Vai trò của truyền thông nhà nước – Phần cuối


Ở Nga, các vấn đề công chính được phát sóng trên các kênh truyền hình chính yếu – Channel One, Rossiya và NTV, đều đề cao tính chất đáng tin cậy của các học giả được chính phủ thừa nhận. Các nhân vật đối lập, các nhà hoạt động chính trị và những người chỉ trích xã hội có chăng cũng hiếm khi được mời lên sóng. Số ít các nhà hoạt động chính trị, bao gồm những người đứng đầu phe đối lập như Boris Nemtsov và Lyudmila Alexeyeva được biết đến vì quá trình hoạt động đoàn thể của họ trước khi bắt đầu thời đại Putin. Nhưng vẫn không ai nắm giữ được nhiều quyền lực ảnh hưởng đối với công chúng Nga – họ đã bị các phương tiện truyền thông đại chúng cấm cửa từ rất lâu. Các nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi hơn cũng thường xuyên bị tách biệt khỏi các chương trình truyền hình có lượng khán giả phổ rộng. Phát biểu trên Đài phát thanh Ekho Moskvy ngày 22/5/2013, Vladimir Posner, cựu thành viên phụ trách công tác tuyên giáo của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Xô viết, hiện là người dẫn chương trình cho một chương trình tọa đàm nổi tiếng trên kênh truyền hình Channel One thuộc quyền sở hữu của nhà nước, đã thừa nhận “Tôi biết có một số người tôi không thể mời” hiện diện trên sóng truyền thông. Trong danh sách này có tên những người đứng đầu phe đối lập như Nemtsov, Navalny, và Vladimir Ryzhkov. Các phương tiện truyền thông dưới quyền kiểm soát của nhà nước đang tạo ra những rào cản cao vời khiến xã hội dân sự và các phe nhóm đối lập nhận thấy bản thân họ khó có thể vượt qua trong nỗ lực tiếp cận số đông đối tượng truyền thông với cách nhìn nhận đối ngược về nguyên tắc trị lý và đời sống chính trị.

Truyền thông nhà nước ở các nền dân chủ yếu kém

Mô hình truyền thông do nhà nước kiểm soát đang đạt đến hình thái uy lực lớn nhất, hiệu quả nhất trong bối cảnh chủ nghĩa độc tài chuyên chế. Song một vài đặc tính và phương cách đặc thù của nó vẫn đang được chứng minh là có sức hấp dẫn đối với chính quyền dân cử ở các quốc gia có nền dân chủ yếu kém hoặc có nguy cơ suy biến thành chủ nghĩa độc tài. Ở Ecuador, Nicaragua, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, chính quyền đang thực thi quyền kiểm soát hiệu quả đối với các phương tiện truyền thông điện tử truyền thống, đồng thời theo đuổi những nỗ lực ngăn cản các phát ngôn chính trị trực tuyến. Những động thái như vậy sở hữu những hàm nghĩa quan trọng đối với triển vọng dân chủ ở các quốc gia này.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Đảng Công ý và Phát triển (AKP) của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đã chi phối đời sống chính trị và chính thể trong hơn một thập kỷ, phạm vi ảnh hưởng sâu rộng của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông quảng bá đã được phơi bày trong các cuộc biểu tình quy mô lớn chống đối chính phủ hồi tháng 6/2013. Khi các nhà hoạt động chính trị xuất hiện đông kín Quảng trường Taksim ở Thành phố Istanbul, các kênh truyền thông chịu ảnh hưởng chính yếu của nhà nước ở quốc gia này lại cho công chiếu các phim tài liệu về việc huấn luyện chim cánh cụt và cá heo. Thủ tướng Erdogan gọi Twitter là một “mối đe dọa” và giới chức cầm quyền đã tiến hành đàn áp thẳng tay những người sử dụng mạng xã hội này, bắt giữ hàng chục người với tội danh công bố “thông tin sai lệch”. Các kênh truyền thông thân chính phủ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã quy trách nhiệm tổ chức các cuộc biểu tình cho những địch quân ẩn danh ở nước ngoài. Các phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận thấy tình trạng dần mất đi tính độc lập của mình khi các mối quan hệ làm ăn không tương hợp giữa chính phủ và các chủ sở hữu phương tiện truyền thông chính yếu ngày càng phát triển. Những thỏa hiệp để kết thân này đã khiến yêu cầu phục tùng chính trị khó có thể xem thường. Các phương tiện truyền thông đã trở thành kẻ đồng lõa trong việc làm gia tăng tính bất dung chính trị trong giới chức cầm quyền.

Nicaragua đã hướng đến sự thống trị của nhà nước đối với truyền thông từ khi Tổng thống Daniel Ortega tái đắc cử năm 2007. Ông Ortega hiện kiểm soát gần một nửa các hãng tin truyền hình của đất nước; các con ông đang vận hành ba hãng trong số đó. Tổng thống Ortega đã đưa vào hoạt động ít nhất hai trang mạng thông tin, và được cho là đang vận hành bí mật các trang nhật ký cá nhân trên mạng (blog) được nhà nước hậu thuẫn và các “trung tâm gây rối” truyền thông xã hội nhằm đe dọa các địch thủ và lực lượng phi đảng phái. Giới phân tích chính trị cho rằng, tài lực truyền thông này đã mang lại cho ông Ortega một công cụ để hạ thấp danh tín những kẻ chỉ trích, và rằng việc công khai các thông tin truyền thông xác thực đã giúp ông thắng lớn với 63% phiếu bầu hồi tháng 11/2011, tăng đáng kể so với đa số tương đối 38% phiếu bầu ông giành được 5 năm trước đó.

Từ khi tái đắc cử Tổng thống Ukraine hồi năm 2010, Viktor Yanukovich đã theo đuổi cách tiếp cận truyền thông đại chúng nỗ lực tìm cách học theo những phương diện cốt yếu trong chiến lược của Điện Kremlin. Các hãng tin truyền hình tầm cỡ quốc gia hoặc được chính phủ trực tiếp kiểm soát hoặc chịu tùy thuộc vào các thủ lĩnh chính trị có quan hệ mật thiết với chính phủ. Ngoại lệ duy nhất là TVi, một hãng truyền thông tuy vẫn duy trì được tính độc lập nhưng đã phải trả qua một quá trình chuyển đổi quyền sở hữu không minh bạch hồi giữa năm 2013. Trong suốt khoảng thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội tháng 10/2012, TVi đã phải chịu rất nhiều sự phiền nhiễu. Trong tháng 7, cảnh sát thuế đã bất ngờ kiểm tra các trụ sở làm việc của hãng này. Trong khi đó, việc đưa tin về các hoạt động của chính phủ của các kênh thông tin truyền thông có ảnh hưởng thống trị lại mang tính xu nịnh nhiều hơn và ít có khả năng thực thi bất kỳ một sự kiểm soát thực sự nào đối với các chính sách và hành động của chính giới.

Tổng thống Rafael Correa của Ecuador đã trở nên nổi tiếng với các chính sách kiểm soát chặt chẽ (thường thông qua các vụ kiện cáo yêu cầu phải trả những khoản bồi thường thiệt hại khổng lồ) đối với các kênh truyền thông dám chỉ trích chính quyền của ông. Năm 2012, ông đã hủy bỏ bản quyền truyền thông của kênh truyền hình Telesangay và đóng cửa Đài phát thanh Morena, cũng là một kênh truyền thông của phe chống đối. Tổng thống Correa kêu gọi tẩy chay các phương tiện truyền thông tư nhân “sai lạc”. Trong bài phát biểu hôm 29/5/2012, ông đã công khai xé bỏ một số báo của tờ La Hora, và la lớn “Cứ để cho họ kêu oan!”. Ông đang triển khai các chương trình phát thanh và truyền hình lên sóng hàng tuần mà bản thân vốn phải gánh vác nhiều khoản chi phí, đồng thời vận dụng có chọn lọc, khắt khe các điều luật để tấn công những kẻ chỉ trích ông trong xã hội dân sự và phe đối lập, cảnh báo các địch thủ và quân đồng minh, cho họ thấy ai sẽ là người thắng và ai sẽ là kẻ thua theo quan điểm của Tổng thống.

Tất cả điều đó có nghĩa gì?

Một người tuân phục chế độ độc tài đương thời đã bị xúi giục giao phó các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát vào tay những nhân vật đã lỗi thời. Nhưng đó là một sai lầm: Thông tin về sự chuyển nhượng các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát với tính cách là một thế lực chính trị quan trọng thấy rõ là đã quá vội vàng. Tính đa dạng phổ rộng hơn của truyền thông ngày nay có nghĩa nó ngày càng được biết đến ít hơn khi trở thành công cụ biểu đạt chính trị cốt yếu: Truyền hình vẫn giữ ngôi vị thống trị tối cao, và thông qua đó, các chế độ độc tài đã học cách định hình nghị trình chính trị và ngăn cản sự phát triển lớn mạnh các mối liên hệ giữa xã hội dân sự và dân chúng nói chung.

Giới cai trị độc tài hiểu họ cần có các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát để tồn tại; bởi vậy quá trình tự do hóa toàn diện của chúng không được mong đợi sẽ xảy ra. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đang tồn tại trong một kiểu nhà tù thể chế: chúng không thể tự do cho đến khi ở đó có sự thay đổi mang tính cách mạng. Sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông, một khi đã siết chặt, không thể dễ dàng được nới lỏng mà không cần mở cửa tử và đánh liều với bản thân chế độ. Mickhail Gorbachev, vị Tổng thống cuối cùng của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (USSR) đã nhận ra điều này với chính sách galsnost (công khai). Ông nghĩ mình đã cứu nguy cho hệ thống Xô viết bằng những cuộc cải cách như vậy, song trên thực tế, ông đã ký giấy chứng tử cho nó.

Trong thời đại thông tin lưu truyền ở một phạm vi rộng lớn với tốc độ chớp nhoáng ở cả trong và ngoài các giới tuyến quốc gia, thật khó có thể chấp nhận quan điểm cho rằng thông tin và các dữ kiện chính trị có thể được khoanh vùng một cách thành công. Ai đó đã quên không nói với một số nhân vật độc tài ngoan cố trên thế giới rằng con đường dẫn đến sự khai mở hơn nữa của truyền thông là tất yếu. Các chế độ độc tài chỉ chú trọng bản năng tự bảo toàn; họ sẽ không đành bỏ mặc bản thân cho những dòng chảy thông tin chính trị tự do, cũng không từ bỏ những nỗ lực chi phối truyền thông nội quốc. Họ đòi hỏi các phương tiện truyền thông phải ghi khắc một cách thường xuyên và có hệ thống vào tâm trí của các đối tượng truyền thông cốt yếu quan niệm cho rằng, không tồn tại một đối án có thể chấp thuận để thay thế giới chức đương quyền. Internet có thể mang lại một đối án tự do hơn cho các phương tiện truyền thông truyền thống do nhà nước thống trị, nhưng những đặc tính chính yếu vốn mang lại cơ hội này (đặc tính đa dạng và phân quyền của thế giới trực tuyến) cũng khiến Internet trở thành một đối thủ yếu kém trước một chính thể độc tài chú trọng công nghệ laser với những thông điệp mang tính kỷ luật khắt khe. Các thế lực chống đối có thể được tự do trong phát ngôn trực tuyến, nhưng liệu họ có thể đưa ra một đối án mạch lạc thay thế các thuyết dẫn của hệ thống cai trị?

Có lẽ cán cân sẽ thay đổi. Sự cách tân các phương tiện truyền thông mới có thể làm giảm tính phân đoạn và cho phép các nhà cải cách lái câu chuyện chính trị theo một hướng đi mạch lạc hơn và cố kết hơn, nhưng điều này chưa hẳn rõ ràng. Một viễn cảnh khác đáng lo ngại hơn là các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát sẽ tồn tại như một thế lực ưu việt trong khi các chế độ độc tài theo đuổi quyết đoán hơn “năng lực quy tụ” – thuần phục các phương tiện truyền thông mới như họ đã thuần phục các phương tiện truyền thông truyền thống. Trong kịch bản khắc nghiệt này, các giá trị phi tự do của các phương tiện truyền thông truyền thống do nhà nước kiểm soát giành phần thắng và làm lu mờ những giá trị phi tự do của các phương tiện truyền thông mới tự do hơn. Thiếu vắng sự thay đổi về mặt chính trị vừa đủ để cải thiện truyền thông xác tín, các phương tiện truyền thông mới liệu có đủ can đảm chống cản quyền lực kiểm soát độc tài để duy trì sự tồn tại của nghị trình chính trị nhiều hàm nghĩa? Và nếu họ làm được, các thông tin và dữ kiện chính trị độc lập mà các phương tiện truyền thông mới cung cấp liệu có thể có những cuộc thâm nhập đủ sâu và đủ nhiều để tạo ra sự thay đổi trong các chế độ ở đó nhiều người dân vẫn là một loại đối tượng truyền thông bất đắc dĩ của các phương tiện truyền thông truyền thống do nhà nước điều hành?

