Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử? – Phần cuối


Nguyễn Hải Hoành

….

Phản ứng của dư luận

Người Trung Quốc có truyền thống “sùng thánh”, bởi vậy khi CT Tập muốn phục hồi Khổng Tử thì truyền thông chính thống cả nước liền nhiệt liệt hưởng ứng. Cơn sốt Khổng Tử nóng trở lại. Cán bộ Đảng và chính quyền thi nhau phát biểu ý kiến giải thích và chứng minh quan điểm của CT Tập là hợp lý nhất. Các đài truyền hình làm chương trình Giảng đường trăm nhà để các học giả giảng giải đạo Khổng. Bà Vu Đan (tháng 11/2012 bị sinh viên ĐH Bắc Kinh la hét phải rời diễn đàn) ngày 8/12/2015 lại ra mắt công chúng để quảng bá Khổng Tử. Chính phủ bỏ tiền tỷ đẩy mạnh xây dựng các Học viện Khổng Tử trên toàn cầu…

Giới học giả hăng hái nói về các ưu điểm của Nho giáo. Dương Triều Minh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khổng Tử, nói: 2000 năm qua trên thế giới chưa ai được quan tâm và bị đánh giá mâu thuẫn nhiều như Khổng Tử. Thời cận đại, người Trung Quốc cho rằng muốn thoát khổ thì phải vứt bỏ văn hóa truyền thống với hạt nhân là Nho giáo. Mới đây, sau 30 năm nghiên cứu, giới học giả Trung Quốc phát hiện Nho giáo ban đầu (thời Tiên Tần) có “sắc thái tính đạo đức” rõ rệt, còn Nho giáo sau đời Hán thì có “sắc thái quyền uy” rõ rệt. Nho giáo ban đầu với đại diện là Khổng Tử nhấn mạnh “chính danh”, chủ trương “Tu dĩ an nhân” và “nhân chính”, “đức trị” – là các giá trị quan cốt lõi của Khổng Tử thật. Nho giáo sau đời Hán thì thích ứng nhu cầu chế độ chuyên chế phong kiến, phiến diện nhấn mạnh quân quyền, phụ quyền, phu quyền. Nho giáo suy thoái dần, có đặc điểm “thiếu ý thức bình đẳng và ý tưởng tự do”, không thích hợp với xã hội hiện đại. Đó là giá trị quan của Khổng Tử giả. Nay mọi người nên nhận thức được tinh thần chân chính của Nho giáo nguyên thủy, nên phục hồi các giá trị quan của Khổng Tử thật.

GS Vương Kiệt ở Trường Đảng Trung ương nhấn mạnh: kể từ phong trào Dương Vụ đời Thanh, cách mạng tư sản của Tôn Trung Sơn cho tới việc ĐCSTQ thời kỳ đầu đi theo chủ nghĩa Mác, Trung Quốc đã du nhập không ít học thuyết của phương Tây nhưng thực tế chứng minh đều không thành công. ĐCSTQ dần dần nhận ra giá trị to lớn của văn hóa truyền thống Trung Quốc, hiểu rằng chỉ có kiên trì chủ nghĩa Mác, kế thừa có phê phán nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, kiên trì nguyên tắc “cổ vi kim dụng”, “dương vi trung dụng” thì mới có thể vứt bỏ cái vỏ bọc cũ rích của truyền thống Trung Quốc, kế thừa nội hàm tinh thần và linh hồn sống động của văn hóa truyền thống ưu tú, qua đó thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. CT Tập đã tổng kết sơ bộ tác dụng của việc kế thừa Văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc đối với sự phục hưng đó, thống nhất được hai mặt phát triển cá nhân và quốc gia giàu mạnh. Sức mạnh cứng rất quan trọng, nhưng sức mạnh mềm, như văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng, tinh thần, giá trị quan… cũng rất quan trọng.

GS Diêu Trung Thu nói: Việc kỷ niệm Khổng Tử với sự có mặt của lãnh đạo tối cao cho thấy Trung Quốc phải dựa vào tư tưởng Khổng Tử để đạt được sự đồng thuận. Tư tưởng này không giải quyết được mọi vấn đề nhưng có lợi cho việc giải quyết vấn đề cơ bản nhất là lòng người, là giá trị quan của quốc dân, là cơ sở tinh thần của đất nước. Ở tầng nấc đời sống cá nhân, Khổng Tử đề xuất phải “tu thân”, ở tầng nấc quản trị nhà nước, Khổng Tử đề xuất phải “Chính giả chính dã政者正也” (người làm chính trị phải chính trực công bằng), rất coi trọng xã hội tự trị. Ý tưởng Giấc mơ Trung Quốc thể hiện hình ảnh của tư tưởng Nho giáo. Hội nghị TƯ 3 khóa 18 ĐCSTQ nêu ra “đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống trị lý nhà nước và năng lực trị lý”, trong đó trị lý (cai trị, quản lý) là một khái niệm kiểu Nho giáo. Nho giáo coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo sĩ quân tử 士君子.

Sử gia Chương Lập Phàm cho rằng phục hưng Nho giáo bắt nguồn từ một vấn đề vô cùng quan trọng là xã hội Trung Quốc hiện nay chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng chủ nghĩa vật chất, cần phải lấp đầy khoảng trống về ý thức hệ.

Triết gia Lê Minh nói toàn bộ văn nhân Khổng-Nho đều là lũ ngốc; sau hơn 2000 năm ngụp đầu trong cái hũ tương văn hóa Khổng-Nho người Trung Quốc đã đánh mất toàn bộ cái “tôi”, vì thế không thể xây dựng được triết học của Trung Quốc; tội ác hơn 2000 năm qua đều tập trung ở một chữ Lễ, tức chế độ mọi người mãi mãi không bình đẳng (Lễ chế).

Nhà Trung Quốc học người Đức Michael Schuman nói ĐCSTQ cần tới sự ủng hộ của Nho giáo, nhưng đề cao Nho giáo cũng có rủi ro, vì Khổng Tử bảo vệ chế độ đẳng cấp xã hội, chủ trương xã hội hài hòa và phản đối nổi loạn nhưng cũng yêu cầu chính quyền phải công bằng chính trực, minh bạch, suốt đời Khổng Tử phê phán quyền lực.

Báo Le Figaro (Pháp) phân tích: với việc khôi phục Khổng Tử, Nho giáo sẽ trở thành một công cụ hữu ích để Tập Cận Bình kiểm soát chặt xã hội và bóp nghẹt nguyện vọng dân chủ. Nhưng có thể lợi bất cập hại: chưa chắc sẽ làm nhụt được nguyện vọng dân chủ của dân mà ngược lại CT Tập có thể sẽ lấy làm tiếc là đã khôi phục đức Khổng, nếu người dân đòi hỏi ĐCSTQ phải trung thực và làm gương như Khổng Tử đã dạy.

Roderick MacFarquhar, GS ĐH Harvard và là nhà Trung Quốc học nổi tiếng nhận xét: Từ thời Mao đến nay, chưa một lãnh đạo Trung Quốc nào đẩy mạnh một chương trình trọn vẹn phục hồi các giá trị cũ và sức mạnh thô bạo của ĐCSTQ như Tập Cận Bình đang làm.

Rõ ràng việc CT Tập cố phục hồi Nho giáo dưới chiêu bài phục hồi Văn hóa truyền thống cho thấy ông đang muốn sử dụng Nho giáo để siết chặt quyền lực của mình, trấn áp mọi sự phản kháng từ những người đòi dân chủ, các phái đối lập, làn sóng phản kháng này đang dâng lên.

Đầu năm 2016, Trung Quốc ra luật mới về xuất bản. Sau đó blog của Nhiệm Chí Cường, một tiếng nói đòi dân chủ được gọi là Nhiệm đại pháo, bị cấm. Mới đây La Vũ, con của cố Đại tướng La Thụy Khanh viết thư cho bạn cũ là Tập Cận Bình, yêu cầu chấm dứt chế độ độc tài, chuyển Trung Quốc thành quốc gia dân chủ. Trước đó La Vũ còn công khai đòi giải tán ĐCSTQ.

Vài nhận xét bước đầu

Có thể thấy chiến dịch phục hồi Khổng Tử của CT Tập chưa đạt hiệu quả mong muốn. Tuy bộ máy Đảng và chính quyền ra sức hưởng ứng nhưng dân vẫn thờ ơ. Nguyên nhân sâu xa là do họ đã quá chán ngán với học thuyết của Khổng Tử và văn hóa truyền thống Trung Quốc. Dù có được tô son điểm phấn thế nào, Nho giáo vẫn bị coi là hệ tư tưởng của chế độ phong kiến độc tài chuyên chế và việc CT Tập viện đến Nho giáo để củng cố sự lãnh đạo của ĐCSTQ chỉ có thể gây phản cảm. Dư luận nước ngoài cho rằng việc lợi dụng chiến dịch chống tham nhũng để thanh trừng một loạt cán bộ tay chân của lãnh đạo tiền nhiệm đã làm tê liệt bộ máy ĐCSTQ, chiến dịch đàn áp làn sóng đòi dân chủ đã làm tăng sự bất đồng trong Đảng.

Trung Quốc hiện đã lớn mạnh nhiều về kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, sức mạnh cứng rất lớn, nhưng sức mạnh mềm thì vẫn còn quá yếu. Hơn 100 năm nay Khổng Tử bị chính người Trung Quốc vùi dập tới mức khó có thể sống lại. Văn hóa truyền thống Trung Quốc chẳng có gì để quá tự hào. Mao Trạch Đông nhận định văn hóa truyền thống Trung Quốc có tính chất phong kiến và phản động, cần loại bỏ. Suốt mấy chục năm qua, giới học giả Trung Quốc vẫn chưa phản bác được nhận định của bà Thatcher “100 năm nữa người Trung Quốc cũng không có tư tưởng mới nào”. Một nhà văn Trung Quốc nhận xét câu này điểm trúng huyệt của Trung Quốc, một triết gia Trung Quốc cảm ơn bà Thatcher đã nói như vậy. Lưu Á Châu nói Trung Quốc chưa hề có nhà tư tưởng. Cũng thế, giới nhà văn Trung Quốc chưa phản bác được ý kiến “Văn học đương đại Trung Quốc là rác rưởi” do một nhà Hán học người Đức nêu ra năm 2006.

Năm 2013, nhà văn nổi tiếng Trương Hiền Lượng nói hiện nay người Trung Quốc thiếu nơi quy y (ý nói thiếu niềm tin): chủ nghĩa cộng sản chỉ là lý tưởng chứ không phải là niềm tin; Trung Quốc  cần xây dựng tín ngưỡng và giá trị quan của mình, nếu không thì chẳng thể trở thành nước lớn, điều mà CT Tập mong ước hơn ai hết.

Xã hội Trung Quốc đang khủng hoảng đức tin, đời sống tinh thần và tâm linh trống rỗng, cần chấn chỉnh. Nhưng dựng dậy cái thây ma Khổng Tử sẽ chẳng giúp gì cho việc ấy, ngược lại có lẽ Tập Cận Bình sẽ chỉ càng ngày càng lúng túng hơn./.

Tại sao Tập Cận Bình muốn phục hồi Khổng Tử? – Phần đầu


Nguyễn Hải Hoành

Số phận long đong của học thuyết Khổng Tử

Khổng Tử và học thuyết của ông – Nho giáo – từng trải một cuộc đời long đong lận đận tại Trung Quốc (TQ). Với tư tưởng cốt lõi là Nhân, mới đầu Nho giáo chỉ là một học thuyết tu thân dưỡng tính, chưa được tiểu quốc nào dùng làm đạo trị quốc, cho dù Khổng Tử từng đích thân tới thuyết phục họ. Thời Chiến Quốc, Mạnh Tử kế thừa và phát triển học thuyết đó thành lý luận Nhân chính.

Đời Hán, Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) kết hợp với thuyết Âm dương Ngũ hành và các thuyết khác, sửa đổi Nho giáo thành hệ tư tưởng có khuynh hướng thần học (nhấn mạnh quan hệ giữa thần quyền với quân quyền). Hệ thống này dựa trên bạo lực của chế độ phong kiến nhưng lại được mô tả thành Đạo Trời, “Trời không đổi thì đạo cũng không đổi”.

Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp hóa chế độ phong kiến chuyên chế, cung cấp cho nó một vũ trụ luận tồn tại vĩnh hằng (nhận định của Lưu Hiểu Ba). Đổng nêu ra đạo lý trị quốc của Nho giáo, kiến nghị bãi bỏ mọi học thuyết, độc tôn Nho giáo. Hán Vũ Đế chấp nhận kiến nghị đó. Kết quả Nho giáo được chính trị hóa và nâng cấp thành cương lĩnh trị quốc, công cụ văn hóa bảo vệ chế độ phong kiến – Lưu Hiểu Ba coi đây là bi kịch lớn nhất của nền văn minh Trung Quốc.

Đời Tống, Trình Di, Trình Hạo, Chu Hi tiếp thu các học thuyết khác, xây dựng nên hệ thống Lý Học Nho gia. Chu Hi (1130-1200) làm chú giải cho 4 bộ sách Đại học, Luận ngữ, Mạnh Tử, Trung dung, nhờ thế bộ Tứ thư (4 kinh điển Nho giáo) này trở thành sách giáo khoa các thí sinh dự thi khoa cử buộc phải học. Luận Ngữ chép lời Khổng Tử được coi là kinh thánh của Nho giáo. Tể tướng Triệu Phổ đời Bắc Tống từng nói “Chỉ dùng nửa bộ Luận Ngữ là có thể trị được cả thiên hạ”.

Từ đó Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội Trung Quốc và ảnh hưởng lớn tới Việt Nam, Bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản.

Sau khi tiếp xúc phương Tây, giới trí thức Trung Quốc hiểu ra Nho giáo là trở ngại chủ yếu kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc yếu hèn lạc hậu và bị phương Tây bắt nạt. Từ phong trào Ngũ Tứ (1921) học thuyết Khổng Tử bị chửi bới, vùi dập, đến phong trào “Phê Lâm phê Khổng” do Mao Trạch Đông phát động (1974) thì hầu như bị xóa bỏ.

Giới học giả quốc tế không đánh giá cao đức Khổng. Hegel nhận xét Trung Quốc không có triết học, lời Khổng Tử trong Luận Ngữ chỉ là những đạo lý thường thức không có gì mới. Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết: Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta mà không thay đổi quan điểm thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng.

Sau cải cách mở cửa, Chính phủ TQ lặng lẽ cho phép phục hồi dần Khổng Tử dưới cái tên nghiên cứu Quốc học, tức nghiên cứu phục hồi văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Nho giáo là cốt lõi. Từ đó Cơn sốt Khổng Tử bắt đầu nóng dần.

Năm 1988, Quỹ Khổng Tử Trung Quốc và UNESCO tổ chức Hội thảo kỷ niệm 2540 năm sinh Khổng Tử, có đại biểu 25 nước tới dự, không có đại diện chính quyền. Tháng 10/1994, nhân 2545 năm sinh Khổng Tử, Trung Quốc tổ chức lễ thành lập Hội Nho học quốc tế và Hội thảo quốc tế về Khổng Tử. Lý Thụy Hoàn – Ủy viên thường vụ Bộ CT ĐCSTQ kiêm Chủ tịch (CT) Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp) toàn quốc đến dự và phát biểu. CT nước Giang Trạch Dân tiếp các đại biểu. Sau đó cứ 5 năm một lần Hội này lại tổ chức kỷ niệm Khổng Tử, lãnh đạo cao nhất tới dự chỉ là CT Chính Hiệp.

Tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc 3/2005, có đại biểu đề nghị phục hồi đạo đức nhân-nghĩa-lễ-trí-tín, đưa Tứ thư Ngũ kinh vào chương trình trung-tiểu học và thi công chức. Từ 10/2006, bà Vu Đan thuyết trình nhiều buổi trên truyền hình về “Thu hoạch đọc Luận ngữ”, “Thu hoạch đọc Trang Tử”, được dân hoan nghênh. Hai cuốn sách cùng tên của bà in lần đầu 4 triệu bản bán hết ngay. Tháng 9/2008, Bộ Văn hóa Trung Quốc và chính quyền tỉnh Sơn Đông lần đầu tổ chức Đại hội Nho học thế giới tại Khúc Phụ quê Khổng Tử.

Cơn sốt Khổng Tử từng bước tăng nhiệt. Tuy vậy trên vấn đề đánh giá Nho giáo, giới học giả Trung Quốc vẫn chia hai phái chống nhau: phái tự do và phái bảo thủ văn hóa, chủ yếu đả kích nhau về lý luận. Điển hình là cuốn Chó không nhà – Tôi đọc Luận ngữ của Lý Linh (5/2007) – gáo nước lạnh dội lên những cái đầu đang sốt Khổng Tử. Lý Linh chứng minh Khổng Tử không phải là thánh nhân, ngài có cống hiến chính về mặt giáo dục và đạo đức; Đức Khổng ngày nay ta biết chỉ là Khổng Tử “nhân tạo”, được tâng bốc tới mức không thể giả tạo hơn. Năm 2010, Trung tướng Lưu Á Châu Chính ủy ĐH Quốc phòng Trung Quốc nói Nho giáo có tội với Trung Quốc. Lưu Hiểu Ba nhận xét các lời dạy của đức Khổng chỉ là trí thông minh nhỏ, không chứa đựng trí tuệ lớn.

Từ năm 2010, CT Hồ Cẩm Đào bắt đầu dè dặt sử dụng một số lời Khổng Tử, như xã hội hài hòa, dĩ nhân vi bản... Tuy vậy đa số dân Trung Quốc chưa ủng hộ phục hồi Khổng Tử. Điển hình là việc Viện Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc dựng pho tượng lớn đức Khổng bằng đồng đen trên quảng trường Thiên An Môn (1/2011) bị dư luận phản đối tới mức hơn 3 tháng sau phải lặng lẽ cất tượng vào trong Viện. Việc này chính quyền Trung Quốc không nói gì, điều đó cho thấy “cơn sốt Khổng Tử” đang hạ nhiệt dần.

Gió đổi chiều

Sau Đại hội 18 ĐCSTQ (12/2012), tình hình bắt đầu thay đổi. Tân Tổng Bí thư kiêm CT nước là Tập Cận Bình, một người rất yêu và coi trọng văn hóa truyền thống Trung Quốc, hiểu biết Quốc học, khi nói, viết thường vận dụng các từ ngữ cổ. Năm 2006 ông nói tinh thần cốt lõi của Nho giáo là xã hội hài hòa.

