc cơ bản về lương thực và khẩu phần lương thực; 2) Hệ thống dự trữ lương thực, bao gồm hai cấp trung ương và địa phương với sự phân công lao động rõ ràng có thể linh hoạt ứng phó với các tình huống khẩn cấp khác nhau; 3) Chuỗi cung ứng toàn cầu điều phối việc phân bổ nguồn lực nông nghiệp trong và ngoài nước. Có thể nói, hệ thống an ninh lương thực của Trung Quốc với nền tảng vững chắc là hệ thống sản xuất dự trữ, đủ sức ứng phó trước tác động của chủ nghĩa bảo hộ lương thực đang lan rộng trên toàn cầu hiện nay.

Các biện pháp ứng phó với sự lan rộng toàn cầu của chủ nghĩa bảo hộ lương thực

Về đối nội:

Một mặt, thúc đẩy chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu lương thực và hợp tác quốc tế. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ lương thực lan rộng toàn cầu, Trung Quốc nên đa dạng hóa phương thức nhập khẩu để giảm nguy cơ tắc nghẽn chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Đối với các loại cây lương thực nhập khẩu số lượng lớn, cần hợp tác sâu rộng với các nước xuất khẩu và các tổ chức quốc tế có liên quan, thay thế các hợp đồng ngắn hạn bằng các hiệp định thương mại trung và dài hạn ổn định hơn để giảm tác động của rủi ro bên ngoài.

Mặt khác, thúc đẩy việc chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp thực phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thúc đẩy chuyển đổi, nâng cấp và phát triển chất lượng cao ngành công nghiệp thực phẩm, tích cực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và tái cấu trúc chuỗi công nghiệp; đồng thời, nâng cao sức ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường lương thực quốc tế là điều đặc biệt quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực của nước này.

Về đối ngoại:

Một mặt, các tổ chức quốc tế cần hỗ trợ khẩn cấp đối với những quốc gia thiếu lương thực và cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu. Hiện tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã đề xuất thành lập Quỹ tài trợ nhập khẩu lương thực toàn cầu để đối phó với việc nhập khẩu lương thực và chi phí đầu vào tăng cao, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết và chỉ cung cấp hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp và trung bình thâp. Ngoài viện trợ tài chính, các tổ chức quốc tế có thể cung cấp lương thực khẩn cấp trực tiếp cho các nước nghèo nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chủ nhgiã bảo hộ lương thực. Trong tương lai, các tổ chức quốc tế cần cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu hiệu quả hơn để giúp định hình lại hệ thống quản lý an ninh lương thực và giảm bớt khủng hoảng lương thực toàn cầu trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ lương thực đang lan rộng.

Mặt khác, xây dựng kế hoạch hành động toàn cầu để duy trì hoạt động thương mại lương thực quốc tế. Quan hệ thương mại quốc tế tự do và đa phương là chìa khóa cho thương mại nông sản và là biện pháp đối phó quan trọng nhằm chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa bảo hộ lương thực toàn cầu. Cho dù là để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hay hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch, việc duy trì thương mại tự do là rất quan trọng. Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế đang kêu gọi hợp tác đa phương để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, một số quốc gia đã hủy bỏ chính sách bảo hộ lương thực.

Tóm lược và giới thiệu: Thu Huyền

Nguồn: Tạp chí Diễn đàn nhân dân, số 10/2023, tr93-97.

Về khả năng Thái Lan bắt tay Việt Nam để xuất khẩu gạo


Theo tạp chí The Diplomat ngày 31/5, một cơ quan xuất khẩu của Thái Lan ngày 30/5 đã chất vấn về đề xuất của Thái Lan và Việt Nam thành lập một tập đoàn xuất khẩu gạo, theo đó sẽ gộp thị phần của hai nước với nhau nhằm hỗ trợ nông dân và quản lý chi phí sản xuất đang tăng cao.

Ông Thanakorn Wangboonkongchana, phát ngôn viên của chính phủ Thái Lan đã thông báo về đề xuất nói trên sau khi các quan chức nông nghiệp của hai nước gặp nhau bên lề một hội chợ triển lãm nông trại ở Bangkok.

Ông Thanakorn Wangboonkongchana nói rằng, giá gạo “đã ở mức thấp trong hơn 20 năm qua trong khi chi phí sản xuất ngày càng tăng”. Mục đích của sự hợp tác này là “nhằm tăng giá gạo, tăng thu nhập của nông dân và tăng khả năng thương lượng trên thị trường toàn cầu”.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh thị trường gạo toàn cầu đang dư thừa với giá gạo ở Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm do đồng Rupee mất giá và nguồn cung dồi dào tại các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai và thứ ba thế giới, sau Ấn Độ, chiếm khoảng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Do đó, bất kỳ động thái hợp tác nào giữa hai nước để hình thành một tập đoàn điều hành giá gạo có thể có những tác động đáng kể đến thị trường gạo toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh giá các mặt hàng cơ bản tăng mạnh trên toàn cầu do chiến tranh ở Ukraine.

Tuy nhiên, ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan, nói với Reuters rằng ý tưởng này không thực sự tốt. Nếu Thái Lan và Việt Nam tăng giá một cách đồng bộ, những người mua nhạy cảm với giá sẽ chuyển sang các nhà cung cấp thay thế, chẳng hạn như Ấn Độ, nước chiếm khoảng 40% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Ông Chookiat cho biết: “Các chính trị gia không am hiểu về thị trường gạo và họ không thảo luận về vấn đề này với hiệp hội”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng nói rằng, mụ tiêu của các cuộc đàm phán với Thái Lan không phải là kiểm soát giá cả mà là an ninh lương thực: “Sẽ không hợp lý khi nói về việc tăng hoặc kiểm soát giá gạo vào thời điểm này khi mà giá lương thực toàn cầu đang tăng”.

Những thông điệp khác nhau này cho thấy mức độ không chắc chắn về kế hoạch hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu có một thỏa thuận như vậy, nó sẽ phản ánh một xu hướng ngày càng tăng về việc các chính phủ can thiệp vào hoạt động của thị trường để đạt được các mục tiêu quốc gia, chẳng hạn như kiểm soát giá cả hoặc duy trì sự ổn định chính trị trong nước.

Ở Đông Nam Á, ví dụ mới nhất về chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy này là việc chính phủ Indonesia áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với cả than đá và dầu cọ, đặc biệt là lệnh cấm toàn diện với dầu cọ, nhằm kiểm soát giá toàn diện và dầu ăn trong nước. Malaysia cũng đã tạm dừng xuất khẩu thịt gà do tình trạng khan hiếm trong nước và giá cả tăng cao, dẫn đến tình trạng khan hiếm ở Singapore vốn phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Khi giá toàn cầu tiếp tục tăng trong bối cảnh bất ổn ở Đông Âu, những can thiệp tương tự của các chính phủ có thể xảy ra trong những tháng tới.

Nguồn: TKNB – 02/06/2022

Cách Chính phủ Việt Nam giảm tổn thất, nâng cao mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp


Trang mạng prnewswire.com ngày 22/6 đăng bài phân tích cho rằng việc chính phủ Việt Nam thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đã góp phần nâng cao mức độ cơ giới hóa ở Việt Nam. Để làm sáng tỏ vấn đề này, bài viết dẫn báo cáo của công ty tư vấn quản lý Ken Research có tiêu đề “Triển vọng thị trường cơ khí hóa nông nghiệp Việt Nam đến năm 2025 – Thị trường máy kéo nông nghiệp” tháng 2/2021.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp đang tăng lên ở các khâu trước và sau thu hoạch. Cụ thể, tỷ lệ cơ giới hóa ở khâu làm đất đạt 94%, gieo cấy 42%, chăm sóc gieo trồng 77% và thu hoạch lúa 65%.

So với năm 2011, số lượng máy kéo trên cả nước năm 2019 tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79% và máy sấy nông sản tăng 29%. Công suất sẵn có của trang trại đạt khoảng 2,4 HP/ha canh tác.

Bộ Công thương đánh giá công suất máy móc của ngành nông nghiệp Việt Nam chỉ đạt 1,4 HP cho ngành trồng trọt, thấp hơn nhiều so với các nước như Thái Lan là 4 HP/ha; Trung Quốc 8 HP/ha; Hàn Quốc 10 HP/ha.

