Tương lai của cuộc chiến chip Trung – Mỹ – Phần đầu


Trước sức ép từ Mỹ, Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc để nhà nước kiểm soát ngành công nghệ của mình. Thế nhưng, kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy cú hích lớn về chất bán dẫn sẽ mang lại nhiều rắc rối.

Năm 2022, Mỹ đã đẩy mạnh cuộc cạnh tranh với Trung Quốc trong ngành công nghiệp bán dẫn. Tháng 8/2022, Chính quyền Biden đã ký Đạo luật Chip và Khoa học – chính sách công nghiệp trị giá 52,7 tỷ USD nhằm thúc đẩy nghiên cứu, tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và khôi phục sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ.

Tháng 10/2022, Chính quyền Mỹ đã đặt ra những hạn chế lớn nhất từ trước đến nay đối với ngành sản xuất chip của Trung Quốc. Những hạn chế mới này được áp dụng đối với việc bán chip công nghệ cao cho Trung Quốc, tước đi sức mạnh trong lĩnh vực điện toán mà Trung Quốc cần để đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) trên quy mô lớn. Chính quyền Mỹ cũng mở rộng hơn nữa các biện pháp hạn chế đối với công cụ sản xuất chip trong các ngành hỗ trợ chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cắt đứt nguồn nhân lực lành nghề và các linh kiện của Mỹ được sử dụng trong công cụ sản xuất chip.

Chính quyền Biden đã không đưa ra cho Bắc Kinh “chiến lược rút lui” khả thi nào để chấm dứt cuộc chiến công nghệ; Nhà Trắng cũng không yêu cầu Bắc Kinh cải thiện hành vi thương mại hay đưa ra lộ trình dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Do đó, dưới con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, các biện pháp trừng phạt đối với chất bán dẫn cho thấy Chính phủ Mỹ đang tích cực “vũ khí hóa” quyền kiểm soát của mình đối với các công nghệ cốt lõi nhằm kiềm chế Trung Quốc. Kết quả là Chính phủ Trung Quốc đã biến an ninh chuỗi cung ứng thành ưu tiên cao nhất.

Được công bố vài ngày sau khi Mỹ thông báo về các biện pháp kiểm soát mới nhất đối với xuất khẩu chất bán dẫn. Báo cáo của Đại hội Đảng XX xác định xung đột thương mại hiện tại với Mỹ là “chiến trường chính về kinh tế” và tuyên bố sẽ “hiện thực hóa sức mạnh nội tại và tính độ lập của công nghệ cấp cao”. Để đạt được mục tiêu này, nhà nước sẽ huy động và tập trung mọi nguồn lực để “tấn công và điểm nghẽn công nghệ” và ‘giành chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục công nghệ cốt lõi”. Do đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ củng cố vai trò lãnh đạo của mình trong các vấn đề khoa học và công nghệ, xây dựng “hệ thống quốc gia” mới cho nghiên cứu khoa học và củng cố “lực lượng công nghệ chiến lược quốc gia”.

Dưới con mắt của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển từ hệ thống đổi mới dựa trên thị trường sang lập kế hoạch đổi mới quốc gia dựa trên an ninh. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch kinh tế dựa trên những lo ngại về an ninh thay vì năng lực kinh tế có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh tế trong dài hạn.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong chiến dịch xây dựng Mặt trận thứ ba đã làm nổi bật thách thức này. Trung Quốc phát động chiến dịch Mặt trận thứ ba từ giữa những năm 1960 để đối phó với tình hình an ninh phức tạp. Mao Trạch Đông lo lắng về cuộc chiến với Moskva sau sự chia rẽ Trung-Xô, trong đó cơ sở công nghiệp của Trung Quốc ở Mãn Châu có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên. Chiến tranh Việt Nam cũng khiến Trung Quốc thêm lo sợ về một cuộc tấn công của Mỹ vào khu vực công nghiệp ven biển của họ. Do đó, việc xây dựng Mặt trận thứ ba nhằm mục đích di chuyển cơ sở công nghiệp của Trung Quốc đến miền núi phía Tây Nam. Chiến dịch này tiêu tốn hơn 200 tỷ NDT và buộc hơn 4 triệu người phải di dời.

Sau thời kỳ Mao Trạch Đông, kế hoạch xây dựng Mặt trận thứ ba đã trở thành trách nhiệm kinh tế to lớn, để lại hệ quả kinh tế lâu dài. Mặc dù các dãy núi là lá chắn tự nhiên trước các cuộc không kích, nhưng chúng lại trở thành gánh nặng đối với phát triển doanh nghiệp do chi phí vận chuyển cao. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không thể bắt kịp đối thủ cạnh tranh và phải đối mặt với vấn đề nợ nghiêm trọng trong thời kỳ đổi mới. Chẳng hạn, tập đoàn sản xuất máy móc hạng nặng thứ hai của Trung Quốc ở Đức Dương, Tứ Xuyên đã lỗ hơn 2 tỷ USD vào năm 2015. Trong khi đó, chính quyền địa phương đã giúp các DNNN này tránh vỡ nợ vì sự sụp đổ của họ sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp trầm trọng.

Kết quả là, nhiều DNNN thời kỳ Mặt trận thứ ba trở thành các công ty “thây ma”. Họ tồn tại nhờ các khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương và các khoản vay chính sách từ ngân hàng. Những ràng buộc ngân sách mềm và trợ cấp địa phương cũng khuyến khích họ tiếp tục duy trì tình trạng “đóng băng” thay vì thực hiện các biện pháp cải cách đầy khó khăn để thích ứng với điều kiện thị trường.

Động cơ đẩy mạnh sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc cũng sẽ để lại hệ quả kinh tế lâu dài. Đối với quan chức địa phương, các chương trình khuyến khích đổi mới sáng tạo cho phép họ tiếp tục duy trì mô hình kinh tế dựa vào đầu tư, vốn đã dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau như tham nhũng, nợ địa phương và khủng hoảng bất động sản. Kể từ khi nắm quyền, Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng đang trở nên quá nóng ở Trung Quốc chẳng hạn như chiến dịch giảm đòn bẩy tài chính, các quy định về bất động sản và quy tắc sử dụng đất. Việc thúc đẩy xây dựng các khu công nghiệp đổi mới sáng tạo cho phép quan chức địa phương phớt lờ các chính sách này và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng.

(còn tiếp)

Nguồn: The Diplomat

TLTKĐB – 24/04/2023

Thúc đẩy khoa học – Phần III


Sự thăng tiến và suy tàn của các lĩnh vực

Việc khảo sát các giải Nobel này cho phép ta nắm bắt sự dao động giữa các khu vực khác nhau bên trong từng giải thưởng khoa học. Trong giải Vật lý học (và kỹ thuật công trình), 30 năm đầu sau cột mốc 1950 là giai đoạn thống trị của nhiều khám phá của ngành vật lý nguyên tử và vật lý hạt, vốn chiếm hơn hai phần ba số giải thưởng. Đến thế kỷ XXI, con số ấy đã giảm đi rất nhiều. Trong thời gian ấy, thiên văn học đã tăng gấp đôi số giải thưởng của nó, các giải thưởng về trạng thái rắn (dựa vào vật liệu) đã chiếm hơn một nửa, và những giải thưởng cho việc ghi hình chẳng hạn như chỏm mũi quét hay những kính hiển vi điện tử cũng xuất hiện. Xuyên suốt thời kỳ này, các nhà quy giản luận nổi bật trong lĩnh vực thiên văn học và vật lý hạt. Chính trong khoa học về thể rắn, khoa học nguyên tử, và quang học mới là nơi vật lý học kiến tạo đã vươn mình – các lĩnh vực này được gọi là khoa học “dựa vào phòng thí nghiệm” (được hình thành từ các nhóm nhỏ đang làm việc trong nhiều phòng thí nghiệm có kích thước rộng).