Ngày nay, các chính thể độc tài đang chủ tâm cướp đoạt của hàng trăm triệu con người nhiều nguồn thông tin và nội dung phân tích xác thực và độc lập. Những nỗ lực hiện tại trong các bước quá độ dân chủ ở Bắc Phi và châu Á sẽ nói cho chúng ta biết nhiều về những triển vọng cải tổ các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát để dẫn đến sự thay đổi dân chủ. Khả năng và cách thức các phương tiện truyền thông truyền thống do nhà nước điều hành ngưng hoạt động và các phương tiện truyền thông mới phát triển bén rễ ở Ai Cập, Libya, Tunisia và Myanmar sẽ trở thành vấn đề tất yếu đối với vận mệnh dân chủ phổ rộng hơn của họ và đối với sự hiểu biết sâu rộng hơn về vấn đề này.

Thomas Jefferson tin rằng, nhu cầu sở hữu “nguồn thông tin toàn diện về các vấn đề của con người thông qua các kênh ấn phẩm công khai” vì một nền dân chủ lành mạnh sẽ tùy thuộc vào những người công dân có tri thức, mong muốn được tiếp cận với dòng chảy tư tưởng tự do và được luận bàn về những vấn đề có ý nghĩa dân sự quan trọng. Trái ngược hoàn toàn, chủ nghĩa độc tài thành danh lại lôi kéo báo chí về phe chính phủ (hoặc trên giấy tờ hoặc trên thực tế), và tồn tại bằng cách thu hẹp dòng chảy tư tưởng về hệ vấn đề quan trọng nhất nhằm đảm bảo rằng các công dân của họ vẫn giữ nguyên tình trạng thụ động do vô thức.

Người dịch: Bùi Hồng

Hiệu đính: Mai Chi

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung – The role of State-Run Media, Journal of Democracy – January 2014. Vol.25, No.1

TN 2014 – 69

Vai trò của truyền thông nhà nước – Phần IV


Bất chấp tính phổ toàn bề ngoài của Internet, môi trường chính trị và truyền thông khác biệt của mỗi quốc gia đều định hướng và kiềm chế ảnh hưởng vốn có của truyền thông trực tuyến. Môi trường chính trị nhìn chung ở Nga và Trung Quốc đều bao hàm những nhân tố khích lệ khả năng tự kiểm duyệt thường thấy ở những nhà báo làm việc cho các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát. Nhà nước cũng có thể cấm phạt những người viết nhật ký cá nhân trên mạng (blogger) và những người sử dụng Internet khác khi họ thể hiện trực tuyến những quan điểm “trái chiều”. Trường hợp thí dụ của Alexei Navalny – một blogger và nhà hoạt đọng chính trị nổi tiếng đã tố giác nạn tham nhũng phổ biến trong giới chức Nga, và đã phải đối mặt với những tôi danh hình sự nghiêm trọng – cũng là bịa đặt theo quan điểm của nhiều người – vì những hành động bị cho là có sai phạm tài chính, đã minh chứng cho xảo thuật thô sơ nhưng hiệu quả này. Việc thiếu vắng những phiên tòa độc lập đã khiến tất cả những hành động áp chế như vậy đều trở nên quá dễ dàng.

Nhưng thật trớ trêu bởi tính công khai và đa chiều rộng mở của Internet đối với vô số các quan điểm chính luận và phản luận lại có thể làm tê liệt khả năng của các phương tiện truyền thông mới giúp nới lỏng sự kìm kẹp của giới elite độc tài chính tắc quyết tâm nắm giữ quyền lực. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát luôn tán dương hiện trạng. Nội dung đối án trực tuyến có thể thách thức phát ngôn chính thống của nhà nước bằng những phương cách đặc thù như nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến môi trường, quan hệ dân tộc, tham nhũng, các sai phạm pháp luật, sai sót trong việc cung cấp dịch vụ y tế, và vân vân. Nhưng những chuyện kể và những lời chỉ trích hỗn tạp này – ngay cả khi có gạt sang một bên việc chúng sẽ khó nhọc ra sao để đến với số đông khán giả thực thụ – cũng không nhất thiết sẽ hợp thành một lập luận chặt chẽ để phản kháng chính quyền. Chẳng hạn, người Nga đang tổ chức đòi hỏi quyền lợi của mình trong những trường hợp cụ thể – phản đối việc bỏ hoang một kho tàng kiến trúc hay một khu công viên đáng được trân trọng, hoặc yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho dân thường – nhưng họ không liên hợp để thay đổi tổng thể hệ thống chính trị, đặc biệt là sau những vụ đàn áp thẳng tay mà ông Putin đã ra lệnh thực thi hồi năm 2012.

Ở Trung Quốc, các nhà chức trách đã làm tốt công việc kiểm duyệt Internet của họ bằng cách loại bỏ mọi nội dung (dù với bất kể hàm ý gì) có vẻ như có khả năng thúc đẩy sự huy động xã hội. Kế hoạch hành động là trì hoãn hoặc ngăn chặn các hành động, quy trình hành động liên hợp tự thân. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa nỗ lực này lên một cấp độ mới vào tháng 9/2013 khi họ bắt đầu một cuộc đàn áp thẳng tay trên máy tính đối với các trang nhật ký cá nhân của những người định hướng quan điểm.

Phần lớn các cơ quan kiểm duyệt Internet của Trung Quốc đều bao gồm những cổng thông tin tư nhân như Sina.com luôn thực hiện chỉ huấn của chính thể độc đảng bằng cách kiểm soát các trang mạng của bản thân để tuân thủ (hoặc thậm chí là thúc đẩy) các đường hướng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các chế độ độc tài cựu phái muốn tự thân vận động; còn các chế độ độc tài tân phái lại muốn thuê ngoài, ở nơi có thể lợi dụng các lực lượng thị trường để tăng cường năng lực kiểm duyệt. Bắc Kinh vẫn có sự kiểm duyệt chính thức. Nhưng họ biết nguồn nhân lực đó là không đủ, nên đã thuê các công ty tư nhân thực hiện phần lớn các việc làm bất chính để đảm bảo rằng sự thành công về mặt thương mại và thậm chí cả sự đòi hỏi sống còn những nỗ lực kiên định đều phục tùng đường lối của chính đáng. Trong nỗ lực đáp ứng các mục tiêu của giới chức cầm quyền, các công ty được khuyến khích đổi mới. Twitter và các công ty nước ngoài khác vốn từ chối tuân thủ các chuẩn mẫu kiểm duyệt ở địa phương đơn thuần nhận thấy bản thân họ bị loại trừ khỏi thị trường rộng lớn của Trung Quốc.

Hơn nữa, Bắc Kinh, Moscow và các chính thể độc tài khác đều đang tăng cường vận dụng các giải pháp thao túng công phu trực tuyến để tạo thành “nhiễu trắng” với tính cách là một phương thức gây nhiễu loạn cho các địch thủ tiềm tàng ở phe đối lập. Các tài khoản tự động hóa, hay những công cụ tìm kiếm “bot”, vốn được hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các chính thể này đều nhằm mở rộng phạm vi truyền thông của chính phủ, công kích các phong trào dân sự độc lập và các phe phái chính trị đối lập với mục đích “bùn hóa nước trong” khi các vấn đề hệ quả chính trị đang được đặt trên bàn thảo luận.

Cách đây không hẳn đã lâu, tồn tại một giả định phổ biến cho rằng, Internet sẽ khởi động các mạch phun thông tin ở khắp mọi nơi, đảm bảo kéo theo sự thay đổi về mặt chính trị. Thay vì thế, có vẻ như phương pháp thuần hóa cách biểu đạt chính trị trên các phương tiện truyền thông truyền thống đang được chỉnh sửa và vận dụng cho các phương tiện truyền thông mới với ảnh hưởng tăng cường. Xu hướng “quy tụ phản nghịch”, ở đó không gian dành cho sự biểu đạt trực tuyến hàm nghĩa chính trị đang thu hẹp và dịch chuyển theo hướng các phương tiện truyền thông truyền thống kém tự do hơn, đã hàm chứa những ẩn ý thật sự đáng lo ngại. Trong số hàng loạt các giải pháp hạn định, một số mang tính công khai, số khác tinh vi và phức tạp hơn mà Bắc Kinh, Moscow và những chính thể học theo họ đã thực hiện chí ít cũng sẽ khiến chung ta đặt câu hỏi, liệu Internet có thể chịu đựng sự xâm phạm độc đoán và tự trụ giữ bản thân với tính cách là một diễn đàn mở cho hoạt động luận bàn chính trị ở các quốc gia độc tài.

Phe nhóm đối lập và xã hội dân sự, ở các quốc gia dân chủ, truyền thông khai mở là nhân tố huyết mạch của xã hội dân sự và phe nhóm chính trị đối lập. Ở các chế độ cai trị độc tài, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát luôn tìm cách cô lập các tổ chức xã hội dân sự  trong xã hội nói chung với ý đồ cản bước mọi sự hợp tác chính trị giữa các tổ chức cũ và mới. Hướng đích mục tiêu này, các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành đang nỗ lực gây nghi ngờ trong tư duy của dân chúng về mọi ý niệm về một đối án chính trị đối với chế độ hiện tồn. Các hoạt động công kích truyền thông đều nhằm giải hợp pháp hóa xã hội dân sự và phe nhóm đối lập, mở đường cho các biện pháp đàn áp khác. Chẳng hạn, khi một chế độ độc tài muốn kết tội một nhà lãnh đạo xã hội dân sự với những tội danh hình sự gán ép, trước hết họ thường sẽ “xoa dịu đối tượng” bằng cách khiến nhà lãnh đạo đó trở thành mục tiêu của vùng phủ sóng truyền thông bất lợi.

Các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành thường buộc tội phe đối lập luôn muốn gây ra tình trạng hỗn loạn, một lời buộc tội có lẽ sẽ sở hữu tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các xã hội có lịch sử bất ổn chính trị. Cùng với nó, những phát ngôn chỉ trích chế độ có thể được mô tả là những công cụ có chủ ý hoặc không chủ ý của phương Tây, một thủ đoạn phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Zimbabwe, Azerbaijan, và Nga. Các hãng truyền thông quốc tế như BBC, Radio Free Europe/Radio Liberty, và Radio Free Asia thường bị khóa chặn, để từ đó loại bỏ các kênh truyền thông cốt yếu của xã hội dân sự nhằm thu nhận các nguồn tin độc lập và giao tiếp với các đối tượng truyền thông quốc nội.

Người phát ngôn của phe đối lập thường không bao giờ có được quyền tiếp cận trực diện với số khán giả được bảo vệ nghiêm ngặt của các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành. Khi nó có vẻ giống như một thứ mánh khóe chiến thuật – có lẽ là lúc việc công khai lên án một người sẽ không chỉ làm gia tăng tính công khai hoặc thậm chí là đồng thuận – hệ thống cai trị sẽ khiến phát ngôn chỉ trích không còn hiện diện rõ ràng trong công luận. Mạng lưới truyền hình do nhà nước kiểm soát của Nga, đặc biệt là NTV [đài truyền hình phủ sóng ở Liên bang Nga, Tây Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ – ND] đã nhiều lần tăng thời lượng phát sóng toàn quốc cho chương trình gây rúng động hàm ý các nhà hoạt động xã hội vì quyền con người và các nhà cải cách khác đang hành động vì những lợi ích ngoại biên, nếu không nói là đang tìm cách gây hại cho nhà nước Nga. Trong số các chương trình này có “Giải phẫu một cuọc biểu tình” (Anatomy of a Protest), một bộ phim tài liệu nổi tiếng được công chiếu hồi năm 2012 nhằm hạ nhiệt các cuộc biểu tình diễn ra tại Moscow và các thành phố khác sau các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống còn nhiều sai phạm. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã tìm cách hạ thấp danh tính của những kẻ chuyên bới xấu như Navalny và Magnitsky vì tội nhận hối lộ (Magnitsky vẫn đang chịu sự phỉ báng sau khi đã chết ở trong tù) ngay cả khi những nhân vật này đã dũng cảm để đưa ra ánh sáng những việc làm sai trái của chính quyền. Đã thấy rõ bài học dành cho bất kỳ ai có hướng suy nghĩ về việc học theo họ.

Phải chăng cách đối xử hà khắc như vậy đã được cấp trên ra lệnh trực tiếp? Rất có thể là không, chỉ bởi vì không cần thiết phải có chỉ lệnh công khai. Các phương tiện truyền thông do nhà nước điều hành, giống như những con người tùy tùy của Vua Henry II, luôn ở trong tư thế sẵn sàng tấn công mọi con chiên thời nay của Thánh Thomas Becket và có lẽ thậm chí không cần phải nghe khẩu lệnh của nhà cầm quyền “Liệu có ai giúp ta thoát khỏi tên thầy tu ngỗ nghịch này không?” ở Nga và các quốc gia tương tự hiện thời, chế độ cai trị dường như nhận thấy tự kiểm duyệt là cách thức kiểm duyệt tốt nhất, và các cuộc tấn công “tự phát” nhằm vào những kẻ chỉ trích là những cuộc tấn công hiệu quả nhất. Trong hoạt động kiểm duyệt, tinh thần của nhà nước đã được quốc nội hóa, còn trong các cuộc tấn công nhằm vào những kẻ chỉ trích, giới quan chức không bao giờ phải chỉ tay hay tuyên bố buộc tội – những gì họ muốn hoàn tất hoàn toàn được thấu hiểu và không cần phải bàn cãi.

Ở Trung Quốc ngày nay, tất cả các tòa báo và các hãng truyền thông lớn đều có đăng ký hành nghề với nhà nước hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc và vẫn chịu phụ thuộc vào các thể chế nhà nước (quan trọng nhất là Ban Tuyên giáo) vốn có thẩm quyền chỉ huấn các đường hướng truyền thông. Khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng, chỉ những tác giả thân tín với chính quyền mới nhận được đường truyền phát sóng.