Thiếu lao động

Do tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, hầu hết nông dân đang chuyển sang lĩnh vực xây dựng và dịch vụ với hy vọng kiếm thêm thu nhập nên đã dẫn đến tình trạng thiếu lao động nông nghiệp. Đây là động lực chính cho việc cơ giới hóa trong nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề từ nông nghiệp sang các ngành khác đang diễn ra nhanh chóng ở 4 vùng: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Máy kéo 2 bánh thống trị doanh số bán hàng trên thị trường

Quy mô và hình dạng ruộng đồng ở Việt Nam rất nhỏ và phân tán. Theo Viện nghiên cứu Lúa quốc tế, Việt Nam có 70 triệu mảnh ruộng, do đó, mỗi hộ có 0,7 ha đất trải rộng trên 3 – 4 mảnh ruộng. Do đất ruộng manh mún nên nông dân thường mua máy kéo hai bánh, vừa thuận lợi cho những mảnh ruộng nhỏ lại vừa tiết kiệm.

Máy cấu lúa tăng trưởng chậm

So với máy kéo, doanh số máy cấu lúa ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng chậm hơn trong tương lai do nông dân thiếu kiến thức kỹ thuật sử dụng máy móc và không nhận thức được lợi ích của các phương pháp gieo sạ hiện đại. Do hạn chế sử dụng máy để trồng lúa nên nông dân thích thuê hoặc mua máy cấy lúa cũ.

Nhu cầu máy móc nông nghiệp giảm do dịch COVID-19

Nhu cầu máy móc nông nghiệp giảm trong đại dịch COVID-19. Nguyên nhân là do sản lượng thập và việc các đại lý và cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa. Nhu cầu giảm còn do nông dân giảm thu nhập nên phải trì hoãn mua máy móc nông nghiệp. Ngoài ra, gần đây, Việt Nam đã phục hồi sau hạn hán và Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang bị xâm nhập mặn, khiến sản xuất bị suy giảm.

Ngoài các vấn đề về sản xuất và tiện ích, các công ty thiết bị máy nông nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền do hầu hết các mặt hàng nhập khẩu bị cấm và các công ty sản xuất và lắp ráp trong nước đã ngừng hoạt động. Đầu năm 2020, nhu cầu máy móc trong nước vẫn ở mức thấp, nhưng đã tăng lên trong nửa cuối năm 2020 khi nới lỏng phong tỏa và dự kiến năm 2021 sẽ phục hồi chậm. Các công ty sản xuất dự kiến sẽ chuyển hướng sang máy kéo 4 bánh cùng với việc tung ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp chính xác phù hợp với chương trình nghị sự của Nông nghiệp Việt Nam 4.0.

Các nhà phân tích tại Ken Research nhận định rằng Việt Nam là một thị trường máy móc nông nghiệp đang phát triển ở Đông Nam Á và đang phục hồi chậm lại sau khủng hoảng kinh tế vì đại dịch COVID-19. Khả năng cung cấp tín dụng ngày càng tăng trong nước cùng với việc miễn thuế đang thúc đẩy ngành này tăng trường. Tăng cường tập trung vào các hoạt động quảng bá và tiếp thị, ra mắt sản phẩm mới, quan hệ đối tác và hợp tác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành này trong tương lai. Căn cứ trên doanh thu bán hàng trong giai đoạn 2020 – 2025, thị trường máy nông nghiệp Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm kép (CAGR) là 6,4%.

Nguồn: TKNB – 24/06/2021.

Australia lên tiếng về vi phạm trong xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam


Ngày 25/6, Đài Truyền hình quốc gia Australia dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp Australia, cho biết hơn 1500 con bò và 99 con trâu nhập khẩu từ Australia đã biến mất khỏi các trang trại hoặc lò mổ được chấp thuận tại Việt Nam trong 13 tháng qua.

Sau lệnh cấm xuất khẩu gia súc sống và năm 2011, ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc sống Australia đã đăng ký Hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu (ESCAS), một hệ thống được thiết lập để đảm bảo phúc lợi động vật cho gia súc xuất khẩu của Australia.

Trong báo cáo mới nhất về việc thực hiện ESCAS, Bộ Nông nghiệp Australia đã chỉ ra hai vi phạm: Vi phạm thứ nhất, được cho là rất nghiêm trọng, đó là việc công ty Purcell Bros, công ty xuất khẩu gia súc lần đầu tiên sang Việt Nam, đã không thể xác minh được 644 con bò và 99 con trâu đang ở đâu sau khi tới Việt Nam.

Vào tháng 11/2018, trâu và bò đã được chuyển từ một trang trại được công ty chấp thuận tới các địa điểm không xác định sau khi công nhân trang trại đã can thiệp vào các camera theo dõi lắp đặt tại trang trại. Tuy nhiên, chủ sở hữu trang trại khẳng định không có gia súc nào bị mất tích, nhưng lại không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng nào khi công ty Purcell tiến hành xác minh xem chúng đang ở đâu.

Theo báo cáo trên, chủ sở hữu trang trại dường như hàon toàn không quan tâm đến các yêu cầu của ESCAS. Báo cáo còn lưu ý rằng công ty Purcell không thể cung cấp thông itn nào để phục vụ cho việc truy xuất hoặc tìm hiểu về phúc lợi của gia súc.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Australia kết luận thông tin mà công ty Purcell cung cấp là chưa đủ và sẽ lưu ý tới vụ vi phạm trên trong quá trình xem xét đơn xin nhập khẩu nào từ nhà nhập khẩu hoặc trang trại trên.

Vi phạm thứ hai liên quan đến việc công ty Dịch vụ vận chuyển gia súc (LSS) không thể xác định được “gần 1000 động vật” mà công ty đã vận chuyển đến Việt Nam và không báo cáo cho Bộ Nông nghiệp Australia trong thời hạn theo quy định của ESCAS.

Tuy nhiên, cuối cùng LSS cũng đã xác minh được rằng trong số 872 gia súc, 471 con đã được chuyển đến các lò mổ được chấp thuận và 401 bị chế hoặc bị giết bằng hệ thống gây mê tại các trang trại.

Theo Bộ Nông nghiệp Australia, LSS đã có biện pháp khắc phục vi phạm và đã triển khai các hệ thống để giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.

Để xử lý các vụ vi phạm trên, Hội đồng xuất khẩu chăn nuôi Australia (ALEC) đã thuê một công ty độc lập thực hiện “đánh giá thị trường” để báo cáo về chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Giám đốc điều hành ALEC, ông Mark Harvey-Sutton cho rằng gia súc Australia thông thường không bị lọt ra ngoài chuỗi cung ứng tại Việt Nam và khẳng định những trường hợp vi phạm trên không phải là phổ biến. Ông cho biết, ưu tiên cao nhất của ALEC là các nhà xuất khẩu Australia phải duy trì truy xuất gia súc xuất khẩu ở mức cao nhất để đảm bảo phúc lợi động vật, và điều quan trọng là cần có những biện pháp khắc phục các vi phạm bất thường ở các thị trường như Việt Nam. Ngoài ra, ông Harley-Sutton cũng khẳng định rằng sau khi có báo cáo đánh giá của công ty kiểm toán viên độc lập vào tháng 8/2019, ALEC sẽ có những hành đ6ọng cần thiết theo các khuyến nghị mà báo cáo đưa ra.

Được biết, Hiệp hội Phòng chống tàn ác đối với động vật Australia (RSPCA) là một tổ chức luôn phản đối việc xuất khẩu động vật sống để giết mổ. Kể từ năm 2015, RSPCA đã kêu gọi đánh giá độc lập về việc tuân thủ ESCAS ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi có báo cáo nói trên của Bộ Nông nghiệp Australia, RSPCA lại lên tiếng yêu cầu Chính phủ và ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc của Australia cần xử lý nghiêm khắc các vi phạm.

Người phát ngôn của RSPCA, Jed Goodfellow đưa ra đề xuất cần xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ chuỗi cung ứng trong thời gian tiến hành cuộc đánh giá toàn diện và độc lập về các thỏa thuận ESCAS tại Việt Nam. Ông Goodfellow cho rằng những vi phạm nêu trên nằm trong một “chuỗi dài” các sự cố liên quan đến gia súc Australia xuất khẩu sang Việt Nam.

