Mối nguy hiểm của các cường quốc ở đỉnh cao: Suy thoái kinh tế và những tác động đối với Trung Quốc trong thập kỷ tới – Phần cuối


Tuy nhiên, khi BRI được phát triển vào đầu những năm 2010, họ bắt đầu kêu gọi phát triển “các điểm mạnh chiến lược” – một hệ thống cảng biển và căn cứ quân sự rộng lớn ở nước ngoài tập trung xung quanh các điểm án ngữ toàn cầu. Sự nhấn mạnh mới vào chiến lược “bảo vệ các vùng biển mở” đã góp phần mở rộng mạnh mẽ các lực lượng giúp phô trương sức mạnh của Trung Quốc. Từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc đã hạ thủy nhiều tàu chiến lớn hơn so với các hạm đội của Anh, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Đài Loan và Đức cộng lại. Trước năm 2009, Trung Quốc đã gác lại kế hoạch đóng tàu sân bay, nhưng trong những năm 2010, nước này đã hạ thủy hai tàu sân bay, nhưng trong những năm 2010, nước này đã hạ thủy hai tàu sân bay và chuẩn bị đóng mới ít nhất hai tàu nữa vào những năm 2020. Trung Quốc cũng xây dựng và quân sự hóa 7 hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông, đàm phán căn cứ chính thức đầu tiên ở nước ngoài Djibouti, mua hoặc thuê hàng chục cảng gần các nút giao thông hàng hải đông đúc nhất thế giới và xây dựng nhiều cảng trong số đó có khả năng tiếp nhận các tàu chiến lớn. Bắt đầu từ năm 2012, Trung Quốc bắt đầu thành lập các đội tàu hỗ trợ triển khai chiến lược, về cơ bản bao gồm các đội tàu chở ô tô, tàu chở container và hàng rời, tàu chở dầu và các tàu lớn khác có khả năng vận chuyển thiết bị và phương tiện quân sự đến các địa điểm xa xôi. Được trang bị nền tảng phô trương sức mạnh với số lượng ngày càng tăng, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể hoạt động quân sự ở nước ngoài và sử dụng biện pháp cưỡng bức vào cuối những năm 2000 để khẳng định các yêu sách hàng hải của mình.

Kết luận

Các cường quốc ở đỉnh cao trong 150 năm qua đều mở rộng sự hiện diện kinh tế và quân sự ra nước ngoài khi nền kinh tế trong nước phát triển chậm lại, nổi bật như Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, đế quốc Nga, đế quốc Nhật Bản, nước Nga của Putin và Trung Quốc hiện tại. Ngay cả Nhật Bản thời hậu chiến, một quốc gia thường không được coi là theo chủ nghĩa bành trướng, cũng đã gia tăng đáng kể dấu ấn ở nước ngoài khi kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chóng của họ kết thúc. Nói chung, việc mở rộng là phản ứng thường thấy đối với các cường quốc ở đỉnh cao. Câu hỏi chính là việc mở rộng đó diễn ra như thế nào, một kết quả phụ thuộc rất nhiều vào triển vọng thương mại và loại hình chế độ của mỗi cường quốc. Các chế độ chuyên chế có triển vọng thương mại kém (đế quốc Nga, đế quốc Nhật Bản và nước Nga của Putin) đã sử dụng biện pháp cưỡng bức và chinh phục quân sự, những hình thức mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa trọng thương. Trung Quốc ngày nay có thể đang đi theo hướng tương tự, mặc dù tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Ngược lại, hai nền dân chủ có triển vọng thương mại tốt là Hoa Kỳ và Nhật Bản thời hậu chiến đã áp dụng một loạt phản ứng ôn hòa hơn và dựa trên cơ sở thị trường trước tình trạng tăng trưởng chậm lại.