Quyền hành được chính giới thực thi đối với nội dung truyền thông được minh họa ấn tượng bằng trường hợp của Lưu Hiểu Ba. Là một trí thức uyên bác bị bỏ tù vì những lập luận kiên định chống lại nguyên tắc một đảng liên tục cầm quyền, ông không được nhiều người biết đến ngoại trừ số ít các nhà hoạt động xã hội vì quyền con người và các chuyên gia Trung Quốc. Cũng không nhiều người ngoài Vương triều Trung Hoa từng nghe nói về ông. Điều đó đã được thay đổi vào ngày 08/10/2010 khi Ủy ban Nobel ở Oslo công bố Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình vì “sự đấu tranh lâu dài và phi bạo lực vì các quyền con người căn bản ở Trung Quốc”. Thật bất ngờ, tin tức thế giới tràn ngập những đề mục về nhân vật chống đối yêu hòa bình và dũng cảm này, người bị bỏ tù chỉ vì dám nói ra chủ kiến của mình và ủng hộ cho những quyền hạn mà công dân ở các quốc gia dân chủ vốn được thụ hưởng một cách trọn vẹn.

Lưu Hiểu Ba bị buộc tội một năm trước đó vì tội “kích đột lật đổ chính quyền nhà nước”, một điều khoản trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc thường được vận dụng để bịt miệng những người chỉ trích tính ưu việt của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hành động để quy tội ở đây là sự tham gia của ông trong việc soạn thảo và truyền bá Hiến chương 08 với những tuyên ngôn ủng hộ dân chủ. Thế giới rộng lớn hơn có lẽ đang tôn vinh dũng khí của Lưu Hiểu Ba và kích động việc cam kết thực thi cách hành xử nhân đạo, cao thượng, nhưng khán giả truyền hình Trung Quốc lại không hề nghe được tin tức gì về ông. Chỉ cộng đồng trực tuyến Trung Quốc mới có khả năng né tránh hành động kiểm duyệt và che giấu nguồn tin chính thống để có được thông tin về người Trung Quốc đầu tiên giành Giải Nobel Hòa bình.

(còn tiếp)

Người dịch: Bùi Hồng

Hiệu đính: Mai Chi

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung – The role of State-Run Media, Journal of Democracy – January 2014. Vol.25, No.1

TN 2014 – 69

Vai trò của truyền thông nhà nước – Phần III


Dân chúng nói chung. Các phương tiện truyền thông do nhà nước chi phối khiến đa số các đối tượng truyền thông tôn trọng và kính sợ hệ thống cai trị, nhưng nhiệm vụ không kém phần quan trọng chính là nuôi dưỡng thái độ thờ ơ và thụ động. Cách thức chủ yếu của các phương tiện truyền thông của hệ thống cai trị ở đây là kết hợp các hành động làm trệch hướng, xuyên tạc và gây hoang mang để cổ động cho cái mà học giả theo quan điểm dân chủ Ivan Krastev gọi là “chủ nghãi độc tài xác sống”.

Để duy trì quyền lực, chế độ độc tài buộc phải khiến đại đa số người dân không thể can thiệp vào các hoạt động chính trị. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát có thể giúp sức bằng cách nhấn mạnh những lợi ích của bối cảnh hiện tồn theo những cách thức tương đồng và bôi xấu mọi sự đối ngược với hiện trạng. Tồn tại những cảnh báo cho rằng, chi phí để theo đuổi sẽ vượt hơn mức bình thường và những lợi ích hão huyền của nó sẽ có hiệu ứng bình giảm và trở kháng. Truyền thông độc tài do nhà nước kiểm soát hiện thời thường thực hành truyền thông bằng nhiều phép dụng từ mà Albert O. Hirschman đã phân tích từ vài thập niên trước trong nghiên cứu kinh điển của ông về phép dụng từ phản nghịch. Các chương trình truyền thông hiện có nhiều nỗ lực đa dạng để chứng tỏ sự thay đổi về mặt chính trị sẽ có cái kết bằng không hay thậm chí bằng những hệ quả trái ngược với dự định, và nó sẽ buộc xã hội phải gánh chịu những khoản chi phí hoặc những hậu quả không thể chấp nhận.

Từ sau những cuộc biểu tình phản kháng cuộc bầu cử Thượng viện thiếu minh bạch diễn ra ở Nga hồi tháng 12/2011, chiến lược truyền thông của hệ thống cai trị đã hướng đích giảm trừ các động thái tích cực của dân chúng thông qua hoạt động giải trí. Tại sao lại phải tổ chức một cuộc mít tinh đường phố hay tham gia một nhóm dân sự trong khi những thứ hấp dẫn như Dom-2, một phiên bản của serie chương trình truyền hình thực tế Big Brother đang trình chiếu? Bằng cách xử sự như vậy với đại đa số dân chúng, chính quyền Putin đã bắt đầu học theo các phương thức ở giai đoạn cuối thời kỳ Xô viết, chú trọng hoạt động giải trí hơn là động thái chính trị.

Các kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát là công cụ chính yếu, ở các quốc gia độc tài, truyền hình vốn thu hút 3/4 hoặc hơn thế lượng công chúng quan tâm đến các tin tức chính trị. Ở Trung Quốc, ngay cả khi tồn tại sự phát triển bùng nổ của Internet, nhu cầu tin tức vẫn được đáp ứng chủ yếu thông qua mạng lưới truyền hình quốc gia. Ở Nga, 88% số người được hỏi trong cuộc thăm dò ý kiến của Trung tâm Levada hồi tháng 6/2013 đều trả lời họ đã thu nhận tin tức về quốc gia và thế giới thông qua truyền hình. Không một kênh truyền thông nào khác nhận được hơn mức 25% lượng câu trả lời. Cũng trong cuộc khảo sát này, 51% số người trả lời khẳng định niềm tin vào các chương trình phát sóng. Tỷ lệ này vẫn có nghĩa, ngay cả khi nó là kết quả của mức giảm mạnh từ tỷ lệ 79% số người bày tỏ sự tin tưởng vào các kênh truyền hình của Nga trong một cuộc khảo sát hồi tháng 8/2009. Dẫn chứng từ các quốc gia khác nhau như Azerbaijan, Belarus, Campuchia, Iran và Việt Nam đều vẽ nên một bức tranh về tính ưu trội và tầm ảnh hưởng của các kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát không hề khác so với những gì được nhận thấy ở Nga.

Mặc dù vậy, như tỷ lệ giảm 28% mức độ tin tưởng đã chỉ ra, nhiều người Nga vốn tín nhiệm các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đang hoài nghi về những gì họ nhìn thấy. Nghiên cứu của Ellen Mickiewicz về khán giả truyền hình Nga cho thấy, họ không đơn thuần chấp nhận mọi thứ hiện diện trên các kênh truyền hình do Điện Kremlin kiểm soát, thay vì thế, họ thu nhận chúng theo những phương cách phức tạp vốn khác biệt so với ý định của giới cầm quyền. Thái độ bất tín ngày càng tăng đối với các kênh truyền hình do nhà nước kiểm soát ở Nga có lẽ đã cảnh báo những rào cản đối với hình mẫu thụ động do các phương tiện truyền thông nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, truyền hình và các kênh truyền thông chính thống khác cũng chứng minh tính hiệu quả trong việc chuyển tải rõ ràng thông điệp cho rằng việc tích cực tranh luận với các nhà cầm quyền sẽ có hậu quả tai hại. Đại đa số mải mê với ý tưởng cho rằng họ có thể ít nhiều thay đổi hiện trạng. Họ vẫn giữ thái độ lãnh đạm và thờ ơ. Chính quyền Bắc Kinh, Moscow và các thủ phủ độc tài khác đã mạo danh các hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát để gợi mở những động thái phù hợp với những gì Barbara Geddes và John Zaller đã quan sát thấy liên quan đến chế độ độc tài quân sự tồn tại ở Brazil từ năm 1964 đến năm 1985. Đặc biệt, họ lưu ý, “mục đích chính yếu của việc bảo vệ truyền thông ủng hộ chính phủ là thuyết phục những người thờ ơ với chính trị chí ít cũng trở thành những nhân vật thụ động ủng hộ chính sách của chính phủ”. Nói cách khác, ngay cả khi khán giả của hệ thống truyền hình quốc gia không hẳn tin tưởng vào những gì họ thấy, họ vẫn phải xử sự theo cách vốn có.

Sau cùng, nó hàm nghĩa nhiều chế độ độc tài đã nhận ra những nền tảng hỗ trợ căn cốt của mình trong nhóm cư dân nông thôn và nhóm thị dân ít học – với các nhóm này, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã chứng tỏ bản thân có cách tiếp cận đặc biệt hiệu quả. Ở Trung Quốc, những người dân này vẫn là đối tượng truyền thông chính yếu của CCTV trong khi các công dân Trung Quốc trẻ hơn và được giáo dục tốt hơn bị thu hút về hướng Internet. Truyền hình quốc gia Nga đang cẩn trọng nuôi dưỡng dân chúng ở mọi vùng miền bằng một chế độ truyền thông bất biến, vốn mô tả việc Nga luôn bị bủa vây bởi các mối đe dọa từ nước ngoài mà đặc biệt là Mỹ. Những khán giả không có nhiều học thức hoặc trải nghiệm vốn có thể nói khác về những mối đe dọa từ Mỹ lại có khuynh hướng đặt niềm tin vào mạng lưới truyền thông quốc gia khi nó đưa ra những phán xét (khắt khe) các định ý và chính sách của Mỹ. Không hề ngoa ngôn khi nói rằng chủ nghĩa chống Mỹ, bằng nhiều phương cách khác nhau, chính là thứ gần cận nhất với “hệ tư tưởng” hợp nhất mà Điện Kremlin hiện sở hữu, cũng đồng thời nắm giữ vai trò chính thống trọng yếu đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Những người nhiệt tình “kết nối” với Internet. Giống như truyền hình, Internet là thứ mà giới chức độc tài và những kẻ dưới quyền hiện nhận ra rằng họ cần phải nỗ lực kiểm soát. Thế giới tự do của truyền thông và nghị trình trực tuyến khiến họ ngày càng thêm lo ngại. Để nắm quyền quản lý, các cơ quan tuyên giáo và kiểm duyệt của nhà nước đang trở lại với các phương thức được chứng minh là hữu dụng trong việc “quản lý” các phươg tiện truyền thông truyền thống. Song không có sự tương đồng về nhiệm vụ: Thực hiện kiểm soát đối với nội dung chính trị cốt yếu của một mạng lưới truyền hình trung ương dễ dàng hơn nhiều so với việc kiểm soát nguồn tin trực tuyến tương tự. Nhưng các chế độ độc tài đang thể hiện sự quyết tâm cao độ và chú trọng đổi mới để đạt đến mục tiêu. Giống như với các phương tiện truyền thông truyền thống, các giải pháp hạn chế đang được thử nghiệm vốn không được thiết kế để khóa chặn mọi thứ, nhưng thay vào đó, nó chủ yếu hướng đích ngăn cản các nguồn tin chính trị hoặc những vấn đề nhạy cảm khác vốn luôn hướng tới các đối tượng truyền thông chính yếu. Khi việc sử dụng và phổ cập Internet gia tăng ở các quốc gia độc tài – và với dẫn chứng sinh động sẵn có từ Nga và thế giới Arab về năng lực hữu dụng của các công cụ sử dụng công nghệ web trong việc tổ chức những hành động phản kháng quy mô lớn – các chế độ độc tài đang làm việc tích cực hơn bao giờ hết để tìm cách cản trở dòng lưu chuyển thông tin chính trị xác tín thông qua không gian số.

Tính phổ truyền của Internet thật đáng để chú tâm, và nhiều hệ thống độc tài hiện là cấu phần tạo thành xu hướng – thực tế, các chính phủ của họ không có nhiều lựa chọn ở đây trừ khi họ muốn thử chi phối một Bắc Triều Tiên khác. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải được “nối mạng”. Vì vậy, ở một Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chuyên chế, 40% người dân đã truy cập Internet. Ở Belarus (vốn mang danh là “chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu”), Kazakhstan, và Saudi Arabia, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn, xấp xỉ 55%. Trung Quốc là quốc gia có mức phổ cập Internet là 45% và hiện có gần 600 triệu người sử dụng Internet, có hơn 330 triệu người sử dụng mạng xã hội, hầu hết họ đều dùng Sina Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc. Ở Nga, quốc gia mới đây đã vượt mức truy cập Internet 50%, các phương tiện truyền thông sử dụng công nghệ web như TV Rain đang giúp phe đối lập tiếp cận với lượng khán giả lớn hơn.