Tháng 11/2013 CT Tập tọa đàm với Viện Nghiên cứu Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương Đức Khổng. Dịp lễ hội Ngũ Tứ 2014, ông đến thăm nhà Quốc học lão thành Thang Nhất Giới tìm hiểu việc biên soạn sách “Nho Tàng” (Tổng tập các trước tác Nho giáo).

Ngày 24/9/2014, ông đến dự và phát biểu tại Hội thảo Nho học với nền hòa bình và sự phát triển thế giới nhân kỷ niệm 2565 năm sinh Khổng Tử. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao nhất Trung Quốc dự hoạt động trên. Sự kiện chưa từng có này cho thấy CT Tập là nhà lãnh đạo TQ quan tâm nhất việc phục hồi Khổng Tử.

CT Tập nói:  Cần kế thừa nền văn hóa truyền thống của dân tộc, không được phủ nhận lịch sử, không quên lịch sử thì mới có thể mở ra tương lai, giỏi kế thừa thì mới giỏi sáng tạo, chỉ có kiên trì đi từ lịch sử tới tương lai thì mới có thể làm tốt sự nghiệp ngày nay. Ông nhấn mạnh: Tư tưởng triết học phong phú, tinh thần nhân văn, tư tưởng giáo hóa, ý tưởng đạo đức của Văn hóa truyền thống ưu tú Trung Quốc có thể có gợi ý hữu ích cho việc trị quốc. Nho giáo là bộ phận quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Quốc, có sức sống lâu dài. Một số người hiểu biết trên thế giới cho rằng văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc chứa đựng các gợi ý quan trọng giúp giải quyết những khó khăn của loài người hiện đại. Như các tư tưởng Đạo pháp tự nhiên, thiên nhân hợp nhất, thiên hạ vi công, thế giới đại đồng, dĩ dân vi bản, an dân phú dân lạc dânVi chính dĩ đức, Chính giả chính dã, Nhân giả ái nhân, Dĩ đức lập nhân, … Liêm khiết tòng chính, Cần mẫn phụng công,… Cần kết hợp điều kiện thời đại để kế thừa và phát huy các tư tưởng đó. Phải kiên trì Cổ vi kim dụng, Dĩ cổ giám kim, phát huy nhân tố tích cực, vứt bỏ nhân tố tiêu cực, không trọng xưa nhẹ nay, phải cố gắng chuyển hóa sáng tạo văn hóa truyền thống.

Ông nói, nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo là để hiểu đặc tính dân tộc của người Trung Quốc. Nên ứng xử một cách khoa học với văn hóa truyền thống, với văn hóa các nước khác, người cầm quyền cần hấp thu sức mạnh truyền thống, việc quản trị quốc gia cần có sự nâng đỡ của văn hóa.

Ngày 9/9/2014 khi đến thăm ĐH Sư phạm Bắc Kinh, nghe báo cáo nói ba môn ngữ văn, lịch sử và chính trị tư tưởng đã tích hợp làm một môn, ông phát biểu rất không tán thành việc sách giáo khoa loại bỏ các môn tản văn và thi từ kinh điển cổ đại, ông nói như thế là “xóa nhân tố Trung Quốc”, là việc rất đáng buồn

Vì sao Tập Cận Bình cần Khổng Tử

Tập Cận Bình lên cầm quyền với lời hứa sẽ thực hiện Giấc mơ Trung Quốc, tức sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, mục tiêu đến năm 2021 phải xây dựng xong xã hội khá giả có mức sống cao gấp đôi năm 2010. Muốn thế phải tiến hành cải cách sâu rộng tất cả mọi lĩnh vực. Nhưng cải cách gặp nhiều trở lực, vì nó động chạm tới quyền lợi của nhiều cán bộ đương chức và các nhóm lợi ích, các phái đối lập. Bất đồng và phản kháng tăng lên, đe dọa sự ổn định của chính quyền Tập Cận Bình. Ông cần tìm cách đoàn kết dân chúng lại, nhưng chủ nghĩa cộng sản không còn sức hút với người Trung Quốc hiện nay nữa, thứ duy nhất có thể gắn kết họ là nền văn hóa truyền thống. Vì thế ông cần khôi phục văn hóa truyền thống, thực chất là khôi phục Nho giáo.

Nho giáo dạy người ta tuân theo quy tắc đạo đức Tam cương Ngũ thườngTam cương là trật tự của ba mối quan hệ xã hội: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, yêu cầu bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con tuyệt đối phục tùng cha, vợ tuyệt đối phục tùng chồng. Ngũ thường là 5 phép ứng xử Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, trong đó Nhân và Lễ được coi là cốt lõi. Theo giải thích, chữ Nhân仁gồm “nhân”(亻, người) ghép với “nhị”(二, hai), có nghĩa là quan tâm mọi người hơn quan tâm bản thân, tức đề cao chủ nghĩa tập thể, đả phá chủ nghĩa cá nhân (ngược với giai cấp tư sản). Lễ là nói phép giao tiếp, chủ yếu giao tiếp với người trên, tức quy củ trật tự trên dưới, phải nghe theo người trên.

Thực tế cho thấy Tam cương Ngũ thường của Nho giáo tạo ra một xã hội toàn những người chỉ biết làm nô lệ, mù quáng vâng lời tầng lớp cai trị, không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Nhờ vậy Nho giáo đã đem lại sự ổn định cho xã hội phong kiến, giúp tầng lớp thống trị tha hồ áp bức bóc lột nhân dân, vì thế xưa nay các chế độ độc tài chuyên chế ở Trung Quốc đều tin dùng Nho giáo. Lý Linh nói: Một khi được nhà cầm quyền tin dùng thì Khổng Tử từ thân phận con chó lang thang sẽ trở thành con chó gác cửa cho kẻ cầm quyền.

Người Trung Quốc luôn tôn trọng kinh nghiệm của tiền nhân, tức những cái thuộc về truyền thống, coi là chỗ dựa tốt nhất để tránh mọi rối loạn xã hội, nhất là truyền thống trung hiếu. Trung thành với cấp trên, giữ trật tự trên dưới là điều kiện tiên quyết cho xã hội ổn định. Trung quân, hiện nay là trung với ĐCSTQ, được coi là ái quốc; ngược lại là phản quốc.

Sau mấy chục năm cải cách mở cửa, người Trung Quốc đã tiếp nhận không ít quan niệm giá trị của phương Tây như dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền, ngày càng mạnh dạn đấu tranh chống bất công xã hội, chống mọi vi phạm nhân quyền và dân chủ tự do. Internet tạo điều kiện để họ công khai tố cáo, phê phán các sai trái của chính quyền. Nhưng chính quyền lại cho rằng điều đó làm giảm uy tín của ĐCSTQ, ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất ổn định xã hội, vì thế cần tìm mọi cách hạn chế tiếng nói của người dân. Ngoài các biện pháp trấn áp và cấm đoán hành chính (như cấm các blog “lề trái”), CT Tập thấy cần sử dụng Nho giáo – học thuyết từng giữ cho xã hội Trung Quốc ổn định mấy nghìn năm – để giáo dục dân chúng tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của ĐCSTQ, vì thế ông kiên quyết phục hồi Khổng Tử. Thực ra xã hội bất ổn là do phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt, đạo đức xã hội liên tục suy thoái, nạn tham nhũng tràn lan làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn mới.

(còn tiếp) 

Hội Tam Hoàng và những biến thể ma quái


Là một hội kín bắt nguồn ở tỉnh Phúc Kiến thời Khang Hy, Trung Quốc, khi ấy Thiên Địa hội – hay còn gọi là Hồng Hoa hội (Hồng môn) hoặc Tam Điểm hội – được một nhóm nhà sư ở chùa Thiếu Lâm lập ra với mục đích “phản Thanh phục Minh” (Đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, khôi phục giang sơn của nhà Minh)…

Bốn câu thơ nghe như trong truyện kiếm hiệp: “Tam điểm ám tàng cách mệnh tông. Nhập ngã Hồng môn mạc thống phong. Dưỡng thành nhuệ thế tùng cừu nhật. Thệ diệt Thanh triều nhất tảo không” lại chính là một đoạn bài “Tam Điểm cách mệnh thi”, một bài thơ phản ánh đường lối hoạt động của tổ chức này…

Lịch sử Thiên Địa hội

Theo thời gian, cùng với những thiên tai, biến động chính trị ở Trung Hoa đại lục, các thành viên của Thiên Địa hội như những người tha hương khác, di cư đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do yếu tố địa lý, văn hóa, cộng với việc người Pháp cho tự do buôn bán, hút thuốc phiện nên Thiên Địa hội – sau này đổi tên thành Hội Tam Hoàng – nhanh chóng nhìn ra món lợi béo bở. Từ đó, một nhánh của Thiên Địa hội bắt đầu hình thành và cắm rễ – chủ yếu tại miền Nam Việt Nam.

Khởi đầu, lúc mới thành lập ở Trung Quốc, về mặt tổ chức thì người đứng đầu Thiên Địa hội được gọi là Tổng đàn chủ. Dưới trướng Tổng đàn chủ có hai bộ phận là Tiền ngũ phòng và Hậu ngũ phòng, mỗi “phòng” chịu trách nhiệm một tỉnh, chẳng hạn như Nhất phòng ở Phúc Kiến, Nhị phòng ở Quảng Đông, Tam phòng ở Vân Nam, Tứ phòng ở Hồ Nam, Ngũ phòng ở Triết Giang. Ngoài ra còn 5 phân đàn nhỏ ở Cam Túc, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây.

Theo sự phân công của Tổng đàn chủ, Tiền ngũ phòng lo việc ngoại giao, kinh tài, trong đó “Hoạt vụ Phòng” chịu trách nhiệm ám sát các quan chức Mãn Thanh, phục kích những đoàn xe chở quân lương, vũ khí, còn Hậu ngũ phòng lo việc thông tin liên lạc, tuyển mộ người cùng các công tác hậu cần, phổ biến chủ trương, chính sách của Thiên Địa hội đến các “đàn”. Nói là mỗi đàn phụ trách một tỉnh nhưng thật ra, đại đa số người thuộc Thiên Địa hội đều tập trung ở những thành phố lớn như Nam Kinh, Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu…

Đứng đầu mỗi đàn là Sơn chủ (hay còn gọi là Hoàng Long – Rồng vàng) và Phó sơn chủ. Dưới trướng Sơn chủ là Hương chủ lo về tổ chức, kết nạp hội viên. Dưới nữa có Hồng côn (gậy đỏ) thuộc ban võ, phụ trách lực lượng vũ trang; Bạch chỉ phiến (quạt chỉ trắng) thuộc ban văn, phụ trách việc tham mưu, lập kế hoạch; Thảo hài (giày cỏ) làm nhiệm vụ thông tin liên lạc, trinh sát.

Thiên Địa hội thờ trời làm cha, thờ đất làm mẹ, lấy “phản Thanh phục Minh” làm tôn chỉ, lấy tinh thần “Đào viên kết nghĩa” làm nền tảng. Trên bàn thờ có bài vị của 5 người, gọi là “Hồng môn ngũ tổ”, gồm Thái Đức Trung, Phương Đại Hồng, Mã Siêu Hưng, Hồ Đức Đế và Lý Thức Khai. Mật hiệu để những hội viên Thiên Địa hội nhận ra nhau là khi đưa tẩu thuốc mời nhau chẳng hạn, người đưa cầm bằng ngón cái và ngón trỏ, đưa cả hai tay, hai ngón cái hướng lên, nếu người nhận cũng nhận bằng hai tay, ép ngón cái của mình vào ngón cái của người đưa tẩu thuốc thì đúng là người trong hội.

Còn nếu mời uống trà thì người mời dùng ngón cái và ngón trỏ cầm ngang miệng chén, ngón giữa chạm vào đáy chén, nếu người kia cũng nâng chén như vậy thì đó chính là đồng hội, hoặc khi mời ăn, người mời đặt đôi đũa nằm ngang trên mấy đầu ngón tay xoè ra để mời, nếu khách chưa nhận đũa ngay mà đẩy bát ra xa thì ắt là hội viên chính hiệu.

Khi Cách mạng Tân Hợi (10/10/1911) nổ ra rồi ngày 12/2/1912, hoàng đế Mãn Thanh thoái vị thì sứ mệnh chính trị của Thiên Địa hội xem như đã hoàn tất. Tuy nhiên, các bang hội sinh ra từ Thiên Địa hội hoặc chịu ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại với hệ thống tổ chức rất quy mô, chặt chẽ, chỉ có điều là mục tiêu lúc này không còn là “phản Thanh phục Minh” nữa, mà đơn thuần là những băng nhóm xã hội đen, coi việc kiếm tiền bằng cách buôn ma túy, tổ chức sòng bạc, tiệm hút thuốc phiện, bảo kê, giết mướn là ưu tiên hàng đầu.

Một trong những băng nhóm nổi tiếng nhất, thoát thai từ Thiên Địa hội là băng 14K. Khởi đầu, nó mang tên “Hội Hồng Môn trung nghĩa”, sáng lập bởi một viên tướng thuộc Quốc dân đảng Trung Quốc là Cát Triệu Hoàng. Năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giải phóng đại lục, Hồng Môn trung nghĩa chạy sang Hồng Kông rồi đổi tên là 14K.

Một số tài liệu cho rằng khi chạy sang Hồng Kông rồi tập hợp lại, Hội Hồng Môn trung nghĩa chỉ gồm 14 người và đều là người của Quốc dân đảng nên nó được đặt tên là 14K. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu khác khẳng định 14 là số nhà, nơi đặt tổng hành dinh cũ của Hồng Môn trung nghĩa ở đường Bảo Hoa, TP Quảng Châu, còn chữ “K” là Kuomintang – nghĩa là Quốc dân đảng.

Cùng với 14K, các băng nhóm khác như Thanh hội, Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào cũng lần lượt ra đời rồi trở thành 4 nhóm xã hội đen lớn nhất ở Hồng Kông (gọi là tứ đại hắc bang), trong đó 14K được xem là mạnh nhất. Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, 14K bành trướng sang Macao, Đài Loan và các khu vực khác trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia và Đông Nam Á… Nó có liên hệ mật thiết với nhóm Yamaguchi-gumi ở Nhật Bản, với Trúc Liên bang, Tứ Hải bang ở Đài Loan, nhóm Hoa Thanh ở Mỹ và Hội Tứ ở Đông Nam Á…

Năm 1952, xảy ra cuộc chiến giành lãnh địa giữa Thanh hội và Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào. Khi ấy, 14K áp dụng chiến lược “ngọa sơn quan hổ đấu” – ngồi trên núi xem cọp đánh nhau. Kết quả Thanh hội bị xóa sổ còn Hòa Thắng Hòa, Hòa Hợp Đào cũng bươu đầu sứt trán nên thế lực của 14K cũng vì vậy mà mạnh hơn, nhất là sau lưng nó có một số nhân vật trong Quốc dân đảng đỡ đầu.

Theo tài liệu thuộc địa lưu trữ của chính quyền Anh quốc, cuối những năm 80 của thế kỷ 19, số lượng thành viên Hội Tam Hoàng ở Hồng Kông lên đến gần 20.000 người, có mặt trong khắp các lĩnh vực, từ một nhân viên thuộc một cơ quan hành chính nào đó hay một viên chức tòa án, thậm chí còn là cảnh sát. Cũng vào thời điểm này, Trung Quốc đại lục rơi vào cảnh thiên tai, loạn lạc nên nhiều người bỏ sang Hồng Kông, làm nghề khuân vác, bốc xếp, thồ hàng hoặc kéo xe ở các bến tàu, trên đường phố để mong tìm được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ở nơi đất khách quê người, họ cũng cần một tổ chức đứng ra bảo vệ cho quyền lợi cho mình nên vì vậy, họ tình nguyện gia nhập Hội Tam Hoàng. Trong cuốn sách “Giai thoại Hồng Kông”, tác giả Lu Yan viết: “Thời kỳ đầu, Hội Tam Hoàng là tổ chức đầu tiên đoàn kết mọi người lại với nhau và mục đích là giới thiệu việc làm cho người nhập cư. Khi trở thành hội viên của Hội, họ sẽ được hội bố trí địa bàn làm việc. Đổi lại, mỗi tháng họ tự nguyện trích một phần từ đồng lương ít ỏi của mình, nộp cho Hội, gọi là “hội phí”.

Đứng trước làn sóng nhập cư ồ ạt, chính quyền Hồng Kông không thể kịp thời cung cấp điện, nước và các dịch vụ công cộng khác. Lợi dụng cơ hội này, Hội Tam Hoàng đã cho xây các trạm cấp điện, cấp nước, mạng lưới xe khách, nhà hộ sinh tư để thu lợi. Chẳng những không phản đối, người nhập cư còn mong được đóng tiền để sử dụng các dịch vụ của Hội Tam Hoàng. Đối với họ, nộp phí cho Hội Tam Hoàng đồng nghĩa với việc họ được công nhận là “người của Hội”, và được Hội bảo vệ.

Dần dà, từ việc thu tiền tự nguyện của dân nhập cư, Hội Tam Hoàng chuyển sang hình thức dùng bạo lực để bắt ép người dân – nhất là những người ăn nên làm ra – hằng tháng phải nộp một khoản tiền, gọi là tiền bảo kê. Với số tiền này, Tam Hoàng đầu tư vào các nhà chứa gái, sòng bạc, các tiệm hút thuốc phiện…

Và mặc dù chính quyền Hồng Kông nhận ra sự lũng đoạn của Hội Tam Hoàng nhưng cảnh sát lại không thể quét sạch tổ chức này vì thế lực của Tam Hoàng đã bám rễ vào sâu trong nhiều tầng lớp xã hội. Nó gắn liền với kế sinh nhai của quá nhiều người nên việc họ chủ động khai báo với cảnh sát về những “hoạt động đen” của Hội là việc không tưởng!