Ông Goodfellow cho biết thêm các báo cáo còn chỉ ra tình trạng các công nhân lò mổ và trang trại gia súc đã nhiều lần can thiệp vào hệ thống camera quan sát và có thái độ thù địch với các nhân viên của công ty xuất khẩu khi họ cố gắng duy trì chuỗi cung ứng. Ông nói: “Trước đây, chúng tôi đã từng thấy việc đưa gia súc ra khỏi chuỗi cung ứng, thậm chí ngay cả khi có sự hiện diện của các nhân viên của công ty xuất khẩu. Thực tế này cho thấy có một “văn hóa” chống đối hệ thống ESCAS ở Việt Nam, đặc biệt ở một vài chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Do vậy, cần xem xét một cách có hệ thống đối với toàn bộ thị trường này”.

Theo ông Goodfellow, mặc dù thị trường Việt Nam chỉ bằng 1/3 thị trường Indonesia, nhưng số lượng các vụ vi phạm ở đây cao gấp ba lần trong vài năm qua. Chính phủ Australia cần phải quan tâm nghiêm túc đến tình trạng này.

Trong năm 2013, đã xảy ra việc dùng búa tạ để giết bò Australia tại VIệt Nam, và vào năm 2015 và 2016, các vụ việc này đã được chiếu lên truyền hình quốc gia ở Australia, khiến dư luận rất quan tâm.

Ngoài ra, từ lâu đã xuất hiện những cáo buộc về việc buôn bán gia súc không được kiểm soát giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc.

Nguồn: TKNB – 27/06/2019

Mỹ ngăn chặn tôm xuất khẩu của Việt Nam, mở ra cơ hội cho các nhà nuôi tôm Ấn Độ


Tờ Business Standard ngày 28/6 đăng bài viết nhận định việc Mỹ đưa ra các biện pháp ngăn chặn hải sản khai thác bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) và miêu tả sai vào nước này có thể mang lại cơ hội cho tôm xuất khẩu của Ấn Độ, vì các quy định mới sẽ gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, đối thủ cạnh tranh chính của Ấn Độ.

Mỹ, thị trường chủ chốt đối với các nhà sản xuất thủy sản toàn cầu, vừa công bố Chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) áp dụng đối với 13 loại hải sản, trong đó có tôm. SIMP có thể sẽ được áp dụng cho mặt hang tôm kể từ ngày 31/12 tới. Chương trình giám sát mới này đòi hỏi cung cấp dữ liệu bổ sung để theo dõi chuỗi cung ứng thủy sản từ điểm đánh bắt đến điểm thông quan vào Mỹ.

Tính đến cuối tháng 3/2018, có tới 2433 trang trại nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 12.509 ha ở Ấn Độ đã được đăng ký với Cơ quan nuôi trồng thủy sản ven biển (CAA) của nước này. Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc khu vực của hãng xếp hạng tín dụng ICRA của Ấn Độ, Pavethra Ponniah nhấn mạnh: “Hầu hết tôm xuất khẩu của Ấn Độ sang thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là từ các trang trại đã đăng ký. Tuy nhiên, tôm xuất khẩu sang Việt Nam (để chuyển tiếp sang Mỹ sau khi bổ sung giá trị) đến từ cả các trang trại đã đăng ký và chưa đăng ký, do đó cản trở triển vọng tái xuất của Việt Nam sang Mỹ (do thiếu truy xuất nguồn gốc). Điều này được dự đoán sẽ góp phần mang lại một sự chuyển dịch hoạt động xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Ấn Độ”.

Theo ICRA, các yêu cầu của SIMP đối với chuỗi cung ứng tôm được dự báo sẽ tạo ra nhiều khó khăn tạm thời cho việc xuất khẩu tôm của Ấn Độ khai thác từ những trang trại chưa đăng ký.

Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Mỹ. Trong năm 2017, tôm xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 32% thị phần, theo sau là Indonesia (17,8%), Thái Lan (11,3%), Ecuador (10,8%) và Việt Nam (8,4%).

Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 350.000 tấn tôm (trong khi Ấn Độ xuất khẩu 540.000 tấn), trong đó 19% sang thị trường EU, 17% sang Nhật Bản và 16% sang Mỹ. Trong tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam có 150.000 tấn tôm nguyên liệu thô nhập từ Ấn Độ để chế biến thêm. Thêm vào đó, Việt Nam xuất khẩu 30.150 tấn tôm giá trị sang Mỹ, chiếm 54% sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2017, trong khi con số này của phía Ấn Độ là 16.700 tấn (5%).

ICRA nhận định, với việc các quy định của SIMP bắt đầu được áp dụng từ năm 2019, phần đóng góp của Việt Nam vào nhập khẩu tôm của Mỹ dự kiến sẽ giảm và Ấn Độ nhiều khả năng hưởng lợi từ điều này. Ông Ponniah nhấn mạnh: “Trước mắt, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ có thể sẽ gặp khó khăn do những quy định của SIMP cũng như thế chống bán phá giá cao. Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu tôm của Ấn Độ sang Việt Nam, song lại mở ra cơ hội để Ấn Độ xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ”.

Hơn nữa, gần đây đã xuất hiện các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ với việc tập đoàn Aquastar Inc của Mỹ mua cổ phần của Công ty TNHH Sagar Grandhi Exports Pvt Ltd tháng 3 vừa qua. Tập đoàn Nutreco N.V (Hà Lan) cũng tham gia liên doanh với tập đoàn West Coast Group để thành lập một nhà máy nuôi thủy sản ở Ấn Độ trong tháng 6 này. Theo ông Ponniah, các động thái tương tự cũng đưa ra tín hiệu tích cực đối với ngành công nghiệp nuôi tôm của Ấn Độ về lâu dài.

Nguồn: TKNB – 02/07/2018

Về khả năng của Mỹ ngừng nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam


Tình hình kinh tế, thương mại Việt – Mỹ 6 tháng cuối năm 2017 nổi lên vấn đề cá tra, cá basa của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Theo kế hoạch, đến tháng 9/2017, Việt Nam phải hoàn tất việc thực thi “Tương đồng về tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn” của Mỹ. Nếu không kịp, phái Mỹ sẽ cho Việt Nam thời gian quá độ thêm 6 tháng. Tuy nhiên, việc này đang rất khó khăn vì theo các tiêu chuẩn do Mỹ đặt ra, Việt Nam rất khó đáp ứng và nguy cơ cá tra, cá basa của Việt Nam bị ngừng nhập khẩu hoàn toàn vào thị trường mỹ từ tháng 3/2018 là rất cao. CQTT tại Washington đã có cuộc trao đổi với Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, được biết xung quanh vấn đề này có một số đánh giá sau:

Thứ nhất, những vấn đề nổi cộm khiến mặt hàng cá da trơn gặp nhiều rào cản trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian qua nằm ở hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn của Việt Nam và Mỹ có nhiều khác biệt. Theo đó, bắt đầu từ 1/9 tới, Mỹ sẽ áp dụng quy định tương đồng về tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý sản xuất, chế biến cá da trơn giữa các nước nhập khẩu và nước chủ nhà Mỹ. Trong đó bao gồm giám định về chủng loại cá, dư lượng hóa chất có trong các lô hàng, thực tiễn sản xuất tốt (GMP), thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP)…

Thứ hai, điểm mấu chốt trong thay đổi quy định của Mỹ mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam cần lưu ý là phía Mỹ không chỉ dừng lại ở kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu, mà tiến tới kiểm tra hàng tận nơi xuất xứ, tức là kiểm soát cả quy trình. Đây thực chất là sự thay đổi về mô hình quản lý của Mỹ. Theo đó, biên giới không còn là hàng rào bảo vệ đầu tiên, mà là điểm kiểm tra cuối cùng trong chuỗi các biện pháp kiểm tra khác. Từ ngày 1/9, 100% các lô hàng cá da trơn đến cảng Mỹ sẽ bị kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thay vì kiểm tra xác suất như hiện nay. Sau khi được USDA dán nhãn chất lượng thì mặt hàng cá da trơn mới được nhập khẩu vào Mỹ.

Thứ ba, khi chuyển chương trình giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang USDA thì rõ ràng phía Mỹ muốn dựng lên một rào cản với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. Với quy định của USDA thì đến nay hầu như chưa có nước châu Á nào đáp ứng được. Bởi vì USDA chỉ quản lý các mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, trứng và muốn xét một mặt hàng nào vào được thị trường Mỹ thường mất khoảng 7 – 10 năm, thậm chí là không bao giờ được. Cụ thể, chưa có nước ASEAN nào xuất khẩu được thịt vào Mỹ. Ngay cả thịt bò Kobe của Nhật Bản với tiêu chuẩn rất cao cũng chỉ xuất khẩu nhỏ giọt vào thị trường Mỹ. Do vậy, việc chuyển chương trình giám sát cá da trơn sang cho USD         A quản lý thực chất là một rào cản về mặt kỹ thuật và phía Mỹ không muốn cho Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá basa vào nước này.