Khi Internet hiện diện hoành tráng hơn, động thái can thiệp chính trị mang tính độc tài đối với nó cũng có quy mô tương ứng. Cho đến gần đây Nga mới sử dụng các kỹ thuật tương đối tinh vi và phức tạp “được thiết kế để định hướng và gây ảnh hưởng đến thời điểm và cách thức thu nhận thông tin của người dùng tin mà không phủ nhận hoàn toàn quyền truy cập”. Theo đó, luật định 2012 của Nga cho phép chính phủ đóng cửa các trang web có nội dung không phù hợp – tương tự nội dung một nghị định do Bộ Truyền thông và Tổng cục An ninh Liên bang Nga (đơn vị kế nhiệm của ủy ban An ninh quốc gia Xô viết) ban hành, dự kiến có hiệu lực vào năm 2014, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet giám sát mọi động thái trên Internet, bao gồm các địa chỉ IP, các số điện thoại và tên người dùng, đánh dấu một bước thụt lùi thấy rõ xét về quyền tự do trên Internet. Ngày 01/09/2013, Việt Nam thực thi Nghị định 72, một giải pháp đầy tham vọng mong muốn ngăn cấm người dùng trực tuyến của đất nước này luận bàn về các sự kiện thời sự và chia sẻ các tin tức báo chí. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc lại dẫn đầu trong công tác kiểm duyệt trực tuyến và cũng trở thành chuyên gia hàng đầu về những phương thức tinh vi trấn áp truyền thông chính trị trực tuyến. Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với các hệ thống cai trị khác, như ở Belarus, Việt Nam và Zimbabwe. Ngay cả khi các quốc gia như Belarus, Việt Nam, Iran, Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng quyền truy cập Internet, Tổ chức Nhân quyền Freedom House vẫn xếp họ vào danh sách những quốc gia có mức tự do trực tuyến thua kém hơn. Sự xếp hạng như vậy cho thấy, ở những quốc gia này, khả năng “quy tụ phản nghịch” có thể diễn ra, trong đó nội dung thông tin của các phương tiện truyền thông mới đang chịu sự kiểm soát ngày càng giống như tình trạng từng xảy ra đã lâu của các phương tiện truyền thông truyền thống.

(còn tiếp)

Người dịch: Bùi Hồng

Hiệu đính: Mai Chi

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung – The role of State-Run Media, Journal of Democracy – January 2014. Vol.25, No.1

TN 2014 – 69

Vai trò của truyền thông nhà nước – Phần II


Truyền hình vẫn chưa có đối thủ cạnh tranh xứng tầm. Việc truy cập và sử dụng Internet đang gia tăng, và gia tăng nhanh chóng ở một số quốc gia; các công nghệ mới giúp những người dân bình thường có thể tiếp cận một lượng thông tin đa dạng phổ rộng, giúp họ giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và không tốn kém. Truyền thông xã hội có lẽ cũng giúp hình thành những thuyết dẫn, đặc biệt có liên quan đến nỗi bất bình của nhiều người, và đang làm thay đổi cơ chế hành động tập thể. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới vẫn đang tồn tại trong cái có thể gọi là “thời kỳ trỗi dậy” thuộc tiến trình phát triển, và vẫn còn một chặng đường dài để đi trước khi chúng có thể thách thức vị thế hạng nhất của truyền hình trong các xã hội độc tài.

Ở những phương tiện truyền thông khác, thế giới trực tuyến phải chịu sự phân tách nhiều hơn. Các chế độ độc tài, theo bản chất, chú trọng hết mức vào việc duy trì quyền lực và do vậy luôn sử dụng truyền thông nhà nước một cách có hệ thống để hướng đích mục tiêu này. Hệ thống truyền hình do nhà nước kiểm soát luôn gửi đến các khán giả của mình thông điệp về trạng thái không bị kìm giữ. Trái lại, Internet là một tạp thể của nhiều âm giọng không tương hòa – không phải là nền tảng tốt nhất để thúc đẩy một phe chống đối hợp nhất, cố kết trước các thế lực hiện tồn.

Nhà nước kiểm soát hoạt động truyền thông như thế nào

Những giải pháp nào cho phép các hệ thống truyền thông nhà nước – bao gồm không chỉ truyền hình mà cả báo chí, đài phát thanh và các phương tiện truyền thông mới, tất cả đều được hậu thuẫn bởi lực lượng cảnh sát và tòa án dưới danh nghĩa chính trị – tồn tại trong thời đại hiện nay với những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ và truyền thông, đặc biệt là trong các lĩnh vực Internet và truyền thông xã hội? Để đạt được sự thống trị hiệu quả, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát trong các chế độ độc tài đã nỗ lực tìm cách gây ảnh hưởng đến bốn đối tượng truyền thông khác nhau. Được liệt kê theo trình tự vị thế quan trọng đối với hệ thống cai trị, các đối tượng truyền thông này bao gồm: 1) giới elite trong liên minh của bản thân hệ thống cai trị; 2) dân chúng nói chung; 3) những người sử dụng Internet thường xuyên của quốc gia; và 4) nhóm phái chính trị đối lập và xã hội dân sự độc lập.

Giới elite trong liên minh hệ thống cai trị. Các chế độ độc tài luôn phải lo lắng về chính giới elite của mình, những người vừa đảm nhận trách nhiệm lớn lao về tiền đồ tốt xấu của chế độ vừa có khả năng hơn mức tiêu chuẩn để “luôn thắng thế” bằng cách “tiến bước linh hoạt” theo bổn phận. Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát phải đặt thành nhiệm vụ bảo đảm những rường cột của chế độ chính yếu này, bao gồm nhà chức trách đương quyền (hoặc giới cầm quyền) luôn ở thế vững vàng, khiến cho tinh thần đoàn kết không ngừng nghỉ và sự trung thành với chế độ luôn được “phát huy mạnh mẽ”.

Những dấu hiệu chi phối truyền thông minh bạch về những thành viên liên minh cầm quyền chủ chốt hiện đào tẩu sẽ bị thanh trừng, trong đó có việc thanh trừng bằng các chiến dịch bôi nhọ truyền thông. Trong bối cảnh này, mọi điều truyền thông hiện đề cập ở mọi thời điểm đều không quan trọng bằng năng lực của giới chức cầm quyền chứng tỏ họ có thể áp đặt mọi thông điệp theo ý muốn. Các nhà độc tài đều nhận thức rõ ràng, như Guillermo O’Donnell và Philippe Schmitter đã chỉ ra, các chế độ phi dân chủ có thể bắt đầu phá sản nếu một lúc nào đó những người theo chế độ ôn hòa định vị và tiếp cận được phe đối lập bằng những nhân vật mà họ có thể tiến hành đàm phán. Ngăn giữ các cấu phần của giới elite cai trị không bị phân tách và tìm kiếm lối thoát là một mục tiêu thống trị cốt yếu, và do vậy là một nhiệm vụ quan trọng của các phương tiện truyền thông do hệ thống cai trị điều hành.

Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng quyền thống trị truyền thông của mình để gửi gắm chỉ hiệu đến một số đối tượng truyền thông thuộc giới elite cốt yếu. Họ bao gồm chính các thành viên của ban lãnh đạo Đảng cũng như của bộ máy hành chính nhà nước, và cộng đồng các doanh nghiệp đang phát triển lớn mạnh và gắn bó mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Anne-Marie Brady đã nhận định vai trò vô cùng quan trọng của các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc là “nhánh bộ thứ tư của chính phủ” (hơn là “giới báo chí”) cũng như lợi thế của nó trong việc chuyển tải tới giới elite những thông điệp ủng hộ hệ chính thể độc đảng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng truyền thông để phô diễn quyền lực của mình đối với các phe nhóm chủ chốt. Ông đặc biệt muốn duy trì quan hệ với Silovik (những nhân vật có thế lực), những người phục vụ trong quân đội, trong lực lượng cảnh sát, và cơ quan an ninh quốc gia. Các đối tượng truyền thông mục tiêu khác mà các show diễn sức mạnh có tiếng của ông Putin hướng đến (trong đó có việc tham gia cổ vũ một trận đấm bốc tay trần cùng ngôi sao phim hành động người Bỉ Jean-Claude Van Damme, cùng với những hình ảnh được truyền phát rộng rãi chụp ông Putin cởi trần cưỡi ngựa và khi ông đeo một khẩu súng trường đi săn chó sói) bao gồm các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty năng lượng và các nhà cung cấp tài nguyên thiên nhiên khác vốn nắm giữ vai trò vô cùng to lớn trong nền kinh tế Nga. Quyền chi phối của ông Putin đối với các kênh sóng truyền thông nhắc nhở các phe nhóm chủ chốt rằng, họ đang được hưởng lợi từ vị thế của ông với tư cách một nhân vật lãnh đạo tối cao, cũng nên dè chừng thái độ không hài lòng và cả những gì có thể xảy ra khi ông rời bỏ chính trường.

Dự luật Magnitsky được Quốc hội Mỹ thông qua hồi cuối năm 2012 đã đặt thành một thách thức cho sức ảnh hưởng của Putin đối với giới elite. Được đặt theo tên gọi của Sergei Magnitsky, một luật sư người Nga đã chết trong một nhà tù ở Moscow năm 2009 sau khi bị bỏ tù vì tội vạch trần hành vi tham nhũng của giới chức chính quyền, đạo luật này đã áp đặt các lệnh trừng phạt của giới chức Mỹ (cấm các hoạt động liên quan đến ngân hàng và việc đi lại) đối với đích danh một số quan chức người Nga. Việc thông qua đạo luật này là một nỗ lực để chứng tỏ với từng thành viên thuộc giới elite của Putin rằng, họ có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với hành động vi phạm nhân quyền nội quốc. Sau khi chính phủ Mỹ công bố danh sách 18 người Nga bị áp dụng lệnh trừng phạt hồi tháng 4/2013, các quan chức của chính quyền Putin đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình quốc gia nổi tiếng để tỏ thái độ xem thường và bác bỏ các lệnh trừng phạt. Mặc dù việc ban hành đạo luật này của Mỹ có thể khích lệ một số nhân vật trong giới elite Moscow cảm thấy việc ủng hộ Putin sẽ không còn có lợi cho lợi ích của họ, nhưng việc những nhân vật này xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia đã báo hiệu cho những nhân vật có liên can chính yếu rằng Điện Kremlin của Putin có lẽ sẽ không chịu quy hàng trong việc đòi hỏi sự tiếp tục trung thành của họ.

Tương tự, Điện Kremlin có thể sử dụng các phương tiện truyền thông đã quy phục của mình như một cách thức để duy trì quan hệ với các quan chức địa phương. Trong suốt cuộc đàn áp thẳng tay phe đối lập sau lễ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ III của ông Putin hồi tháng 5/2012, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát đã có vô số những lời lẽ tán dương đặc biệt dành cho các quan chức địa phương đã ra lệnh bắt giữ những nhân vật hoạt động tích cực ở phe đối lập.

(còn tiếp)

Người dịch: Bùi Hồng

Hiệu đính: Mai Chi

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung – The role of State-Run Media, Journal of Democracy – January 2014. Vol.25, No.1

TN 2014 – 69

Vai trò của truyền thông nhà nước – Phần I


Christopher Walker & Robert W. Orttung

Mặc dù sự gia tăng của các phương tiện truyền thông mới, và của các môi trường truyền thông nhìn chung là đa dạng và mang tính cạnh tranh nhiều hơn so với trước kia, song các chế độ độc tài vẫn đang tìm kiếm những phương thức sử dụng truyền thông gây ngạc nhiên (và có hiệu ứng đáng lo ngại) để giúp duy trì quyền lực của bản thân. Các kênh truyền thông nhà nước kiểm soát một cách chính thống hoặc phi chính thống đều trở thành thứ thiết yếu đối với tính bền vững của các chính thể phi dân chủ trên toàn thế giới. Thông điệp mà các kênh truyền thông đó phát ra – và thái độ thờ ơ của công chúng được chúng cổ động – đã giúp giới elite chủ chốt của chế độ hạn chế sai lầm và ngăn cản sự trỗi dậy của các trung tâm quyền lực đối án trong xã hội.

Các kênh truyền thông được nói đến ở đây có thể được sở hữu và điều hành bởi nhà nước, hoặc có thể là tư nhân trên danh nghĩa nhưng thực tế vẫn thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Hầu hết các chế độ độc tài – bao gồm cả ở Nga và Trung Quốc, những người vận dụng mẫu mực kiểu chế độ này – đều tận dụng cả truyền thông nhà nước thuộc sở hữu lẫn truyền thông tư nhân để thực thi mệnh lệnh của mình.

Nói đến Bắc Kinh và Moscow ở đây có thể gây ấn tượng là các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát là một hiện tượng cộng sản hay hậu cộng sản, nhưng không phải vậy. Azerbaijan, Belarus, Campuchia và Việt Nam có các phương tiện truyền thông do nhà nước quản trị, nhưng Ethiopia, Iran, Mozambique, Rwanda, và Zimbabwe cũng vậy (Venezuela cũng đang nhanh chóng đi theo hướng đó). Ở tất cả các quốc gia này, cộng sản, hậu cộng sản, và phi cộng sản đều như nhau, đều là các hệ thống được thiết lập để định hướng tin tức và thông tin cho số đông đối tượng truyền thông và định hình các thuyết dẫn chính trị có ảnh hưởng chi phối. Hơn thế nữa, một số chính phủ được bầu chọn theo hình thức dân chủ có khuynh hướng độc tài như ở Ecuador, Nicaragua, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng sử dụng phương cách tương tự.