Năm 1955, K. Hawins, một viên chức thuộc Phòng Nội vụ người Hoa ở Hồng Kông đã viết trong một báo cáo nội bộ: “Có thể nói, Hội Tam Hoàng đã gây tổn hại lớn cho xã hội Hong Kong. Hành vi tống tiền diễn ra công khai ở khắp mọi nơi và ngày càng nhiều người trở thành mục tiêu của băng nhóm này. Rất nhiều người di cư đến Hồng Kông phải sống trong những điều kiện dưới mức cơ bản nhưng rất khó động viên họ tham gia chiến dịch bài trừ Hội Tam Hoàng vì họ sợ trả thù. Trong khi đó, một số cảnh sát biến chất còn bắt tay với Hội Tam Hoàng, thông tin cho Hội những kế hoạch triệt hạ xã hội đen của chính quyền để hằng tháng nhận tiền “hụi chết”.

Ngày 10/10/1956, tại Cửu Long (Kowloon) và một số khu vực khác ở Hồng Kông xảy ra bạo loạn, có sự tham gia tích cực của Hội Tam Hoàng. Vì vậy, ngay sau khi dập tắt cuộc bạo loạn, chính quyền Hồng Kông đã đề ra những chính sách đặc biệt và thành lập một ủy ban điều tra nhằm trấn áp Hội Tam Hoàng. Trong vòng 10 năm từ 1956 đến 1966, hơn 10.000 thành viên Tam Hoàng bị bắt, buộc tội, truy tố. Thế nhưng, tự mãn với những thành tích đã đạt được, chính quyền Hồng Kông thẳng tay cắt giảm chi phí cho công tác trấn áp nên Hội Tam Hoàng vẫn sống sót.

Tuy nhiên, đó là những chuyện xảy ra ở xứ người. Còn bây giờ, chúng ta hãy quay lại với Thiên Địa hội ở Việt Nam.

Thiên Địa hội ở Việt Nam

Như chúng tôi đã nói ở phần trên, trong số những di dân Trung Quốc bỏ xứ ra đi tìm miền đất mới thì nhiều người là thành viên của Thiên Địa hội. Theo tài liệu của Sở mật thám Đông Dương, dưới thời Pháp thuộc, những năm từ 1914 đến 1918 – là giai đoạn diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất – ở miền Nam Việt Nam (người Pháp gọi là Nam Kỳ) có khoảng 70 đến 80 “hội kín”. Mục đích chủ yếu của những hội này là chống Pháp, chống đám quan lại tàn bạo, tham ô, chống sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá…

Hầu hết những “hội kín” đều sử dụng tôn giáo và phép thuật để chiêu mộ hội viên. Một báo cáo của Văn phòng mật thám Nam Kỳ viết: “Họ – tức các hội kín – tổ chức cắt ngón tay lấy máu pha rượu, uống để thề trung thành. Có hội phát cho mỗi hội viên một lá bùa với lời tuyên truyền “gươm đâm không thủng, đạn bắn không xuyên”.

Có hội cầm đầu bởi một thầy pháp (thầy cúng)… Họ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Trong liên lạc, họ dùng tiếng lóng và những đám giỗ, đám cưới, đám ma là bức bình phong che giấu những cuộc họp. Những địa phương có nhiều hội kín nhất ở Nam Kỳ là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Bạc Liêu, Châu Đốc, Long Xuyên…”.

Không thể đứng ngoài những “hội kín” ấy, Thiên Địa hội vào cuộc. Đầu tiên, họ nhắm đến những người đánh xe ngựa (xe thổ mộ) – là phương tiện giao thông chủ yếu ở Nam Kỳ thời bấy giờ. Để thống lĩnh ngành vận tải thô sơ này, những người cầm đầu Thiên Địa hội tại Sài Gòn lập ra “Hội Vạn Xe”, căn cứ đặt ngay bến Bình Đông (nay thuộc quận 8), là nơi ghe thuyền từ các tỉnh miền Tây chở nông sản thực phẩm, hoa quả lên cung cấp cho các chợ đầu mối ở Sài Gòn…

Nguồn:Tiền Phong

Câu chuyện về gia tộc kinh doanh tiền khổng lồ


Có một dòng họ người Do Thái danh giá và nổi tiếng giàu có trên thế giới. Cứ mỗi khi nói đến tên dòng họ này là người ta nghĩ ngay đến quyền lực và tiền. Đó là gia đình Rothschild vĩ đại đã xây dựng cả một hệ thống ngân hàng tư nhân và chi phối đáng kể thị trường tiền tệ, tín dụng châu Âu một thời kỳ dài…

Cái tên ngân hàng Rothschild cho đến nay vẫn luôn ấn tượng với mọi người quan tâm. Đó cũng là một biểu tượng về tài kinh doanh tiền và đầu tư tài chính của người Do Thái. Và một trong những nhà kinh doanh ngân hàng lớn nhất chính là Guy de Rothschild, ông chủ đời thứ tư của nhà băng và tập đoàn tài chính Rothschild.

Cuối thế kỷ thứ 18, cụ 4 đời của Guy de Rothschild là Mayer Amschel Rothschild xuất thân từ buôn bán nhỏ tại khu người Do Thái ở thành phố Frankfurt đã dần chuyển sang kinh doanh tiền. Lúc đầu chỉ là buôn bán những đồng tiền cổ cho giới quý tộc, thượng lưu. Những giao dịch nhận tiền hay cho vay cũng bắt đầu từ đó. Khi thì ông Rothschild nhận tiền đặt cọc trước, có hàng thì gửi qua bưu điện. Khi thì ông bán chịu và tính lãi suất với người mua.

Dần dà ông tích lũy được khá nhiều tiền và quan hệ rất nhiều với các hoàng thân, quý tộc, những người có vị trí xã hội cao. Và rồi khi những người này cần tiền, Rothschild đã sẵn sàng cho vay với lãi suất cao. Đặc biệt vào thời kỳ chiến tranh giữa các lãnh chúa địa phương, nhu cầu cần vay tiền để tích trữ lương thực, thuốc men, vũ khí rất lớn.

Là người rất coi trọng và nhạy cảm với tiền bạc, Mayer Amschel Rothschild đã không bỏ lỡ cơ hội đến từ thời thế đó. Ông đã quyết định thành lập ngân hàng để chuyên kinh doanh tiền và làm giàu rất nhanh từ đó.

Cả 5 người con trai của Mayer Amschel Rothschild đều có gen kinh doanh tiền giống cha và đều trở thành những nhà kinh doanh tiền xuất chúng. Gần như đồng thời trong một khoảng thời gian ngắn, 5 anh em người Do Thái thành lập 5 nhà băng Rothschild tại 5 trung tâm tài chính tiền tệ lớn nhất châu Âu lúc đó là Frankfurt (Đức), London (Anh), Paris (Pháp), Vienne (Áo) và Napoli (Italya).

5 ngân hàng này hoàn toàn độc lập với nhau nhưng lại hoạt động liên kết rất chặt chẽ tạo thành một hệ thống tài chính ngân hàng đặc biệt, có thể chi phối thị trường tài chính và ảnh hưởng lớn đến kinh tế châu Âu thời đó. Tiếng tăm về gia tộc Rothschild giỏi kinh doanh tiền và đầy thế lực bắt đầu nổi lên từ đó.

Xứng danh dòng họ Rothschild

Rất nhiều doanh nhân tài ba, trong kinh doanh nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng đã xuất thân từ gia tộc họ Rothschild. Một trong những nhà kinh doanh xuất sắc nhất, xứng danh dòng họ danh giá này là Guy de Rothschild. Ông sinh năm 1909 tại Paris. Ông nội của Guy de Rothschild là người đã lập nên nhà băng Rothschild nổi tiếng tại Paris. Bố của Guy de Rothschild đã tiếp tục xây dựng rất thành công ngân hàng.

Bên cạnh kinh doanh tiền, nhà Rothschild còn tham gia đầu tư vào ngành đường sắt và một công ty công nghiệp khác. Đến đời của Guy de Rothschild, ông không chỉ là nhà kinh doanh ngân hàng lọc lõi nối tiếp truyền thống gia đình, mà còn trở thành một nhà đầu tư lớn, một nhà công nghiệp có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Ngay từ nhỏ, Guy de Rothschild được cha mẹ giáo dục rất cẩn thận để sau này tiếp quản cơ ngơi của gia đình. Guy de Rothschild được nuôi dưỡng trong một dòng họ danh giá và giàu có bậc nhất nước Pháp, thế nhưng ngay từ bé ông đã được rèn luyện tính cách lao động cần mẫn chăm chỉ.

Ông chỉ bắt đầu sự nghiệp ngân hàng, với việc quản lý tiền sau khi rời quân ngũ năm 1931. Khi đó Guy de Rothschild phải học việc từ đầu, kể cả việc đếm tiền. Với cái gen thông minh kỳ lạ của dòng họ Guy de Rothschild cùng với sự chăm chỉ hiếm có, Guy de Rothschild đã học các nghiệp vụ ngân hàng rất nhanh. Ông nhanh chóng trở thành trợ lý của cha, ông chủ ngân hàng Rothschild tại Paris.

Lúc này ngân hàng Rothschild còn là cổ đông chính nhiều công ty khai khoáng, công ty đường sắt. Để tiếp tục rèn luyện người con trai tài năng, bố của Guy de Rothschild quyết định cử ông đến làm giám đốc điều hành một công ty đường sắt. Thế là Guy de Rothschild bắt đầu có thêm những kinh nghiệm điều hành quản lý tại một công ty công nghiệp.

Xây dựng lại ngân hàng Rothschild

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ 2, Guy de Rothschild lại đi lính và sau đó có vài năm di tản sang Mỹ. Còn ngân hàng tại Paris gần như không hoạt động gì trong thời gian bom đạn của chiến tranh.

Cuối năm 1944, Guy de Rothschild quay về Paris với quyết tâm và tham vọng xây dựng lại cơ đồ của cha ông. Trước kia, ngoài ngân hàng, cha ông còn tham gia kinh doanh ở một số lĩnh vực khác. Nhưng sau chiến tranh các lĩnh vực kinh doanh như bảo hiểm, kinh doanh điện của nhà Rothschild đã thuộc về nhà nước. Guy de Rothschild chỉ còn cách bắt đầu từ nghiệp ngân hàng đã làm nổi danh và rạng rỡ dòng họ Rothschild ở khắp nơi.

Cha của ông lúc này đã già yếu nên mọi việc Guy de Rothschild phải gánh vác cả. Ông tìm được gần chục nhân viên ngân hàng cũ về làm việc lại cho mình. Đồng thời Guy de Rothschild cũng tập hợp lại tài sản của gia đình được phân tán khi chiến tranh xảy ra, chủ yếu dưới dạng cổ phiếu của các công ty.

Để có tiền kinh doanh ngân hàng, Guy de Rothschild đã rất vất vả đến từng doanh nghiệp, công ty vận động họ gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng sống lại. Nhiều khi, chính những cổ phiếu, chứng khoán của gia đình được sử dụng để làm tin khi các công ty xí nghiệp mang tiền mặt đến gửi tại nhà băng Rothschild.

Từ năm 1949, Guy de Rothschild chính thức làm Chủ tịch của ngân hàng Rothschild thay cha. Nhiều dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán được Guy de Rothschild mạnh dạn mở ra đáp ứng nhu cầu của khách. Guy de Rothschild nổi tiếng là người giỏi kinh doanh ngân hàng khi vận dụng rất linh hoạt các hình thức đặt cọc hay thế chấp bằng chứng khoán. Ông còn chủ động làm dịch vụ mua bán, môi giới chứng khoán để tăng thu nhập.

Một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại thành công cho Guy de Rothschild là ông đã mạnh dạn thay đổi chế độ kế toán lạc hậu. Chính nhờ vậy mà Guy de Rothschild có thể quản lý được ngân hàng một cách rõ ràng và hiệu quả.

Cũng nhờ sự quản lý hợp lý, số liệu chính xác mà Guy de Rothschild đã được sự tin tưởng của cổ đông. Do đó ngân hàng có được uy tín hình ảnh rất tốt. Đồng thời ông rất chú trọng đầu tư vào thiết bị, nên dịch vụ ngân hàng của Rothschild được coi là nhanh chóng và chính xác.

Sau khi ngân hàng đi vào ổn định, Guy de Rothschild bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh hơn tới thị trường tiền tệ thông qua việc hình thành các công ty tài chính của Rothschild. Hoạt động của ngân hàng và công ty tài chính đã bổ trợ cho nhau rất tốt, vừa tăng thêm uy tín, tăng hiệu quả kinh doanh, vừa tạo thêm các cơ hội kinh doanh mới.

Năm 1957, tổng số tiền huy động của Guy de Rothschild lên tới 800 triệu Francs. Không chỉ đầu tư tài chính, ông ngày ngày càng chú ý hơn đến kinh doanh tín dụng. Vì vậy ông đã đặc biệt chú trọng tới hoạt động huy động tiền tiết kiệm để đảm bảo nguồn vốn ổn định và dài hạn.

Mạng lưới và uy tín của ngân hàng tăng nhanh đã giúp Rothschild huy động được tới trên 3,4 tỷ Francs vào năm 1980. Guy de Rothschild đã đưa ngân hàng tư Rothschild trở thành một trong mười ngân hàng lớn nhất của Pháp.

Không chỉ là chủ ngân hàng với hàng nghìn nhân viên, Guy de Rothschild còn được biết đến là một nhà đầu tư, một nhà công nghiệp lớn. Ảnh hưởng của ông đối với nền kinh tế vì thế rất đáng kể. Guy de Rothschild đồng thời là Chủ tịch của công ty tài chính Rothschild với tổng tài sản lên đến hàng chục nghìn Franc.

Nguồn:VnEconomy

Câu lạc bộ Bilderberg – một “chính phủ bí mật của thế giới”?


Cái gọi là Câu lạc bộ Bilderberg được coi là nơi tập hợp của những nhân vật giàu có và có ảnh hưởng nhất hành tinh – từ lâu nay vẫn được bao phủ trong một lớp màn bí mật. Những ảnh hưởng đặc biệt của CLB này đối với nhiều vấn đề toàn cầu đã khiến nhiều người phải mệnh danh nó là “một chính phủ bí mật của thế giới”.

Cuộc họp đầu tiên của CLB bí mật trên đã diễn ra tại khách sạn Bilderberg (Hà Lan) vào tháng 5-1954, và đó cũng là lý do khiến cho CLB mang cái tên trên. Từ thời điểm đó cho tới nay, một nhóm các công dân có “ảnh hưởng nhất” của CLB này vẫn tụ họp mỗi năm một lần tại các địa điểm khác nhau trên thế giới. Hạt nhân của CLB là những thành viên thường xuyên, những người luôn tham gia họp mặt đầy đủ mỗi năm (theo một số nguồn tin khác nhau, tổng số hội viên CLB này có khoảng từ 80-130 người). Một phần ba trong số này là các chính trị gia có ảnh hưởng trên thế giới, số còn lại thường đại diện cho giới công nghiệp, tài chính và khoa học.

Theo một số nguồn tin, trong hàng ngũ các thành viên của CLB Bilderberg hiện đang có Tony Blair, Margaret Thatcher, Angela Merkel, Bill Clinton, George Soros, Donald Rumsfeld, Rupert Murdoch, những quan chức đứng đầu các tập đoàn như Coca-Cola, hay Daimler-Chrysler, IBM cũng như lãnh đạo Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), EU, những tập đoàn truyền thông đại chúng hàng đầu thế giới… Ngoài các thành viên chính thức, những phiên họp hàng năm của CLB cũng có thể mời thêm một số vị khách, thông thường là những chuyên gia trong các lĩnh vực được quan tâm.

Như theo từ điển bách khoa toàn thư Britannic, những cuộc họp của CLB Bilderberg đều mang tính chất không chính thức và không khách khí: những nhân vật có anh hưởng đối với quốc gia của mình và cả những vấn đề quốc tế đều có thể tiếp cận với nhau gần gũi hơn, bàn bạc về các vấn đề chung mà không cần phải đưa ra những cam kết. Sau mỗi một cuộc gặp, CLB sẽ có một báo cáo không chính thức chỉ phổ biến trong hàng ngũ những thành viên hiện tại và trong quá khứ.

Tất cả những cuộc họp của CLB trên đều diễn ra trong điều kiện bí mật hoàn toàn theo những giấy mời cá nhân đặc biệt. Tất cả những vị khách đều tới địa điểm họp một mình, không được mang theo bất cứ một trợ lý, vệ sĩ, bạn bè hay người nhà nào. Theo nguyên tắc, các đại biểu bị ngăn cấm các hình thức ghi chép, đưa ra tuyên bố với báo chí hay bàn luận về nội dung họp với người bên ngoài.

Bất chấp những đặc điểm cực kỳ bí mật như vậy, mỗi một cuộc gặp của CLB Bilderberg đều thu hút được sự chú ý đặc biệt. Đơn giản là báo chí và công chúng không thể bỏ qua sự kiện thu hút một số lượng lớn những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng cùng tới một địa điểm nào đó. Cũng chính vì đặc điểm quá bí mật trên, hoạt động của CLB Bilderberg đã làm nảy sinh không ít những giả thuyết khác nhau, đa phần trong số này đều cho rằng các thành viên CLB đang bí mật điều hành cả thế giới.

Một số nhà quan sát còn cho rằng, chính cơ quan mật vụ Mỹ là người khởi xướng trực tiếp cho việc hình thành CLB này. Theo đó, những người sáng lập thực sự chính là nam tước Edmund Rothschild và Laurance Rockefeller, những thành viên đầu tiên của CLB. Cũng theo khẳng định của nhà quan sát này, một trong những mục tiêu chính được đặt ra ngay sau khi thành lập CLB chính là xây dựng một siêu quốc gia của toàn châu Âu với ngân hàng Trung ương, tiền tệ thống nhất dưới sự kiểm soát của Mỹ. Còn mục tiêu cuối cùng là thành lập một chính phủ liên quốc gia có quy mô toàn cầu.

Năm nay, sự chú ý của toàn thế giới lại tập trung vào thị trấn nghỉ mát Sitges gần Barcelona (Tây Ban Nha), nơi được chọn làm địa điểm gặp gỡ lần này của các thành viên CLB Bilderger. Ngay trước cuộc gặp này, một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về CLB trên là Daniel Estulin đã khẳng định, ông biết về các chủ đề sẽ được bàn bạc trong cuộc gặp lần này. Chủ đề hàng đầu trong số này chính là tương lai của đồng euro. “Họ sợ sẽ có một vài nước rút khỏi khu vực đồng euro, khiến đồng tiền này sẽ bị chết yểu – Estulin giải thích – Nguy cơ các nước quay trở lại với chính sách định hướng dân tộc chính là một cơn ác mộng đối với họ”.