Trong thập niên 1950, gần một nửa các giải thưởng được trao cho những tiến bộ về lý thuyết, song thời gian gần đây điều này đã sụt xuống đến dưới một phần tư khi những kết quả đáng kinh ngạc từ các phòng thí nghiệm đã có nhiều tác động hơn. Sự cân bằng của các viện sĩ hàn lâm trong các phân khoa vật lý phản ánh sự thay đổi này với chỉ một phần ba trong số họ là các nhà lý thuyết ở giai đoạn hiện tại, ít nhất là tại Mỹ. Sự tăng tiến này của khoa học vật lý thực nghiệm xuất phát từ các trào lưu khoa học hay “trao lưu lây lan”, như ta sẽ tìm hiểu sau. Thật vậy, bất chấp các lý thuyết vững chắc làm nền tảng cho các cơ sở của vật lý học, trong thực tế chúng không giúp ích gì nhiều cho việc dự đoán phân môn vật lý học mới mẻ nào có thể xuất hiện từ những hướng đi khác nhau – sự may mắn, trực quan, và những thí nghiệm tinh tế đều giữ vai trò quan trọng đối với các giải Nobel.

Vào thời điểm thực hiện những công trình quan trọng của mình, hầu hết các nhà quy giản luận đều được hậu thuẫn trong các trường đại học – chính sự hiếu kỳ của xã hội chúng ta là cơ sở thúc đẩy những khám phá của họ. Ngược lại, các nhà kiến tạo đoạt giải được phân bố đồng đều giữa các công ty và trường đại học, phản ánh tính hiệu dụng được cảm nhận đối với công việc của họ, và cũn gphản ánh việc nó rõ ràng là khao học chính yếu như thế nào. Như ta sẽ thấy ở những phần sau, lý do khiến các công ty tài trợ nghiên cứu cơ bản là dnah tiếng và hình ảnh công nghệ cao mà việc này mang lại, cũng như việc tuyển mô những trí óc khác thường về giúp cho sự nghiệp của công ty. Việc các công ty lớn gần đây cho thuê phòng thí nghiệm chuyên về khoa học cơ bản như thế sẽ rút giảm sự đóng góp của công nghiệp vào các giải Nobel, nhưng không nhất thiết giảm đóng góp cho nỗ lực khoa học nói chung.

Trong giải Hóa học (và hóa sinh/hóa vật liệu), ngành hóa lý (những tính chất của phân tử như chúng dẻo sệt tới mức nào hoặc chúng trộn lẫn nhau ra sao) đã không đạt nhiều thành công và biến mất kể từ thập niên 1980, trong khi các giải thưởng dành cho việc thấu hiểu các phản ứng xảy ra như thế nào lại chiếm một nửa. Những gia tăng tương ứng cũng diễn ra trong ngành hóa hữu cơ và hóa sinh, mà hiện chúng đã chiếm hết ba phần tư số giải thưởng dành cho hóa học. Tầm quan trọng thương mại của các phản ứng hiệu lực cho các hóa chất nguyên liệu (các phân tử khởi đầu để làm ra các hóa chất hàng hóa) và cho các loại thuốc men đã tạo cho một số khám phá một tác động lớn lao, trong khi sự tăng tiến của thuật vũ đạo phân tử phức tạp mô tả các tế bào hoạt động thế nào đã thúc đẩy ngày càng nhiều tiến bộ. Điều này được phản ánh trong sự thống trị của các nhà quy giản luận trong số các nhà hóa sinh. Các nhà khoa học giành giải hóa hữu cơ rất có thể là những nhà kiến tạo – phần lớn họ xây dựng mới lại từ đầu.

Tôi sẽ nhấn mạnh rằng việc thiếu vắng các giải Nobel trong một lĩnh vực nào đó không có nghĩa là nó không có triển vọng hay không phát triển nhanh. Nó chỉ có nghĩa rằng không có lĩnh vực nào trong khoa học mà chỉ bằng vài cá nhân riêng biệt lại có thể trở nên nổi bật với một ảnh hưởng lớn. Nếu ta giới hạn việc tài trợ vào các khu vực khoa học có tiềm năng đoạt giải Nobel, mạng lưới khoa học ắt sẽ toàn là những cái lỗ hổng, mòn xác xơ ở những nơi quan trọng, với vô vàn sự trống rỗng. Khoa học thật sự không phải như vậy.

Trong ngành hóa học cũng vậy, thực nghiệm vẫn thống trị, khi hiện tại các giải Nobel trao cho các công trình lý thuyết đã giảm đi một nửa và chỉ chiếm một phần sáu trong tổng số. Khoa học đột hiện thường không xuất phát từ lý thuyết. Hiểu được cách thức và lý do vì sao các phản ứng diễn ra rốt cuộc không giúp nhiều trong việc dự đoán các quá trình tổng hợp hiệu quả, hay hình dung ra việc sao chép thông tin di truyền hoạt động như thế nào. Tuy nhiên, sự cân bằng này cũng phản ánh mức độ chênh lệch giữa số lượng các nhà hóa học lý thuyết so với các nhà thử nghiệm, vốn đông hơn họ rất nhiều.

Hóa học là một trong những khoa học đầu tiên thúc đẩy mạnh mẽ sự mở rộng công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX, vì vậy người ta có thể kỳ vọng các công ty dành cho nó nhiều hậu thuẫn. Nhưng hơn hai phần ba các giải Nobel là đến từ các trường đại học, trong khi con số đến từ các công ty chỉ chiếm chưa đến 10% (bằng nửa số giải dành cho vật lý học). Có vẻ như loại nghiên cứu được thúc đẩy trong các phòng thí nghiệm lớn của các công ty hóa học và hóa sinh không thể có nhiều tác động rộng lớn trong toàn bộ lĩnh vực, nếu so với tình hình tương tự trong vật lý học và kỹ thuật công trình. Ngược lại, trong cả hai lĩnh vực, vai trò của các công ty đã tăng lên rất nhiều trong suốt 30 n8am qua, khi khoa học kiến tạo bắt đầu tạo nên nhiều tác động hơn.

