Cân bằng giữa sự đa dạng và đồng nhất – Phần VIII


Từ chỉ dẫn những gì có thể làm và không

Trái ngược với các chính sách đỏ hạn chế, các chính sách đen dễ dãi chính thức cho phép ta làm những điều cụ thể. Các chính sách đen thường theo sau các chỉ dẫn xám được diễn đạt một cách mơ hồ và có chủ ý không rõ ràng. Trên thực tế, các chính sách xám cho phép địa phương thử nghiệm miễn là họ không vi phạm các ranh giới đỏ. Như Kellee Tsai đã quan sát, những nỗ lực thích ứng từ dưới lên như vậy “có thể hình dung một thực tế về thể chế của riêng họ”. Khi các chiến lược thích ứng được áp dụng rộng rãi và được chứng minh là có hiệu quả, nó khuyến khích các nhà cải cách trung ương biến các chính sách xám trước đây thành tín hiệu đen, nói cách khác, chuyển từ sự mơ hồ sang sự xác nhận rõ ràng.

Để minh họa về quan điểm chính sách từ xám-đến-đen trong giai đoạn trước năm 1993, các thử nghiệm từ dưới lên trong nông nghiệp tư nhân của Đặng rất hữu ích. Như đã nói ở trên, các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cải cách không đưa ra ý tưởng giải thể các xã và khoán sản xuất cho các hộ gia đình. Thay vào đó, đây là một thử nghiệm tuyệt vọng được khởi xướng bởi những người nông dân bần cùng ở những vùng nghèo nhất của Trung Quốc. Trong lĩnh vực cải cách nông nghiệp, Đặng đã trao cho Vạn Lý, lúc đó là bí thư tỉnh ủy An Huy, quyền tự chủ giải quyết các vấn đề trong lãnh địa của mình. Đặng rất chú ý lắng nghe phản hồi của Vạn về các thí nghiệm của nông dân ở An Huy, nhưng ông ấy cẩn thận không ủng hộ công khai quá trình phi tập thể hóa quá sớm.

Đặng đã thận trọng vì một số lý do. Đầu tiên, như Vogel lưu ý sâu sắc, ông Đặng đã biết từ kinh nghiệm rằng “những chỉ thị từ phía trên đã được cấp dưới nghiên cứu rất kỹ lưỡng”. Nếu ban lãnh đạo gửi đi một chỉ thị rõ ràng một chính sách cụ thể nên và có thể được thông qua, cả nước sẽ đi theo. Đối với một nhà độc tài, quyền lực của các nhiệm vụ từ trung ương theo cách nói của người Trung Quốc là “đảo lộn cả trời đất”. Nhưng đối với người dân, nếu nhiệm vụ được xây dựng không tốt, kết quả thảm hãi sẽ lan rộng như những gì đã xảy ra trong chiến dịch Đại nhảy vọng của Mao, dẫn đến nạn đói hàng loạt. DO đó, Đặng “cẩn thận về những gì ông ấy nói”. Ông ấy muốn đảm bảo rằng một thử nghiễm địa phương hoặc chính sách đưa ra có hiệu quả trước khi chính thức ủng hộ nó.

Thứ hai, để vượt qua sự phản kháng chính trị đối với sự thay đổi, trước tiên các nhà lãnh đạo trung ương phải xây dựng sự ủng hộ của công chúng đối với các chính sách mới. Để đạt được mục tiêu này, ngay cả trước khi chính thức tán thành việc Vạn thúc đẩy phi tập thể hóa, Đặng đã “định hình cục diện” bằng cách công bố rộng rãi sự thành công của đề xuất thông qua các cuộc họp cấp cao của đảng và các phương tiện truyền thông. Đáng chú ý, đây là hành vi gây ảnh hưởng chính trị hơn là kiểm soát. Vào mùa thu năm 1978, An Huy báo cáo thu hoạch bội thu ở những nơi canh tác tư nhân. Tại các hội nghị quốc gia, các quan chức địa phương khác cũng lên tiếng xác nhận tính thành công của nó.