Thứ tư, trong Đề xuất Ngân sách năm 2018 của Tổng thống Donald Trump có nêu kiến nghị chuyển hoạt động giám sát cá da trơn từ USDA trở lại FD, vì chương trình này là “trùng lắp, tốn kém”. Về phía Việt Nam, nhiều người cũng dấy lên hy vọng rằng mọi việc sẽ trở lại như ban đầu. Nhưng qua tìm hiểu được biết, đề xuất của Tổng thống Donald Trump có thực hiện được hay không thì phải biến thành luật và muốn vậy, phải được hai ủy ban chuẩn chi của Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi Thượng viện là Thượng nghị sĩ That Cochran, đại diện cho bang Mississippi, nơi được coi là “vựa cá da trơn” ở miền Nam nước Mỹ. Ông Cochran là người ủng hộ nhiệt tình việc siết chặt nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam để bảo vệ hoạt động nuôi cá da trơn ở vùng châu thổ sông Mississippi và đi đầu trong việc đưa ra các luật áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam. Chắc chắn ông này sẽ không cho thông qua đề xuất trên. Trong khi đó, đứng đầu Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện cũng là một Hạ nghị sĩ rất chống Việt Nam là Robert Aderholt, đại diện cho bang Alabama, cũng là một bang có nghề nuôi cá da trơn phát triển. Ông Aderholt rất ủng hộ Chương trình Giám sát cá da trơn được chuyển sang USDA và chắc chắn sẽ phản đối đề xuất trên. Vì vậy, hầu như đề xuất của ông Trump sẽ không có cơ hội biến thành hiện thực và không thể trở thành Luật để thực thi.

Thứ năm, nếu Việt Nam bị ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế (khoảng 370 – 380 triệu USD mỗi năm). Tuy nhiên, tổn thất lớn nhất là về mặt ổn định chính trị, an ninh, xã hội khi hàng triệu người nông dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị mất việc làm do Mỹ không tiêu thụ cá tra, cá basa của Việt Nam, gây nên bất ổn xã hội rất lớn.

Theo Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Đào Trần Nhân, cần tránh “ảo tưởng” vào Đề xuất Ngân sách của Tổng thống Trump mà ta sẽ tiếp tục phải đấu tranh với phía Mỹ về chương trình giám sát cá da trơn.

Thứ nhất, hiện đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang có mặt tại Mỹ để đàm phán về vấn đề này. Trong khi đó, các nhóm công tác về mặt kỹ thuật của hai bên tiếp tục làm việc để hoàn thiện các nội dung chuẩn bị. Phía Mỹ, có giúp Việt Nam, trong đó có hỗ trợ bằng tiền để nâng cao năng lực, đáp ứng các tiêu chuẩn tương đồng do Mỹ đặt ra.

Thứ hai, Việt Nam sẽ kiện Mỹ ra WTO về những sai trái trong chương trình giám sát cá da trơn. Nhà nước Việt Nam sẽ đứng ra kiện, chi phí sẽ do Công ty TNHH Vĩnh Hoàn (Đồng THáp) doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn lớn nhất của Việt Nam, chi trả. Đáng chú ý là ở Việt Nam có một số ý kiến cho rằng quan hệ hai bên đang tốt mà lại kiện Mỹ ra WTO thì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Theo ý kiến của luật sư tư vấn, việc quan hệ tốt nhưng vẫn kiện nhau là chuyện bình thường. Tức là 2 nước có quan hệ tốt nhưng vì những chuyện của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn có thể mang ra kiện phía đối tác. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói rằng việc của doanh nghiệp thì phải để cho doanh nghiệp có quyền quyết định, nếu thấy cần kiện thì nhà nước sẽ hỗ trợ, giúp đỡ cho doanh nghiệp để họ làm, không nên cản.

Thứ ba, một số doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của Hoa kiều tại địa bàn đã gợi ý Việt Nam cần hạn chế nhập thịt bò của Mỹ để trả đũa việc Mỹ hạn chế nhập cá da trơn của Việt Nam. Đây là chiến thuật mà Trung Quốc vẫn làm trong quan hệ thương mại với Mỹ và nếu cần thiết sẽ có “chiến tranh thương mại”. Khi doanh nghiệp Mỹ “bị đánh” sẽ cầu cứu các nghị sĩ Quốc hội và họ sẽ gây áp lực buộc Chính phủ Mỹ phải sửa đổi.

Mỹ đang thi hành chính sách bảo hộ không công bằng đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, trong đó có cá da trơn của Việt Nam khi dựng lên các hàng rào kỹ thuật, “vừa đá bóng, vừa thổi còi” khi đề ra bộ tiêu chuẩn và tự kiểm định luôn. Chắc hắn rằng đề xuất chuyển trách nhiệm giám sát cá da trơn từ USDA về lại cho FDA sẽ không được dự thảo thành luật và sẽ không được thực hiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần cập nhật, thích ứng với những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ. Bên cạnh đó, ngoài việc kiện ra WTO, Việt Nam cần nghiên cứu và sẵn sàng triển khai các biện pháp trả đũa thương mại để đối phó với chính sách bảo hộ không công bằng của Mỹ.

Nguồn: TKNB – 31/07/2017

Dự án nông nghiệp công nghệ cao sẽ tới đâu?


Phát biểu khi khởi động dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam ngày 2/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố nâng mức tín dụng lên 100.000 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho đất nước. Từ 60.000 tỷ đồng tăng lên 100.000 tỷ đồng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao là thông báo được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán. Ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành vận động các ngân hàng khác để có gói hỗ trợ 100.000 tỷ đồng như vừa nêu. Theo ông, làm nông kiểu “con trâu đi trước cái cày đi sau” là cách thức thủ công phải được cải thiện bằng công nghệ mới, muốn phát triển thì phải theo hướng nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, thông minh, theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là rau quả và chăn nuôi. Ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định bài toán nông nghiệp Việt Nam chỉ được giải quyết khi có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã làm nông nghiệp chất lượng cao. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đơn vị đầu tư vào dự án sản xuất nông phẩm sạch tại Hà Nam, dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đi vào sản xuất trên diện tích 180 ha đất, rằng đấy là nông trường ứng dụng công nghệ cao với mọi thứ được cơ giới hóa và tự động hóa, sản phẩm rau quả được chăm trồng trong nhà lưới, nhà kính.

Hỗ trợ nông nghiệp là việc cần thiết nhưng để chắc chắn có phải hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao hay không là điều cần bàn cãi. Đó là nhận định khá thận trọng của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển đã giải thể, nói: “Về việc hỗ trợ 100.000 tỷ tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao mà thực sự tôi nhìn thấy đã có mấy đại gia đứng đằng sau dự án này. Thứ nhất, đây là việc mới thì phải để cho người ta thử nghiệm, và khi thử nghiệm thành công thì nhà nước có thể hỗ trợ một chút để cho những người thành công ấy trên cơ sở thị trường họ lan được ra chứ không phải là bơm tiền cho họ. Tôi không hỏi ông Nguyễn Xuân Phúc lấy đâu ra 100.000 tỷ đồng, đây là chuyện của hệ thống ngân hàng, mà hệ thống ngân hàng phải hoạt động trên cơ sở thị trường. Nếu dùng 100.000 tỷ từ quỹ tín dụng hay phát triển của một ngân hàng phát triển Việt Nam thì tôi e rất có khả năng 100.000 tỷ này sẽ trở thành những khoản nợ xấu khổng lồ trong tương lai, đấy là điều cần phải tránh. Một chuyện khác, nếu nói rằng phát triển nông nghiệp công nghệ cao với mô hình thí nghiệm hay thử nghiệm gì đấy của một hai doanh nghiệp, trong trường hợp này là Vingroup chẳng hạn, họ lao vào nông nghiệp, nhưng họ là tập đoàn thì họ hãy sử dụng vốn của chính họ chứ đừng dựa vào bầu vú ngân sách, vào sự hỗ trợ của nhà nước. Như kinh nghiệm từ trước đến nay, chuyện hỗ trợ cho các đại gia có thể không phải là giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam”.