Với các giải Nobel trong Y học và Sinh lý học, câu chuyện xoay quanh sự phát triển bền bỉ của di truyền học, sinh học tế bào và vi sinh vật học vốn chiếm từ hơn một nửa cho đến hơn ba phần tư tổng số giải thưởng trong suốt 30 năm gần đây. Những tiến bộ trong việc thấu hiểu sinh lý học của con người (chủ yếu là các loại bệnh) đã nhường chỗ cho vấn đề nan giải về cách vận hành của sự sống. Với lý do đó, phần lớn sinh học tế bào hay di truyền học là khoa học giản lược, trong khi các nhà kiến tạo thành công trong phân ngành vi sinh vật (gồm cả ngành nghiên cứu miễn dịch) và khoa học quy mô con người (human-scale science) – chú trọng vào việc thực hiện các phương cách chữa trị. Khoa học hành vi lúc này vẫn bị bỏ qua. Hầu hết các nhà khoa học đoạt giải Nobel đều làm việc trong các bệnh viện thuộc trường đại học hay các học viện (vốn được tổ chức theo rất nhiều cách thức khác nhau), và mọi đột phá đơn lẻ đều được tiến hành trong thí nghiệm. Đóng góp lý thuyết duy nhất được công nhận đó là đồng giải thưởng năm 1984 dành cho Neils Jerne (một nhà khoa học kiên trì đi từ nước này sang nước khác) cho lý thuyết về cách mà hệ miễn dịch của chúng ta có thể tạo ra vô số loại kháng thể qua việc kết hợp các yếu tố khác nhau theo dạng tổ hợp (khá giống tổ hợp các mẻ nuôi cấy mà ông đã kết hợp). Hai giải Y học và Sinh lý học đã nở rộ thậm chí còn sớm hơn cả giải Hóa học, với những đột phá buổi đầu cho sức khỏe con người trong phẫu thuật rất lâu trước sự mở rộng khoa học trong nửa thế kỷ gần đây. Bất chấp những đột phá gần đây hơn trong việc thấu hiểu ở cấp đô vi mô, nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe con người vẫn chưa xuất hiện.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Jeremy J. Baumberg – Đời sống bí ẩn của khoa học – NXB TT 2022

Hệ thống an ninh mạng: Một trụ cột thiết yếu của thành phố thông minh – Phần VI


6/ Những quan ngại về an ninh trong các điều khoản về quản lý, kinh tế và xã hội

Cần xác định các yêu cầu chính của một thành phố thông minh trong bối cảnh an ninh thông tin, nhằm phát triển một sự hiểu biết tốt hơn trong các lĩnh vực vấn đề. Hơn nữa, tri thức về những yêu cầu cốt lõi sẽ giúp xác định các giải pháp đúng đắn và khả thi những vấn đề này. An ninh thông tin trong thành phố thông minh phụ thuộc chính vào ba yếu tố: các nhân tố quản lý, kinh tế-xã hội, và công nghệ. Trách nhiệm chính của các nhân tố này là ảnh hưởng và xác định các vấn đề an ninh thông tin trong thành phố thông minh. Công nghệ ICT đóng vai trò quan trọng và cùng nhau hợp tác để hình thành nên thành phố thông minh. Chúng không chỉ tạo nên toàn bộ hạ tầng cơ sở của thành phố thông minh mà còn cung cấp các giải pháp an ninh thông tin nhưng cũng đồng thời gây ra những lo ngại và vấn đề mới liên quan đến an ninh, quyền riêng tư, bảo vệ và khả năng phục hồi.

Người ta thừa nhận rằng các nhân tố quản lý và kinh tế-xã hội phụ thuộc vào các nhân tố công nghệ khi chúng được triển khai trong thành phố thông minh thông qua công nghệ. Các nhân tố này kết hợp với nhau tác động đến các vấn đề an ninh thông tin trong thành phố thông minh, và một lần nữa có thể được quản lý bằng công nghệ trong vai trò là một nhân tố định hướng trong kịch bản này. Do vậy, chức năng của công nghệ trong quản lý an ninh và các vấn đề an ninh thông tin trong việc triển khai tất cả các công nghệ phải là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua hai nhân tố còn lại cùng với nhân tố công nghệ để xác định các yêu cầu an ninh thông tin cốt lõi, điều này đòi hỏi phải nghiên cứu các nhân tố quản lý, kinh tế-xã hội. Trong phần này, những nhân tố này sẽ được thảo luận về mặt an ninh thông tin.

6.1/ Nhân tố quản lý

Các nhân tố quản lý khác nhau ảnh hưởng và kích hoạt những vấn đề an ninh bao gồm tiện ích, lĩnh vực sức khỏe, cơ sở hạ tầng, giáo dục, giao thông,… Mối quan tâm lớn nhất đối với các nhà nghiên cứu là các cuộc tấn công và gian lận mà có thể nhận thấy thông qua việc triển khai các thành phố thông minh không đúng cách trong khi thành phố thông minh hứa hẹn cung cấp tất cả các cách thức để duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng và quản lý các vấn đề. Những cuộc tấn công độc hại và gian lận này có thể gây rắc rối cho mục tiêu chính của thành phố thông minh. Trên thực tế, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề hơn những lợi ích mà chúng hứa hẹn.

Cần kiểm tra an ninh

Một khía cạnh quan trọng được Cesar Cerrudo, CTO của hãng nghiên cứu an ninh IOAactive Labs đưa vào bức tranh: các cơ quan quản lý là khách hàng của các hãng công nghệ không thèm kiểm tra mức độ an ninh của hệ thống mà họ mua. Điểm nhấn chính của họ là kiểm tra chức năng và công nghệ mà không chú ý đến vấn đề an ninh. Vì vậy, nhận thức của các cơ quan chức năng về việc quan tâm đến vấn đề an ninh là một yêu cầu quan trọng.

Các mối đe dọa đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng

Một trong những lĩnh vực sống còn và quan trọng khác là cơ sở hạ tầng quan trọng nơi việc thay đổi một tiến trình đơn lẻ trong một khung khổ cơ bản có thể là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ hay làm thiếu đi những dịch vụ cơ bản. Các cơ sở hạ tầng quan trọng chính bao gồm chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, và viễn thông. Việc triển khai các cơ sở hạ tầng quan trọng trong thành phố thông minh chủ yếu bao gồm IoT và lưới điện thông minh. Vì vậy các mối đe dọa đối với hai công nghệ này cần được xem xét.

Hơn nữa, tính toàn vẹn và khả năng phục hồi dữ liệu lớn bởi các hệ thống quan trọng là hai nhân tố có thể gây ra những vấn đề lớn như nhu cầu dữ liệu lớn cần phải được lưu trữ, quản lý và bảo vệ đúng cách. Điều này cũng đã trở thành một trách nhiệm quan trọng đối với hạ tầng quan trọng của thành phố thông minh trong việc đảm duy trì an ninh, khả năng phục hồi và tính toàn vẹn dữ liệu của mình. Do đó, điều cấp thiết là các cơ sở hạ tầng quan trọng cần phải được đảm bảo an toàn trước những sự tấn công độc hại mà nó có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho các thành phố thông minh và các dịch vụ đã cam kết. Loại hạ tầng cơ sở quan trọng nhất là khu vực y tế bởi nó liên quan đến tính mạng của bệnh nhân bởi rủi ro có thể khi thông tin quan trọng bị sửa đổi bởi những những kẻ tấn công. Vì vậy, cần một hệ thống mã hóa thật an toàn cho hệ thống thông tin sức khỏe trong thành phố thông minh.