Để hiện thực hóa ý chí của mình, các nhà độc tài cựu phái đã dựa vào các thiết chế cưỡng bức khổng lồ cùng với các tổ chức đảng phái mạnh mẽ, kiểm soát tập trung và thấm nhuần về hệ tư tưởng. Dĩ nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều giữ lại những bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh do nhà nước bảo hộ, nhưng đều không sở hữu một đảng phái kiểu cổ điển. Đảng Cộng sản Liên Xô không còn tồn tại, trong khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dù vẫn là đảng cầm quyền nhưng được tự do vi chỉnh hệ tư tưởng của mình cho “phù hợp với những quyết sạch được đưa ra trên cơ sở phi tư tưởng hệ”. Sự cưỡng bức đều đóng vai trò cốt yếu trong cả hai trường hợp, nhưng không ở một quốc gia nào chủ nghĩa độc tài có thể được duy trì chỉ bằng vũ lực – và những kẻ thống trị đều biết điều đó.

Đây là nơi mà các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát hiện diện. Không tồn tại hệ tư tưởng dẫn đường như chủ nghĩa cộng sản để làm chỗ dựa, các hệ thống cai trị đã lấy truyền thông để lấp đầy khoảng trống, đề xuất một tổ hợp bao gồm việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ nghĩa dân tộc, phản đối sự thân Mỹ, và những chiều hướng tư tưởng khác giúp hệ thống cai trị gắng sức chiếm được sự ủng hộ của số đông.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát không đơn thuần tồn tại chỉ để phụng sự các cơ quan quyền lực như vậy. Chức năng đồng hành quan trọng sống còn chính là bài xích và hạ thấp uy thế của các lựa chọn đối án thách thức hiện trạng độc tài trước khi chúng có thể có được sức hút đối với số đông dân chúng. Theo cách này, truyền thông nhà nước là một công cụ để cô lập mọi phe phái chính trị đối lập hoặc phong trào dân sự tiềm ẩn. Không thể tiếp cận toàn diện với sóng truyền thông, các phe nhóm đối lập khó có thể tiếp cận với những nhân vật ủng hộ tiềm năng hay trở thành những tiếng nói quan trọng trong các cuộc thảo luận công khai.

Mặc dù các nhà độc tài đương quyền vẫn nhìn nhận khả năng kiềm chế bất đồng quan điểm bằng vũ lực của họ là quan trọng cốt yếu và không có kế hoạch từ bỏ, nhưng Trung Quốc, Nga và các nước khác hiện đang hướng tới một cách tiếp cận cẩn trọng hơn đối với việc sử dụng vũ lực. Lý do của họ rất thực tế: ước vọng hiện đại hóa kinh tế và phát triển thịnh vượng không thể tồn tại song hành cùng sự trấn áp hàng loạt, tàn bạo và những rào cản về lưu lượng thông tin được yêu cầu.

Ngoại trừ những nhân vật ngoài cuộc như Cuba, Bắc Triều Tiên, Turkmenistan, các chế độ độc tài ngày nay không hề cố công sở hữu sự thống trị tuyệt đối tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng. Thay vào đó, cái họ muốn là thứ mà ta có thể gọi là “sự kiểm soát truyền thông hiệu quả” – đủ để họ chuyển tải sức mạnh và thổi phồng các yêu sách về tính hợp pháp, đồng thời ngầm phá bỏ các đối án tiềm tàng. Địa vị thống trị của nhà nước như vậy – dù được tận dụng thông qua các kênh truyền thông do nhà nước điều hành công khai hay chỉ chịu sự tác động của nhà nước – đều cho phép các hệ thống cai trị đưa các thuyết dẫn ủng hộ chính phủ lên vị trí chính diện và trung tâm, đồng thời vận dụng quyền chỉnh loại biên tập để hạn chế những phê phán mang tính hệ thống các chính sách và hành động của nhà cầm quyền.

Khi nói đến vấn đề này, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu. Lực lượng tuyên truyền viên của Bắc Kinh là những người giỏi tư lợi, biết học hỏi phương pháp quan hệ công chúng thường được vận dụng trong chính giới phương Tây để ứng dụng vào điều kiện Trung Quốc. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vốn thu hút một lượng khán giả khổng lồ, hàng trăm triệu người, là một công cụ quản lý nhà nước, đang dẫn dắt ý thức cộng đồng trước các tin tức và sự kiện, đồng thời điều khiển các thông điệp trong lĩnh vực giải trí đại chúng. CCTV biểu trưng cho một thực thể truyền thông độc tài đã đạt được sự thành công về mặt thương mại khi kết hợp với hành động trấn áp có hệ thống, thậm chí đã được định chuẩn. Nó là một tập đoàn truyền thông (với những chi nhánh hiện đang hoạt động cả ở bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc) sinh lợi tài chính, tự chủ hành động, và đáng tin cậy về tư tưởng hệ. Tính ưu trội của CCTV có được phần nhiều là nhờ những việc làm mà các nhà lãnh đạo chính phủ Trung Quốc đã thực thi để hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đơn vị quảng cáo của nó là các doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty tư nhân mong muốn nịnh cầu các quan chức nhà nước. Kết quả cuối cùng là tồn tại một môi trường truyền thông bán thương mại, trong đó chính thể động đảng nắm quyền phê duyệt chính yếu.

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta thừa nhận tính ưu trội của CCTV: phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát có thể và đã tồn tại ở nhiều dạng thức, nhưng truyền hình vẫn là số một. Giống như tên cướp ngân hàng tài danh Willie Sutton – kẻ nổi tiếng với câu nói rằng, hắn cướp ngân hàng vì “đó là nơi có tiền”, các chế độ độc tài chú trọng truyền hình bởi lẽ đó là nơi tập trung đa số nhãn cầu. Ở hầu hết các xã hội, đó là nguồn lực chủ yếu để con người nắm bắt thông tin và dữ kiện. Phạm vi phủ sống của truyền hình – cả việc thể hiện nội dung gì lẫn việc thể hiện như thế nào – đều quyết định và định hướng nội dung chủ luận chính trị. Hơn nữa, mọi thứ tồn tại trên truyền hình đều định rõ nhận thức của công chúng về quyền lực sở hữu của một hệ thống cai trị lớn mạnh đến mức nào.

(còn tiếp)

Người dịch: Bùi Hồng

Hiệu đính: Mai Chi

Nguồn: Christopher Walker & Robert W. Orttung – The role of State-Run Media, Journal of Democracy – January 2014. Vol.25, No.1

TN 2014 – 69

Lý do người dân Đông Á, Đông Nam Á cần hiểu biết về luật biển quốc tế


Theo bài viết trên trang lowyinstitute.org ngày 6/4, để ứng phó với những mưu đồ của Bắc Kinh tại Biển Đông, những quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đã mở rộng và hiện đại hóa các lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc những lực lượng hải quân và không quân bảo vệ biển của mình. Điều cần làm lúc này là phổ biến hệ thống quốc tế hiện nay để thiết lập luật lệ và trật tự hàng hải. Cho dù xét theo luật lệ và nguyên tắc hay xét theo những hoạt động thực sự trên biển, các quốc gia thường hành động với biện minh rằng hành động đó là nhằm bảo vệ lợi ích của người dân trong nước của họ. Vì vậy, điều cần làm đối với các nước này là nâng cao nhận thức của người dân trong nước về hệ thống luật lệ quốc tế và UNCLOS, để họ hiểu rằng đây là những công cụ cần thiết để thiết lập một trật tự hàng hải công bằng, hợp lý và có lợi.

Về mặt lý thuyết, luật lệ quốc tế hiện hành, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có thể cung cấp phần lớn giải pháp đối với những mâu thuẫn và xung đột lợi ích này. UNCLOS bao gồm những quy định và luật lệ cơ bản để giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các nước có tranh chấp lãnh hải. Do đó, tồn tại một mối liên hệ trực tiếp giữa việc duy trì và củng cố luật lệ và trật tự hàng hải quốc tế và việc theo đuổi và bảo vệ hệ thống luật lệ vốn được đưa ra trong UNCLOS. Tuy nhiên, cần có một cách tiếp cận thận trọng giữa việc khích lệ chủ nghĩa đươn phương và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương nhằm giải quyết những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng hỗn loạn và xáo trộn trong quá trình áp dụng và triển khai luật lệ và trật tự hàng hải.

Thông thường, giới học giả, chuyên gia và quan chức chính phủ có hiểu biết sâu rộng về những vấn đề liên quan đến hệ thống quốc tế và UNCLOS. Tuy nhiên, công dân của các chính phủ này cũng cần nắm bắt và hiểu biết những hệ thống luật lệ này, nhất là cộng đồng ngư dân của các nước đó, để toàn bộ người dân trong nước có thể hiểu được đầy đủ lý do và tác động khi các chính phủ của họ đưa ra những chính sách và hành động vốn được biện minh là đại diện cho người dân.

Cho dù những hoạt động của chính phủ có thể là một cuộc đấu khẩu căng thẳng về mặt ngoại giao hay một cuộc tập trận mang tính hợp tác với các nước khác, thì người dân của họ cần hiểu rõ những lợi ích của việc duy trì hệ thống luật lệ quốc tế hiện hành mà cốt lõi là UNCLOS. Giới học giả và chuyên gia cần phổ biến những diễn giải của mình đến đông đảo người dân, chứ không nên chỉ bó hẹp đối với giới chức chính phủ và các lực lượng chức trách trên biển.

Quá trình phổ biến kiến thức và hiểu biết về luật lệ quốc tế đối với người dân cần tiến hành một cách khẩn trương hơn và đòi hỏi này có thể thực hiện được, nhất là nhờ khả năng phát tán thông tin hiện nay thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Sự hiện diện phổ quát của mạng xã hội cùng với sự hiểu biết và khả năng nhạy bén ngày càng gia tăng của người dân đối với những tranh chấp lãnh hải không còn là điều mới mẻ ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn và chỉ đạo tích cực với luồng thông tin phù hợp, thì người dân sẽ có xu hướng phát triển quan điểm dân tộc chủ nghĩa hoặc quan điểm thiển cận. Hệ quả là những người dân này có thể muốn các nước khác thì đơn giản tuân thủ những yêu cầu và quan điểm của họ mà không nhận thức được rằng họ cũng cần phải cân bằng và thỏa hiệp lợi ích theo cách phù hợp với hệ thống luật lệ vốn được thiết lập nhằm đạt được mục đích cân bằng đó.

Nhằm ngăn chặn những xu hướng này, điều cần thiết là đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình nâng cao nhận thức cho người dân cũng cần phải thúc đẩy quan điểm và hiểu biết mang tính quốc tế rộng lớn cho người dân, để họ đóng vai trò là những thành viên của những quốc gia thực sự tồn tại theo một hệ thống luật lệ quốc tế được công nhận. Nói cách khác, việc nâng cao nhận thức cộng đồng phải đi kèm với việc trang bị cho họ một thế giới quan mang bản chất quốc tế chủ nghĩa mở rộng. Đây là cách thức để giải quyết xu hướng người dân các nước có thể đi theo quan điểm chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đơn phương đối với những vấn đề chung của các quốc gia.

Chắc chắn, các nước nhỏ hơn ở Đông Á cần phải ủng hộ nhiều hơn đối với trật tự luật pháp đa phương và thực tế vốn được UNCLOS và hệ thống luật pháp quốc tế hiện hành đề cập. Do đó, những nỗ lực theo hướng này có thể sẽ được hoan nghênh và sẽ thu hút được nhiều động lực và cổ vũ hơn nữa trong những năm tới.

Nguồn: TKNB – 08/04/2022

Trung Quốc lo ngại “cuộc chiến dư luận quốc tế” của Việt Nam về Biển Đông


Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 25/03 đăng bài viết của Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc – Đông Nam Á và là Chủ tịch sáng lập Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc, thừa nhận Trung Quốc lo ngại “những nỗ lực tuyệt vời và biện pháp đổi mới không ngừng” của Việt Nam trong cuộc chiến dư luận quốc tế về vấn đề Biển Đông.

Theo Ngô Sĩ Tồn, Mỹ đang lợi dụng cuộc tập trận chung Mỹ – Philippines sắp tới và việc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ thổi phồng hoạt động xây dựng quân sự của Trung Quốc trên các đảo và đá ngầm ở Biển Đông.

Điều đáng cảnh giác hơn nữa là trong những năm gần đây, dư luận quốc tế và giới học thuật đã có một số bình luận phủ nhận “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng “đường 9 đoạn” không có cơ sở luật pháp quốc tế. Đặc biệt, báo cáo “Giới hạn biển” số 150 về “Yêu sách Biển Đông của Trung Quốc”, được Bộ Ngoại giao Mỹ ban hành vào tháng 01/2022 nhằm phản ánh quan điểm của chính phủ Mỹ về Biển Đông, cáo buộc rằng các “đường 9 đoạn” và yêu sách quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với luật quốc tế và cần được loại bỏ.

Một số quốc gia quen với việc bẻ cong sự thật lịch sử, diễn giải luật quốc tế một cách phiến diện và có chọn lọc, cố tìn che đậy chân tướng sự thật, hoạch định chiến thuật, chiến lược từ thượng tầng chế độ, tập hợp nguồn lực để kể “câu chuyện Biển Đông” của mình cũng như giới thiệu yêu sách trên các diễn đàn quốc tế, trên các ấn phẩm cũng như các phương tiện truyền thông chủ lưu của phương Tây.

Lấy Việt Nam làm ví dụ, Trung Quốc có thể rút ra một số gợi ý từ “những nỗ lực” của Việt Nam trong cuộc chiến dư luận quốc tế về Biển Đông.