Tóm lại, kích thích, khuyến khích để các tập đoàn kinh doanh tự bỏ tiền đầu tư sao cho sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả và bán được và nếu đã có hiệu quả thì chẳng cần nhà nước phải hỗ trợ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A góp ý: “Tôi nghĩ rằng nông nghiệp công nghệ cao chỉ là một phần của nông nghiệp mà thôi, cho nên tỷ lệ nông nghiệp nói chung sẽ giảm đi và ngày càng giảm. Vấn đề cốt lõi của nông nghiệp Việt Nam bây giờ là vấn đề chuyển một lượng người lao động khổng lồ đang làm nông nghiệp sang các khu vực khác, đó là công nghiệp, là dịch vụ. Đấy là quá trình chuyển đổi rất đau đớn, vất vả, căng thẳng, chính phủ có lẽ phải lo điều đấy là chính”.

Ai sẽ làm?

Vẫn theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò cần thiết trong việc giải bài toán nông nghiệp của Việt Nam, nguồn nhân lực từ nông dân trong nông nghiệp công nghệ cao phải được tập trung đầu tư phát triển.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng làm nông nghiệp công nghệ cao thì mấu chốt là phải có đầu ra: “Làm nông nghiệp công nghệ cao chỉ có thể áp dụng được ở một số ít công ty hoặc cá nhân có khoa học kỹ thuật, đặc biệt có vốn và có đầu ra. Ở Việt Nam mình, khi nói nông nghiệp công nghệ cao thường là chỉ nói về nhà lưới, nhà kính, trong đó có máy móc tự động điều khiển khí hậu cũng như điều khiển các dưỡng chất để cung cấp cho cây trồng trong nhà lưới. Đây là dịp để một số đại gia có quan hệ đặc biệt với các bộ, ngành muốn lợi dụng chính sách của chính phủ để thực hiện nông nghiệp công nghệ cao. Họ có thể trồng rau, cà chua, dưa hoặc trồng rau trong những nhà lưới, còn những sản phẩm khác tôi thấy khó có thể đưa vào nhà lưới này. Mấu chốt ở đây là phải có đầu ra, có tiền thì có thể trồng được, nhưng doanh nghiệp, hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay cũng đang bí đầu ra. Ngay cả mặt hàng dạo của mình thì giờ cũng bán không được, thành ra nói cho oai, cho kêu nhưng thực ra, công nghệ bình thường còn chưa sử dụng hết”.

Huy động nguồn nhân lực từ nông dân để làm nông nghiệp công nghệ cao, như ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói, là rất cần thiết, song cũng có khá nhiều trở ngại. Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích: “Muốn nông dân trồng có kết quả, có lời và có sản phẩm sạch phải đưa họ vào công nghệ cao. Trở ngại của mình là nông dân chưa nhận thức được khoa học cho đúng đắn. Họ thấy hiện tượng trước mắt mà không thấy cách khoa học. Nó xảy ra bên trong cây trồng hoặc bên trong đất và nước nơi cây trồng sinh sống. Nói nông dân có kinh nghiệm nhưng thực tế những kinh nghiệm này gây ra những tác hại rất lớn đối với nông nghiệp, ví dụ như bón phân sai làm cho tiêu chí nhà kính phát thải nhiều hơn, làm mồi khiến sâu bệnh nhiều hơn, từ đó nông dân phải tốn tiền mua thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả những điều này đưa tới tình trạng hiện nay là sản phẩm kém chất lượng. Công nghệ cao này cũng không có gì ghê gớm, cũng không cần phải tốn nhiều tiền để sắm nhà lưới, nhà kính. Chỉ cần áp dụng khoa học cho chính xác, áp dụng kỹ thuật gọi là Good Agriculture Practice (GAP) khác với kỹ thuật bình thường nông dân làm trước kia, thì cũng có thể nói là áp dụng công nghệ cao. Kỹ thuật cao này hiện chưa được sử dụng hết, 10 ông nông dân chỉ 1 – 2 ông áp dụng, 8 ông kia vẫn dùng kỹ thuật cũ”.

Thủ tướng đồng hành cùng ai?

Về một trong những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao, chuyên gia nông nghiệp Võ Tòng Xuân một lần nữa góp ý: “Thủ tướng nên đồng hành cùng nông dân hay đồng hành cùng doanh nghiệp? Phải nói ông không có đủ thì giờ để đồng hành cùng nông dân vì nông dân quá nhiều. Tuy nhiên, ông sẽ kiểm tra, bảo đảm các ban ngành cung cấp nhu cầu về vốn, về lãi suất, về trang thiết bị cho doanh nghiệp có thể hoạt động được. Không nên coi thường doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì họ là số đông, họ làm việc tốt, có lời thì ngân sách nhà nước mới lên được. Trở lại vấn đề từ 60.000 tỷ đồng lên đến 100.000 tỷ đồng nghe rất oai nhưng ngân sách Việt Nam mình có bao nhiều tiền đâu, quá nhiều nợ trong, nợ ngoài. Không phải bây giờ Thủ tướng mới nói, đã có Quyết định 62, Quyết định 63 của Chính phủ tạo điều kiện ưu đãi để doanh nghiệp có thể kết hợp với nông dân. Nhiều năm rồi nhưng số người tiếp cận được vốn ưu đãi đó có thể đếm trên đầu ngón tay. Từ nhà nước xuống các ban, ngành hạnh họe, đòi đủ thứ điều kiện làm doanh nghiệp rất chán nản”.

Báo chí trong nước trích dẫn phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Việt Nam phải chuyển từ nền nông nghiệp cởi trói sang nền nông nghiệp kiến tạo. Đối với các chuyên gia am hiểu tình hình thì phải chờ xem nông nghiệp kiến tạo có nghĩa như thế nào, khái niệm “từ nông nghiệp cởi trói sang nông nghiệp kiến tạo” có chính xác và có khả thi hay không.

Nguồn: RFA

TKNB – 08/02/2017

Trung Quốc cải cách nông nghiệp để nuôi dân do thiếu đất canh tác


Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực ngày càng lớn, vì vậy, nước này buộc phải cải cách ngành nông nghiệp. Quyết định trên có thể là bước thay đổi lớn nhất kể từ “Bước đại nhảy vọt” do Mao Trạch Đông phát động. Những hộ nông dân nhỏ, có diện tích canh tác trung bình khoảng 0,65 ha, là nguồn đảm bảo lương thực cho toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đất nước có hơn 1,3 tỷ dân, chiếm gần 1/5 dân số thế giới, hiện chỉ còn khoảng 7% đất có thể canh tác được. Một mặt là do đất đai ngày càng trở nên cằn cỗi, chiếm hơn 40% diện tích đất nước. Mặt khác, do tình trạng lạm dụng phân hóa học và tăng cường nuôi thả súc vật. Trong khi báo chí Trung Quốc chỉ đề cập hiện tương các nhà máy thải khí gây ô nhiễm, các chuyên gia cho rằng so với ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp còn gây tác động xấu hơn đến môi trường.

Năm 2015, Trung Quốc sản xuất 600 triệu tấn lương thực, đây là năm thứ 12 có sản lượng tăng liên tiếp. Tuy nhiên, trong vòng 3 thập kỷ tới, khoảng 300 triệu người Trung Quốc sẽ phải bỏ nghề nông để kiếm việc tại các đô thị lớn vì đất canh tác sẽ bị các cụm đô thị gặm nhấm. Những trung tâm này cũng tiêu thụ ngày càng nhiều thịt, ngũ cốc và sản phẩm từ sữa. Hiện nay, trung bình mỗi năm, một người Trung Quốc ăn khoảng 63 kg thịt, nhưng số lượng này sẽ tăng thêm khoảng 30 kg mỗi người cho đến năm 2030.

Chính sách cải cách nông nghiệp lớn nhất kể từ “Bước đại nhảy vọt”

Đối mặt với cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những biện pháp bình ổn lương thực quốc gia. Trước tiên, chính quyền tiến hành nhiều vụ thu mua đất nông nghiệp có quy mô lớn ở nước ngoài, trong đó phải kể đến nhà máy sữa lớn nhất Australia, tiếp theo là hơn 324.000 ha đất nông nghiệp ở Argentina và nhiều nhà máy trồng và chế biến giá đỗ có trị giá nhiều tỷ USD tại Brazil.