Yêu cầu về tính di động, an ninh và quyền riêng tư thông minh

Những lo ngại về quyền riêng tư cũng xuất hiện với di động thông minh khi những cơ hội tiết lộ thông tin cá nhân nảy sinh trong các giai đoạn khác nhau của quá trình thu thập, xuất bản, và sử dụng dữ liệu theo dõi. Ở đây, việc địa phương hóa các kỹ thuật bao gồm GPS, GSM, Wi-Fi, Bluetooth, và FRID là cần thiết bởi vì máy chủ trung tâm không cần biết ID của các thiết bị ngoại vi. Các kỹ thuật phân tích dấu vết và khai thác dữ liệu được sử dụng bởi một số ứng dụng trên điện thoại thông minh cung cấp những dịch vụ di động thông minh. Hơn nữa, thông tin được gửi và nhận được từ các thiết bị sử dụng trong hạ tầng di động thông minh có thể là đối tượng bị tấn công độc hại là nguyên nhân của những báo cáo đi lại sai trong hệ thống định vị vệ tinh. Do vậy, tầm quan trọng của việc tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ ICT có lưu ý đến các đe dọa về vấn đề an ninh và quyền riêng tư được xác định bằng cách phân tích những vấn đề trong miền di động thông minh.

Tối ưu hóa năng lượng và đơn vị cung cấp năng lượng

Các dịch vụ năng lượng và đơn vị cung cấp năng lượng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lưới điện thông minh. Mà nó sử dụng các công nghệ truyền thông đồng thời hai chiều để quản lý năng lượng hiệu quả. Điện toán đám mây cung cấp các tính năng cho phép kết hợp dễ dàng các nền tảng phần mềm lưới điện thông minh. An ninh và quyền riêng tư dữ liệu là vấn đề được ưu tiên cao nhất cả đối với các tiện ích và người sử dụng. Ngoài ra, vấn đề an ninh phát sinh khi thực hiện triển khai trên hạ tầng đám mây. Một phương pháp thích hợp là cần thiết để đảm bảo năng lượng và các đơn vị cung cấp năng lượng tránh được các cuộc tấn công độc hại và gian lận. Một báo cáo đề xuất rằng người ta có thể sử dụng Hạ tầng Chính yếu Công cộng (PKI) và quản trị PKI thích ứng với vấn đề an ninh trong lưới điện thông minh.

6.2/ Nhân tố kinh tế-xã hội

Trong các thành phố thông minh, mọi người nhận được sự hỗ trợ về các vấn đề xã hội thông qua công nghệ mà nó cung cấp các dịch vụ nền tảng cơ bản cho sự phát triển của đô thị, dự phòng và quản trị cộng đồng. Điều này làm cho các thành phố thông minh trở thành các hệ thống dịch vụ một bước (one-step). Hơn nữa, các thành phố thông minh cung cấp các dịch vụ để cải thiện các sự kiện kinh tế, ngân hàng, và kinh doanh cho một sự tăng trưởng tài chính thông minh hơn. Những nhân tố kinh tế và xã hội trong trường hợp các thành phố thông minh cũng thường đặt ra vấn đề tấn công an ninh và quyền riêng tư. Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết vấn đề này.

Những thách thức trong truyền thông thông minh

Lĩnh vực truyền thông của thành phố thông minh có nguy cơ bị tấn công bởi virus, lừa đảo, và tấn công bảo mật. Khu vực viễn thông là một phần cơ sở hạ tầng chính yếu trong các thành phố thông minh. Có nhiều hoạt động quản lý tài chính khác nhau được thực hiện thông qua hệ thống mạng và viễn thông. Do vậy, các thành phố thông minh đòi hỏi một số loại môi trường an ninh và xác thực cho loại hoạt động này. Bên cạnh đó, truyền thông M2M cũng cung cấp một số dịch vụ cho cư dân của các thành phố thông minh. Vì vậy, loại hình truyền thông này cũng thu hút các nhà nghiên cứu về lĩnh vực an ninh trong các thành phố thông minh. Trong thời đại hiện nay, con người chủ yếu giao tiếp với nhah thông qua sự trợ giúp của điện thoại thông minh và máy tính bảng. Lĩnh vực này cũng đưa tới những áp lực mới cho vấn đề an ninh. Quyền riêng tư và an ninh thông tin cũng phải được xem xét. Rõ ràng là chúng ta càng sử dụng công nghệ, thì càng trở nên dễ bị tấn công. Tất cả các công nghệ ICT như điện toán đám mây, Bluetooth, mạng không dây, và IoT có vai trò riêng của mình trong các thành phố thông minh. Bởi vậy, an ninh liên quan tới những kỹ thuật này cần được tính đến trong khi thiết kế cấu trúc của các thành phố thông minh.

(còn tiếp)

Hiệu đính: T.Giang – CSCI

Nguồn: Zaigham Mahmood – Thành phố thông minh: khung quản trị và phát triển – NXB XD 2020.

Mối nguy hiểm của các cường quốc ở đỉnh cao: Suy thoái kinh tế và những tác động đối với Trung Quốc trong thập kỷ tới – Phần I


Michael Beckley

Từ xưa đến nay, các cường quốc đang trỗi dậy đềy dùng vũ lực để gây áp lực sắp xếp lại trật tự thế giới. Tuy nhiên, chủ nghĩa xét lại đầy bạo lực như vậy đặt ra một câu hỏi: Nếu một cường quốc đang trỗi dậy hưởng lợi từ trật tự hiện có và giành được chỗ đứng của họ, thì tại sao họ lại phá vỡ trật tự đó bằng một cuộc bành trướng liều lĩnh? Có một lý do đó là suy thoái kinh tế. Trong 150 năm qua, các cường quốc ở đỉnh cao – nhóm quốc gia nguy hiểm nhất có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng chưa dừng lại. Một thời kỳ tăng trưởng nhanh kéo dài đã trang bị cho họ những phương tiện để làm rung chuyển thế giới và sau đó suy thoái kéo dài đã thúc đẩy họ hành động quyết liệt để cố gắng khơi dậy sự phát triển của mình. Những động lực của các cường quốc ở đỉnh cao giúp giải thích một số sự kiện địa chính trị có hậu quả lớn nhất trong lịch sử hiện đại, bao gồm sự trỗi dậy của chủ nghĩa đế quốc của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX, sự bùng nổ của Thế chiến thứ Hai và cuộc chiến tại Ukraine năm 2014 của Nga. Những phát hiện này làm thay đổi các lý thuyết cổ điển về xung đột giữa các cường quốc và có những tác động đáng lo ngại đối với chính sách đối ngoại đương đại của Trung Quốc.

Các cường quốc đang trỗi dậy phản ứng thế nào trước suy thoái kinh tế

Các cường quốc đang trỗi dậy, hay “các cường quốc ở đỉnh cao”, vốn đang trải qua những đợt suy thoái kinh tế nghiêm trọng và kéo dài, trong đó nền kinh tế của một cường quốc đã tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với mức trung bình toàn cầu trong nhiều năm, sau đó là một giai đoạn kéo dài khác với tốc độ tăng trưởng tụt dốc. Suy thoái kinh tế có thể xảy ra vì nhiều lý do, bao gồm cạn kiệt nguồn lực, bão hòa thị trường, suy giảm nhân khẩu học, tham nhũng hoặc đơn giản là hồi quy về mức trung bình. Bất kể nguyên nhân chính xác là gì, vấn đề cơ bản là động lực kinh tế của một quốc gia đã cạn kiệt sức lực và các biện pháp khắc phục nhanh chóng, chẳng hạn như kích thích chi tiêu hoặc cải cách kinh tế nhỏ, đã không thể khởi động lại tăng trưởng ổn định.