Liên quan đến vấn đề xuất bản, chính phủ VIệt Nam không chỉ tạo ra các “cổng thuận tiện” cho việc xuất bản các công trình nghiên cứu về Biển Đông mà còn trợ cấp và khuyến khích các học giả trong và ngoài nước xuất bản “kết quả nghiên cứu” phù hợp với yêu sách Biển Đông của họ thông qua các kế hoạch chuyên đề. Theo thống kê, hàng năm Việt Nam chỉ tài trợ cho các học giả trong nước xuất bản hơn 10 cuốn sách chuyên khảo về Biển Đông bằng tiếng Việt, tiếng Anh và các thứ tiếng khác trong và ngoài nước.

Từ năm 2009 đến nay, “Hội thảo chuyên đề quốc tế về các vấn đề Biển Đông” do các cơ quan hữu quan của Việt Nam tổ chức mỗi năm đã mời 300 đến 400 nhà ngoại giao, học giả và đại diện truyền thông từ hàng chục quốc gia trong và ngoài khu vực tham dự. Các cuộc hội thảo này đã trở thành diễn đàn quan trọng để Việt Nam thiết kế các chủ đề về vấn đề Biển D(ông, mở rộng “vòng tròn bạn bè” ủng hộ yêu sách của mình, có lợi cho quyền phát ngôn về vấn đề Biển Đông.

Ngoài ra, các chuyến du lịch liên quan đến Biển Đông do cấp quốc gia và địa phương tổ chức cũng trở thành một phương pháp quan trọng để các quan chức Việt Nam truyền tải cho công chúng cái nhìn lịch sử từ góc độ Việt Nam. Ngày 8/3 năm nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành trong các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở kế hoạch 5 năm tổ chức triển lãm kỹ thuật số mang tên “Trường Sa và Hoàng Sa – lịch sử và chứng cứ pháp lý”. Ngoài việc nhắm vào đối tượng sinh viên trẻ và các nhân sĩ xã hội VIệt Nam, các hình thức triển lãm lưu diễn tại Việt Nam cũng được lên kế hoạch sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… để tạo tác động nhận thức đến người nước ngoài tại Việt Nam.

Ngô Sĩ Tồn nhấn mạnh, việc xây dựng quyền phát ngôn ở Biển Đông là một phần không thể thiếu và quan trọng trong việc bảo vệ vững chắc các quyền và yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhiệm vụ cấp bách của Trung Quốc là phải bác bỏ và phản bác một cách thuyết phục những nhận xét của giới học thuật và dư luận phương Tây cho rằng “Trung Quốc thay đổi hiện trạng Biển Đông”, “Trung Quốc vi phạm Công ước”, “Trung Quốc cần từ bỏ đường đứt đoạn”, “Trung Quốc nên tuân thủ phán quyết”.

Thứ nhất, Trung Quốc nên coi trọng việc nghiên cứu lịch sử vấn đề Biển Đông từ các khía cạnh thiết kế chính sách, xây dựng khoa học, đào tạo nhân tài và đầu tư kinh phí, lấy các nghiên cứu lịch sử vững chắc làm cơ sở lý luận và căn cứ dữ liệu lịch sử hỗ trợ các dự án có hệ thống về bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, đặt cơ sở vững chắc cung cấp chuỗi chứng cứ cho giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong tương lai.

Thứ hai, lấy sức ảnh hưởng quốc tế làm định hướng, kiên trì kể “câu chuyện Biển Đông” của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba, việc tạo dựng quyền phát ngôn về vấn đề Biển Đông cần có những phương pháp đổi mới. Đấu tranh dư luận quốc tế liên quan đến vấn đề Biển Đông cũng nên xem xét tính hiệu quả của các phương thức tuyên truyền, lợi dụng đầy đủ các nền tảng mạng xã hội có ảnh hưởng khác nhau để phổ biến kịp thời những tiếng nói và đề xuất liên quan của Trung Quốc về Biển Đông.

Thứ tư, tích hợp các lý luận, phương pháp và lợi thế nhân tài trong các lĩnh vực khác nhau như lịch sử, luật pháp quốc tế, quan hệ quốc tế, tạo ra “lợi thế đặc biệt” trong việc xây dựng quyền phát ngôn trong vấn đề Biển Đông để chủ động giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh dư luận mới liên quan đến Biển Đông.

Nguồn: TKNB 28/03/2022

Các phương tiện truyền thông và quá trình dân chủ – Phần cuối


Dân chủ quá mức. Cuối cùng, chúng ta cần xem xét quan điểm của Samuel Huntington cho rằng vấn đề của nền dân chủ ngày nay chính là sự dân chủ quá mức. Theo Huntington, chính phủ sẽ làm công việc của mình tốt hơn nếu mọi người đừng quan tâm thái quá. Ông thấy rằng một bộ phận những người có tri thức tỏ ra sốt sắng với công việc của chính phủ đến nỗi các cơ quan quản lý cảm thấy rất khó tránh được những bế tắc trong chính trị. Ông viết: “Hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả cần thiết phải có sự lãnh đạm trong một số cá nhân hay nhóm người trong xã hội”.

Nhưng để tìm được điểm tương đồng giữa quan điểm trên với quan điểm dân chủ chính xác thật không dễ. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng việc trình bày quá nhiều bức xúc sẽ làm chậm lại quá trình ban hành chính sách. Tất cả chúng ta đều biết các ủy ban hoạt động tốt hay không tốt như thế nào. Mấy năm trở lại đây, nhiều người tỏ ra lo lắng rằng các nhóm lợi ích quan tâm đến một vấn đề riêng lẻ – như nhóm chống phá thai hay Hiệp hội súng trường quốc gia hay một số tổ chức bảo vệ những vùng haong dã – có thể chống lại luật hay chính sách mà hầu hết các cử tri quan tâm. Việc duy trì và bảo vệ các nhóm thiểu số là một phần không thể thiếu trong một xã hội dân chủ, nhưng quyền lực của họ càng tăng thì ảnh hưởng đến số đông những nhóm còn lại càng gây rối loạn.

Nhưng Huntington cho rằng việc khuyến khích thái độ dửng dưng với chính trị là không thể chấp nhận được. Nếu những người tham gia vào một tiến trình chính trị không thể thương lượng sao cho hệ thống chính trị có thể hoạt động thông suốt thì biện pháp đầu tiên có thể nghĩ tới không phải là buộc họ rời bộ máy mà thay vào đó phải đào tạo họ về “nghệ thuật thương lượng”. Giống như nhiều người khác, Huntington tỏ ra quan tâm đến việc người dân ngày càng hiểu biết hơn và vì vậy có xu hướng tham gia vào chính trị nhiều hơn, nhưng sau đó ông quay ngược lại phủ nhận rằng họ là những người có thể đào tạo được về chính trị. Ông loại bỏ khả năng có thể giáo dục chính trị thực sự cho người dân. Tôi không cho rằng có đủ lý do để chúng ta đạt được sự dân chủ trong chính trị.

Việc ngày càng có nhiều các bộ phận cử tri thiên về một vấn đề có liên quan đến sự sụt giảm số lượng các tổ chức chính trị theo kiểu cũ. Công đoàn, nhà thờ, các đảng phái – các tổ chức chính trị phân cấp với một số người lãnh đạo, còn đa số phục tùng – đang dần mất ưu thế trước các nhóm được thành lập theo sở thích của công chúng với “sự chính xác cao hơn”. Những nhóm mới này mang tính chất định hướng vấn đề và dựa vào “sự nhạy cảm ngày càng cao về hệ tư tưởng giữa các cử tri với nhau”. Ngày nay có nhiều người sử dụng “những kỹ năng cần thiết để cụ thể hóa những yếu tố trừu tượng trong chịnh trị”. Đang có một thứ mà Ronald Inglehart gọi là “huy động nhận thức” diễn ra trong nền dân chủ công nghiệp tiên tiến.

Albert Hirschman đưa ra một lời kiến giải thú vị về hiện tượng gia tang các nhóm quan tâm đến vấn đề riêng lẻ này. Ông cho rằng hình thức thể hiện việc tham gia chính trị trong các chế độ dân chủ tự do – hình thức bỏ phiếu – là một hình thái tham gia thuần phục một cách quá mức. Thực chất hình thức này không làm mọi người thỏa mãn vì không cho họ đủ cơ hội “bộc lộ những cảm tưởng về những vấn đề công cộng mà họ đã trải nghiệm”. Hirschman còn lý giải rằng việc hình thàn hình thức bỏ phiếu như một kiểu tham gia chính “dẫn đến sự thất vọng với các cơ hội tiếp cận hạn chế và khiến cho các mối quan tâm này giảm sút”. Ông cho rằng việc gia tăng các nhóm có mối quan tâm đến một vấn đề riêng lẻ chính là hậu quả của hình thức bỏ phiếu:

Có thể mọi người tham gia vào các phong trào này không nhiều bởi họ tin vào tầm quan trọng của một vấn đề cụ thể nào đó và họ còn muốn chứng tỏ với thế giới, với bạn bè và bản thân họ rằng họ có khả năng giải quyết được một số vấn đề nhức nhối của xã hội. Bằng cách này, một hệ thống chính trị trong đó bầu cử được coi là hoạt động chính trị duy nhất có thể dẫn đến những hoạt động chính trị duy nhất có thể dẫn đến những hoạt động chính trị khác theo phương thức mới, tạo ra mối nguy hại tiềm tàng đe dọa đến chức năng đúng đắn của nền dân chủ.

Dù lý giải như thế nào thì sự thật hiển nhiên vẫn là đã từng tồn tại một loại hình tham gia chính trị mới mà hệ thống chính trị sẽ phải thích ứng. Nhiệm vụ của báo chí không phải là khuyến khích hay không khuyến khích những hình thức chính trị này mà chỉ đơn giản đưa tin về chúng.

Hơn nữa, các phương tiện truyền thông có thể hoạt động như những nhà giáo dục chính trị. Điều đó không có nghĩa là trưng khẩu hiệu hay đưa ra những bài thuyết giáo. Điều đó có nghĩa là các phương tiện truyền thông bằng những hoạt động của mình khuyến một quan điểm chính trị thấu đáo hơn so với những gì mà các tổ chức đó có hoặc – vô tình hay có chủ định – phổ biến và củng cố quan điểm của các tổ chức đó. Truyền thông không thể đứng ngoài được. Truyền thông phải gắn kết công việc với một quan điểm chính trị nhất định và có thể thực hiện điều này bằng nhiều cách.

Chẳng hạn, hầu hết các thành viên của các nhóm áp lực quan tâm đến một vấn đề duy nhất thường có quan điểm chính trị phức tạp hơn nhiều so với quy mô của tổ chức mà họ tham gia. Theo hầu hết các bài báo viết về quan điểm của công chúng, không có cách nào để nhận biết được điều đó. Một lần nữa tầm quan trọng của việc thăm dò ý kiến được nhắc đến và điều này dẫn đến khuynh hướng cho rằng thái độ của công chúng là không thay đổi và được hình thành từ trước. Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 1980, tờ Wall Street Journal đưa ra một cuộc thăm dò ý kiến đơn giản và họ, cũng như những tờ báo khác, vẫn tiếp tục sử dụng phương thức này. Tờ Wall Street Journal đã làm theo sự chỉ dẫn của các nhà nghiên cứu thị trường – không chỉ đưa ra các cuộc thăm dò có quy mô quốc gia mà cả các cuộc thăm dò có quy mô nhỏ, “các nhóm trọng điểm” có quy mô vừa nhằm nắm bắt tường tận điều mà người tiêu dùng nghĩ và cách thức người dân đi đến với những mong muốn đó. Họ chia người dân làm hai nhóm: nhóm lao động trí óc (cổ trắng) và nhóm lao động chân tay (cổ xanh) để tạo lập các cuộc thảo luận chung về chính trị. Người ta không thể đọc những bài báo này nếu không bị bắt buộc bỏ qua định kiến của họ về tầng lớp lao động hay giới trung lưu. Điều này không chỉ ra rằng “mọi người cũng như nhau” – cũng xuất hiện các tầng lớp khác nhau, nhưng chúng phức tạp hơn và đòi hỏi phải có suy nghĩ thấu đáo hơn so với mức độ thông thường.

“Các nhóm trọng điểm” tất nhiền là “không khoa học” – nhưng các nhà nghiên cứu thị trường coi đây là cách thức nghiên cứu điều tra bổ sung quan trọng nếu họ không thể hiểu được các khách hàng tiềm năng. Cách thức này cũng là giải pháp thay thế tuyệt vời mà các phương tiện truyền thông có thể sử dụng nếu truyền thông muốn tìm kiếm và giúp độc giả/khan giả có cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị – và là thứ chỉ ra cho chúng ta phạm vi suy nghĩ và thỏa hiệp mà trên thực tế là đặc trưng của đại đa số công chúng.

Kết luận: Ưu điểm của sự ảo tưởng

Các nhà tâm lý cho rằng những người không đặt ra mục tiêu cho mình sẽ không đạt được gì nhiều, thế nhưng ngay cả những người đặt ra mục tiêu cao nhất cũng có thể như vậy. Những ai đặt ra mục tiêu cao, nhưng là những mục tiêu có thể với được, thường làm công việc tốt hơn. Các nhà tâm lý khuyên rằng nên có những ước mơ xa hơn nhưng đó phải là những ước mơ có thể đạt được và không quá viển vông.