Giả thuyết trên có thể được lý giải bằng sự hiện diện và phát biểu của Thủ tướng Tây Ban Nha Luis Zapatero. Hiện các nước trong nhóm PIIGS – gồm Bồ Đào Nha, Ailen, Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha – đang gây ra những lo ngại thực sự cho các thành viên CLB Bilderger. Họ lo ngại tình trạng yếu đi của đồng euro có thể sẽ khơi mào cho một làn sóng khủng hoảng toàn cầu mới, có thể dẫn tới những biến đổi nghiêm trọng về tình hình chính trị trên toàn cầu.

Hiện cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (87 tuổi) và cựu Chủ tịch David Rockerfeller của Chase Manhattan Bank là những thành viên nhiều tuổi nhất của CLB. Còn trong danh sách những nhân vật được mời trong năm đã xuất hiện những nhân vật tương đối trẻ, chẳng ahnj như Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborn (39 tuổi).

Những người chống đối tổ chức này tin rằng, bên trong Bilderberg chính là một âm mưu từ lâu nay của các ông trùm tư bản nhằm chống lại loài người. Có không ít những nhà hoạt động chống lại CLB Bildergerg đã tụ tập tại Sitges. Ngoài hoạt động biểu tình phản đối, họ hy vọng còn có thể khai thác được thông tin giúp làm rõ được những kế hoạch bí mật của hội kín trên.

Tập đoàn tinh anh thống trị thế giới

Ngày 16 tháng 7 năm 1992, ngay sau khi được đề cử cho cuộc tranh cử tổng thống tại đại hội đảng Dân chủ, Clinton đã phát biểu hết sức dõng dạc về tinh thần đoàn kết, lý tưởng, nhân dân và đất nước bằng những lời chẳng có gì mới mẻ. Nhưng khi kết thúc bài diễn văn, đột nhiên Clinlon nhắc đến người thầy của mình – vị giáo sư sử học nổi tiếng nhất nước Mỹ giảng dạy tại Đại học Georgetown, Carroll Quigley. Ảnh hưởng của Carroll Quigley đối với Clinton được chính Clinton ví như sự ảnh hưởng của Tổng thống Kennedy đối với ông ta vậy(2) Và trong suốt thời gian làm tổng thống sau này của mình, Clinton đã nhiều lần nhắc đến tên của Carroll Quigley. Vậy chủ trương gì của Carroll Quigley đã khiến cho Clinton phải khắc cốt ghi tâm đến thế?

Thực ra, Quigley là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong việc nghiên cứu tổ chức tinh anh bí mật Anh – Mỹ. Ông luôn cho rằng những tổ chức bí mật này đã có ảnh hưởng quyết định đến hầu hết mọi sự kiện trọng đại trên thế giới.

Tốt nghiệp Đại học Harvard, giáo sư Quigley từng đảm nhận các vị trí ở Cục Tham mưu Brooklings, Bộ Quốc phòng, Bộ Hải quân Mỹ và có mối quan hệ rất mật thiết với các quan chức cấp cao trong Cục Tình báo Trung ương. Với vai trò của một “người trong cuộc”, Quigley đã từng tiếp xúc với rất nhiều tài liệu lịch sử và hồ sơ tuyệt mật. Tuy nhiên, ông không tỏ ra là người chống đối “lý tưởng” mà số rất ít các tinh anh thống trị của Anh – Mỹ đã sắp đặt ra cho toàn thế giới, mà chỉ luôn giữ thái độ “bảo lưu” đối với một số cách làm cụ thể trong đó, rồi thêm vào đó là những nhận xét đầy hàm ý trong các nghiên cứu của mình. Chính thái độ đó nên ông không hề gặp phải sự “thắc mắc” nào của các học giả thuộc dòng “chủ lưu”. Ngoài ra, với hơn 20 năm làm công việc nghiên cứu, được tiếp xúc với một lượng lớn các hồ sơ lịch sử tuyệt mật nên ông được giới sử học Mỹ đánh giá cao. Chính những điều đó khiến ông hiếm có đối thủ khiêu chiến. Chỉ cần học thuyết của ông không nguy hiểm cho giới cầm quyền thì những người trong nhóm tinh anh cũng sẽ chẳng việc gì phải đụng đến ông.

Theo quan điểm của giáo sư Quigley, Viện Hoàng gia về các vấn đề Quốc tế ở Anh, Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ (CFR), nhóm Bilderberg, ủy ban ba bên (Trilateral Com mission) rõ ràng là những tổ chức hạt nhân của câu lạc bộ tinh anh luôn muốn thao túng cục diện thế giới. Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ có 3.600 thành viên, tương đương với “trường đảng trung ương” của Mỹ. Và việc gia nhập vào tổ chức này thì cũng giống như việc bước vào đại sảnh của chính giới Mỹ hay cơ hội để trở thành người hoạch định chính sách của thế giới tương lai. Nhóm Bilderberg kết hợp thêm các phần tử tỉnh anh của châu âu, còn ủy ban ba bên có đen 325 thành viên, lại thêm các phần tử tinh anh của Nhật Bản và các quốc gia chầu Á khác. Tất cả những thành viên có tiếng nói trong Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ thì thường là thành viên của các tổ chức khác. Các nhân vật tinh anh trong những tổ chức này bao gồm những nhân vật có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới như Henry Kissinger – cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, D. Rockefeller của ủy ban quốc tế JP Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh, McNamara – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới, bà Thatcher – cựu Thủ tướng Anh, Valéry Giscard d’Estaing – cựu Tổng thống Pháp (chính là người đã lên kế hoạch cốt yếu về hiến pháp châu Âu), Donald Rumsfeld – Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Brzezinski – cựu cố vấn an ninh quốc gia, Alan Greenspan – Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và Keynes – nhân vật nổi tiếng trong giới ngân hàng một thời. Ông chủ Ngân hàng quốc tế chính là ông chủ đứng đằng sau tất cả những tổ chức này. Dòng họ Rothschild đã chủ từ rất nhiều hội nghị của Bilderberg. Năm 1962 và năm 1973, hội nghị Bilderberg diễn ra ở địa điểm nghỉ mát nổi tiếng ở Thụy Điển do dòng họ Warburg đứng ra tổ chức.

Thời đại học, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo sư Quigley, Clinton đã nhận ra rằng, nếu muốn hiển danh trong chính giới thì không chỉ cần nỗ lực phấn đấu mà còn phải trở thành một thành viên trong guồng máy quyền lực.

Quả nhiên, sau này Clinton đã gia nhập ủy ban ba bên và Hội đồng Quan hệ Quốc tế đồng thời tham gia lớp “học giả Rhodes” – một nơi chuyên đào tạo, bồi dưỡng nên những “cán bộ” quan trọng của “chính phủ thế giới” trong tương lai. Năm 1989, Clinton đã gia nhập Hội đồng Quan hệ Quốc tế Và tới năm 1991, khi giữ chức Thống đốc bang Arkansas, Clinton đã xuất hiện tại hội nghị thường niên của nhóm Bilderberg tổ chức tại Đức. Phải thừa nhận rằng đã có rất nhiều thống đốc các bang lớn ở Mỹ rất muốn tham gia cuộc “tụ hội tinh anh siêu cấp” này. Và chỉ sau một năm, Bill Clinton – Thống đốc bang Arkansas xa xôi chẳng mấy tiếng tăm – đã đột nhiên đánh bại nhiều chính trị gia cáo già để lên làm Tổng thống. Đó chính là lý do vì sao Clinton luôn khác cốt ghi tâm những lời chỉ bảo của giáo sư Quigley.

Câu lạc bộ Bilderberg

Câu lạc bộ Bilderberg được lấy tên từ một khách sạn của Hà Lan, do ông hoàng người Hà Lan, Bernhard sáng lập vào năm 1954. Câu lạc bộ Bilđerberg là “phiên bản quốc tế” của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ, do các nhà tài phiệt ngân hàng, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà báo và các học giả nổi tiếng tạo nên. Tất cả các thành viên này đều do Rothschild và Rockefeller chọn ra. Trong đó rất nhiều người còn là thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Mỹ, hiệp hội Pilgrims Society, hiệp hội bàn tròn, và cả Ủy ban ba bên. Câu lạc bộ Bilderberg này hầu như đã kiểm soát hết toàn bộ hệ thống tổ chức của hiệp hội châu Âu hiện có trong liên minh châu Âu. Mục đích cuối cùng của họ chính là xây dựng một chính phủ thế giới. (5)

Đặc điểm hoạt động lớn nhất của tổ chức này chính là “bí mật”.

Cơ quan đầu não của tổ chức này đặt tại Leiden thuộc miền tây Hà Lan, có cả số điện thoại nhưng lại không có mạng lưới. Chỉ rất ít các thám tử tự do như Tony Gosling của Anh hay James Tucker của Mỹ phải mất rất nhiều công sức và cả sự mưu trí mới có thể thu thập được những thông tin có liên quan đến địa điểm và lịch trình hội nghị của câu lạc bộ này. Suốt 30 năm, Tucker đã theo dõi câu lạc bộ này và cuối cùng đã xuất bản một cuốn sách nói về nó. Còn nhà sử học Pierre de Villemarest và William Wolf đã cộng tác cùng nhau để xuất bản cuốn sách “Facts and Chronicles Denied to the Public”, trong đó tập 1 và 2 đã miêu tả lịch sử phát triển bí mật của câu lạc bộ Bilderberg. Một cuốn sách khác do nhà xã hội học Geoffrey Geuens của Vương quốc Bỉ viết cũng có một chương tập trung miêu tả về câu lạc bộ này.

Etienne Davignon – cựu Phó chủ tịch ủy ban châu Âu, thành viên của câu lạc bộ Bilderberg – đã khẳng định rằng: “Đây không phải là âm mưu thao túng thế giới của các nhà tư bản”. Còn Thierry de Montbrial – Viện trưởng Học viện quan hệ quốc tế Pháp, gia nhập câu lạc bộ này đã gần 30 năm thì nói rằng, đây chẳng qua chỉ là một “câu lạc bộ” mà thôi. Sở dĩ những người này có những lời phát biểu như trên vì trong thông báo chính thức hội nghị năm 2002 của câu lạc bộ Bilderberg có đoạn nêu: “hoạt động duy nhất của câu lạc bộ là tiến hành hội nghị thường niên. Hội nghị này không đề ra bất cứ nghị quyết nào, cũng không tiến hành bỏ phiếu, không phát biểu thanh minh bất cứ chính sách nào.” Và câu lạc bộ Bilderberg chỉ là “một diễn đàn quốc tế nhỏ linh hoạt không chính thức. Các đại biểu tham gia hội nghị có thể phát biểu mọi quan điểm khác nhau, để tăng cường hiểu biết giữa các bên.”

Nhưng theo Will Hutton – nhà kinh tế học người Anh thì “ý kiến thống nhất đạt được trong mỗi lần hội nghị của câu lạc bộ Bilderberg” chính là đoạn mở đầu lập ra chính sách thế giới”. Cách nói của ông thể hiện sự tiếp cận với sự thật ở mức độ tương đối bởi những quyết định được đưa ra tại hội nghị của câu lạc bộ Bilderberg về sau đều dần trở thành phương châm định trước của các nước thuộc hiệp hội G8, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Đối với câu lạc bộ Bilderberg, giới truyền thông luôn tỏ ra im lặng và phục tùng. Năm 2005, tờ Financial Times đưa tin trước rồi sau đó giải quyết theo hướng làm giảm nhẹ “thuyết âm mưu” đang gây xôn xao dư luận. Trên thực tế, bất cứ ai có chất vấn hay nghi ngờ người của câu lạc bộ hùng mạnh nhất thế giới này đều sẽ bị biến thành đối tượng bị đàm tiếu trong các “tác phẩm” của những phê bình lý luận. Các thành viên của câu lạc bộ Bilderberg như các nghị sĩ Anh hoặc những quan chức cao cấp Mỹ thì đều nói rằng, chẳng qua đó chỉ là một nơi để bàn luận vấn đề, một diễn đàn mà người người đều có thể “tự do phát biểu ý kiến”.

  1. William Engdahl, tác giả cuốn“Cuộc chiến trăm năm: chính trị dầu mỏ Anh – Mỹ và cuộc đại chiến thế giới mới”, đã giải thích tỉ mỉ một đoạn bí mật mà rất ít người biết từng xảy ra trong hội nghị Bilderberg khi được tổ chức ở Thụy Điển năm 1973.

Trong những năm đầu sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, vị thế của đồng đô la Mỹ đã rơi vào khủng hoảng chưa từng thấy trên phạm vi toàn thế giới. Sau khi tách khỏi vàng, sợi dây diều uy tín và giá trị của đồng đô la Mỹ đã bị cắt đứt và bị cuốn trôi đi theo gió trong cơn bão táp tài chính thế giới. Vì vẫn còn chưa bàn xong kế hoạch chuẩn bị cho hệ thống tiền tệ thế giới, các ông chủ ngân hàng quốc tế cũng trở nên bối rối. Chính sách “quyền rút vốn đặc biệt” được đề ra “long trọng” trên thị trường tài chính quốc tế năm 1969 nhưng chẳng ai đếm xỉa đến. Thấy sắp mất quyền kiểm soát, các ông chủ ngân hàng quốc tế đã vội triệu tập một hội thảo khẩn cấp trong hội nghị Bilderberg năm 1973 nhằm giành lại quyền kiểm soát tình hình nguy cấp của thj trường tài chính thế giới lúc đó. Nhiệm vụ đặt ra là phải tìm cách khôi phục lại niềm tin vào đồng đơm Mỹ. Walter Levy – chiến lược gia tài chính của Mỹ – đã đề xuất một kế hoạch táo bạo: thả nổi giá dầu mỏ thế giới, mặc giá tăng lên đến 400%, và hoạch định làm sao để thu được thắng lợi lớn từ việc này.

84 thành viên của các công ty dầu mỏ lớn và tập đoàn tài chính lớn đã tham gia hội nghị lần này. Kết luận mà Engdahl rút ra là:

Mục đích tập trung của những thế lực quyền quý này là để lập lại cân bằng quyền lực theo hướng có lợi về tài chính cho Mỹ cũng như tìm hướng phát triển cho đồng đô-la. Để đạt được mục đích này, họ quyết định lợi dụng vũ khí mà luôn được coi trọng nhất – quyền khống chế nguồn cung ứng dầu mỏ toàn cầu. Chính sách của câu lạc bộ Bilderberg chính là tạo nên cuộc cấm vận dầu mỏ toàn cầu, khiến cho giá dầu mỏ thế giới tăng vọt. Bắt đầu từ năm 1945. theo thông lệ quốc tế, dầu mỏ thế giới được định giá bằng đồng đô la Mỹ vì các công ty dầu mỏ của Mỹ đang khống chế thị trường này sau chiến tranh. Vì vậy, khi giá dầu thế giới đột ngột tăng lên cũng đồng nghĩa nhu cầu đổi đồng đô la Mỹ trên thế giới (dùng để mua dầu) cũng sẽ tăng, từ đó mà ổn định được giá trị tiền tệ của đồng đô la Mỹ.(6)

Còn Kissingger đã dùng hình ảnh “đồng đô la Mỹ chảy không ngừng vào dầu mỏ” để hình dung kết quả giá dầu thế giới leo thang.

Nguồn:Chiến tranh tiền tệ– Song Hongbing, NXB Trẻ, 2008

(1) Richard Gardner, Foreign Affairs, 04/1974
(2) Bill Clinton, Diễn văn của Thống đốc bang Arkansas Bill Clinton tại Đại hội Đảng Dân chủ quốc gia, 16/07/1992
(3) Marc Fisher, Washington Post, số ra thứ Ba, 27/1/1998
(4) Pepe Escobar, Bilderberg lại tấn công (Bilderberg strikes again), Asia Times, 10/5/2005
(5) Sách đã dẫn
(6) William Engdahl, Một thế kỷ chiến tranh: Quan điểm chính trị dầu khí Anh-Mỹ và Trật tự thế giới mới (A Century of War: Anglo – American Oil Politics and The New World Order) – Pluto Press, London, 2004; chương 9.

Cuộc đời “cha đẻ Học thuyết Ngăn chặn” G. F. Kennan


Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 3 năm 2005, ông già George Frost Kennan 101 tuổi trút hơi thở cuối cùng trong nhà riêng tại Princeton bang New Jersey.

Thời báo New York gọi Kennan là “Nhà ngoại giao Mỹ đã thực hiện sứ mạng lớn hơn bất cứ nhà ngoại giao nào cùng thế hệ ông trong việc tạo dựng chính sách của nước Mỹ thời kỳ Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Foreign Policy mô tả Kennan là “nhà ngoại giao có ảnh hưởng nhất trong thế kỷ XX”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell gọi Kennan là “người thầy tốt nhất của chúng ta”.

Kennan còn được gọi là Cha đẻ của Học thuyết ngăn chặn (containment) nổi tiếng, tuy rằng ông từng tuyên bố học thuyết này là sai lầm lớn nhất trong đời mình.

George Frost Kennan sinh trưởng trong một gia đình luật sư. Lớn lên ông vào học trường ĐH Quân sự John, năm 1921 học ĐH Princeton. Sau khi tốt nghiệp, Kennan học thêm môn ngoại giao ở trường Quan hệ đối ngoại tại Washington, rồi làm việc trong ngành ngoại giao.

Chức vụ đầu tiên Kennan được nhận là Phó Lãnh sự tại Geneva, Thuỵ Sĩ, về sau chuyển đến công tác tại Hamburg, Đức. Năm 1929, ông bắt đầu chương trình trau dồi kiến thức lịch sử, chính trị, văn hoá và tiếng Nga tại Học viện Phương Đông thuộc ĐH Tổng hợp Berlin. Nhờ quá trình học tập bền bỉ, Kennan thông thạo tiếng Đức, Pháp, Nga, Tiệp, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Na Uy.

Năm 1931, Kennan làm Bí thứ thứ ba Lãnh sự quán Mỹ tại Riga (Latvia) và nghiên cứu về kinh tế Liên Xô. Từ đó ông bắt đầu đặc biệt quan tâm tới các vấn đề của Liên Xô. Năm 1933, sau khi Franklin D. Roosevelt đắc cử Tổng thống, Mỹ lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Kennan theo đại sứ William C. Bullitt tới Moskva làm việc trong Sứ quán Mỹ tại đây. Ông nhanh chóng trở thành một trong các chuyên gia hàng đầu về vấn đề Liên Xô, có ảnh hưởng đáng kể tới việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Liên Xô.