Những đợt suy thoái kéo dài đặc biệt đe dọa đến một cường quốc và các nhà lãnh đạo của nó. Nếu tốc độ tăng trưởng của một quốc gia giảm xuống trong một vài quý, thì các nhà lãnh đạo quốc gia đó có thể hy vọng rằng thời kỳ suy thoái sẽ qua nhanh hoặc họ có thể khởi động lại nền kinh tế bằng các khoản chi tiêu kích thích nền kinh tế hoặc những cải cách nhỏ. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng giảm từ năm này qua năm khác thì các dấu hiệu hữu hình về tình trạng bất ổn kinh tế sẽ tích tụ (ví dụ: tiền lương trì trệ, các nhà máy đóng cửa), niềm hy vọng sẽ nhạt phai và các nhà lãnh đạo sẽ nhận ra rằng họ phải đối mặt với một lựa chọn cơ bản: chấp nhận “tình trạng bình thường mới” của tăng trưởng trì trệ hoặc có hành động quyết đoán để lật ngược tình thế.

Các cường quốc ở đỉnh cao thường chủ động

Các cường quốc khó có thể chọn phương án thứ nhất là không làm gì cả – bởi điều đó rủi ro về mặt địa chính trị, không được lòng dân trong nước và gây tổn hại về mặt tâm lý. Đầu tiên, sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, nếu không được kiểm soát, có thể khiến đất nước tụt hậu so với các đối thủ về kinh tế và quân sự. Cạnh tranh giữa các cường quốc rất khốc liệt, do đó sự trượt dốc đáng kể về tốc độ tăng trưởng của một quốc gia có thể làm suy yếu an ninh quốc gia. Điều đó có thể đặc biệt đúng đối với một cường quốc đang ở đỉnh cao, bởi vì sự đi lên nhanh chóng của nó có thể đã khiến các đối thủ cảnh giác và sự suy thoái sau đó sẽ tạo cơ hội cho những kẻ thù đó tấn công. Ngay cả khi các đối thủ tán thành những ý định thân thiện, họ cũng không thể thuyết phục được cường quốc ở đỉnh cao rằng họ sẽ không khai thác những tai ương kinh tế của nó trong tương lai, một vấn đề cam kết kinh điển. Khi cánh cửa dễ bị tổn thương của một cường quốc ở đỉnh cao bị mở ra, thì các cánh cửa cơ hội để nhen nhóm lại sự trỗi dậy hoặc đạt được các mục tiêu lịch sử của họ bắt đầu khép lại. Đối mặt với tình trạng trì trệ sắp xảy ra và sự săn mồi của thế lực nước ngoài, cường quốc ở đỉnh cao có khuynh hướng cố gắng đánh bại các xu hướng bất lợi bằng mọi biện pháp cần thiết.

Các nhân tố chính trị trong nước làm nổi bật sự cám dỗ này Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế kéo dài, nhiều bộ phận của xã hội đã quen với miếng bánh to: doanh nghiệp tăng lợi nhuận, cơ quan chính phủ tăng ngân sách, người dân bình thường cải thiện mức sống và tất cả những điều trên để có được sức mạnh và uy tín quốc tế lớn hơn. Lãnh đạo của các cường quốc đang lên thường nuôi dưỡng những tham vọng này, hứa hẹn với người dân rằng họ sẽ được đền đáp bằng sự hồi sinh của quốc gia và sự vĩ đại trong lịch sử nếu họ tiếp tục ủng hộ chế độ. Suy thoái kinh tế lại làm tiêu tan những tham vọng đó và làm hoen ố tính hợp pháp của các chính phủ. Các nhà lãnh đạo đấu tranh để tài trợ cho mạng lưới hỗ trợ nhằm duy trì sự cai trị của họ hoặc đáp ứng nhu cầu xã hội về các vấn đề thường nhật, chẳng hạn như bảo đảm việc làm và dịch vụ xã hội. Lo sợ tình trạng bất ổn, họ trở nên quyết tâm, thậm chí tuyệt vọng, nhằm khôi phục nền kinh tế và kiềm chế phe chính trị đối lập.

Các yếu tố tâm lý càng thúc đẩy các nhà lãnh đạo trở nên chủ động hơn trong thời kỳ suy thoái. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng con người thường sẵn sàng đánh cược liều lĩnh để tránh thua lỗ. Khi đối mặt với những xu hướng tiêu cực, con người có xu hướng phóng đại rủi ro nếu không hành động trong khi đánh giá quá cao khả năng xoay chuyển tình thế bằng những bước đi táo bạo. Sự kết hợp giữa mối đe dọa lạm phát, ác cảm mất mát và sự tự tin quá mức vào khả năng của chính mình – có sức lan tỏa trong nền chính trị thế giới. Nó có vẻ đặc biệt phù hợp với những nhà lãnh đạo của một cường quốc ở đỉnh cao vì thời đại tăng trưởng nhanh chóng đã thổi phồng cái tôi của họ và cho họ thứ gì đó để mất. Do đó, tình trạng suy thoái kéo dài đe dọa quyền lực, di sản lịch sử và có lẽ cả sự sống còn của họ. Chính sách cắt giảm và thắt lưng buộc bụng có thể là những phản ứng hợp lý đối với tình trạng suy thoái, nhưng những người cai trị có thể trở nên nghiện một cách phi lý với quyền lực đang lên và kiêu ngạo về khả năng kiểm soát các biến cố. Đúng hơn là thay vì ngoan ngoãn thích nghi với thời kỳ kinh tế khó khăn hơn, họ có thể lại đánh cược cho sự phục hồi bằng cách áp dụng các chính sách mới đầy tham vọng.

Các cường quốc ở đỉnh cao mở rộng ra nước ngoài

Về lý thuyết, một cường quốc ở đỉnh cao có thể chỉ dựa vào các biện pháp khắc phục trong nước để khởi động lại sự tăng trưởng của mình, như đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển để tăng năng suất; cung cấp cho công dân các dịch vụ xã hội (ví dụ: chăm sóc sức khỏe và lương hưu) để mau lòng trung thành và kích thích chi tiêu của người tiêu dùng; hiện đại hóa lực lượng quân sự và an ninh để chống lại kẻ thù. Để giải phóng nguồn lực cho đầu tư, một cường quốc ở đỉnh cao có thể cắt giảm các cam kết quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế, các cường quốc ở đỉnh cao khó có thể thu mình lại trong nước. Đầu tư trong nước rất tốn kém, có thể mất nhiều năm để thúc đẩy sự giàu có và quyền lực của quốc gia và thường đòi hỏi phải tăng thuế, điều này có thể gây ra tình trạng bất ổn và khiến suy giảm trầm trọng hơn. Trong khi đó, việc tinh giảm biên chế có thể không tiết kiệm được nhiều tiền: binh lính từ nước ngoài về nước vẫn cần được trả lương và có nhà ở – hoặc họ có thể bị sa thải, nhưng việc cắt giảm quân ngũ và ngân sách quốc phòng sẽ làm giảm việc làm và có thể cả tăng trưởng nữa, ít nhất là trong ngắn hạn. Quan trọng nhất, việc cắt giảm có nguy cơ làm ảnh hưởng quốc tế của đất nước, khuyến khích các đối thủ nước ngoài và đẩy cường quốc ở đỉnh cao vào tình trạng suy thoái toàn diện.