Còn tại Trung Quốc, một mặt, chính phủ cho lập lại chính sách thuế đánh vào thuốc trừ sâu và phân bón. Mặt khác, nhiều biện pháp khuyến khích và hỗ trợ được áp dụng cho người nông dân. Đối với những loại cây trồng không có lợi cho sinh thái, ít lợi nhuận và có sản lượng dư thừa, như cây ngô, người nông dân sẽ nhận được trợ giúp từ chính phủ để giảm bớt diện tích trồng trọt. Ngược lại, những loại cây có nguồn cầu cao và bền vững như cây đậu (đỗ), thì sẽ được khuyến khích cải thiện. Đây là một cuộc cách mạng có thể có những rủi ro nghiêm trọng đối với tính chính đáng của ĐCSTQ, vì có thể giá lương thực tăng nhanh, trong khi người nông dân lại không có đủ thu nhập. Ông Erlend Ek, chuyên gia nông nghiệp thuộc phòng nghiên cứu các chính sách của Trung Quốc, nhận định: “Có thể sẽ có những bất ổn xã hội lớn nếu họ là căng ngành công – nông nghiệp. Chưa bao giờ Trung Quốc có bước thay đổi lớn như vậy kể từ ‘Bước đại nhảy vọt’ trước đây”.

Giai đoạn đau thương này, do Mao Trạch Đông khởi xướng vào cuối những năm 1950, là cội nguồn của mọi khó khăn về ổn định lương thực. “Bước đạinhảy vọt” nhằm mục đích hiện đại hóa ngành công nghiệp Trung Quốc với hình thức xóa bỏ sở hữu tư nhân và lập các nhóm lao động chung. Sau khi có hơn 30 triệu người chết, hình thức hợp tác xã bắt buộc đã bị phá sản và mỗi gia định được giao một thửa đất chừng 0,65 ha để canh tác theo mô hình tự cung tự cấp. Ngoài một vài trang trại lớn, thường là bán qunâ sự thuộc sở hữu nhà nước, các thửa ruộng đều được chia nhỏ ở Trung Quốc (trong khi một trang trại ở Mỹ có kích thước trung bình là 179 ha).

Tập đoàn Black Soil do ông Tôn Trường (Sun Chang) là chủ tịch có mục đích hiện đại nông nghiệp Trung Quốc bằng cách gộp các thửa ruộng nhỏ để phục vụ cho sản xuất có quy mô lớn. Ông Tôn Trường nhận định: “Ngành nông nghiệp Trung Quốc vẫn còn là một ngành công nghiệp thủ công. Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ, Australia hay châu Âu vì các trang trại có quy mô nhỏ, thiếu tổ chức và không được quản lý một cách khoa học”. Vì sản xuất không có hiệu quả nên nông phẩm của Trung Quốc đắt hơn gấp 2 – 3 lần so với Hoa Kỳ.

Cải cách nông nghiệp theo tiêu chí môi trường và sinh thái

Trung Quốc đặt quyết tâm tự túc lương thực. Tại tỉnh Cam Túc (Ganzu), có linh lăng được trồng với chất lượng cao, có thể được dùng làm thức ăn thay thế các loại cỏ truyền thống. Ở khu vực giữa tỉnh Cam Túc, nhiều bể nuôi côn trùng được xây dựng để cung cấp thêm protein vào thức ăn cho gia súc. Nhờ đó, hệ miễn dịch của gia súc được tăng cường và giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng sinh. Các nhà khoa học còn nuôi loại ong bắp cày nhỏ xíu, có tên là Trichogramma. Loài tò vò này sống nhờ trứng của những loài côn trùng kí sinh phá hoại, nhờ vậy sẽ dần loại bỏ được các loại thuốc trừ sâu độc hại.

Nông dân tỉnh Cát Lâm nuôi lợn trên một lớp nền dày chừng 1 mét gồm trấu và mùn cưa có vi khuẩn. Loại hỗn hợp này giúp biến phân lợn thành loại phân bón hữu cơ. Điều ngạc nhiên nhất là người ta có thể nuôi cá hồi và cá hồi sông ở vùng sa mạc Gobi cằn cỗi nhờ hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS). Có thể nói, công nghệ này được ông Rustan Lindqvist, một nông dân Thụy Điển, phát minh. Năm 2012, hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) được thực hiện tại tỉnh Tân Cương. Thay vì nuôi trồng trên một dòng sông hay một hồ nước, công nghệ RAS sử dụng giếng sâu để cung cấp nước cho các bể nuôi lớn. Cả ở giai đoạn trưởng thành sẽ được kiểm soát trong những điều kiện vô cùng nghiêm ngặt. Thành công của vụ thu hoạch không còn bị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thất thường nữa. Ông Lindqvist, người trở thành kiến trúc sư của công trình này khẳng định: “Tôi nghĩ, cuối cùng người ta hiểu được tiềm năng của hệ thống RAS. Thật sự là quý vị có thể xây dựng được những bể nuôi ngay giữa hoang mạc”.

Ngoài những công nghệ trên, Trung Quốc sẽ tận dụng hệ thống thủy lợi Đại Vận Hà (Karez) dài hơn 5000 km, một dòng sông nhân tạo có từ cách đây hơn 2000 năm. Nhờ hệ thống này, lưu vực Thổ Lỗ Phiên (Turpan) rộng lớn, vùng khô nóng nhất của Trung Hoa hiện đại, đã được biến thành thảo nguyên xanh rờn. Tái tạo rừng cũng được tiến hành nhờ dự án cải tạo rừng đầu nguồn sông Hoàng Hà cao nguyên hoàng thổ. Được Ngân hàng Thế giới (WB) khởi xướng năm 2004, dự án này đã biến nhiều vùng đất cằn cỗi ở Tây Bắc Trung Quốc trở thành những vùng đất canh tác được cho khoảng 50 triệu dân trong vùng. Sau 3 năm theo dõi và tư vấn, các nhà khoa học hợp tác với chính quyền địa phương đã chấm dứt tình trạng nuôi thả rông. Việc chăn nuôi đã được quy hoạch theo mô hình chuồng trại, được chia khoang và rào chắn. Tình trạng xói mòn đất cũng được hạn chế nhờ xây các bể chứa nước, mở các khu chăn nuôi trên sườn đồi không quá dốc và trồng cây ăn quả trên những mảnh đất khô cằn nhất trên sườn đồi.

Ngoài ra, quyền sở hữu đất cũng được cấp cho các nhà làm nông địa phương, để đảm bảo việc khôi phục đất. Ông Juergen Voegele, cựu quản lý nhóm dự án của WB, cho biết: “Điều này đã làm biến đổi khung cảnh một vùng đất tương đương với diện tích nước Pháp”. Các biện pháp tương tự hiện đang được tiến hành trên khắp Trung Quốc nhằm tăng diện tích “đất nông nghiệp chất lượng cao”. Hiện nay, các trang trại chính rộng khoảng 30,4 triệu ha, nhưng từ nay đến năm 2020, chính phủ muốn tăng số lượng này lên thành 53 triệu đến 67 triệu ha, tương đương với khoảng một nửa tổng diện tích đất canh tác được của đất nước. Để tăng năng suất, chính phủ cũng đang soạn thảo một đạo luật về hợp đồng đất nông nghiệp. Theo đó, lần đầu tiên người nông dân được phép cho một doanh nghiệp lớn hơn, vững chắc hơn thuê lại đất canh tác của họ. Tập đoàn Black Soil của ông Tôn có 2 dự án thí điểm rộng hơn 750 km2 (tương đương với diện tích Singapore) tại tỉnh Hắc Long Giang ở phía Bắc Trung Quốc và hiện tập đoàn vẫn có tham vọng mở rộng. Ông Tôn Trường kết luận: “Người nông dân trở thành người lao động. Họ không còn phải lo quay vòng vốn, đáp ứng mọi tiêu chuẩn, hạt giống, hóa phẩm, mua trang thiết bị và đầu ra cho nông phẩm. Chỉ cần làm được điều này, bạn đã có thể đảm bảo ổn định lương thực – thực phẩm”.

Một người nông dân bày tỏ: “Đa số nông dân địa phương thích kế hoạch này. Nếu như người nông dân có thể được trả 100 NDT (khoảng 15 USD) mỗi ngày, gồm cả bữa trưa và được ở lại trên mảnh đất của mình, tôi nghĩ là họ sẽ đồng ý”.

Nguồn: Times – 17/08/2016

TKNB 25/08/2016

Việt Nam cần thay đổi tư duy về an ninh lương thực


Việt Nam đang đứng trước thách thức phải thay đổi cách tiếp cận về an ninh lương thực vốn phụ thuộc vào cây lúa, trong bối cản vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long lâm vào tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng.

Mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực

Hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã từng xảy ra trước kia, nhưng tình trạng điêu đứng của mùa khô 2016 khiến các chuyên gia không ngần ngại đặt vấn đề về việc Nhà nước cần thay đổi tư duy nông nghiệp đã hiện hữu trong 40 năm qua.

Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 và tận dụng diện tích trồng lúa ít nhất 3 vụ một năm, và đưa nước này trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng trồng lúa chỉ giúp nông dân có miếng ăn, chứ chưa giúp nông dân làm giàu. Theo một số chuyên gia phân tích, tình trạng này cần phải thay đổi, nhất là trồng lúa cần rất nhiều nước, trong bối cảnh tình trạng thiếu nước ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long không còn là nguy cơ mà đã là thực tế.

Đồng bằng sông Cửu Long đã quá tập trung trồng lúa từ 40 năm qua và rất khó thay đổi. TS Dương Văn Ni, một nhà khoa học thuộc Đại học Cần Thơ cho rằng vấn đề bất cập trong sản xuất nông nghiệp chú trọng cây lúa là một câu chuyện phức tạp. Bởi vì lâu nay lúa gạo là một trong những yếu tố đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam. Ông nói: “Đối với Nhà nước, mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực được xem là quan trọng số một. Khi bàn về kế hoạch sử dụng đất bao giờ an ninh lương thực cũng được đưa lên tiêu chí hàng đầu. Đó là lý do Nhà nước phải giữ một diện tích trồng lúa nhất định. Mỗi khi xảy ra sự cố liên quan tới cây lúa thì Nhà nước luôn có những chính sách can thiệp, thậm chí khi giá lúa giảm thì Nhà nước có gói hỗ trợ để mua tạm trữ, nếu có thiên tai lũ lụt hay hạn hán đe dọa tới diện tích trồng lúa thì Nhà nước luôn có chi phí hỗ trợ địa phương và người nông dân, thậm chí giúp họ giãn nợ hay khoanh nợ ngân hàng…”

Dù Nhà nước có chính sách khuyến khích nông dân trồng lúa, ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi hộ nông dân trung bình chỉ có dưới 1 ha đất và sản xuất nhỏ lẻ. Đại đa số nông dân trồng lúa vì khó có thể làm gì khác, như ý kiến của một nông dân ở Kiên Giang, nơi chịu xâm nhập mặn vào nội đồng tới 70 km: “Vùng tôi chuyên trồng lúa, trồng rau ít thôi… không trồng lúa thì biết làm nghề gì để sống”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, người trực tiếp tham gia biên soạn Báo cáo Việt Nam 2035, công trình hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Việt Nam, nhận định: “Trong thời gian vừa qua, với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, đã có nhiều chuyên gia lên tiếng đề nghị xem xét lại cách thức làm nông nghiệp. Trong Báo cáo Việt Nam 2035, chúng tôi đã kiến nghị làm nông nghiệp phải theo cách khác, không áp đặt những tiêu chí như sản lượng hay diện tích dành cho lúa gạo. Việt Nam tập trung quá nhiều vào lúa gạo và điều đó đã chứng minh rất rõ là làm Việt gánh hậu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung, kể cả hạn chế khả năng tăng thu nhập của người nông dân. Trong báo cáo đó, chúng tôi đã nói rất rõ là Việt Nam cần phải thu hẹp lại và phát triển nông nghiệp theo cách hiện đại hóa và thương mại hóa tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Bài học cho Việt Nam

Theo lời bà Phạm Chi Lan, sản xuất nông nghiệp phải theo cách hiện đại hơn chứ không phải như kiểu canh tác truyền thống trước đây. Còn thương mại hóa hàm nghĩa là phải dựa trên yêu cầu của thị trường, dựa trên những tiêu chí thị trường để quyết định hướng sản xuất. Tình trạng hạn hán ngập mặn lớn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vừa rồi càng cho thấy rất rõ những nhận định đúng và rất cần phải xem xét lại cách làm lúa gạo từ trước đến nay.

Bà Phạm Chi Lan nói thêm: “Tập trung quá nhiều cho lúa gạo, chương trình phát triển nông nghiệp gần như chỉ gắn với hoặc phục vụ chương trình phát triển về lương thực. Trong khi đó, thực sự hiệu quả làm lúa gạo của Việt Nam thua kém hẳn so với Thái Lan, thậm chí thua Campuchia. Trong mấy năm gần đây, khi Campuchia bắt đầu làm gạo xuất khẩu, họ làm tốt hơn hẳn Việt Nam, dù quy mô nhỏ hơn nhưng có hiệu quả cao hơn”. Bà Chi Lan cho rằng cần phải xem xét lại toàn diện cách thức làm nông nghiệp ở Việt Nam, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Được biết, trong những năm gần đây xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 700.000 ha và sẽ có thể tăng lên 1 triệu ha, nhưng việc tái cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi từ cây lúa sang cây trồng khác gặp nhiều khó khăn. Giáo sư Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam nhấn mạnh tới điều kiện tiên quyết là cần có thị trường tiêu thụ sản phẩm, thì mới có thể chuyển từ lúa sang cây trồng khác. Ông nói: “Điều này hiện nay chưa làm được là quy hoạch lại sản xuất thay lúa bằng cái gì. Hai năm nay Bộ Nông nghiệp chỉ đạo trồng cây bắp, nhưng bắp tụt giá mạnh, phải đầu tư lớn hơn lúa, giá bán không hơn bao nhiêu, về mặt kinh tế không có lợi. Muốn chuyển cây lúa phải có thời gian nghiên cứu, chứ không thể sốt ruột được”.

Từ nay tới năm 2020, Nhà nước Việt Nam có kế hoạch điều chỉnh đất trồng lúa còn 3,76 triệu ha, tức cắt giảm 270.000 ha. Đồng thời chuyển từ trồng lúa sang cây trồng khác trên diện tích 400.000 ha ở vùng thường bị xâm nhập mặn. Nhưng vẫn có thể trở lại trồng lúa khi cần thiết. Theo các chuyên gia, câu chuyện an ninh lương thực dựa trên lúa gạo kéo dài đã 40 năm, thya đổi tư duy về vấn đề này quả là khó khăn và cần thời gian.

Nguồn: RFA – 21/04/2016

TKT 23/04/2016

Nông nghiệp mã nguồn mở – Kẻ lật đổ những gã khổng lồ trong nông nghiệp?


Dù hơi muộn, nhưng nông nghiệp cuối cùng cũng đã tham gia vào nền kinh tế kết nối. Tất cả những gì chúng ta cần là những dữ liệu cảm biến mã nguồn mở và các chiến lược tăng trưởng năng suất thu hoạch nhằm cung cấp lương thực cho dân cư đô thị trong tương lai.

Nông nghiệp là xương sống của nền văn minh nhân loại, nhưng giờ đây nó đang phải gồng mình gánh sức nặng của toàn thể loài người chúng ta. Thế giới đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, trong đó các mô hình công nghiệp hiện tại của nông nghiệp sẽ không thể hỗ trợ được một dân số toàn cầu đang tăng vọt lên mức 9 tỉ người vào năm 2050. Kỳ vọng tốt đẹp nhất cho nông nghiệp trong tương lại nằm ở những cải tiến công nghệ: các cảm biến, big data, và hạ tầng mạng. Những tiến bộ này sẽ đưa chúng ta tới một cuộc cách mạng nông nghiệp có thể giúp nuôi sống nhiều người hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Trong hệ thống sản xuất lương thực hiện tại của chúng ta, một trái táo mà bạn tìm thấy trong một siêu thị gần nhà có thể đã tồn tại được 6 tháng và trải qua chuyến đi hơn 18,500 km từ một nông trại ở New Zealand tới bàn ăn của bạn. Mặc dù những phương pháp bảo quản có thể giữ cho trái táo khỏi bị hỏng, nó sẽ vẫn có khả năng mất một lượng lớn vitamin và dưỡng chất và dư thừa chất oxi hóa. Chi phí của trái táo phình lên để chi trả cho nhiều mắt xích trong chuỗi cung ứng, và chi phí năng lượng hỗn hợp cần để trồng, bảo quản, đóng gói nó tiêu tốn trong hệ thống lương thực gây ra 1 phần 3 lượng khí nhà kính toàn cầu, theo những nghiên cứu đã được công bố bởi Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế.