Lời khuyên này có thể áp dụng đối với các cơ quan báo chí. Nhà báo cũng như những người làm việc trong lĩnh vực khác đã không đề ra mục tiêu. Họ chỉ muốn làm việc suôn sẻ và hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Nhưng xuất phát từ suy nghĩ này, đôi khi họ lại làm quá đi và nghĩ rằng họ phải biến công chúng thành những nhà quan sát kỹ lưỡng các hoạt động chính trị và là người tham gia tích cực vào đời sống chính trị của đất nước. Họ cố gắng tạo ra một thế giới mà trong đó quan niệm về hình thức dân chủ cổ điển vẫn có chỗ đứng.

Tôi đã cố gắng phản biện rằng những mục tiêu cao ngất cho dù không đạt được nhưng trong nhiều trường hợp lại là sự chỉ dẫn tuyệt vời cho nghề báo. Tôi đề nghị rằng các nhà báo nên đưa báo chí vào đời sống và không phải tất cả công dân đều là những người thông minh, có lý trí và luôn tích cực tham gia vào các hoạt động chính trị. Trong trường hợp các cử tri hiểu biết và quan tâm đến các hoạt động chính trị không tồn tại, báo chí vẫn phải có trách nhiệm đáp ứng các hình thức thay thế để bảo đảm tính dân chủ. Họ có thể giữ vai trò là người đại diện cho công chúng, là người bảo đảm rằng giới cầm quyền (được bầu ra – trong trường hợp là chính phủ; không được bầu – trong trường hợp là các doanh nhân, các nhà vận động hành lang, và các nhóm lợi ích) phải có trách nhiệm với mục tiêu mà họ đã đặt ra và những mục tiêu khác mà công chúng tán thành. Họ có thể thực hiện điều này đơn giản bằng quyền lực là người dẫn đường của công chúng và bằng việc tạo lập sự chỉ dẫn đó thường xuyên hơn.

Như tôi đã nói, điều này có thể làm cho giới truyền thông ảo tưởng và hành động như thể dễ dàng xây dựng được một xã hội dân chủ mà không cần những cử tri hiểu biết và quan tâm đêén chính trị. Ưu điểm của ảo tưởng này thể hiện ở chỗ cả hai điều trên có thể đúng trong những hoàn cảnh khác nhau. Các nhà báo có thể làm tốt cả hai việc này bởi vì thế giới mà họ đưa tin cũng tồn tại hai (hay nhiều) khả năng. Và tôi cho rằng trong thực tế này ẩn chứa không chỉ sự phức tạp mà còn cả cơ hội nữa.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Michael Schudson – Sức mạnh của tin tức truyền thông – NXB CTQG 2003

Các phương tiện truyền thông và quá trình dân chủ – Phần V


Thái độ hoài nghi của Lippmann. Nếu Lippmann đúng khi nói rằng tất cả những điều đúng đắn nhất mà công chúng có thể làm được là bộc lộ đặc tính và sự phức tạp trong những sở thích của họ vài năm một lần và làm việc đó trong bối cảnh thiếu thông tin cần thiết, khi đó báo chỉ chẳng thể làm tốt chức năng cổ điển của nó. Nhưng báo chí lại có thể thực hiện tốt các chức năng khác. Nếu báo chí không thể cung cấp thông tin đầy đủ về chính phủ cho người dân thì ít nhất báo chí cũng có thể bảo đảm rằng các thống đốc sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho một số ít người có quyền lực. Báo chí có thể đại diện cho công chúng, bảo đảm các thống đốc bang chịu trách nhiệm không phải với công chúng (những người thực sự không mấy quan tâm) mà với những quy tắc của bản thân thể chế xã hội dân chủ.

Những điều tôi đề cập không mấy phức tạp. Ủy ban Pulitzer hàng năm đều trao giải thưởng cho các bài báo đã thực hiện một cách tuyệt vời trách nhiệm trước công chúng. Thông thường, giải thưởng này được trao cho một bài báo được viết nên nhờ nỗ lực phi thường nhằm điều tra và vạch trần một vấn đề. Điều này có nghĩa là người viết sẽ tự chọn lựa vấn đề và tạo dựng chi tiết cho bài báo. Các bài báo này không tùy tiện chọn một số giá trị mà các nhà báo thường đưa vào. Thay vào đó, họ sẽ dựa trên một số đạo luật do chính phủ ban hành (luật hay quy tắc được xã hội thừa nhận) hay một lời phát biểu chính thức của chính phủ (một hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử) và quan sát xem các nhà chính trị có tuân thủ luật hay thực hiện những hứa hẹn đó không. Xét về khía cạnh này, báo chí không có nhiều quyền lực để tạo ra những giá trị mới nhưng lại có cơ hội để quan sát xem liệu trên thực tế người ta có làm theo những giá trị đó hay không. Phóng viên điều tra Dvaid Burnham nói rằng, với vai trò một phóng viên điều tra, chiến lược của ông là phải giữ cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức khác mà ông điều tra thực hiện đúng những mục tiêu đã đề ra. Câu hỏi ở đây không phải là họ đang làm đúng hay làm sai mà là họ có thể thực hiện điều đã cam kết hay không? Đây là câu hỏi có thể được trả lời bằng các phương thức báo chí truyền thống, theo kiểu bám chặt vào các nguyên tắc khách quan. Đồng thời, đó cũng là một câu hỏi khẳng định trách nhiệm của báo chí với vai trò là cơ quan bảo đảm trách nhiệm giải trình của nhà nước trước công chúng.

Sự suy tàn của các đảng phái chính trị. Dường như quyền lực của truyền thông không bị ảnh hưởng bởi sự suy tàn của các đảng phái chính trị. Đúng như vậy. Tuy nhiên, sự suy tàn của các đảng phái chính trị không hoàn toàn nằm ngoài quyền lực của truyền thông. David Broder nhận thấy rằng những dịp tương đối hiếm hoi báo chí đưa tin về hội nghị của các đảng và những cuộc họp giữa nhiệm kỳ đã lại làm công chúng quan tâm tới hoạt động của các đảng.

Các nhà báo có lẽ cũng không xác định rõ được giới hạn trong đó báo chí có thể chủ động tránh đưa tin về các đảng phái chính trị. Báo chí, đặc biệt là truyền hình, thường tỏ rõ thái độ ủng hộ các cuộc bầu cử sơ bộ phổ thông hơn là các họp kín trong nội bộ đảng, coi đây như một cách để lựa chọn các đại diện ra ứng cử tại hội nghị đề cử quốc gia. Ví dụ như năm 1986, CBS News chỉ đưa có một mẩu tin về các bước lựa chọn ứng cử viên không qua bầu cử sơ bộ bất chấp thực tế rằng năm đó 60% ứng cử viên ứng cử được lựa chọn theo phương thức không qua bầu cử sơ bộ. Các cuộc bầu cử sơ bộ có lẽ mang tính dân chủ cao hơn – tất nhiên nếu nhìn từ bên ngoài. Nhưng tôi không tin rằng đây là ý kiến đánh giá của giới báo chí. Báo chỉ chỉ đưa ra nhận xét chuyên môn chứ không phải nhận xét mang tính chính trị rằng các cuộc bầu cử có tính thông tin thường sống động hơn so với các cuộc họp kín trong nội bộ đảng. Theo Richard Rubin, báo chí không phải là nơi đầu tiên đưa ra thông tin về những cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên cho chức vụ tổng thống, nhưng “khi thấy rằng các cuộc bầu cử sơ bộ đem lại lợi ích chuyên môn, họ đã đánh bóng chúng như những thứ sẽ thúc đẩy và ủng hộ nền dân chủ kiểu Mỹ trong công cuộc giải quyết vấn đề đại diện bên trong đảng”.

Bản thân báo chí không thể làm gì để ngăn chặn quá trình suy tàn của các đảng. Tuy nhiên, báo chí có thể xem xét các cách thức mà nó vô tình tạo lập quan điểm phản đối các đảng phái – không đưa trên các trang xã luận mà qua việc đưa tin bài. Báo chí thường xuyên đưa ra những nhận xét có sức ảnh hưởng lớn mà không hề biết. Lập trường phản đối các đảng phái có thể là một trong số đó. Nhận biết điều này có lẽ là bước đầu tiên hướng tới những thay đổi và giúp báo chí có thể chủ động đưa tin một cách hiệu quả hơn về các đảng phái.

Địa vị ưu tiên của các doanh nghiệp lớn. Báo chí có thể làm gì đối với cái mà Lindblom đã lập luận là vị trí ưu tiên cho các doanh nghiệp? Vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi này. Bản thân truyền thông đang ngày càng trở thành doanh nghiệp lớn và được quyền ưu tiên tiếp cận với cá chính sách chính phủ ban hành đối với các tập đoàn lớn. Các phương tiện truyền thông cũng được các doanh nghiệp hỗ trợ tài chính – thường thì các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ tài trợ cho báo viết; các tập đoàn lớn tầm cỡ quốc gia tài trợ cho truyền hình. Vì vậy, không thể hy vọng là giới truyền thông có thể làm tổn hại đến lợi ích của các tập đoàn lớn.

Tôi không nghĩ là điều này có thể làm giảm những mối lo ngại mà Lindblom nêu ra. Ông không cho rằng doanh nghiệp không làm tốt trách nhiệm được giao phó, cũng không cho rằng các doanh nghiệp đang lạm dụng các đặc quyền được ưu tiên. Điều mà Lindblom muốn nói là hệ thống chính quyền hiện tại của Mỹ không phù hợp với những hiểu biết thông thường về dân chủ và có nhiều vấn đề cần quyết định, ngoài vấn đề bầu cử, trong đó vai trò và ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định cuối cùng ngày càng lớn, khó nhận thấy và không công khai.

Liệu có thể thay đổi được tình hình này không? Nhiệm vụ của báo chí không phải là tìm hiểu xem giới doanh nghiệp đã có quá nhiều hay quá ít quyền lực hay mức độ quyền lực hợp lý là như thế nào mà là đăng tải các thông tin về các hoạt động chính trị. Nhiệm vụ của báo chí trong trường hợp này là tìm hiểu và đưa tin bằng cách nào giới doanh nghiệp đã trở thành đối tác của chính phủ.

Hãy suy nghĩ trong giây lát về cách báo chí đưa tin về công việc lập pháp của Quốc hội – một biện pháp để bảo vệ môi trường, một luật dự thảo tăng hay giảm thuế. Cách thức báo chí đưa tin, hơn 500 nghị sĩ Quốc hội quyết định cách thức bỏ phiếu là “cảnh” chính. Có lẽ một số người chú ý đến các bài báo đặc biệt hay các bài phân tích thông tin về những điều diễn ra tại “hậu trường” – các nhà vận động hành lang đang tích cực như thế nào, họ là ai, quan điểm của họ là gì? Mặc dù đây là một phần không thể thiếu trong quá trình ban hành bất cứ điều luật nào, nhưng giới báo chí lại chẳng mấy khi chú ý đến nó. Tại sao vậy? Tôi nghĩ rằng không phải vì các phóng viên đang cố gắng bảo vệ các nhà vận động hành lang khỏi con mắt tò mò của công chúng. Đơn giản là xét cho cùng họ phải đưa tin về việc các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu thông qua như thế nào. Suy cho cùng thì chính các nhà lập pháp mới là người quyết định liệu những kiến nghị về thuế kia có trở thành luật không. Điều này hoàn toàn hợp lý. Báo chí sẽ coi những nhà lập pháp và những phụ tá của họ là tâm điểm đưa tin. Tuy nhiên, cũng vì quan niệm như vậy nên báo chí đã bỏ quên một bộ phận quan trọng trong quá trình lập pháp “trong bóng tối”.

Có lẽ có một số biện pháp đơn giản như đưa tin đầy đủ và thường xuyên hơn về các quyết định trong lĩnh vực tư nhân vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách công cộng. Thậm chí trong lĩnh vực công cộng cũng có một số cách để cung cấp tin chính xác hơn mà vẫn chỉ ra được sự liên kết giữa quyền lực công với quyền lực của tư nhân. Các tờ báo có thể xác định một số dự luật chủ chốt trong mỗi phiên họp của Quốc hội hay cơ quan lập pháp bang và giám sát các dự luật đó. Báo chí sẽ kiểm tra xem dự luật đó đang ở trong khâu nào – trong phiên điều trần, trong ủy ban, trong phòng họp hay các cuộc hội thảo. Báo chí cũng chú ý đến các nhóm áp lực khác – không chỉ giới kinh doanh mà cả các nhóm lợi ích có quan điểm của công chúng về dự luật đó – và báo chí phải tóm tắt lại những quan điểm của tất cả những nhóm này. Thậm chí báo chí còn phải xác định các điểm sẽ được luật dự thảo đưa ra mà ít hay nhiều có ảnh hưởng đến các nhóm kể trên. Rõ ràng là không phải lúc nào các nhóm này cũng ảnh hưởng tới quá trình lập pháp. Nhưng báo chí sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin đầy đủ tới các cử tri về những vấn đề chủ chốt này và làm cho các nhà vận động hành lang có trách nhiệm nhất định trước công chúng.