Tháng 9/1938, Kennan được cử làm lãnh sự Mỹ tại Praha, Tiệp Khắc. Khi Thế chiến II nổ ra, Tiệp Khắc bị Đức chiếm, Kennan được cử tới Berlin. Sau khi Mỹ tham chiến chống Đức (12/1941), ông bị người Đức giam giữ 6 tháng. Tháng 9/1942 Kennan được cử làm Lãnh sự tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Tháng 1/1944 ông được cử tới London làm thành viên trong phái đoàn Mỹ tại Uỷ ban Cố vấn châu Âu, cơ quan hoạch định chính sách đồng minh chống phát xít.

Vài tháng sau, Kennan được Đại sứ Mỹ tại Liên Xô W. Averell Harriman đề nghị cử làm phó cho mình. Nhưng trong thời gian ở Moskva, Kennan luôn cảm thấy các ý kiến của ông không được Harriman và Bộ Ngoại giao Mỹ chú ý. Kennan cố thuyết phục Chính phủ Mỹ từ bỏ đường lối hợp tác với Liên Xô, mà chủ trương nên tìm kiếm một liên minh ở châu Âu nhằm chống lại ảnh hưởng và sức mạnh của Liên Xô ở khu vực này.

Nổi tiếng nhờ một bức điện

Khi Kennan sắp kết thúc nhiệm kỳ làm việc tại Liên Xô thì Sứ quán Mỹ ở Moskva nhận được yêu cầu của Bộ Tài chính Mỹ đề nghị giải thích vì sao Liên Xô lại không ủng hộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF và WB). Thời gian đó Đại sứ Harriman về nước nghỉ phép, Kennan trở thành Đại biện Mỹ tại Liên Xô và có trách nhiệm trả lời câu hỏi nói trên. Không ngờ đây là dịp may hiếm có để Kennan thể hiện tài năng của mình.

Ngày 22 tháng 2 năm 1946, Kennan đọc miệng cho viên thư ký đánh máy bức điện báo gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington trả lời vấn đề trên. Bức điện lịch sử này dài tới 5542 từ tiếng Anh, trình bày sự phân tích của ông về chính sách ngoại giao của chính phủ Liên Xô và đề xuất chiến lược lâu dài của Mỹ đối với Liên Xô.

Nội dung bức điện dài (Long telegram) ấy về sau được Chính phủ Mỹ tán thành, chấp nhận dùng làm chính sách kiềm chế ngăn chặn Liên Xô.

Giới báo chí nói đây là bức điện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Mỹ. Từ đó trở đi người ta gọi Kennan là “Cha đẻ của chính sách ngăn chặn” mà nước Mỹ thi hành cho tới ngày Liên Xô sụp đổ.

Bài báo ký tên “X.”

Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Truman trình bày trước Quốc hội Mỹ Học thuyết Truman  (Truman Doctrine); trong đó ông sử dụng những lời cảnh báo của Kennan viết trong Bức điện dài làm cơ sở cho học thuyết của mình.

Bức điện dài ấy cũng nhận được sự quan tâm của Bộ trưởng Bộ Hải quân James Forrestal, một nhân vật hàng đầu thân cận với Tổng thống Truman, người chủ trương áp dụng chính sách cứng rắn với Liên Xô. Forrestal kéo Kennan về Washington và tác động lớn đến Kennan khi ông quyết định viết bài báo công bố học thuyết ngăn chặn, ký tên tác giả là “X”.

Tạp chí Quan hệ đối ngoại (Foreign Affairs, của Mỹ) số tháng 7 năm 1947 có đăng bài báo dưới đầu đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” (The Sources of Soviet Conduct), ký tên X., chính là Kennan, lúc này đang làm Giám đốc Cơ quan hoạch định chính sách của chính phủ Mỹ.

Bài báo đã phân tích tình hình và nêu ra chủ trương Mỹ nên sử dụng sức mạnh chính trị ngăn chặn sự phát triển của Liên Xô, một chủ trương được coi là cơ sở tư tưởng chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô. Bài báo ngắn này đã gây phản ứng lớn trong dư luận quốc tế.

Bài báo viết: “Một khi đảng Cộng sản Liên Xô bị chia rẽ và tê liệt thì các rối loạn và nhược điểm của xã hội Nga sẽ bộc lộ ra với hình thức khó tả”, vì thế, nếu xảy ra những sự việc như sự đoàn kết và hiệu lực của công cụ chính trị là Đảng (Cộng sản Liên Xô) bị phá hoại thì có thể chỉ trong một đêm, Liên Xô sẽ từ một nước mạnh nhất biến thành một trong những nước yếu nhất và đáng thương nhất.” Tại sao lại thế? Đó là do an ninh và sự lớn mạnh của Liên Xô “được thực hiện dưới điều kiện cuộc sống và niềm tin cũng như sức lực của người dân nước này phải trả một cái giá quá kinh khủng… nó làm cho các mặt khác của đời sống kinh tế Liên Xô bị coi nhẹ và xảy ra nhiều tệ nạn, nhất là về sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, nhà ở và giao thông vận tải.”

Kennan đề nghị: chỉ cần nước Mỹ thường xuyên duy trì sức ép đối với Liên Xô và luôn tỏ ra nước Mỹ có sức sống mạnh mẽ, chỉ cần ngăn chặn được sự bành trướng của Liên Xô thì điều đó cuối cùng sẽ làm cho Liên Xô tan rã hoặc từ bỏ thái độ cứng rắn với Mỹ.

Kennan kiến nghị gửi gắm hy vọng vào thế hệ trẻ ở Liên Xô, vì họ sẽ từ cuộc sống trẻ thơ không ổn định và từ sự phồn vinh của xã hội phương Tây mà hiểu rằng Liên Xô cần tự thay đổi. Thật kỳ lạ là mọi biến đổi xảy ra ở Liên Xô 40 năm sau đấy hoàn toàn giống như dự kiến nói trên của Kennan. Đọc tự truyện của Gorbachev, Yeltsin, thậm chí của Chernomyrdin, người ta thấy rõ nguyên nhân xảy ra điều đó. Mấy vị lãnh đạo này thuộc thế hệ trẻ ra đời vào thập niên 1930 đầy biến động ở nước Nga. Thủ tướng CHLB Nga Chernomyrdin từng kể cho các nhà báo nghe câu chuyện khó ai tin: “Khi tốt nghiệp lớp 10, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn một quả trứng rán do mẹ tôi làm cho.” … “Không phải vì nhà tôi không nuôi gà, mà vì toàn bộ gà và trứng đều phải giao cho nhà nước.”

Mất dần ảnh hưởng

Trong thời kỳ George Marshal làm Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ (4/1947-12/1948), Kennan được ông này trọng dụng, nhờ thế Kennan đã phát huy ảnh hưởng lớn nhất đối với việc hoạch định chính sách ngoại giao. Marshal cử Kennan làm Giám đốc đầu tiên của Cơ quan Hoạch định Chính sách (Policy Planning), một think-tank nội bộ của Chính phủ Mỹ. Kennan trở thành kiến trúc sư của Kế hoạch Marshal nổi tiếng, giúp Tây Âu vực dậy nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.

Nhưng từ khi Dean Acheson thay chân G. Marshal ở Bộ Ngoại giao thì ảnh hưởng của Kennan bị giảm đáng kể. Bộ trưởng Acheson không coi trọng các quan điểm của Kennan, thậm chí hai người còn mâu thuẫn nhau về chính sách ngoại giao.

Tháng 12 năm 1951, Tổng thống Truman cử Kennan làm Đại sứ tại Liên Xô. Đề cử này được Thượng viện ủng hộ mạnh mẽ. Khi trở lại Moskva, Kennan cảm thấy bầu không khí bây giờ khác trước rất nhiều. Ông đi đâu cũng có cảnh sát Liên Xô đi kèm, các cuộc tiếp xúc với người Nga bị ngăn cản, hạn chế. Trong một lần trả lời nhà báo nước ngoài, Kennan đã phạm sai lầm “lỡ miệng” khi so sánh cuộc sống của mình ở Moskva với mấy tháng bị người Đức giam giữ ở Berlin hồi cuối năm 1941, sau khi nước Mỹ tuyên bố tham chiến chống Đức. Vì vậy Bộ Ngoại giao Liên Xô tuyên bố Kennan là persona non grata (nhân vật không được hoan nghênh) và từ chối cấp visa cho ông nhập cảnh Liên Xô. Và thế là chỉ 5 tháng sau khi được cử làm Đại sứ tại Liên Xô, Kennan buộc phải rời khỏi chức vụ khó khăn này.

Do cảm thấy khó hợp tác với bộ trưởng Dean Acheson, năm 1953 Kennan từ chức Giám đốc Policy Planning và nhận lời đề cử của Robert Oppenheimer làm Giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Nghiên cứu cấp cao Princeton (Institute for Advanced Study at Princeton).

Hiểu nước Nga hơn hiểu nước Mỹ

Đại sứ Mỹ tại Liên Xô Harriman nói Kennan là người hiểu Liên Xô nhưng chưa hiểu nước Mỹ. Quả thật do suốt đời tập trung tìm hiểu Liên Xô và giỏi tiếng Nga nên ông am hiểu đất nước này.

Kennan viết về Liên bang Xô Viết như sau: “Đó là một đất nước không có mạng lưới đường cao tốc nhưng có thể chỉ dùng mạng lưới đường sắt nguyên thuỷ thô sơ mà nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá.”

Kennan có thái độ rất thận trọng đối với Liên Xô. Năm 1997 khi đa số chính khách Mỹ cho rằng nên mở rộng NATO về phía Đông, thì Kennan vẫn giữ quan điểm cho đó “là sai lầm lớn nhất của Mỹ kể từ sau chiến tranh”, bởi lẽ làm như vậy “rất có thể sẽ tái thổi bùng tình cảm dân tộc của người Nga, khiến nước Nga lùi bước trên con đường dân chủ hoá.” Giờ đây dự kiến này của ông vẫn khiến người ta vô cùng kinh ngạc, nó chứng tỏ ông am hiểu sâu sắc về Liên Xô và nước Nga, dân tộc Nga.

Hồi thập niên 60 thế kỷ trước, ông chủ trương hoà dịu quan hệ Mỹ với Liên Xô và hạn chế cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước.

Năm 1975, trong một lần trả lời chất vấn tại Thượng viện Mỹ, Kennan nói việc ông đề nghị nước Mỹ tiến hành cuộc “chiến tranh chính trị” chống Liên Xô là sai lầm lớn nhất trong đời ông. Hồi thập niên 1980, Kennan thường xuyên phê phán chính sách cứng rắn của Tổng thống Reagan đối với Liên Xô.

Về sau, được sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ, Kennan sáng lập Viện Nghiên cứu Nga cấp cao mang tên Kennan. Có thể coi đây là món quà quan trọng nhất ông để lại cho nước Mỹ.

Luôn cho mình là người ngoài cuộc với chính phủ Mỹ

Thời báo New York gọi Kennan là nhà “quý tộc” ngoại giao cuối cùng của thế giới cũ, “người có cống hiến lớn nhất cho việc giữ địa vị của nước Mỹ thời gian sau chiến tranh.” Ông luôn khuyên  người Mỹ cần khiêm tốn học hỏi các nước khác, chớ có đi khắp nơi xuất khẩu dân chủ, chớ có làm sen đầm quốc tế. Quan điểm này đã làm ông không thể hoà hợp với chính quyền Mỹ.

Năm 1953, tức một năm sau khi giã từ Liên Xô, Kennan cũng giã từ chính phủ Mỹ, lui về Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton làm công việc nghiên cứu ông vốn ưa thích. Thực ra thời gian 1950-1952 ông đã là thành viên của Viện này và năm 1956 ông thường xuyên tham gia công việc ở Trường Nghiên cứu lịch sử (thuộc Viện đó).

Tuy vậy năm 1960 Kennan lại nhận lời đề cử của Tổng thống Kennedy làm đại sứ Mỹ tại Nam Tư, song sứ mạng của ông tại Belgrad cũng không suôn sẻ vì chính phủ Kennedy thi hành chính sách chống Nam Tư. Bởi vậy 3 năm sau, Kennan từ chức đại sứ và lần này ông về hẳn Princeton làm công tác học thuật cho đến cuối đời.

Tuy là người có ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của chính phủ, nhưng Kennan chưa bao giờ cảm thấy thoải mái khi làm việc trong chính phủ Mỹ. Ông suốt đời cho rằng mình là kẻ ngoài cuộc (outsider) và ít kiên nhẫn đối với những lời phê bình mình.

Kennan thì cho rằng chính phủ Mỹ luôn hiểu sai các quan điểm của ông. Thí dụ ông chỉ chủ trương ngăn chặn Liên Xô về chính trị, nhưng chính phủ lại mở rộng ra ngăn chặn cả về quân sự, gây ra cuộc chạy đua vũ trang tốn kém giữa hai nước và mấy lần suýt xảy ra xung đột quân sự.

Giữa thập niên 1960, chính phủ Mỹ sử dụng chính sách ngăn chặn do Kennan phát minh để giải thích lý do Mỹ tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Thấy vậy Kennan liền lên tiếng phản đối, nói là kiến nghị ban đầu của ông đã bị hiểu lầm. Ông nói ngăn chặn không có nghĩa là nước Mỹ phải biến thành sen đầm quốc tế. Kennan tán thành chiến tranh Triều Tiên nhưng phản đối chiến tranh Việt Nam vì ông cho rằng nó không liên quan tới lợi ích của nước Mỹ.

Cây bút nổi tiếng nước Mỹ

Kennan viết nhiều tác phẩm và giành nhiều giải thưởng về sách. Trong đời mình ông đã xuất bản khoảng hai chục đầu sách chủ yếu về đề tài quan hệ quốc tế, tất cả đều nổi tiếng. Ông đã được tặng giải thưởng Pulitzer, giải thưởng Sách Quốc gia (National Book), giải Bancroft và giải Francis Parkman cho cuốn Russia Leaves the War (Nước Nga từ giã chiến tranh, xuất bản 1956). Năm 1968 ông lại được tặng giải Pulitzer và giải Sách Quốc gia cho cuốn Memoirs, 1925-1950 (Hồi ký, xuất bản 1967). Ngoài ra ông còn được tặng giải thưởng Ambassador Book. Nhiều tác phẩm của ông được bạn đọc ưa thích, như cuốnAmerican Diplomacy, 1900-1950 (Ngoại giao Mỹ, xuất bản 1951), Sketches from a Life (Vài nét cuộc đời, xuất bản 1989).

Kennan còn nhận được rất nhiều vinh dự khác như giải thưởng hoà bình Albert Eistein (1981), huy chương vàng của Viện Nghệ thuật và Văn học Mỹ (1984), huy chương Tự do của Tổng thống (1989) … cùng 29 học vị, bằng cấp danh dự các loại./

Nguồn: nghiencuuquocte.net

Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu cộng sản – Phần cuối


Andrei Shleifer và Daniel Traisman

…….

CÁC QUI LUẬT VỀ SỰ THU HÚT GIỮA CÁC QUỐC GIA

Bài nghiên cứu các giá trị trung bình này làm lu mờ sự khác biệt to lớn diễn ra từ khi tính đồng phục [uniformity] do Moscow áp đặt lên chư hầu của mình cáo chung. Ngày nay, sự tương phản giữa các quốc gia hậu cộng sản đa dạng này là rất rõ nét. Ba Lan đã trở thành một nước dân chủ thị trường tự do có lợi tức quốc gia tăng lên hơn hai lần kể từ năm 1990; Tajikistan vẫn là một nước độc tài, trên mình còn mang thương tích chiến tranh và cực kỳ nghèo khổ, do một nhà lãnh đạo duy nhất đứng đầu suốt hơn 20 năm.

Một lý giải được lặp đi lặp lại nhiều lần về sự cách biệt giữa các thành quả kinh tế là, tại một số nước các quan chức chính phủ đã phá hoại hiệu quả bằng cách theo đuổi các cải tổ quá táo bạo. Theo luận cứ này, một đường lối chậm rãi hơn, có bài bản hơn đã giúp một số nước khác thực hiện các cuộc chuyển đổi thành công hơn. “Các chính sách theo đường lối tuần tự [gradualist policies] sẽ ít gây thiệt hại trong ngắn hạn, nhưng sẽ dẫn đến ổn định kinh tế và xã hội rộng lớn hơn, và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong dài hạn,” nhà kinh tế Joseph Stiglitz đã lập luận trong cuốn sách ông xuất bản năm 2002, Globalization and Its Discontents [Toàn cầu hóa và những nỗi bất bình]. “Trong cuộc chạy đua giữa con rùa và con thỏ, hình như con rùa lại thắng cuộc một lần nữa.” Lý giải này đã thu hút những người trong khối Xô-viết cũ khi họ nhận thấy các đặc quyền của mình bị tiến trình tự do hoá đe dọa và những người ở phương Tây mất lòng tin vào các thế lực kinh tế thị trường. Nhưng lý luận như vậy là sai lầm: khoảng giữa thập niên 1990, các nước theo đuổi cải tổ một cách nhiệt tình đã thành công vượt bậc so với những nước trì hoãn cải tổ.

Chỉ nhìn sơ vào các dữ liệu cũng đủ cho ta hậu thuẫn kết luận này. Để đo lường tiến độ của sự cải tổ, chúng tôi dựa vào các chỉ số được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu đưa ra, điều chỉnh chúng để định cho mỗi nước một số điểm hàng năm từ 0 đến 100, tùy theo mức độ mà nước đó tiến gần đến kinh tế thị trường tự do. Chúng tôi gọi những nước vượt lên trên 40 điểm trong ba năm đầu của thời kỳ quá độ là “những nước cải tổ triệt để [radical reformers].” Chín quốc gia hội đủ tiêu chuẩn này: Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Estonia, Ba Lan, Nga, và Slovakia. Chúng tôi gọi những nước có điểm từ 25 đến 40 là những nước “cải tổ tuần tự [gradual reformers],” và những nước chưa vươn tới 25 điểm là “những nước cải tổ chậm [slow reformers].”