Ngay cả khi một cường quốc ở đỉnh cao có đủ khả năng về mặt tài chính, chính trị và chiến lược để tăng cường đầu tư trong nước trong thời kỳ suy thoái nghiêm trọng, thì họ vẫn có thể thiếu nguyên liệu thô và các thị trường tiêu thục hiệu quả cần thiết để biến chi tiêu bổ sung thành của cải thực sự. Đất nước đó có thể đã cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Có lẽ số lượng công nhân và người tiêu dùng đã bắt đầu giảm đi. Có lẽ hầu hết các cây cầu, con đường và tòa nhà công ích của đất nước đó đã được xây dựng. Hoặc có lẽ các thể chế chính trị của quốc gia đó đã bị những kẻ trục lợi tham nhũng chiếm đoạt. Suy thoái kéo dài, gần như theo định nghĩa, là kết quả của việc giảm lợi tức đầu tư, cạn kiệt các yếu tố đầu vào quan trọng, hoặc cả hai. Những vấn đề cơ cấu này không thể giải quyết đơn giản bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế.

(còn tiếp)

Người dịch: Nguyễn Hồ Điệp

Nguồn: Michael Beckley – The peril of peaking powers: Economic slowdowns and implications for China’s next decade – International Security, 48(1), 7-46.

TN 2023 – 71, 72, 73

Mối đe dọa mới cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – Phần cuối


Đảng Dân chủ đã đề cử 11 thành viên cho Ủy ban, trong đó có 3 nghị sĩ Mỹ gốc Á. Nghị sĩ bang Illinois Raja Krishnamoorthi, một người Mỹ gốc Ấn và là ủy viên Ủy ban Tình báo, giữ vai trò thành viên xếp hạng (thành viên có thâm niên nhất thuộc đảng thiểu số – ND). Ông bày tỏ mong muốn được làm việc với các đồng nghiệp thuộc cả hai đảng để chống lại “sự gây hấn leo thang” từ phía Đảng Cộng sản Trung Quốc, đề cập đến mối đe dọa đối với Đài Loan và tình trạng đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ. Tuy nhiên, ông cũng muốn ủy ban tránh đưa ra những luận điệu có thể châm ngòi cho thái độ thù địch nhằm vào người Mỹ gốc Á.

Vẫn chưa rõ ủy ban mới sẽ giải quyết vấn đề nào trước. Nhưng Gallagher cho biết ưu tiên hàng đầu là giải quyết vấn đề tồn đọng vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 18 – 19 tỷ USD, vốn được phê duyệt để bán cho Đài Loan nhưng chưa được giao. Ông cũng đã nhiều lần kêu gọi cấm TikTok, ứng dụng mạng xã hội do Trung Quốc sở hữu.

Tất cả những điều đó sẽ khiến Tập Cận Bình khó chịu. Tuy nhiên, đối với ông, một trong những rủi ro lớn nhất là ông có thể phản ứng thái quá, kích động những người diều hâu trong Quốc hội Mỹ, mà không nhận thức được rằng phần lớn hoạt động của ủy ban chỉ mang tính chất “biểu diễn” chính trị. Mặc dù các quan chức Trung Quốc khi đó đã làm dịu giọng điệu, nhưng trước kia, họ từng chỉ trích gay gắt hai ủy ban tập trung vào Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với CECC và hai thành viên đảng Cộng hòa của ủy ban này.

Một số chuyên gia cố vấn cho chính phủ Trung Quốc hiện lo ngại rằng đảng Cộng hòa đang cố gắng lợi dụng chính sách với Trung Quốc và đẩy hai nước lún sâu hơn vào một cuộc đối đầu kiểu chiến tranh lạnh. Chuyên gia Đồng Xuân Lĩnh thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, một tổ chức tư vấn có liên hệ với Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc, cho rằng Ủy ban mới sẽ hoạt động như một “kẻ ném đá”, phá hoại mọi nỗ lực của Biden nhằm hợp tác với Trung Quốc. Đồng Xuân Lĩnh dự đoán, khi cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Mỹ đến gần hơn, các chính sách về Trung Quốc của hai đảng ở Mỹ nhiều khả năng sẽ ngày càng tương đồng, và quan hệ với Trung Quốc có thể trở thành nạn nhân của cuộc đấu tranh chính trị nội bộ Mỹ.

Ủy ban về Trung Quốc thực sự có thể khiến Biden gặp khó khăn hơn trong việc quản lý quan hệ với Trung Quốc. Mặc dù chính quyền Biden không có dấu hiệu giảm nhẹ lập trường đối với các vấn đề chính như Đài Loan hay thương mại công nghệ, nhưng họ muốn hợp tác với Trung Quốc trong việc xây dựng các “hàng rào bảo vệ” để ngăn chặn xung đột. Mỹ cũng hy vọng hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực được quan tâm toàn cầu, chẳng hạn như cắt giảm lượng khí thải metan và chuẩn bị cho nguy cơ bùng phát đại dịch tiếp theo. Ủy ban mới về Trung Quốc không có thẩm quyền chính thức để ngăn chặn các sáng kiến như vậy; nhưng các phiên điều trần của ủy ban này chắc chắn sẽ kích động dư luận, thu hẹp các lựa chọn của Biden.

Điều đó làm nảy sinh một vấn đề tiềm ẩn khác đối với Tổng thống Mỹ. Nếu Ủy ban thúc đẩy Biden hướng tới một tư thế đối đầu hơn với Trung Quốc, ông có nguy cơ khiến một số đồng minh xa lánh, đặc biệt là các đồng minh châu Âu. Mặc dù nhiều người trong số họ chia sẻ một số lo ngại của Mỹ về các chính sách của Tập Cận Bình, nhưng họ cũng lo ngại về việc tái can dự với Trung Quốc về mặt thương mại và cảnh giác với nguy cơ bị cuốn vào một cuộc đối đầu quân sự ở châu Á.

Tuy nhiên, cũng có những cạm bẫy đối với đảng Cộng hòa. Một là các thành viên của họ trong Ủy ban có nguy cơ chỉ trích chính quyền Biden quá nhiều. Robert Kelmer, chuyên gia về điều tra quốc tại công ty luật Covington & Burling của Mỹ, cho biết các ủy ban của Quốc hội có được sự tín nhiệm không phải từ quyền lực chính thức mà chủ yếu là từ sự quan tâm của giới truyền thông, và sự quan tâm này có thể nhanh chóng suy yếu nếu họ rơi vào tranh cãi đảng phái. Ông nói: “Nếu giới truyền thông không quan tâm đến một cuộc điều tra của quốc hội, cuộc điều tra đó sẽ kết thúc”.

Rủi ro lớn khác là các phiên điều trần của Ủy ban tạo thêm sức nặng cho các đảng viên Dân chủ và các nhà phê bình khác, những người lo lắng về việc nó sẽ thúc đẩy bạo lực nhằm vào người châu Á. Vào ngày 10/1, 23 nghị sĩ Hạ viện đã đưa ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về hướng đi của Ủy ban và cảnh báo rằng “chính sách và những lời lẽ đầy liều lĩnh và định kiến” từ cựu Tổng thống Donald Trump và các đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đã góp phần khiến các tội ác do thù hận người châu Á tăng 339% vào năm 2021.