Có hai hàm ý chính từ những phát hiện này. Thứ nhất, chúng thay đổi các lý thuyết cổ điển về sự bành trướng và xung đột của các cường quốc. Rất nhiều nghiên cứu tập trung vào sự chuyển đổi quyền lực giữa các quốc gia đang lên, đang suy thoái và tranh luận rằng liệu quốc gia đang nổi hay đang suy thoái có nhiều khả năng đảo ngược hệ thống quốc tế hơn. Bài viết này đề xuất rằng các quốc gia đang lên và suy thoái thường khá hòa hoãn, trong khi các cường quốc ở đỉnh cao có xu hướng trở thành động lực chính của xung đột chính trị. Rất nhiều các trường hợp được phân loại là các cường quốc đang lên hay suy tàn đã chuyển sang hung hăng lại chính là các cường quốc ở đỉnh cao đang phải chịu sự suy thoái nghiêm trọng. Những cường quốc ở đỉnh cao này không ngay lập tức phát động các cuộc chiến tranh phòng ngừa như một số lý thuyết dự đoán. Thay vào đó, họ tham gia vào việc mở rộng chủ nghĩa trọng thương để cố gắng khơi dậy sự trỗi dậy của mình. Trong hầu hết các trường hợp, sự mở rộng đó đã thúc đẩy sự cạnh tranh an ninh với các quốc gia đối thủ và lên đến đỉnh điểm là xung đột bạo lực. Nhưng chuỗi sự kiện dẫn đến đỉnh điểm đó thường phức tạp và ngẫu nhiên hơn những điều mà lý thuyết về chiến tranh và phòng ngừa và nghi binh có thể dự đoán.

Thứ hai, phần lớn cuộc tranh luận về chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Quốc tập trung vào mối nguy hiểm của một Trung Quốc đang trỗi dậy và đầy tự tin. Tuy nhiên, Hoa Kỳ thực sự phải đối mặt với một mối đe dọa bất ổn hơn: một Trung Quốc đầy tham vọng và đầy lo lắng đang phải hứng chịu tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang trượt dốc và có thể còn giảm hơn nữa trong những năm tới do nợ nần, suy giảm dân số, suy thoái môi trường và những trở thành đối thủ lâu dài ít đáng sợ hơn của Hoa Kỳ, nhưng có thể là mối đe dọa bùng nổ hơn trong ngắn hạn. Trong khi một Trung Quốc đang phát triển nhanh có đủ khả năng mở rộng từ từ và lùi bước trong các cuộc khủng hoảng – an toàn khi biết rằng sự giàu có, quyền lực và địa vị của mình đang tăng lên cũng như tính hợp pháp của ĐCSTQ được đảm bảo – thì một Trung Quốc trì trệ về kinh tế có thể càng khát khao tìm các lối thoát kinh tế và sẵn sàng phản ứng dữ dội trước những sự coi thường và thất bại.

Quả thực, khó có thể thấy Trung Quốc có thể làm điều gì khác. Chế độ này đã tăng cường tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, cam kết khôi phục lại Trung Quốc toàn vẹn bằng cách lấy lại các vùng lãnh thổ đã mất trong các thời kỳ trước, cho các chính phủ nước ngoài vay hàng trăm tỷ USD tiền thuế của người dân Trung Quốc để các chính phủ nước ngoài này vật lộn trả nợ đó và áp dụng chiến lược an ninh quốc gia kêu gọi hành động phòng ngừa chống lại các mối đe dọa đối với an ninh của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã gắn tính hợp pháp của mình với nhiều sáng kiến trong số này, và các nhóm lợi ích đầy quyền lực – bao gồm các tập đoàn công nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang – ủng hộ chiến lược hiện tại của Trung Quốc vì nó đổ đầy ngân sách của họ. Trong lịch sử, các cường quốc đã phải vật lộn để thoát khỏi những vướng mắc tại nước ngoài, đặc biệt khi những vướng mắc đó mang lại lợi ích cho giới tinh hoa chính trị. Trung Quốc dường như không phải là ngoại lệ đối với mô hình này.

Thách thức đối với chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là ngăn chặn sự bành trướng theo chủ nghĩa trọng thương của ĐCSTQ phản ứng lại. Ngược lại, để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ phải vừa ngăn chặn sự gây hấn vừa xoa dịu nỗi bất an của Trung Quốc và giữ Hoa Kỳ khỏi bị phản đòn nếu việc ngăn chặn và bảo đảm thất bại – một nhiệm vụ không hề nhỏ do sự căng thẳng vốn có giữa các mục tiêu này. Nếu xử lý sai, chính sách của Hoa Kỳ có thể sẽ bóp nghẹt Trung Quốc về mặt kinh tế và kích động nước này bằng những lời lẽ cứng rắn về Đài Loan và các vấn đề khác trong khi không thể ngăn chặn Bắc Kinh về mặt quân sự. Lịch sử cho thấy đó sẽ là công thức dẫn đến thảm họa.