Việc so sánh thành tích kinh tế của ba nhóm nước này cho thấy rằng những cải tổ nhanh chóng hơn và triệt để hơn sẽ giảm thiểu, chứ không tăng thêm khó khăn kinh tế. Công bằng mà nói, khi bắt đầu quá trình chuyển đổi, các nước thuộc nhóm cải tổ triệt để đã chứng kiến sự suy giảm sản lượng trầm trọng hơn một chút so với các nước thuộc nhóm cải tổ tuần tự. Nhưng sau ba năm, những nước cải tổ triệt để đã xốc tới phía trước, vượt xa các nước cải tổ tuần tự. Trong khi đó, những nước cải tổ chậm gặp nhiều khó khăn nhất và ngày nay tiếp tục tụt hậu so với hai nhóm kia.

Cuối cùng những nước cải tổ tuần tự đã bắt kịp những nước cải tổ triệt để, nhưng việc này chỉ xảy ra sau nhiều năm chịu thiệt thòi vì phải trả giá đắt cho hiệu quả thấp [underperformance]. So với những nước hăng hái đi theo thị trường tự do, những nước cải tổ tuần tự mất nhiều thời gian hơn để lấy lại mức tiêu thụ hộ gia đình đã có trước đó và để ổn định giá cả lạm phát. Và trong mức độ người ta có thể phán đoán, dựa vào các dữ liệu thống kê hiện có, nạn thất nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nước chậm cải tổ như Armenia và Madedonia, nghiêm trọng hơn các nước khác cùng kinh qua thời kỳ quá độ. Nhìn chung, không có bằng chứng nào cho thấy đường lối cải tổ tuần tự có thể giảm bớt sự nhức nhối của quá trình chuyển đổi. Tất cả mọi dấu hiệu đều chỉ theo chiều ngược lại: chính những con thỏ, chứ không phải những con rùa, đã thắng cuộc đua.  Nhiều con rùa cuối cùng cũng theo kịp, nhưng chỉ sau khi lặn lội một hành trình gian khổ hơn.

Ngoài sự khác biệt vì cải tổ nhanh hay chậm, một mô hình nổi bật khác phát sinh từ vị trí địa lý của một quốc gia ở trong khu vực. Những tiên đoán trước đây, rằng tất cả các nước đang chuyển đổi rồi sẽ giống các quốc gia phương Tây, đã không trở thành hiện thực. Quá trình hội tụ quả thật đã diễn ra, nhưng ở hướng khác: giữa các nước hậu cộng sản và các lân bang phi cộng sản. Trên nhiều phương diện, các quốc gia hậu cộng sản đã trở nên tương tự với những nước phi cộng sản gần biên giới của chúng nhất.

Những quốc gia Baltic xích gần với Phần Lan hơn, những nước trong vùng Caucasus xích gần với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hơn. Những quốc gia Trung Á trở nên gần giống với Afghanistan và Iran hơn. Những nước Trung Âu thì xích gần với Áo và Đức hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn được các nước láng giềng ở phía Đông níu kéo. Có vài ngoại lệ đối với mô hình này – đáng lưu ý nhất là Belarus, một nước đã trở nên độc tài hơn so với những nước hậu cộng sản láng giềng. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, sau khi thoát khỏi gọng kềm của Moscow, các chư hầu Xô-viết cũ đã nhanh chóng bung ra, hội nhập vào môi trường khu vực của mình.

Các đặc tính của những nước láng giềng không cộng sản gần gũi nhất của mỗi quốc gia vào thời điểm 1990 có thể gợi ý mạnh mẽ về đường hướng phát triển sau này của quốc gia đó. Nếu xét đến khởi điểm của từng nước, chúng ta sẽ thấy rằng hễ các nước láng giềng phi cộng sản càng giàu có, càng dân chủ và càng tự do về mặt kinh tế, thì cuối cùng nước hậu cộng sản đó sẽ trở nên giàu có, dân chủ và tự do về mặt kinh tế hơn trước. Sự hội tụ này còn biểu hiện trong nhiều cung cách tế nhị hơn nữa – chẳng hạn, trong tỉ lệ sinh viên đăng ký vào đại học, trong mức tiêu thụ rượu cồn, và thậm chí trong tuổi thọ trung bình. Đôi khi, các nước láng giềng còn ảnh hưởng trực tiếp lên viễn ảnh phát triển của những nước hậu cộng sản này, như trường hợp quân chiến đấu Hồi giáo từ bên kia biên giới Afghanistan tấn công vào Tajikistan hay khi các công ty Đức thành lập các nhà máy sản xuất tại Cộng hòa Séc. Nhưng một động lực quan trọng hơn thúc đẩy tính đồng qui này chắc hẳn là những đặc tính văn hóa cơ bản đã có trước chế độ cộng sản và các biên giới quốc gia hiện nay.

NHỮNG KỲ VỌNG TO LỚN

Mười năm về trước, chúng tôi đã lập luận trong tạp chí này rằng Nga đã trở thành “một quốc gia bình thường,” với các khuyết tật chính trị và kinh tế tương tự khuyết tật của những quốc gia cùng trình độ phát triển. Chúng tôi dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ tiếp diễn, đồng thời hiện đại hóa xã hội theo bước phát triển đó. Tiên đoán này đã trở thành hiện thực: GDP tính theo đầu người của Nga đã tăng thêm 39 phần trăm kể từ năm 2004, và sự thâm nhập Internet tại Nga đã tăng lên 4 lần, qua mặt Hy Lạp.

Quay sang chính trị, chúng tôi phác họa hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản thứ nhất nêu lên “sự cạnh tranh ngày một gia tăng giữa các đảng phái dân chủ và sự xuất hiện của một xã hội dân sự ngày một vững mạnh hơn.” Kịch bản thứ hai tiên đoán một “sự tuột dốc hướng tới một chế độ độc tài được quản lý bởi các cán bộ nhà nghề trong ngành công an dưới chiêu bài của các thủ tục dân chủ hình thức.” Tiên đoán của chúng tôi cho rằng Nga sẽ vạch ra một con đường nằm giữa hai thái cực này – một tiên đoán hóa ra là quá lạc quan, xa vời thực tế. Cuối cùng, Tổng thống Nga đã chọn phương án thứ hai.

Việc Putin chọn con đường độc tài rõ ràng làm cho Nga trở thành nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, việc này vẫn chưa làm cho Nga trở nên bất bình thường về mặt chính trị. Thật vậy, trên một biểu đồ đối chiếu chỉ số Chính thể [Polity scores] của nhiều quốc gia khác nhau với chính lợi tức của chúng, Nga vẫn chỉ chệch hướng một chút so với mô hình tổng quát. Đối với một nước có lợi tức quốc gia như Nga, chỉ số Chính thể dự kiến vào năm 2013 là 76 trên thang điểm 100. Chỉ số thực của Nga là 70, ngang hàng với Sri Lanka và Venezuela.

Nếu Nga thậm chí trở nên giàu có hơn nữa mà không chịu tự do hóa chính trị, nó mới thực sự trở thành bất bình thường. Chỉ có ba nhóm nước giàu hơn Nga hiện nay là các nước dân chủ phát triển, các nước độc tài dầu lửa (hầu hết nằm trong vùng Vịnh Ba Tư), và các quốc gia đô thị (city-states) như Singapore và Macao. Rõ ràng là Nga không thể trở thành một quốc gia đô thị, và nó không có đủ tài nguyên thiên nhiên để trở thành một nước độc tài kiểu Ả-rập. (Lợi tức từ dầu khí hàng năm của Nga là 3.000 USD mỗi đầu người, so với 34.000 USD đối với Kuwait.) Vì thế Nga hiển nhiên phải chọn giữa trải qua bế tắc kinh tế và theo đuổi phát triển kinh tế song song với dân chủ hóa mạnh mẽ hơn trước. Hiện nay, Điện Kremlin có vẻ quyết tâm đi theo lựa chọn thứ nhất, nhưng những lựa chọn của nó có thể thay đổi theo thời gian.

Tuy vậy, chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng của Nga chắc chắn không làm cho thế giới sao lãng những tiến bộ ngoạn mục của khu vực hậu cộng sản này nói chung. Hai mươi lăm năm về trước, những nước thuộc về khối Đông tiêu biểu cho một trong hai nền văn minh loại trừ lẫn nhau trên thế giới [an alternative civilization]. Vào lúc đó mà tưởng tượng chúng nhanh chóng hòa nhập vào dòng chính toàn cầu [the global mainstream], phải cần đến một sự bạo gan nào đó. Thời kỳ quá độ đã gây ra không ít thất vọng. Nhưng nhìn chung, những thay đổi từ năm 1989 đến nay là một thành công nổi bật.

Đã đến lúc phải xét lại cái cảm thức sai lầm về giai đoạn này. Những cải tổ thị trường, những nỗ lực xây dựng dân chủ, những cuộc tranh đấu chống tham nhũng đã không thất bại, mặc dù chúng vẫn chưa hoàn tất. Luận điệu cho rằng một đường lối cải tổ kinh tế tuần tự sẽ có hiệu quả hơn và ít gây đau đớn hơn đã bị các bằng chứng dữ liệu bác bỏ. Thời kỳ quá độ hậu cộng sản không hề cho thấy sự bất cập của chủ nghĩa tư bản tự do hay sự rối loạn chức năng của thể chế dân chủ. Nói đúng hơn, nó chứng minh tính ưu việt và lời hứa hẹn trường tồn của cả hai.

Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh: “Normal Countries. The East 25 Years After Communism”. Foreign Affairs số tháng Mười Một/Mười Hai 2014.

Bản tiếng Việt @ 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra

Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu cộng sản – Phần II


Andrei Shleifer và Daniel Traisman

……..

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐI LÊN

Một khởi điểm hợp lý trong việc đánh giá thành tích kinh tế của một nước là lợi tức quốc gia của nó, nhưng bất cứ một sự so sánh nào dùng số liệu của thời Xô-viết cũng cần phải được xét đến bằng một thái độ hoài nghi. Vì nhiều lý do khác nhau, phần lớn sản lượng mà các kế toán viên của thời cộng sản ghi lại trong sổ sách thường không có giá trị như con số mà họ rêu rao. Các nhà máy báo cáo láo sản lượng của mình để lãnh tiền thưởng, do đó thổi phồng các số liệu GDP lên đến 5 phần trăm. Nhiều hàng hóa do các nhà máy này sản xuất có phẩm chất tồi tệ đến nỗi người tiêu thụ không chịu mua. Chính phủ phát động nhiều dự án đồ sộ nhưng không bao giờ được hoàn thành (mà vẫn được tính vào chi phí đầu tư, làm gia tăng các giá trị GDP) và duy trì các chi phí quốc phòng to lớn với trị giá rất đáng hoài nghi. Rốt cuộc, chỉ một phần rất nhỏ trong lợi tức chính thức của quốc gia lọt vào túi của người dân mà thôi. Vào năm 1990, chẳng hạn, lượng tiền dùng để tiêu thụ trong các hộ gia đình tại hầu hết những nước phi cộng sản [noncommunist countries] chiếm đến 60 phần trăm GDP. Nhưng tại Nga, con số này chiếm chưa được một phần ba GDP, và tại Azerbaijan, con số này rơi xuống dưới một phần tư.

Phần lớn sự suy thoái kinh tế được ghi nhận trong những năm đầu của thời kỳ quá độ hậu cộng sản – theo một vài ước tính, có thể giảm đến một nửa – đã phản ánh việc cắt bỏ sản lượng hư cấu hay các đầu tư vô bổ của thời cộng sản. Nhưng thậm chí nếu những con số chính thức này được thừa nhận theo giá trị bề mặt của chúng, bức tranh mà chúng cho thấy vẫn sáng sủa hơn người ta thường lầm tưởng. Bất chấp nền kinh tế bị suy giảm lúc đầu, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2011, một nước hậu cộng sản có mức tăng trưởng trung bình (Uzbekistan) cũng tăng trưởng nhanh hơn một chút so với một nước có mức tăng trưởng trung bình ở một nơi khác trên thế giới (Norway). Trong khi GDP đầu người của Norway tăng lên 45 phần trăm trong thời gian nói trên, Uzbekistan tăng được 47 phần trăm. Bosnia, nơi lợi tức quốc gia tăng hơn 450 phần trăm, đã đạt tỉ lệ tăng trưởng ở vị trí thứ ba trên thế giới trong giai đoạn vừa nói. Albania đứng ở vị thứ 16, tăng trưởng 134 phần trăm, và Ba Lan vị thứ 20, tăng trưởng 119 phần trăm. Ba nước hậu cộng sản này còn qua mặt cả những cỗ máy có truyền thống tăng trưởng như Hồng Kông và Singapore.

Sự gia tăng về mức tiêu thụ cũng ngoạn mục không kém. Từ năm 1990 đến năm 2011, mức tiêu thụ trong các hộ gia đình tính theo đầu người tại các nước hậu cộng sản đã tăng trung bình 88 phần trăm, so với mức tăng trung bình 56 phần trăm tại các nơi khác trên thế giới. Tại Ba Lan, mức tiêu thụ hộ gia đình đã tăng 146 phần trăm, ngang với tỉ lệ của Hàn Quốc. Tại Nga, mức tiêu thụ đã tăng 100 phần trăm.

Người dân bình thường đã trông thấy mức sống của mình được cải thiện đáng kể. Số người sở hữu xe hơi, một thước đo đáng tin cậy về lợi tức có thể đem ra tiêu xài, đã gia tăng sau khi chế độ cộng sản sụp đổ mặc dù GDP có sa sút trong những năm đầu của thời kỳ quá độ. Trong thời gian từ 1993 đến 2011, con số trung bình của xe hơi chở người [passenger cars] đã tăng từ một chiếc cho 10 đầu người đến một chiếc cho 4 đầu người. Hiện nay số xe hơi tính theo đầu người tại Lithunia, Ba Lan, và Lithuania còn cao hơn cả Anh.

Trong công nghệ thông tin, Đông Âu cũng vươn lên phía trước, đi từ lạc hậu đến tiến bộ vượt bậc. Vào năm 2013, tỉ lệ số điện thoại di động được sử dụng cho mỗi đầu người là 1,24 [cứ 100 người thì có đến 124 chiếc điện thoại], một con số vượt cả phương Tây. Thế giới hậu cộng sản ngày nay có một tỉ lệ cư dân mạng là 54 phần trăm dân số trong một nước trung bình – cao hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ và Tây Âu.

Công dân của các quốc gia hậu cộng sản cũng đi du lịch nhiều hơn bao giờ; họ thực hiện 170 triệu chuyến du lịch nước ngoài năm 2012. Và ở trong nước, họ sống trong những hộ chung cư rộng rãi hơn: từ năm 1991, không gian sống tính theo đầu người đã tăng lên 99 phần trăm tại Cộng hòa Séc, 85 phần trăm tại Armenia, và 39 phần trăm tại Nga. Nhờ các chương trình tư hữu hóa nhà ở cho đại chúng, tỉ lệ sở hữu nhà ở tại một vài nơi đã vượt đến mức cao nhất thế giới. Dân chúng cũng ăn ngon hơn trước. Tại bảy trong số chín cộng hòa Xô-viết cũ có công bố các số liệu thống kê liên quan, việc tiêu thụ trái cây và rau đã tăng vọt. Vào năm 2011, chẳng hạn, dân Ukraine ăn 58 phần trăm nhiều rau hơn và 47 phần trăm nhiều trái cây hơn so với 20 năm về trước. Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, và Slovenia trải qua một hiện tượng mà các nhà nghiên cứu y khoa đã mô tả vào năm 2008 trong Tạp chí Dịch tễ học châu Âu [the European Journal of Epidemiology] “gần như chắc chắn là một đợt giảm thiểu bệnh tim mạch nhanh nhất chưa từng thấy” sau khi người tiêu thụ bắt đầu thay thế dầu thực vật cho các loại mỡ động vật.

Về sự thăng tiến trong xã hội, các số liệu thống kê phủ nhận thành kiến cho rằng xã hội hậu cộng sản đang bị phân hóa giữa giới đại gia đầu sỏ và tầng lớp ăn mày. Tỷ số sinh viên ghi danh đại học, vốn đã cao, sau năm 1989 thậm chí còn gia tăng hơn nữa, ở mức trung bình 33 phần trăm trước năm 2012. Cũng trước năm 2012, tại những nước hậu cộng sản, tỉ lệ trung bình học sinh vừa xong trung học quyết định tiếp tục học thêm là cao hơn tỉ lệ tương ứng tại Thụy Sĩ. Mặc dầu tỉ lệ nghèo khổ và bất bình đẳng lợi tức thường tăng lên vào lúc đầu của thời kỳ quá độ, nhưng những tỉ lệ này tại các quốc gia hậu cộng sản hiện nay là thấp hơn các nền kinh tế khác có cùng mức lợi tức tương đương.

Các chính phủ cũng đang có thêm nhiều nỗ lực để đảm bảo cho người dân có thể hít thở không khí trong lành hơn. Chế độ cộng sản đã để lại một rừng ống khói nhà máy, nhưng từ 1990, cả 11 nước hậu cộng sản thành viên của EU đã cắt giảm hơn một nửa các lượng khí thải carbon monoxide, ốc-xít ni-tơ, ốc-xít lưu huỳnh. Thậm chí trong khi kinh tế đang tăng trưởng, 12 hai nước cộng hòa Xô-viết cũ đã cắt giảm các khí thải ô nhiễm thoát ra từ các nguồn cố định vào không khí, ở tỉ lệ trung bình 66 phần trăm trong thời gian từ 1991 đến 2012.