Các tiêu chuẩn xử lý lương thực thậm chí còn tồi tệ hơn cả các tiêu chuẩn sản xuất lương thực, vốn chứa hàm lượng caloric cao nhưng rất ít dưỡng chất, mà theo như nghiên cứu của Trung tâm quốc gia về Thông tin công nghệ sinh học Hoa Kỳ, chúng gây ra cả tình trạng béo phì và suy dinh dưỡng. Trung tâm thông tin chăm sóc Sức khỏe và Xã hội Vương quốc Anh báo cáo rằng 20 % trẻ em 6 tuổi bị béo phì.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể cung cấp lương thực cho dân số thế giới đang tăng nhanh nhưng đồng thời tạo ra nguồn lương thực tươi mới hơn, nhiều dinh dưỡng hơn? Câu trả lời nằm ở việc coi nông nghiệp như một khoa học mà nó vốn phải là như thế.

Trong hàng thiên niên kỷ, người nông dân đã sử dụng đất đai và cây trồng dưới những điều kiện thời tiết khác nhau nhằm mục đích thu hoạch với sản lượng lớn. Thế giới phụ thuộc vào những nông trại lớn, canh tác 1 loại cây trồng duy nhất, mà ở đó dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào cũng đáp ứng tốt nhất cho 1 loại nông sản nhất định. Thông thường, trường hợp tốt nhất là những nông trại canh tác loại lương thực dễ bán nhất ở chi phí thấp nhất, ít phải quan tâm nhất đến môi trường, đến tính bền vững hay dinh dưỡng.

Gần đây, hệ thống lâu đời và mang tính công nghiệp này đã đang bị đặt câu hỏi và bị thách thức bởi những công nghệ mới. Nhiều nông dân đã bắt đầu sử dụng máy bay không người lái, những ứng dụng và thiết bị được dẫn đường bằng GPS, công cụ phân tích big-data và hạ tầng mạng để cải thiện công việc của họ. Những công nghệ mới này đã cho phép một số nông trại địa phương nhỏ hơn, một lần nữa trỗi dậy và cạnh tranh với những cơ sở công nghiệp to lớn hơn.

Dữ liệu cảm biến đang trở nên đặc biệt hữu dụng trong nông nghiệp hiện đại, bởi khả năng cung cấp những thông tin cụ thể cho người nông dân biết chính xác điều một mảnh ruộng cần vào bất cứ thời điểm nào. Ví dụ, đặt một cảm biến đo độ ẩm đất tại một điểm nào đó trên ruộng có thể cho người nông dân biết chính xác khi nào điểm đó cần được tưới nước. Với hệ thống này, người nông dân sẽ không còn lãng phí nước cũng như gây hại cho cây trồng do không kịp thời phát hiện tình trạng khô hạn.

Xa hơn nữa, những cảm biến này có thể được kết nối với một ứng dụng cảnh báo người nông dân về điều mà cây trồng đang cần, hay thậm chí có thể kết nối trực tiếp tới một hệ thống thủy lợi để quá trình có thể hoàn toàn trở nên tự động mà người nông dân không cần phải thực hiện bất cứ hành động gì.

Loại công nghệ này cho phép người nông dân có thể điều khiển quá trình ở một mức độ nhất định, nhưng cũng tạo điều kiện cho mô hình canh tác trong nhà, cho phép chúng ta đạt đến khả năng quản lý toàn diện các điều kiện canh tác. Nông nghiệp trong nhà sử dụng các hệ thống thủy canh và khí canh để trồng cây dưới ánh đèn LED, mà không cần đến đất, thực ra không phải là mới, tuy nhiên công nghệ này đã đạt đến mức tiết kiệm năng lượng, chi phí thấp và tính bền vững cao. Các mô hình vườn treo đang bùng nổ tại các thành phố trên khắp thế giới khi mà khái niệm “canh tác tại chỗ” đang gia tăng tương ứng với mật độ dân số trở thành một trào lưu mới trong ngành lương thực.

Các cảm biến và phần mềm đang mang đến những tiến bộ trong khoa học về nông nghiệp. Tuy vậy những dữ liệu đo vẫn thường bị độc quyền và ít khi được chia sẻ. Những nông trại đơn lẻ thực hiện việc nghiên cứu, trong khi những tổ chức lớn thực hiện phân tich dữ liệu lớn (big-data), mặc dù chứa rất nhiều kiến thức và hiểu biết, nhưng chỉ được chia sẻ nhằm mục tiêu lợi nhuận và ít khi tới được với các nhà khoa học. Người nông dân thường phụ thuộc vào một nguồn thông tin đơn lẻ không được kiểm chứng, được cung cấp từ các tổ chức lớn, và các nhà sản xuất địa phương không thể tiếp cận được tới nguồn dữ liệu đó, sẽ không thể cạnh tranh được với các trang trại lớn đã được kết nối.

Trong thời đại của nông nghiệp trong nhà, các công ty như PlantLab rõ ràng đã tạo ra những cải tiến lớn. Tuy vậy họ vẫn đang giữ những phương pháp bí mật độc quyền được cho là giúp tăng 40 lần sản lượng, sử dụng ít hơn 90% nước, để sản xuất lương thực với hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn đến 10 lần. Điều mà chúng ta cần là một hướng tiếp cận mở, kết hợp để giải quyết một vấn đề rõ ràng có tính toàn cầu.

Sáng kiến Nông nghiệp mở (OpenAG) ở Phòng thí nghiệm MIT Media, nơi tôi làm việc, đã được thành lập để mở toang những cánh cửa dữ liệu và nghiên cứu trong nông nghiệp để có nhiều hơn những người có thể học cách làm nông và giúp nâng cao khả năng tiếp cận lương thực tại chỗ, tươi và giàu dinh dưỡng. Nhóm OpenAG đang xây dựng những Cỗ máy tính lương thực (Food Computers) — những hệ thống Cảm biến/Chấp hành, Điều khiển môi trường — cung cấp dữ liệu mở dưới dạng các “công thức thời tiết”. Đây là một hệ thống mã nguồn mở — từ phần cứng tới phần mềm cho tới dữ liệu. Những điều kiện đặc biệt trong các Food Computer có thể được cài đặt hay hiệu chỉnh bằng tay, và có thể phỏng theo các điều kiện môi trường tự nhiên, hay tạo ra các điều kiện tổng hợp lý tưởng. Các hệ thống này, với quy mô từ cá nhân cho tới công nghiệp, có thể được khai thác một cách có chủ đích để giúp một lượng lớn người dùng tạo ra những thay đổi và cải thiện cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Các điều kiện mà ở đó cây trồng được chăm sóc sẽ ảnh hưởng tới mã gene mà chúng mang, đưa đến những âm vị duy nhất của lương thực. Bằng cách sử dụng những điều kiện cụ thể của các “công thức thời tiết”, người nông dân có thể lựa chọn những tính chất mà cây trồng mang — mùi vị, màu sắc, sản lượng, tốc độ tăng trưởng… Nguồn dữ liệu được tạo ra từ Food Computer sẽ được đăng trên một thư viện mở theo kiểu Wikipedia, sẽ tạo ra một “nền dân chủ của điều kiện canh tác” mà ở đó điều kiện canh tác có thể được upload, download, chia sẻ, đánh giá và nâng cấp bởi người dùng trên khắp thế giới.

Liên hiệp quốc ước tính rằng vào năm 2050, số lượng người ở các thành phố có thể đạt 6.5 tỉ người. Với công nghệ phù hợp, nông nghiệp tại thành thị có thể biến các tầng hầm, nhà kho, những bức tường và tòa nhà chọc trời trở thành các nông trại. Lương thực được trồng trong điều kiện thủy canh có thể đi thẳng từ nông trại tới bàn ăn, loại bỏ quy trình vận chuyển và lưu trữ, giảm bớt chi phí và tình trạng hư hỏng, và nuôi sống nhiều người hơn bằng nguồn lương thực tươi, giá rẻ và giàu dinh dưỡng hơn.

Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực cuối cùng tiến vào nền kinh tế kết nối. Đã đến lúc phải phân bổ nguồn dữ liệu nông nghiệp, sự sản xuất và lương thực ra một quy mô rộng lớn hơn nhiều. Nếu có nhiều người hơn cùng chia sẻ gánh nặng mà nền nông nghiệp đang phải mang, chúng ta có thể cùng lúc giảm thiểu sức ép lên môi trường của chúng ta, túi tiền của chúng ta và cơ thể của chúng ta. Cuộc cách mạng Nông nghiệp công nghệ cao đang trên bước đường phát triển của nó, và cùng với việc sử dụng những đèn LED trong canh tác, cách chúng ta làm nông nghiệp sẽ trở nên tươi sáng hơn rất rất nhiều.

Nguồn: Will open-source farming topple agribusiness giants?