Khi Đặng đánh giá rằng các điều kiện chính trị đã chín muồi, ông đã nói rõ quan điểm của mình. Vào tháng 5 năm 1980, ông công khai bày tỏ sự tán thành của mình đối với thử nghiệm ở An Huy: “[Nó] tỏ ra khá hiệu quả và htay đổi mọi thứ nhânh chóng theo hướng tốt hơn… Điều cực kỳ quan trọng là chúng tôi phải xuất phát từ địa phương cụ thể và quan tâm tới nguyện vọng của người dân. Không lâu sau, Vạn Lý được thăng hàm làm phó thủ tướng và là thành viên của ban Bí thư Đảng phụ trách lĩnh vực nông nghiệp. Tháng 9 năm 1980, Turng ương Đảng ban hành Chỉ thị số 75 chính thức cho phép giao sản xuất ở nông thôn cho các hộ gia đình cá nhân,

Sau khi được bật đèn xanh, một làn song phi tập thể hóa đã tràn khắp đất nước. Ngay cả các trang trại tập thể hoạt động ở một số khu vực cũng bị buộc phải đóng cửa, đúng như sự e ngại của Đặng về việc địa phương quá mong muốn thực thi các nhiệm vụ rõ ràng của trung ương. Đến năm 1982, các xã bị bãi bỏ. Năm năm sau, hiến pháp được sửa đổi để đảm bảo quyền lợi làm ăn của các hộ gia đình. Và đến năm 1989, gần nửa thế kỷ từ khi ĐCSTQ nắm quyền, Trung Quốc cuối cùng đã cung cấp đủ lương thực để xóa bỏ hoàn toàn chế độ bao cấp.

Tiếp theo, tôi chuyển sang trường hợp quan trọng của các xí nghiệp hương trấn (TVE). Như trong trường hợp khoán hộ gia đình ở nông thôn, Đặng và các cộng sự của ông đã không hình thành cũng như chấp nhận các TVE khi bắt đầu cải cách. Một quan chức địa phương trước đây đứng đầu Văn phòng Quản lý TVE ở một quận của Sơn Đông nhớ lại:

Tiền thân của TVE là công xã của người dân. Từ năm 1979 đến năm 1984, chính quyền trung ương ban hành Văn bản số 1 về phát triển kinh tế nông thôn. Những tài liệu này được gọi là số 1 vì chúng báo hiệu rằng chúng có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các khái cạnh của phát triển nông thôn. Từ năm 1979 đến năm 1984, TVE hoàn toàn không được phép vì nó không nằm trong kế hoạch. Chúng cũng không được chấp nhận về mặt chính trị vì các TVE được cho là tham gia vào nông nghiệp. Hồi đó, không có kế hoạch công nghiệp hóa [ở hai cấp chính quyền thấp nhất này].

Nhất quán với khẳng định trên, lập trường không rõ ràng của chính quyền trung ương đối với TVE thể hiện rõ trong các tuyên bố chính sách của họ. Trong Chỉ thị số 1 do Hội đồng Nhà nước ban hành năm 1979, có tiêu đề “Hướng dẫn phát triển công xã và xí nghiệp lữ đoàn”, cụm từ “TVE” không hề xuất hiện dù chỉ một lần. Thay vào đó, tài liệu viết là “công xã và xí nghiệp lữ đoàn”. Tài liệu kêu gọi chính quyền địa phương trở thành doanh nhân, nhưng nó không cho biết chính quyền thị trấn và thôn bản có thể thành lập doanh nghiệp của riêng họ hay không. Phần đầu tiên mở đầu bằng một tuyên bố mơ hồ: “Sau quyết định của Đảng tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba về tăng tốc phát triển nông thôn, các xã và xí nghiệp lữ đoàn được khuyến khích phải đạt được những tiến bộ vượt bậc”. Nhưng chính xác thì hình thức “tiến bộ vượt bậc” mà giới lãnh đạo mong đợi là gì không được chỉ rõ. Nó chỉ đơn thuần liệt kê một số lý do chung tại sao đạt được “tiến bộ vượt bậc” sẽ mang lại lợi ích cho phát triển nông thôn.