Và mặc dù thường có những bài báo nêu lên tỉ suất tử vong tăng vọt [soaring mortality] do căng thẳng của thời kỳ quá độ, các xu thế phát triển liên quan đến dân số của khu vực này là không đen tối. Tính trung bình, tuổi thọ tại các quốc gia hậu cộng sản đã tăng từ 69 tuổi vào năm 1990 đến 73 tuổi vào năm 2012. Thậm chí tại Nga, từ lâu đã bị mô tả là một vùng thảm họa dân số [demographic disaster zone], tuổi thọ trung bình cũng đứng ở mức ngoài 70 một chút – nghĩa là cao hơn bao giờ hết trong lịch sử Nga. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh, vốn đã thấp, lại giảm nhanh hơn tại các các nước hậu cộng sản tính theo tỉ lệ phần trăm so với bất cứ khu vực nào trên thế giới trong thời gian từ 1990 đến 2010. Lượng rượu cồn tiêu thụ [của mỗi người] tính trung bình cũng nhích xuống từ 2,1 gallon [hay 7,95 lít] cồn tinh chất vào năm 1990 xuống 2,0 gallon [hay 7,57 lít] vào năm 2010. Có vài ngoại lệ: lượng rượu tiêu thụ đã tăng lên tại Nga và các quốc gia Baltic. Nhưng thậm chí lượng rưọu trung bình cho mỗi đầu người tại Nga vào năm 2010 là 2,9 gallon [hay gần 11 lit] vẫn còn thấp hơn ở Áo, Pháp, Đức, hay Ái Nhĩ Lan.

Mặc dù những tiến bộ như về mức sống, chẳng hạn, là quan trọng; nhưng chuyển đổi cơ bản nhất đã diễn ra tại các nước trong khối Đông cũ là chính trị. Người dân của hầu hết các quốc gia chuyển đổi chế độ hiện sống dưới những chính phủ tự do và cởi mở hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử của họ. Thậm chí khi đối chiếu với bối cảnh trong đó thể chế dân chủ đã trỗi dậy trên toàn cầu vào những thập niên gần đây, mức độ chuyển đổi chính trị trong khối Đông cũ vẫn là rất ngoạn mục.

Một vài số liệu có thể chứng minh điều này. Sử dụng thước đo phổ biến nhất về các chế độ chính trị, gọi là Chỉ số Chính thể [Polity index], do Trung tâm Nghiên cứu Hoà bình của các Thể chế [the Center for Systemic Peace], chúng tôi đặt các nước trên một thang điểm từ số không (thuần túy độc tài) đến 100 (thể chế dân chủ vững mạnh nhất). Vào năm 1988, các quốc gia khối Đông được xếp từ vị thứ 5 (Albania) đến 40 (Hungary), tính trung bình các nước trong khối này có điểm số 20, gần với điểm số của Ai Cập và Iran. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, các nước cộng sản nổi bật lên như là những chế độ độc tài khác thường trên thế giới. Sau các cuộc cách mạng 1989-91, Chỉ số Chính thể trung bình của chúng đã tăng vọt, vươn tới điểm số 76 vào năm 2013. Ngày nay, một nước hậu cộng sản trung bình được hưởng tự do của một nước bình thường như người ta kỳ vọng, dựa vào mức lợi tức quốc gia của nó. Có đến 6 nước hậu cộng sản có Chỉ số Chính thể cao nhất, ngang hàng với Đức và Mỹ.

VƯƠN CAO HƠN NỮA

Các nước hậu cộng sản ngày nay còn lâu mới trở nên hoàn hảo. Nhưng hầu hết các khuyết điểm của chúng cũng là thuộc tính tiêu biểu cho các quốc gia có cùng một trình độ phát triển kinh tế. Trên nhiều mặt, các nước này còn đạt được những thành tích tốt đẹp hơn, vượt ra ngoài các dự đoán dựa vào lợi tức quốc gia. Và trong một số ít trường hợp tụt hậu, các nước này gần như luôn luôn đi đúng hướng.

Xin lấy nạn tham nhũng làm ví dụ. Khu vực này thường xuyên bị đánh giá rất thấp trên các chỉ số đo lường nạn tham nhũng mà người ta tin là có thật [perceived corruption]. Thành tích yếu kém này là không đáng ngạc nhiên vì những chỉ số đo lường nạn tham nhũng phần nào đã dựa vào các cuộc thăm dò các nhà doanh nghiệp quốc tế, là những người có khả năng bị lung lạc do cái hình ảnh bẩn thỉu của khu vực này được nêu lên trên các phương tiện truyền thông toàn cầu. Nhưng các chỉ số của nạn hối lộ được chính người dân của những nước hậu cộng sản này tường thuật trong các cuộc thăm dò không tiết lộ danh tánh lại vẽ ra một bức tranh khác hẳn. Những chỉ số này, mặc dù cao, vẫn là tiêu biểu cho các nước có một mức lợi tức tương đương. Các cuộc thăm dò do tổ chức giám sát Minh bạch Quốc tế [Transparency Internatonal] tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013 cho thấy rằng số người thú nhận đã hối lộ quan chức tại một quốc gia hậu cộng sản trung bình (23 phần trăm) là ít hơn con số trung bình tại những nước khác (28 phần trăm).

Về xung đột vũ trang cũng thế, khu vực này không khác với những vùng có cùng mức độ phát triển tương đương. Mặc dù chiến tranh đã xảy ra tại Nam Tư cũ, Chechnya, và hiện nay tại Ukraine, các nước hậu cộng sản không khác với các quốc gia có cùng một mức độ phát triển, trong khả năng trải qua xung đột vũ trang  hay nội chiến trong 25 năm qua. Các quốc gia này cũng không cho thấy tỉ lệ tử vong cao hơn, cả trong chiến tranh hay bạo động lẫn qua số liệu tuyệt đối hoặc tính theo đầu người. Và mặc dù cuộc xung đột vũ trang tại Ukraine là quá mới để được tính vào những con số này, nhưng nó không có khả năng thay đổi kết quả thống kê, trừ phi chiến sự ở đó leo thang ra ngoài vòng kiểm soát.

Đằng sau những dữ liệu này, người ta còn chứng kiến tiến trình phi quân sự hóa nhanh chóng của toàn khu vực: so với chi phí quốc phòng của Liên Xô cũ có khi lên đến 25 phần trăm GDP, ngày nay không một quốc gia kế tục nào của nó, kể cả Nga, có ngân sách quốc phòng vượt quá 5 phần trăm GDP. Thậm chí khi liên minh của chúng tan rã, các quốc gia trong khốiWarsawcũ đã cho giải ngũ một triệu binh lính.

Nạn lạm phát và thất nghiệp cũng là hai vấn đề khác cần được bàn đến. Vào những năm 1990, hầu hết các nước hậu cộng sản đều kinh qua những gian khổ do vật giá leo thang và nạn thất nghiệp tăng vọt. Tuy nhiên, trước năm 2012, tình trạng lạm phát gần như đã được ổn định tại hầu hết những nước này; tỉ lệ lạm phát trung bình của các nền kinh tế hậu cộng sản trên thực tế đã rơi xuống dưới tỉ lệ lạm phát trung bình toàn cầu. Và mặc dù nạn thất nghiệp tại các nước chuyển đổi chế độ này vẫn còn cao hơn vài phần trăm so với các quốc gia có cùng trình độ kinh tế, nhưng tỉ lệ này vẫn tiếp tục đi xuống kể từ khi chạm đỉnh khoảng năm 2000.

Những năm gần đây còn chứng kiến những cải thiện trong một lãnh vực khác mà các nước hậu cộng sản đã từng tụt hậu so với phần còn lại của thế giới: đấy là hạnh phúc của người dân. Theo đợt thăm dò mới nhất của tổ chức Nghiên cứu các Giá trị Thế giới [the World Values Survey], được tiến hành trong những năm 2010-14, các nước trong khối Đông cũ cũng sắp bắt kịp thế giới về phương diện hạnh phúc. Tính trung bình, 81 phần trăm dân chúng được hỏi ý kiến tại các nước hậu cộng sản cho biết rằng họ hoặc là “rất” hoặc là “hoàn toàn” hạnh phúc, so với 84 phần trăm toàn thế giới. Với mức lợi tức hiện có, người dân tại những nước này không còn đặc biệt trầm cảm [particularly depressed] như trước – mặc dù họ vẫn bày tỏ nỗi bất bình khác thường [unusual dissatisfaction] với công việc, với chính phủ, cũng như với hệ thống giáo dục và y tế. Tỉ lệ tự sát, mặc dù vẫn còn tương đối cao, đã giảm bớt đáng kể từ khi chế độ cộng sản cáo chung.

(còn tiếp)

Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh: “Normal Countries. The East 25 Years After Communism”. Foreign Affairs số tháng Mười Một/Mười Hai 2014.

Bản tiếng Việt @ 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra

Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu cộng sản – Phần I


Andrei Shleifer và Daniel Traisman

Hai mươi lăm năm sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một cảm thức nuối tiếc về cơ hội đã bỏ lỡ đang trùm lên các nước một thời nằm ở phía Đông đường ranh này. Trở lại thời điểm đó, hi vọng của dân chúng tại đây đã dâng cao trong không khí hồ hởi đón mừng sự sụp đổ đột ngột của chủ nghĩa cộng sản. Từ Bratislava đến Ulaanbaatar, cơ hồ thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế đã đến đợi ở góc đường.

Ngày nay, tâm trạng người dân tại những nước này trở nên u ám hơn. Với một vài trường hợp ngoại lệ, như Estonia và Ba Lan, những nước hậu cộng sản còn lại bị coi là những trường hợp thất bại – kinh tế bị oằn xuống dưới sức nặng của tầng lớp hưởng hưu bổng đang sống chật vật và giới đầu sỏ chính trị đang sống xa hoa, còn chính trị thì bị hoen ố bởi các trò gian lận ở thùng phiếu và sự xuất hiện những lãnh đạo độc tài. Từ Yugoslavia cũ đến Chechnya và bây giờ đến miền Đông Ukraine, các cuộc chiến đã làm gián đoạn sự liên tục của thời gian hơn 40 năm hòa bình lạnh [cold peace] trên lục địa châu Âu, để lại nhiều vùng lõm âm ỉ bạo động. Đối với nhiều quan sát viên thời sự, chế độ kìm kẹp độc tài và tham vọng địa chính trị hiếu chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiêu biểu cho một tình trạng suy thoái dân chủ tổng quát hơn lan ra từ phía Đông. “Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa cộng sản là những gì diễn ra sau nó,” Tổng Biên tập của một nhật báo Ba Lan và trước đây là một nhà bất đồng chính kiến chống cộng, ông Adam Michnik, mỉa mai.

Ngày kỷ niệm là một dịp tốt để chiêm nghiệm lịch sử và chẩn đoán tương lại. Nhiều thay đổi đã diễn ra từ khi các nước hậu cộng sản – gồm 15 quốc gia kế thừa Liên Xô, 14 nước cộng sản cũ của Đông Âu , và cựu chư hầu Xô-viết Mông Cổ – đã thoát khỏi các chế độ Mác-xít tàn bạo cách đây một thế hệ. Không phải mọi thay đổi đều phải trở thành một cái gì tốt đẹp hơn. Nhưng nếu coi những cải tổ hậu cộng sản là thất bại, thì đó lại là một sai lầm, và sai lầm này có nhiều ý nghĩa vượt ra ngoài khu vực. Một số nhà nghiên cứu, choáng ngợp trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và bị sốc do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần đây đã coi chủ nghĩa tư bản nhà nước độc tài là một phương án sinh động thay thế cho sự rối loạn chức năng của thể chế dân chủ tự do. Quan niệm sai lầm cho rằng nỗ lực cải tổ thị trường đã thất bại tại Đông Âu đã tăng cường cái ảo giác này.

Sự thật là lối tường thuật u ám đang thịnh hành về thế giới hậu cộng sản phần lớn là sai lầm. Gạt qua một bên các hình ảnh thời sự hiện nay, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đã được cải thiện ngoạn mục khắp khối Đông cũ. Từ thời kỳ quá độ đến nay, các nước hậu cộng sản đã phát triển kinh tế nhanh chóng; ngày nay, người dân trở nên giàu có hơn, có tuổi thọ cao hơn, và sống hạnh phúc hơn. Gần như trên mọi phương diện, những quốc gia này hiện nay hoàn toàn giống như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới có cùng một mức độ phát triển kinh tế. Chúng đã trở thành những nước bình thường – và, trong nhiều cung cách, tốt đẹp hơn cả bình thường.

Mặc dù tính trung bình, chúng giống như các quốc gia đồng đẳng kinh tế, nhưng trên thực tế các quốc gia chuyển đổi thể chế này đã trở nên đa dạng hơn nhiều. Sau khi thoát ra khỏi mô hình do Moscow áp đặt, chúng chịu sức thu hút của những quốc gia láng giềng phi cộng sản gần nhất: các nước ở Trung Âu nghiêng về châu Âu hơn; các nước ở Trung Á nghiêng về châu Á hơn. Trong những năm sắp tới, con đường phát triển của chúng có khả năng cùng phản ánh sự ganh đua giữa hai lực tác động chính: tính năng động toàn cầu của hiện đại hóa và sức níu kéo của địa lý [khu vực].

CÁC QUỐC GIA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Để hiểu rõ các nước hậu cộng sản nói trên đã thay đổi ra sao ta hãy nhớ lại chúng đã xuất phát như thế nào. Về chính trị, chúng đều là những quốc gia độc tài được cai trị bởi một đảng cầm quyền. Mỗi nước đều có cán bộ tuyên giáo để dạy bảo người dân phải nghĩ gì, có mật vụ để phát hiện bất đồng chính kiến, và có trại tù để giam giữ những người chỉ trích chế độ. Tất cả đều bày ra các cuộc tuyển cử khôi hài trong đó đảng chiếm hơn 95 phần trăm phiếu bầu. Trừ Yugoslavia và Albania sau năm1960, các nước khác đều nhận lệnh từ Moscow, một trung tâm quyền lực đã đưa xe tăng vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968 để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng.

Tất cả các nước trong khối cộng sản vào thời đó có nền kinh tế do trung ương kiểm soát. Hầu hết hoặc tất cả tài sản đều thuộc về nhà nước, và giá cả được các nhà làm kế hoạch kinh tế đặt ra, chứ không do thị trường định đoạt. Công nghiệp nặng chiếm ưu thế trong khi khu vực dịch vụ thì èo uột. Tại Liên Xô, chi phí quốc phòng đã ngốn tới 25 phần trăm GDP vào cuối những năm 1980, so với  dưới 6 phần trăm tại Mỹ. Vào năm 1986, các nhà máy của Liên Xô đã sản xuất một kho vũ khí gồm 45.000 đầu đạn hạt nhân.

Làm thoả mãn người tiêu thụ không phải là một ưu tiên. Để mua được một căn hộ vào những năm 1980, người nạp đơn ở Bulgaria phải đợi đến 20 năm, và tại Ba Lan phải đợi đến 30 năm; một phần tư số người trong danh sách chờ tại Liên Xô là người đã nghỉ hưu. Người mua xe hơi tại Đông Đức phải đặt hàng trước 15 năm. Tại Romania, nhà độc tài Nicolae Ceausescu buộc mọi người phải theo một chế độ ăn uống thiếu calorie vào đầu những năm 1980 để dành tiền trả nợ nước ngoài. Ông qui định mỗi phòng chỉ được thắp sáng bằng một bóng đèn 40 watt, sưởi ấm các công sở chỉ đến 14 độ C là tối đa, và thời gian phát sóng truyền hình mỗi ngày là hai giờ với các chương trình tẻ nhạt.

Các nước cộng sản có thể rêu rao một số thành tích. Với chỉ 8 phần trăm dân số thế giới, Liên Xô và các nước Đông Âu đã giành được 48 phần trăm huy chương tại Thế vận hội Seoul năm 1988 và có đến 53 trong số 100 tay cờ tướng hàng đầu năm đó. Tỉ lệ người có học và biết chữ là cao.

Tuy nhiên, vào những năm suy tàn của chủ nghĩa cộng sản, ít ai chịu đứng ra bênh vực nó. Theo Vaclav Havel, nhà bất đồng chính kiến về sau trở thành Tổng thống Cộng hòa Séc, hệ thống đó là một “cỗ máy đồ sộ quái đản, inh ỏi và tanh hôi.” Nhiều năm sau khi rời bỏ quyền hành, Mikhail Gorbachev, chủ tịch cuối cùng của Liên Xô đã mô tả đặc tính của nền kinh tế mà có thời ông giám sát là “ngốn ngấu” và “phung phí tài nguyên.”

Cuối cùng, toàn bộ hệ thống Xô-viết thình lình sụp đổ. Các lãnh đạo mới được dân bầu ra khắp khối cộng sản cũ phải đối diện với nền kinh tế nước mình trong cơn khủng hoảng. Năm 1989, lạm phát tăng vọt 640 phần trăm tại Ba Lan và 2.700 phần trăm tại Nam Tư. Khoảng thời gian trước 1991, thời điểm Liên Xô tan rã, sản lượng của nước này giảm 15 phần trăm một năm.

Các chính phủ hậu cộng sản đồng loạt thực thi các chương trình cải tổ – được thiết kế để giảm bớt việc kiểm soát giá cả, thúc đẩy mậu dịch, quân bình ngân sách, tư hữu hóa các xí nghiệp nhà nước, và thiết lập các chương trình phúc lợi xã hội – mặc dù một số nước có thể theo đuổi các chương trình này nhanh hơn và mạnh hơn các nước khác. Những cải tổ này đã thay hình đổi dạng nền kinh tế của họ. Nói chung, nhờ từ bỏ đường lối hoạch định kinh tế trung ương, các nước hậu cộng sản có điều kiện phát triển kinh tế thị trường hơn phần còn lại của thế giới. Khoảng năm 2011, các nước này đạt một chỉ số tự do kinh tế trung bình là 7,0, một chỉ số do Viện Fraser, một nhóm nghiên cứu tại Canada đúc kết, so với chỉ số trung bình toàn cầu là 6,8. Nước được cải tổ nhiều nhất trong khối,Estonia, có chỉ số tự do kinh tế nằm giữa Đan Mạch và Hoa Kỳ.

Hầu như khắp mọi nơi, các con khủng long công nghiệp nhà nước phải nhường bước cho các công ty tư nhân là những công ty bắt đầu sản xuất phần lớn tổng sản phẩm nội địa (GDP). Sản lượng trung bình của khu vực tư tại các nước hậu cộng sản hiện nay chiếm khoảng 70 phần trăm. Công nghiệp nặng được giảm thiểu, và trung bình, khu vực dịch vụ tăng từ 36 phần trăm đến 58 phần trăm sản lượng quốc gia trong thời gian từ 1990 đến 2012. Không có một khu vực nào trên thế giới mà mậu dịch quốc tế phát triển nhanh như thế, với kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu cùng tăng vọt từ 75 phần trăm đến 114 phần trăm GDP. Sau nhiều thập niên chủ yếu trao đổi mậu dịch với nhau trong cùng một khối, các quốc gia hậu cộng sản đã nhanh chóng tái định hướng kinh tế để nhắm tới các thị trường nước ngoài tại châu Âu và những khu vực khác. Tính đến năm 2012, giá trị hàng xuất khẩu từ các nước Đông Âu cũ sang EU tăng trung bình 69 phần trăm và từ các nước cộng hòa Xô-viết cũ 47 phần trăm.