Gallagher bác bỏ những lo ngại đó và nói rằng ông muốn bảo vệ cộng đồng Hoa kiều khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cũng thừa nhận rằng cần phải hành động thận trọng. Ông lưu ý rằng cựu Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy cũng là một cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến từ Wiscosin. Ông nói: “Bài học của Joseph McCarthy là chúng ta luôn có nguy cơ đi quá đà. Tôi phải chứng minh rằng Ủy ban là một diễn đàn cho các cuộc tranh luận nghiêm túc, tỉnh táo của các chính khách”.

Nguồn: TLTKĐB – 10/05/2023

Internet thức giấc – Phần III


Như bạn có thể nhận thấy, Internet là bước theo kịch bản cổ điển của một mạng lưới đang phát triển. Ngày nay, đã hai thập kỷ trôi qua, nó tiếp tục gia tăng số nút – điều kiện đầu tiên và cần thiết cho sự đột khởi của topo không tỷ lệ. Tuy nhiên, gắn kết ưu tiên – điều kiện thứ hai là điều kiện tinh vi hơn. Tại sao mọi người lại kết nối máy tính của mình với bộ định tuyến nào đó chứ không chọn cái gần nhất?

Hóa ra, độ dài của cáp không phải yếu tố hạn chế quyết định sự tăng trưởng hay trì trệ của Internet. Khi một tổ chức quyết định kết nối các máy tính với Internet, họ chỉ chú ý đến vấn đề chi phí. Xét về băng thông – thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây, nút gần nhất thường không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Đi thêm một vài cây số có thể giúp truy cập vào bộ định tuyến nhanh hơn.

Các bộ định tuyến cấp phát nhiều băng thông hơn sẽ có nhiều liên kết hơn. Các kỹ sư mạng sẽ tự động tìm đến những điểm truy cập kết nối mạnh hơn. Hiệu ứng đơn giản này có thể giải thích cho gắn kết ưu tiên. Chúng tôi không biết chắc nó là nguyên nhân duy nhất, nhưng rõ ràng, gắn kết ưu tiên hiện diện ở Internet. Điều này trước tiên được Soon-Hyung Yook và Hawoong Jeong chứng minh khi họ so sánh sơ đồ Internet được ghi lại trong khoảng thời gian vài tháng. Khi vẽ sơ đồ thể hiện cách thức Internet phát triển nút, họ tìm ra bằng chứng định lượng cho thấy các nút có nhiều liên kết giành được liên kết hơn các nút chỉ có một vài liên kết.

Quy luật tăng trưởng và gắn kết ưu tiên có lẽ đủ để giải thích topo không tỷ lệ do anh em nhà Faloutsos khám phá. Tuy nhiên, trên Internet, mọi thứ phức tạp hơn. Dù không phải yếu tố chính, nhưng khoảng cách cũng giữ via trò quan trọng. Không thể phủ nhận, việc lắp đặt cáp quang dài một cây số dĩ nhiên đắt đỏ hơn lắp cáp quang dài vài chục mét. Chúng ta cũng phải cân nhắc rằng các nút không xuất hiện ngẫu nhiên trên sơ đồ. Ở đâu có nhu cầu thì nơi đó các bộ định tuyến mới được lắp đặt, mà nhu cầu lại phụ thuộc vào số lượng người muốn sử dụng Internet. Vì thế, có một sự tương quan lớn giữa mật độ dân số và mật độ các nút trên Internet. Sự phân bố các bộ định tuyến trên bản đồ Bắc Mỹ hình thành một phân dạng (một vật thể hình học thường có hình dạng gấp khúc trên mọi tỷ lệ phóng đại, và có thể được tác ra thành từng phần: mỗi phần trông giống như hình tổng thể, nhưng ở tỷ lệ phóng đại nhỏ hơn) – cấu trúc do Benoit Mandelbrot khám phá năm 1970. Từ đó, khi mô hình hóa Internet, chúng ta cần đồng thời nhận thức được mối tương liên của sự tăng trưởng, gắn kết ưu tiên, sự phụ thuộc vào khoảng cách và cấu trúc phân dạng ẩn sâu.

Mỗi yếu tố này nếu đạt giá trị quá lớn đều có thể phá hủy topo không tỷ lệ. Ví dụ, nếu chiều dài dây cáp là mối quan tâm chính quyết định nơi kết nối, mạng lưới cuối cùng sẽ có phân bố bậc hàm mũ, phát triển một topo rất giống với bản đồ đường bộ. Nhưng tuyệt vời nhất là, những cơ chế chi phối này cùng tồn tại luôn cân bằng khéo léo với nhau, duy trì một Internet không tỷ lệ. Nhưng chính sự cân bằng này lại là gót chân Asin của Internet.

6.

MAI là một nhà cung cấp dịch vụ Internet nhỏ có trụ sở tại McLean, Virginia, sở hữu một số bộ định tuyến Internet tốc độ cao kết nối với các mạng lưới khổng lồ của Sprint và UUNet. Vào sáng thứ Sáu, ngày 25 tháng 4 năm 1997, MAI đưa ra cập nhật bảng định tuyến cho các bộ định tuyến của nó. Các bảng định tuyến được cập nhật định kỳ do topo của mạng lưới thay đổi thường xuyên. Lúc 8 giờ 30 phút sáng, MAI phát các thông tin cập nhật, nhưng do cấu hình không chính xác, bản cập nhật không dừng lại tại các bộ định tuyến của MAI mà còn ảnh hưởng đến một số lượng lớn bộ định tuyến của Sprint và UUNet, khiến chúng gửi tất cả lưu lượng truy cập đến một số bộ định tuyến của MAI.

Giống như cảnh “tức nước vỡ bờ”, nước trào ra ào ào cuốn mọi thứ trên dòng chảy của nó. MAI thất kinh khi nhìn thấy tất cả lưu lượng truy cập Internet đột nhiên dội về phía nó. MAI không có khả năng để xử lý dù chỉ một phần của “cơn lũ” truy cập này, nó vụt biến thành một lỗ đen, hút tất cả các gói dữ liệu với tốc độ khủng khiếp. Bốn mươi phút sau, công ty buộc phải đóng cửa để ngăn chặn thiệt hại. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet khác thì bất lực khi chứng kiến tất cả lượng truy cập bị hút vào lỗ đen đó. Sprint chỉ phục hồi sau khi thay đổi tất các bảng định tuyến mà nó sở hữu, nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn và nhỏ bị ảnh hưởng bởi sự cố cũng làm như vậy.

Nhờ giải pháp nhanh và tuổi đời còn tương đối trẻ của Internet, thế giới không chú ý đến sự kiện này. Tuy nhiên, nó là minh chứng hùng hồn về tốc độ sự cố lan truyền trên Net: chỉ vài phút sau khi phát bản định tuyến lỗi cấu hình đã gây ra một tai nạn điển hình của sự cố xếp hàng.