Phần thứ hai nhấn mạnh rằng các xí nghiệp tập thể phải tuân theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Nhưng, một lần nữa, điều này thực hiện như thế nào lại bị bỏ trống. Thay vào đó, hướng dẫn này nhấn mạnh đến hai điểm chính. Thứ nhất, việc hình thành các doanh nghiệp tập thể cần “thích ứng với điều kiện địa phương”, cụ thể là “sự sẵn có của các nguồn lực và nhu cầu địa phương”. Thứ hai, những nỗ lực đó phải “độc lập tự chủ”, tức là các chính quyền địa phương không nên mong đợi nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước trung ương. Trong toàn bộ hướng dẫn, các thuật ngữ “tùy theo điều kiện địa phương”, “dành cho những địa phương có điều kiện thích hợp” và “dựa trên nhu cầu và tính khả thi” được đặt trước trong các quy định chính sách chung chung. Ở cấp địa phương, mỗi thuật ngữ này cho một kế hoạch hoạt động có thể được diễn giải theo nhiều cách.

Bằng ngôn ngữ mập mờ không kém, chỉ thị này đã đề cập đến khả năng cạnh tranh giữa các công ty nhà nước hiện có và nổi tiếng là kém hiệu quả và các doanh nghiệp tập thể mới nổi.

Ở những nơi mà chính phủ đã thành lập các công ty chế biến [hàng nông sản] thuộc sở hữu nhà nước, câu hỏi liệu các công xã và lữ đoàn có thể thành lập các công ty chế biến hay không sẽ do các bộ phận liên quan ở các tỉnh, thành phố và khu vực tương ứng quyết định, người đưa ra quyết định sẽ dựa trên đánh giá của họ về ưu và nhược điểm.

Nhà nước trung ương về cơ bản đã chuyển hướng vấn đề chính trị hóc búa là làm thế nào để xử lý sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp nhà nước lại cho chính quyền địa phương. Ngoài ra, lưu ý rằng các hướng dẫn thậm chí không chỉ rõ chính quyền địa phương là ai; thay vào đó nó gọi cụm từ vô định hình “các bộ phận liên quan” (một thuật ngữ mà cho đến ngày nay vẫn thường xuất hiện trong các tài liệu chính thức của Trung Quốc). “Các bộ phận liên quan” này được khuyên nên quyết định có thành lập các công ty phi chính phủ hay không “dựa trên những đánh giá của họ về ưu và nhược điểm”. Nói một cách thông tục, tài liệu về cơ bản nói rằng: bạn (cho dù bạn là ai) hãy tự quyết định xem điều này có ích hay không.

Tuy nhiên, mặc dù phần lớn tài liệu rất mơ hồ, nó có một vài lằn ranh đỏ không thể vượt qua. Có một hạn chế lớn đó là liên quan đến quyền sở hữu tư nhân. Người ta nhấn mạnh rằng “xí nghiệp công xã và lữ đoàn” là “một thể chế kinh tế theo hệ thống xã hội chủ nhgiã về sở hữu tập thể, do xã và lữ đoàn điều hành”. Đồng thời cũng nhấn mạnh rằng các xí nghiệp xã và lữ đoàn bắt buộc phải tuân theo kiểm soát giá quốc gia.

Họ không được phép tính giá vượt quá mức trần quy định ở cấp trung ương. Vì vậy, trong những năm đầu tiên của cải cách, các quan chức địa phương đã cẩn trọng thử nghiệm kinh doanh tập thể. Cũng vẫn là quan chức từ Sơn Đông trên kể lại, “Chúng tôi dã cố gắng tìm ra bất kỳ sơ hở nào tồn tại vào thời điểm đó. Nếu chúng tôi bị cấm làm điều gì đó một cách rõ ràng, thì chúng tôi sẽ thử điều gì đó khác mà không bị hạn chế”.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Yuen Yeun Ang – Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào – NXB ĐN 2022

Bình luận về bài viết này