Tóm lại, những nước này đã chuyển đổi hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý, được quân sự hóa và công nghiệp hóa cao độ thành một nền kinh tế thị trường hướng về dịch vụ, đặt cơ sở trên sở hữu tư nhân và hội nhập vào mạng lưới thương mại toàn cầu. Không còn bị bóp méo theo đường lối Mác-xít, các định chế kinh tế, chính sách mậu dịch, và các môi trường điều tiết tại những nước này ngày nay giống hệt các nước khác có cùng một mức lợi tức quốc gia.

Bất chấp những thay đổi này, các quan sát viên thường qui trách nhiệm cho các cải tổ thời hậu cộng sản về thành tích kinh tế tồi tệ tại các quốc gia đang trải qua thời kỳ quá độ. Hai cáo buộc thông thường cho rằng trên cơ bản các cải tổ này đã được quan niệm một cách sai lầm và rằng chúng đã được thi hành một cách quá triệt để [too radical]. Việc chỉ trích này nêu lên hai câu hỏi: một là, liệu thành tích kinh tế của các quốc gia này có thực sự tồi tệ hay không, và hai là, liệu các chiến lược triệt để hơn có mang lại kết quả tồi tệ hơn so với các đường lối cải tổ tuần tự hơn hay không. Câu trả lời vắn tắt cho cả hai câu hỏi là không.

(còn tiếp)

ANDREI SHLEIFER là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard. DANIEL TREISMAN là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Calfornia, Los Angeles, và là tác giả cuốn The Return: Russia’s Journey From Gorbachev to Medvedev [Trở về thế giới bình thường: Hành trình của Nga từ Gorbachev đến Medvedev.]

Hình: Baku, thủ đô Azerbaijan ngày nay

Nguồn: Dịch từ bản tiếng Anh: “Normal Countries. The East 25 Years After Communism”. Foreign Affairs số tháng Mười Một/Mười Hai 2014.

Bản tiếng Việt @ 2014 Trần Ngọc Cư & pro&contra

Thử nhận diện bức tranh thế giới hôm nay – Phần cuối


Nguyễn Kiến Giang

[…]

  1. Cách nhìn của Edgar Morin

Trong những năm gần đây, E. Morin nổi lên như một nhà tư tưởng có ảnh hưởng ở Pháp và phương Tây. Những tìm tòi của ông về phương pháp ở một mức độ nào đó được nhiều người ví với Bàn về phương phápcủa Descartes, cha đẻ của chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII. Nhưng ở đây chúng tôi chỉ chú trọng tới những quan điểm của ông về thế giới hôm nay, thể hiện khá đầy đủ trong cuốn Để từ giã thế kỷ XX và một số bài viết gần đây của ông.

Có thể nói ông là người theo thuyết bất định (theorie d’incertitude), không thừa nhận sự tiến hóa của loài người theo một phương hướng hay mỗi định luật nào cả. Thế giới và loài người luôn luôn sống trong tính phức hợp (la complexite), trong cái bấp bênh (l’incertain), cái bất định (l’indetermine). Như lời ông nói: “Thế giới của chúng ta là một thế giới của một cái không thể đoán trước và của sự hỗn độn, tức là cái bấp bênh. Không những bấp bênh về kinh nghiệm, mà bấp bênh cả về nhận thức, vì những phạm trù tinh thần của chúng ta không thể nắm bắt được những hiện thực không thể nào hiểu được như nguồn gốc của thế giới” (Edgar Morin, Philosophe de l’incertain, Magasine litteraire, No. 312, Juillet-Aout 1993, Paris, p.18). Theo ông, ý thức con người đang ở trong “đêm tối và sương mù”, tương lai thế giới không thể tiên đoán được. Nhưng không phải vì thế mà ông rơi vào một thứ chủ nghĩa hoài nghi hay chủ nghĩa hư vô, mà vấn đề là phải đi tới một chiến lược nhận thức (stratégie de connaissance) phù hợp với cái bấp bênh và bất định ấy (xem Pour sortir du XX e siècle, tr. 24).

  1. Morin nhìn thế giới của thế kỷ XX như một thế giới khủng hoảng với ý nghĩa là “tính bấp bênh xuất hiện ở nơi mà mọi cái có vẻ chắc chắn, được điều khiển, do đó có thể đoán trước”. Nhìn bằng con mắt của “tính liên tục”, thế giới có vẻ như tiến dần lên, theo tuyến tính, qua những sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, kinh tế, công nghiệp, tiêu dùng, văn minh (đó là cách nhìn chi phối các quan niệm xã hội học hiện nay). Nhưng nếu nhìn bằng con mắt của “tính đứt đoạn”, thì đó là “một thế kỷ bùng cháy như núi lửa qua hai cuộc chiến tranh lớn nhất, qua những cuộc khủng hoảng ghê gớm của các xã hội”, “những quá trình giải phóng sẩy hụt và trệch đường” (như trên, tr. 327-328). Với cách nhìn ấy, các xã hội phương Tây đầy ắp những khủng hoảng: khủng hoảng văn minh, khủng hoảng văn hóa, khủng hoảng giá trị, khủng hoảng gia đình, khủng hoảng nhà nước, khủng hoảng đô thị, khủng hoảng nông thôn…và “các xã hội này vừa bị các cuộc khủng hoảng ấy đe dọa, vừa sống bằng những cuộc khủng hoảng ấy” (như trên, tr. 331). Còn các xã hội kiểu Stalin thì dường như không có khủng hoảng vì tính bất động, xơ cứng và đông lạnh chính trị, vì kỷ luật nghiệt ngã của bộ máy… Nhưng dưới bề ngoài ấy, ông dự báo từ đầu những năm 81 rằng “… toàn bộ xã hội xô-viết chắc chắn sẽ bị khủng hoảng và sẽ tan vỡ” (như trên, tr. 331). Trong một thế giới bị chi phối bởi hai siêu cường – Mỹ và Liên Xô – ông nhìn thấy cả hai siêu cường đó bị xâu xé giữa những đối lập và mâu thuẫn có tính chất khủng hoảng. ở Mỹ, những đối lập và mâu thuẫn ấy dẫn tới những hỗn loạn lớn khiến đôi khi nhà nước bị rung chuyển, lung lay, thậm chí tê liệt. Nhưng chính là qua những hỗn loạn ấy mà sức sống của xã hội Mỹ biểu hiện ra. Ngược lại, ở Liên Xô, những hỗn loạn ấy bị đẩy xuống dưới mặt đất, những nhân tố khủng hoảng bị dìm xuống trước khi nổi lên mặt, nhưng vì thế mà tiềm năng khủng hoảng to lớn hơn. Mỹ và Liên Xô đều là những “sức mạnh-suy yếu”, mỗi bên vừa là một siêu cường quốc, vừa là một siêu bất lực.

Cả phương Tây lẫn phương Đông đều chịu ảnh hưởng của những chất men khủng hoảng. Thế giới thứ ba thì trải qua sự phát triển của tình trạng kém phát triển, nằm giữa sống và chết. Như vậy, “khắp nơi, trong thế giới phát triển quá mức cũng như trong thế giới đang phát triển, có một sự phát triển của những sự kém phát triển, không tách rời với chính bản thân sự phát triển” (như trên, tr. 335).

Tất cả những ý tưởng ấy đã được E. Morin đẩy tới xa hơn khi bước vào những năm 90. Trong một bài đăng trên Le Monde (tháng 11 – 1992), dưới nhan đề Trái đất – thiên thể lang thang, ông nói tới sự hấp hối của tính hiện đại vào cuối thế kỷ này. Ra đời từ cuối thế kỷ XV, tính hiện đại đồng nghĩa với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, của lý trí, của quy luật vĩ đại về sự tiến bộ không thể đảo ngược được. Nó đã trở thành một niềm tin, hơn nữa một tôn giáo. Người ta tin chắc rằng sẽ đi tới một sự hoàn tất chiến thắng của Lịch sử, với Dân chủ, hay với chủ nghĩa xã hội, hay với xã hội công nghiệp tùy mỗi người mong muốn. Những sự khủng hoảng của tiến bộ đã bắt đầu trong những năm 20 – 40. Tính hai mặt của tiến bộ khoa học bộc lộ năm 1945, với Hiroshima. Những năm 70, sự báo động về sinh thái hành tinh làm nổi lên tính hai mặt của sự phát triển công nghiệp. Rồi với sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mác, ý nghĩa cứu thoát của cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng mất đi, không thể bù đắp được. Và bây giờ, vào cuối thế kỷ này, người ta thấy khoa học không phải chỉ làm sáng tỏ, mà còn làm mù quáng cả cuộc phiêu lưu của chính nó, vượt ra khỏi sự kiểm soát và lương tâm của chính nó. Những điều người ta từng coi là những bước tiến của ý thức con người hóa ra đã bị chi phối bởi sức mạnh vô thức khủng khiếp. Ông nói: “Chúng ta không còn ở trong giai đoạn cuối cùng đi tới “tương lai rạng rỡ” nữa. Chúng ta đang ở trong “Đêm tối và sương mù”. Chúng ta không phải ở trong thời điểm hoàn tất lịch sử loài người mà vẫn còn ở trong thời tiền sử của tinh thần con người… Tiến bộ không được tự động bảo đảm bởi một quy luật nào của lịch sử. Biến thiên không nhất thiết là phát triển. Từ nay, tương lai có tên gọi là bất định”.

Theo ông, khủng hoảng về phát triển diễn ra trên quy mô toàn hành tinh. Nó không chỉ hoành hành ở Thế giới thứ ba (thường được gọi là kém phát triển), mà cả ở thế giới phương Tây (thường được coi là thế giới phát triển), vì trong con mắt ông, đó cũng là một thế giới kém phát triển về đạo đức, trí tuệ và tình cảm trong (và do) sự phát triển công nghệ của chính nó.

Cuộc khủng hoảng của tính hiện đại, của lý trí, của chủ nghĩa duy lý có nghĩa là mất niềm tin vững chắc vào Tiến bộ, vào Tương lai. Có hai cách đáp ứng cuộc khủng hoảng này: chủ nghĩa toàn thống mới (le néo – foundamentalisme) và chủ nghĩa hậu hiện đại (le postmodernisme). Cái thứ nhất muốn bám rễ lại vào truyền thống đã bị chủ nghĩa hiện đại vất bỏ. Nó hiện ra dưới những hình thức tôn giáo hay tộc người, và trở thành quyết liệt khi gồm cả những hình thức đó. Chủ nghĩa toàn thống mới chủ trương đoạn tuyệt với cuộc phiêu lưu của sự phát triển, trở về với quá khứ. Nhưng thật ra, nó vẫn sử dụng nhà nước dân tộc, kỹ thuật, công nghiệp, vũ khí, và điều đó khiến cho nó trở thành kẻ đi tới một sự phát triển chưa hề biết.

Chủ nghĩa hậu hiện đại thì cho rằng cái mới không nhất thiết cao hơn cái cũ, và sự tiến bộ không được bảo đảm về mặt lịch sử. Nó trở thành mù quáng khi tin rằng mọi cái đều đã được nói lên, mọi cái đều chỉ là lặp lại, chẳng có lịch sử mà cũng chẳng có phát triển. Nó đứng ra ngoài những biến cố đang diễn ra vì mọi cái đều không có gì chắc chắn cả.

Khác với những người theo chủ nghĩa hậu hiện đại, E. Morin không đứng ra ngoài các biến cố, ông không quan niệm rằng mọi cái đều lặp lại, mọi cái đều đã được nói lên, ông quan niệm lịch sử là bất định, không ngưng trệ, nhưng cũng không đường bệ tiến tới tương lai rạng rỡ. Lịch sử được phóng vào một cuộc phiêu lưu không thể biết rõ.

Thế giới của thế kỷ XX mù quáng lạc vào những ảo tưởng tệ hại nhất. Bằng những kinh nghiệm này, E. Morin cho rằng những ảo tưởng ấy đã tiêu tan hoàn toàn vào cuối năm 1989.

Ông nhìn thấy niềm hy vọng dâng lên khắp nới ở những dân tộc khát khao dân chủ. Nhưng, theo ông, niềm hy vọng về dân chủ thật mong manh. Không có cái gì giành được xong xuôi cả. Không ai biết được những gì sẽ xảy tới với châu Âu đang tan rã và đang tập hợp lại. Nhất là không ai biết những gì xảy tới từ “đế chế cũ” (tức là Liên Xô) đang vận động hỗn loạn vừa trở về quá khức vừa đi tới tương lai. Những gì sẽ xảy tới với Trung Quốc, với Đông Nam Á, với vùng đảo Caraip, với các nước châu Mỹ, với châu Phi, với cả hành tinh này – chưa ai biết cả. “Ngọn gió Lịch sử vừa dâng lên đang cuốn chúng ta vào một cuộc phiêu lưu bí ẩn mới, ngoài những sơ đồ quen thuộc. Trái đất chúng ta, theo định nghĩa cũ về từ hành tinh, đúng là một thiên thể lang thang”.

  1. Morin cho rằng chúng ta không những ở trong cái chưa biết, mà còn trong cái chưa có tên gọi. Hiểu biết của chúng ta về thời đại chỉ thể hiện ở tiếp đầu ngữ “hậu” (post): hậu công nghiệp, hậu hiện đại, hậu chức năng chủ nghĩa… hoặc ở tiếp đầu ngữ tiêu cực “chống” (chống toàn trị). Chúng ta đang ở trong một sự mơ hồ sâu sắc của một kỷ nguyên hấp hối, trong đó mọi triệu chứng của cái chết cũng có thể là triệu chứng của sự sinh đẻ.

Tính phức hợp của những vấn đề thế giới đang làm chúng ta bó tay. Vì thế cần phải trang bị lại về trí tuệ và suy nghĩ về tính phức hợp.

  1. Morin vẫn tin vào những giá trị lớn của thế giới loài người: dân chủ, tiến bộ. Nhưng đối với ông, dân chủ tuy là một giải pháp thật, song là một giải pháp kiểu đặc biệt: nó sống bằng các vấn đề và tạo ra các vấn đề. Tiến bộ cũng vậy, nó có thể có, nhưng không được bảo đảm và không một tiến bộ nào là hoàn tất cả, nó không ngừng tự thoái hóa. Đây là kết luận của ông: “Từ nay Tiến bộ lại càng quý giá hơn vì nó không tuân theo một tất yếu khách quan nào, nó không có một bảo đảm lịch sử nào. Đừng tin rằng tương lai đã được chương trình hóa, cũng đừng cố chương trình hóa nó, mà tự hướng mình vào vài ý tưởng chủ đạo, đặc biệt là bộ ba lý tưởng của Cách mạng Pháp: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Chúng ta có thể nghĩ tới ý đồ lớn duy nhất: làm cho Trái đất thành văn minh.

*

Trở lên trên, chúng tôi đã giới thiệu sơ lược một số cách nhìn khác nhau của những tác giả tiêu biểu cho những xu hướng khác nhau. Tất nhiên, còn có thể tiếp tục danh mục này. Ở đây, chưa nói tới Alain Touraine với Phê phán tính hiện đại, Jacques Attali với Những đường chân trời, Michel Poniatowski với Lịch sử là tự do, và những tác giả nổi tiếng khác. Càng chưa đụng tới những phân tích và tất cả dự báo có giá trị về từng lĩnh vực của đời sống loài người hiện nay và sắp tới, như Kinh tế thế giới (1990-2000) – mệnh lệnh tăng trưởngcủa Trung tâm Nghiên cứu những Triển vọng và Thông tin Quốc tế, Tình trạng hành tinh của hai nhà nghiên cứu Mỹ R. Brown và E. Young, v.v… Lại càng chưa đụng tới vô số những sách báo viết về từng vùng, từng khối, từng nước, nhất là những nước đang đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính trị, kinh tế và cả văn hóa trên thế giới. Và những gì có trong tay chúng tôi là rất ít ỏi so với những gì hiện có trong các thư viện, các ngân hàng dữ kiện…

Chỉ mới đụng tới một mảng trong dãy núi khổng lồ kia cũng có thể đem lại một suy nghĩ cần thiết: cái thế giới mà chúng ta đang sống quả là một thế giới vô cùng phong phú, vô cùng phức tạp, nó vận động theo những cái chúng ta đã biết và theo vô số những cái mà chúng ta chưa biết. Không thể nhìn thế giới bằng một cách tiếp cận giản đơn, dựa vào những chân lý có sẵn. Sự tìm hiểu thế giới hôm nay và ngày mai chỉ mới bắt đầu…

Những cách nhìn được giới thiệu trên đây thật khác nhau và trái ngược nhau. Cái nào đúng và cái nào sai, thật khó kết luận. Theo chúng tôi, mỗi cách nhìn đều phản ánh một hiện thực nào đó của thế giới mà chúng ta không thể bỏ qua.

Mỗi sự phân loại sơ lược có thể cho chúng ta thấy có những “trục” sau đây:

  • Cách nhìn tuyến tính – cách nhìn phi tuyến tính (thậm chí là cách nhìn theo vòng tròn, chu kỳ);
  • Cách nhìn theo những quy luật lịch sử khách quan và tất yếu – cách nhìn bất định;
  • Cách nhìn dựa vào sự phát triển của nền văn minh, văn hóa – cách nhìn theo các hình thái xã hội-kinh tế;
  • Cách nhìn bi quan – cách nhìn lạc quan…

Chưa bao giờ lại có nhiều, rất nhiều cách nhìn thế giới khác nhau như bây giờ. Một dấu hiệu của trí tuệ thời đại, khi loài người đang chuyển từ kỷ nguyên này sang kỷ nguyên khác chăng?

Dù sao, cũng cần đi tới một cách nhìn nào đó về thế giới hôm nay và ngày mai gần gũi, một cách nhìn có thể chấp nhận được ở những người muốn sống và hành động trong thế giới đó mà không muốn trở thành lạc lõng. Đó là công việc mà chúng tôi sẽ cố thử làm trong phần sau.

Nguồn: talawas.org