Có hai nguyên tắc có thể giúp đạt được sự cân bằng tốt hơn. Thứ nhất, Hoa Kỳ nên tập trung vào cạnh tranh trong một số lĩnh vực có thể làm đảo lộn cán cân quyền lực. Hai mối nguy hiểm cấp bách nhất là Bắc Kinh nỗ lực chinh phục Đài Loan cũng như độc quyền và vũ khí hóa cái gọi là “yếu huyệt” về kinh tế, nghĩa là hàng hóa và dịch vụ mà các quốc gia khác không thể thiếu, như mạng viễn thông, chip máy tính, vật tư y tế và đất hiếm. Hoa Kỳ không cần phải đối đầu với Trung Quốc ở mọi nơi cùng một lúc, chẳng hạn, ban hành các biện pháp trừng phạt thương mại trên diện rộng, các chương trình hành động bí mật nhằm gây bất ổn cho Trung Quốc hoặc phiên bản BRI của Hoa Kỳ, sẽ gây tổn hại về mặt tài chính và gây bất ổn về mặt chiến lược. Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ cũng không nên thực hiện các cử chỉ mang tính biểu tượng, chẳng hạn như nâng cấp vị thế ngoại giao của Đài Loan, nhằm khiêu khích Bắc Kinh mà không tăng cường khả năng của Hoa Kỳ hoặc đồng minh. Thay vào đó, Hoa Kỳ nên tập trung vào việc làm giảm bớt sự gây hấn về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khi phản ứng một cách bình tĩnh hoặc thậm chí khuyến khích các sáng kiến hướng các nguồn lực của Trung Quốc theo hướng ít đe dọa hơn.

Thứ hai, cạnh tranh với cường quốc ở đỉnh cao là cuộc chạy đua với thời gian. Việc đảm bảo lợi ích của Hoa Kỳ đòi hỏi “chiến lược theo chủ nghĩa McGyver”, sử dụng các công cụ và đối tác hiện có thay vì chờ đợi những tài sản lợi thế vượt trội có thể không thành hiện thực trong nhiều năm. Việc Trung Quốc phải đối mặt với một quỹ đạo dài hạn đầy thách thức sẽ không được an ủi nhiều Bắc Kinh vẫn đánh bại Hoa Kỳ trong cuộc chiến về Đài Loan hoặc giành được quyền thống trị đối với các yếu huyết kinh tế trong thập kỷ này. Đề giảm bớt những mối đe dọa ngắn hạn này, Hoa Kỳ cần áp dụng các giải pháp tốt thứ hai, điều chỉnh các năng lực cũ cho các mục đích mới và nhanh chóng tập hợp các liên minh không hoàn hảo. Về mặt quân sự, điều đó có nghĩa là ngay lập tức mua sắm và triển khai các bệ phóng tên lửa và máy bay không người lái có vũ trang gần Đài Loan, ngay cả khi làm như vậy sẽ làm cạn kiệt nguồn vốn đầu tư dài hạn vào các hệ thống vũ khí tiên tiến hơn. Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ cần tập hợp các liên minh “tiểu đa phương” để phát triển các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của Trung Quốc và thực thi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và đầu tư có mục tiêu trong các lĩnh vực quan trọng, như Hoa Kỳ và một số đồng minh gần đây đã làm trong lĩnh vực bán dẫn tiên tiến.

Có lẽ tới những năm 2030, sức mạnh của Trung Quốc sẽ giảm bớt và một bước đột phá trong ngoại giao Trung-Mỹ sẽ trở nên khả thi. Tuy nhiên, thời điểm này lại là thời điểm nguy hiểm nhất, bởi vì một Trung Quốc đang đạt đến đỉnh cao có cả phương tiện và động cơ để đảo ngược các khía cạnh quan trọng của hệ thống quốc tế, bao gồm tính nguyên trạng lãnh thổ ở Đông Á, sự mở cửa của nền kinh tế toàn cầu và sự thống trị của các chính phủ và chuẩn mực dân chủ. Khi sự trỗi dậy hoành tráng của Trung Quốc sắp kết thúc, và “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình vụt mất, Hoa Kỳ phải xử lý sự bành trướng theo chủ nghĩa trọng thương của Trung Quốc bằng sự kết hợp tinh vi giữa răn đe, trấn an và hạn chế thiệt hại. So với tiến hành một cuộc tranh giành quyền bá chủ với một siêu cường đang lên, việc quản lý tình trạng suy thoái kinh tế của Trung Quốc có vẻ như là một nhiệm vụ nhàm chán. Nhưng nó sẽ là khôn ngoan hơn và cuối cùng hiệu quả hơn.

Người dịch: Nguyễn Hồ Điệp

Nguồn: Michael Beckley – The peril of peaking powers: Economic slowdowns and implications for China’s next decade – International Security, 48(1), 7-46.

TN 2023 – 71, 72, 73

Bình luận về bài viết này