Liệu tất cả mọi người sẽ đọc những điều lộn xộn này?  Tất nhiên là không. Nhưng hãy nhớ rằng chúng ta đang bàn luận về truyền thông. Trng phần mở đầu, tôi không đòi hỏi các nhà báo phải coi độc giả của họ là những người được thông tin, có lý trí và tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị. Họ chỉ cần nghĩ rằng sẽ có một nhóm các độc giả quan tâm đến những tin tức như vậy. Trên thực tế, cũng có thể chỉ có một số ít người quan tâm đến các thông tin đó. Về mặt lý thuyết, nhóm người này sẽ chỉ là các phóng viên và các biên tập viên. Bởi vì nếu chúng ta đặt quan điểm cổ điển và công chúng có lý trí quan tâm đến chính trị sang một bên, khi đó giới truyền thông có thể được coi là những người bảo vệ công chúng, người đại diện thực hiện việc giám sát cho công chúng và đại diện cho công chúng giám sát tiến trình chính trị thay vì là người truyền đạt thông tin cho công chúng.

Nếu chúng ta xem xét vấn đề theo hướng này, có lẽ báo chí phải có nhiều mục tiêu và chuẩn mực hơn thông thường. Nếu xét như vậy, ý kiến buộc các cơ quan chính phủ hành động theo các mục tiêu đã đặt ra của David Burnham là rất có lý. Ông không cần phải giả sử rằng người dân sẽ quan tâm đến chính trị; ông chỉ cần giả định các chuẩn mực quốc gia và các quy tắc công cộng đã được đưa vào công việc lập pháp cho các cơ quan đang được nhắc đến này hay trong các buổi nói chuyện công khai do các nhà lãnh đạo các cơ quan này thực hiện. Khi đó, điều này đặt ra một chuẩn mực đối với phóng sự điều tra của báo chí vì lợi ích của công chúng.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Michael Schudson – Sức mạnh của tin tức truyền thông – NXB CTQG 2003

Các phương tiện truyền thông và quá trình dân chủ – Phần IV


Báo chí đã làm tốt công cuộc đưa tin về các cuộc bầu cử đến mức nào? Làm thế nào để đưa tin có hiệu quả hơn? Rõ ràng là để trình bày vấn đề này phải mất cả một chương, cả một cuốn sách hay một vài cuốn sách. Tôi chỉ muốn nêu một điểm. Tất cả các cuộc nghiên cứu khoa học xã hội về báo chí trong vòng 10 đến 15 năm trở về đây đều phát hiện ra rằng báo chí đại diện quá nhiều cho quan điểm của các quan chức chính phủ. Trong một chừng mực nào đó thì khó tránh được điều này vì các thông tin chính chủ yếu tập trung vào chính phủ và vì vậy chúng tất nhiên do các quan chức chính phủ cung cấp. Tuy nhiên, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục đích nâng cao tính dân chủ của báo chí.

Một cuộc nghiên cứu về các cuộc bầu cử Quốc hội do Peter Clarke và Susan Evans tiến hành cho thấy giới báo chí đưa nhiều thông tin về các quan chức đương nhiệm hơn các đối thủ cạnh tranh. Hầu như các quan chức đương nhiệm đều được bầu lại; kể từ năm 1968, hơn 90% các nghị sĩ đương nhiệm tham gia vận động tái cử cho nhiệm kỳ tiếp theo thành công, và tiếp tục hưởng những lợi ích do chiến thắng này mang lại. Một số nguyên nhân có thể giải thích cho hiện tượng “tại vị” này. Các nghị sĩ Quốc hội có nhiều nguồn hỗ trợ hơn – chẳng hạn họ có một số đặc quyền nêu quan điểm công khai, được phép đi lại và có nhiều cơ hội, đặc quyền khác với chi phí cho một nghị sĩ lên tới 100 triệu USD cho mỗi năm bầu cử. Hơn nữa, khi các hoạt động liên bang được triển khai và người dân tiếp xúc nhiều hơn với các cơ quan liên bang, người dân ngày càng coi họ là chiếc cầu nối giữa người dân địa phương và các cơ quan liên bang, vì vậy, trong con mắt của người dân, họ là người cung cấp các dịch vụ xã hội. Thêm vào đó, các cử tri khó tiếp cận được với các đảng, do đó sự quen thuộc của nghị sĩ đương nhiệm mang lại lợi thế quan trọng. Thế nhưng còn có những yếu tố khác để chúng ta xem xét: báo chí thường đưa tin về những người đương nhiệm nhiều hơn so với đưa tin về các đối thủ cạnh tranh của họ.

Đây không phải là kết quả của sự lựa chọn chính sách trực tiếp. Báo chí đã hết sức nỗ lực đưa tin về các đối thủ cạnh tranh không kém gì nỗ lực đưa tin về các quan chức đương nhiệm. Nhưng các quan chức đương nhiệm rốt cuộc vẫn đưa ra nhiều thông tin hơn. Dường như người dân quan tâm đến nhân cách của các ứng cử viên với mức độ không kém gì các cuộc tranh luận trong các tổ chức chính trị của họ. Nhưng quan điểm của các quan chức đương nhiệm được đưa ra nhiều hơn. Vì sao vậy? Như Clarke và Evans đã nói, nguyên nhân đơn giản chỉ vì “các đối thủ cạnh tranh không có đủ các yếu tố hỗ trợ cơ bản – kinh nghiệm, các kỹ năng lập pháp và tiếp xúc với cử tri”. Một phần vì các phóng viên thường né tránh đưa tin toàn bộ và đưa tin về các vấn đề gây bất lợi, mặc dù tiến hành chiến dịch “giải quyết vấn đề” là một trong những cách chủ yếu mà các đối thủ cạnh tranh có thể làm.

Thế khi một quan chức đương nhiệm không ra ứng cử cho nhiệm kỳ tiếp theo thì các cuộc tranh luận sẽ diễn ra như thế nào? Đây có lẽ là cơ hội tuyệt vời để báo chí đối xử công bằng với các ứng cử viên và nhấn mạnh vào các vấn đề chính trị. Nhưng Clarke và Evans nhận thấy rằng “công chúng không thích các cuộc chạy đua mở này”. Trong các cuộc chạy đua này, không ai trong số các ứng cử viên từng đạt được thành tích hợp thức được công chúng biết đến. Kết quả là báo chí chẳng đưa tin về ai cả. Truyền hình cũng không quan tâm. Các thông tin của truyền hình thường mang tính chất quốc gia nên cũng không đưa tin về các cuộc chạy đua vào Quốc hội. Không phải báo chí mà chính là truyền hình trong hầu hết các cộng đồng chẳng xấu hổ khi đưa tin về kinh doanh và dành ít thời gian để phát sóng cho các ứng cử viên và các vấn đề của bang.

Vì vậy, sự chú ý của giới truyền thông đến các quan chức chính phủ, dù có lợi hay có hại, cũng sẽ tạo nên ảnh hưởng đối với các cuộc bầu cử vào Quốc hội và tích cực ủng hộ các quan chức đương nhiệm khi những người này chạy đua và giảm sự chú ý của công chúng đối với các cuộc chạy đua mở. Đây là một trong những cơ hội tốt để nâng cao tính dân chủ nhưng báo chí thay vì ủng hộ và khuyến khích lại gây cản trở. Có thể nói, báo chí đã không làm tốt nhiệm vụ cung cấp “đầy đủ thông tin” cho công chúng.

Báo chí có thể làm nhiều điều để nâng cao hoạt động. Chỉ cần nhận thức được vấn đề là đã có thể làm báo chí hoạt động tốt hơn. Những nỗ lực đặc biệt để tìm hiểu về quan điểm chính trị của các đối thủ cạnh tranh và đưa tin về các quan điểm này cũng như đăng tải những câu chuyện xung quanh đó cũng có tác dụng tốt. Một số hoạt động đơn giản khác cũng mang lại kết quả tốt. Chẳng hạn, công chúng có thể đọc được về thông tin của ứng cử viên thuộc khu vực của mình ở mục nào trong tờ báo? Ở các thành phố lớn, công chúng khó tìm thấy các thông tin này. Không dễ để công chúng đọc được những thông tin này trong tờ báo và thậm chí họ cũng không biết thông tin đó có đáng xem hay không, bởi vì tin tức về các cuộc tranh cử khác nhau thường được đăng trên nhiều số. Nếu đưa tin và trình bày đơn giản và rõ ràng hơn thì chắc chắn sẽ tạo nên sự thay đổi lớn. Điều này sẽ tiêu chuẩn hóa việc đưa tin về các cuộc chay đua và làm lượng tin này giảm đi, được sắp xếp gọn gàng trong các mục – điều gì sẽ xảy ra tại quận bốn, điều gì đang xảy ra trong quận sáu… Báo chí đã từng làm như thế để giúp độc giả có thể kiểm soát thế giới của họ theo nhiều cách – mục kết quả thể thao, mục thông tin về các chỉ số thị trường chứng khoán. Tại sao lại không làm tương tự đối với các cuộc bầu cử địa phương, ở cấp quận? Thậm chí nên đăng tải các thông tin về cuộc bầu cử trong một mục riêng, đăng mỗi ngày trước khi cuộc bầu cử diễn ra vài tuần. Truyền hình địa phương có thể đưa thêm phần tin về bầu cử bên cạnh các tin tức chung, tin thể thao và thời tiết hàng tuần trước cuộc bầu cử, song có lẽ họ không làm điều đó.

Những thay đổi này không làm biến chuyển thế giới. Nhưng nếu các nhà báo nghiêm túc đặt ra câu hỏi mà tôi đưa ra ở đây – truyền thông có thể làm những gì để đẩy nhanh tiến trình dân chủ tại Mỹ, giả sử một bộ phận cử tri sáng suốt và quan tâm đến chính trị – họ sẽ tìm ra các cách thức để tạo ra sự khác biệt, bằng cách này hay cách khác.

Các nhà báo, giống như những người theo nghề nghiệp khác, sẽ trở nên lười biếng, bị cuốn vào một lối mòn và quên đi nhiệm vụ đầu tiên của báo chí. Các khẩu hiệu của báo chí về Tu chính án thứ nhất, hay quyền được thông tin thông thường, đã bị lái theo hướng bảo vệ giới báo chí khỏi những tấn công, chỉ trích chứ không phải theo hướng suy nghĩ nghiêm túc về những gì báo chí có thể làm để nâng cao tính nâng dân chủ trong nền chính trị. Hầu hết các nhà báo đều cho rằng họ không có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về báo chí. Clarke và Evans chỉ chỉ ra rằng những người đã làm việc đó thường làm công việc báo chí tốt hơn. Một số bằng chứng chứng minh rằng những nhà báo có đọc Columbia Journalism Review thường làm tốt nhiệm vụ đưa tin về các ứng cử viên trong các chiến dịch bầu cử Quốc hội.

Hoàn toàn không phải là điều gì to tát lắm khi đề xuất việc nhà báo nên suy nghĩ nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, suy nghĩ không thể tách rời thực tế là cần phải có được cơ sở thể chế. Các cơ quan báo chí có thể làm được rất nhiều để các nhà báo có thời gian nghiêm túc suy nghĩ về nghề báo. Giảm thời gian làm việc và xem xét lại chính sách nghỉ phép là một ý tưởng đáng cân nhắc. Gửi một phóng viên tới Harvard vào nhóm nghiên cứu Nieman có lẽ là cách tốt nhất để phóng viên đó được chuyển tới một tờ báo có uy tín hơn. Tuy nhiên, thông qua cách thiết lập mối quan hệ với các trường đại học và gửi phóng viên tới đó trong những ngày nghỉ phép ngắn hạn là một cách để các phóng viên có thời gian suy nghĩ và tiện thể liên hệ với các học giả (các tòa báo thường thiếu mối liên hệ kiểu này). Các học giả có những nguồn thông tin hết sức bổ ích.

Đây là những đề xuất nhỏ, nhưng hết sức thiết thực, cho sự cần phải tiếp tục gửi các nhà báo tới các khóa học tại chức. Tôi không cho rằng giới truyền thông đã làm tất cả để có thể cung cấp ngày càng nhiều thông tin bổ ích và cần thiết cho công chúng. Tôi cũng không tin họ đã đầu tư đủ để tìm ra các biện pháp khả thi có thể thực hiện được điều này.

Đối mặt với các thực tế chính trị: Đáp ứng các nguyện vọng dân chủ trong những điều kiện không thuận lợi

Có nhiều việc có thể làm nếu các cơ quan báo chí giả định công chúng là những người có lý trí, thông minh và sẵn lòng tiếp nhận thông tin. Một lần nữa, đây đôi khi là sự mô tả hợp lý về công chúng – có thể thường xuyên hơn những gì chúng ta dự đoán.

Đồng thời, không có lý do nào cho rằng đây là một bức tranh toàn cảnh về hoạt động của hệ thống chính trị. Vai trò và nhiệm vụ của báo chí là gì nếu những người nghi ngờ về sự dân chủ kia đúng? Nếu Lippmann đã đúng khi nói rằng công chúng còn lâu mới tham gia hiệu quả vào các hoạt động chính trị? Nếu nhiều nhà phê bình đã đúng khi cho rằng các đảng phái chính trị thực ra đã hết thời? Hay nếu Lindblom đã đúng khi cho rằng doanh nghiệp đã có ảnh hưởng quá lớn tới nền chính trị Mỹ? Nếu Huntington không sai khi nói rằng khả năng điều hành là vấn đề quan trọng nhất đối với xã hội dân chủ? Hãy để tôi lần lượt xem xét những câu hỏi này.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Michael Schudson – Sức mạnh của tin tức truyền thông – NXB CTQG 2003