Paul Baran mang trong mình một nỗi sợ khi ông thiết kết Giao thức Liên mạng (IP). Ông tiên đoán các đầu đạn hạt nhân của Liên Xô sẽ bắn phá các trụ sở quân đội và cơ quan tình báo, có khả năng dẫn đến tình trạng mất thông tin và liên lạc. Cả ông và những nhà tiên phong Internet đời đầu, không ai nghĩ rằng một ngày nào đó, người dân từ bất kỳ nước nào trên thế giới có thể tiếp cận cơ sở hạ tầng của nó. Trong nhiều năm, Hoa Kỳ không chia sẻ công nghệ với các nước kém thân thiện. Chính bản thân tôi cũng trải nghiệm điều đó, khi danh sách bị lên án của CO-COM đã loại bỏ Hungary ra khỏi Internet cho tới khi bức tường Berlin sụp đổ. Tuy nhiên Internet dễ “lây” đến mức không thể bị ngăn cản bởi những rào cản nhân tạo như vậy. Nhờ sự khéo léo của các nhà quản lý hệ thống địa phương, rất nhiều trường đại học ở Đông Âu đã thường xuyên liên lạc qua email với các đồng nghiệp phương Tây của họ trước khi những rào cản này được dỡ bỏ. Ngày nay hầu như mọi quốc gia trên trái đất đều có kết nối Internet. Chính sách truy cập mở này mang lại những nguy hiểm khó lường và nguy cơ bị tổn thương ngày càng đe dọa thế giới tương kết của chúng ta.

Một vài cracker được đào tạo bài bản có thể phá hủy mạng trong vòng ba mươi phút từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Có rất nhiều cách để thực hiện việc này, từ việc xâm nhập vào các máy tính chạy các bộ định tuyến quan trọng đến việc tạo ra các cuộc tấn công từ chối dịch vụ đối với những nút bận rộn nhất. Sâu Code Red, lây lan nhanh như một virus, đã “gây bệnh” cho hàng trăm ngàn máy tính trên thế giới vào mùa hè 2001, là một ví dụ điển hình về một thành quả công nghệ có thể làm công việc phá hoại đó. Lúc đầu, nó dường như là một loại virus vô hại vì không làm hỏng máy chủ. Nhưng sau khi im lìm vài ngày, nó đột nhiên biến tất cả các máy tính bị lây nhiễm thành zombie, đồng thời truy cập liên tục trang web của Nhà Trắng (white-house.gov). Code Red chỉ là một minh chứng cho tiềm năng thành công của những virus tự động, Các phiên bản virus phức tạp hơn có thể dẫn đến thiệt hại không thể so sánh được. Vô hiệu một vài nút lớn sẽ không đủ để phá vỡ mạng thành nhiều phần, nhưng sự cố xếp tầng của các bộ định tuyến khác do việc chuyển hướng lưu lượng tới các nút nhỏ hơn cuối cùng sẽ khiến mạng lưới suy sụp thực sự.

Hầu hết những cracker hay hacker có chuyên mô sẽ chẳng có hứng thú phá phách Internet. Một vụ tấn công thành công cũ có thể khiến họ mãi mãi không thể truy cập vào Web nữa. Nhưng Internet dễ dàng thành mục tiêu của những quốc gia chơi xấu hay những tổ chức khủng bố. Hiểu về topo của Internet sẽ giúp chúng ta bảo vệ nó thành công.

7.

Ngày 30 tháng 08 năm 2001, National Public Radio phát sóng một đoạn giới thiệu dài năm phút về nghiên cứu mới nhất của chúng tôi được tạp chí Nature xuất bản cùng ngày hôm đó. Đó không phải lần đầu công trình của chúng tôi lên sóng. Nhưng vào buổi sáng hôm sau, tôi không tin vào mắt mình khi nhìn vào mạch đếm website của dự án, có đến 10.000 lượt truy cập sau một đêm, tôi nhận ra lần này là một khác biệt thật sự. Hộp thư điện tử của tôi chật kín vô vàn những tin nhắn. Hầu hết đều là phản ứng tích cực, tuy nhiên, một vài tin nhắn cũng khá đáng sợ. “Cút ngay ra khỏi máy tính của tôi!” một nhân viên cấp cao của công ty phát triển phần mềm đã viết cho tôi như vậy. “Tôi không muốn nhìn thấy một người nghiên cứu khoa học máy tính Đông Âu nào nữa bị Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ ném vào tù đâu”, một tin nhắn không mấy thân thiện khác, gợi nhắc tôi về vụ chính quyền Hoa Kỳ bắt giữ một tin tắc người Nga gần đây. “Tôi yêu cầu anh phải đảm bảo không máy tính nào trong mạng lưới của tôi đã và đang bị chương trình này nhắm tới”, một CEO của một công ty Thụy Sĩ viết như vậy.

“Tôi nhắc anh rằng bất kỳ việc sử dụng trái phép các nguồn lực tại địa chỉ IP này đều bất hợp pháp và có thể dẫn đến kiện cáo và yêu cầu bồi thường”. Làm thế nào có thể một bài báo nghiên cứu dành cho hữu hạn đối tượng học giả và được một trong những tạp chí khoa học uy tín nhất xuát bản lại tạo ra những phản ứng dữ dội như vậy?

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Albert-László Barabási – Thế giới mạng lưới – NXB DT 2017.

Tiến hóa của kỹ thuật cơ sở dữ liệu – Phần XII


7.1/ Lược đồ khái niệm của trạng thái

Khái niệm dùng trong nhiều ngành hướng đến ngôn ngữ học, logic vị từ, khoa học nhận biết. Tuy nhiên, các ngành này không mô tả chung các thuật ngữ, định nghĩa, cơ chế phân biệt các đối tượng và mối quan hệ giữa chúng.

Giả sử rằng lĩnh vực có các đối tượng, mối quan hệ, khái niệm,… theo cách nhìn thế giới thực. Một cách đơn giản, như logic vị từ, giả sử có (i) sự kiện; (ii) luật.

Việc nghiên cứu bản chất và tổ chức của thế giới thực là chủ đề của ngành bản thể. Nghiên cứu về bản thể:

+ Cần có cách quan sát lĩnh vực. Thuật ngữ dùng trong bản thể để gán các khẳng định đó là khẳng định bản thể. Trong hệ thống thông tin, mô hình khái niệm là khẳng định tương ứng với việc nhìn lĩnh vực theo cách cụ thể. Về nguyên tắc, cùng mô hình khái niệm cùng nhằm vào lĩnh vực;

+ Tập các khái niệm dùng trong lĩnh vực cụ thể là mô tả trừu tượng, tức mô tả khái niệm của lĩnh vực đó; trong vài tài liệu, cho là bàn thể của lĩnh vực. Do có một vài khái niệm, nên có vài bản thể;

+ Một bản thể là cái nhìn cụ thể của lĩnh vực cụ thể; do vậy nó là khẳng định bản thể để người dùng (i) quan sát; (ii) tác động lên lĩnh vực đó. Trong hệ thống thông tin, bản thể được gọi là lược đồ khái niệm; ngôn ngữ thể hiện lược đồ khái niệm được gọi là ngôn ngữ mô hình hóa khái niệm.

Nhận xét:

1/ Các mô hình khái niệm trong hệ thống thông tin phức tạp hơn nhiều so với lĩnh vực chỉ gồm (i) đối tượng; (ii) mối quan hệ;

2/ Nhiều hướng trong các mô hình khái niệm, làm tăng hay giảm mức ứng dụng đối với hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, tất cả đều chia sẻ giả thiết cơ bản như nêu trên.

Phân biệt khái niệm với đối tượng: Theo từ điển, khái niệm là ý đồ trừu tượng, chung được khái quát hóa từ các sự kiện cụ thể, hay ý tưởng hay bức tranh tin thần về nhóm hay lớp các đối tượng được tạo nên bằng cách kết hợp các khía cạnh của chúng.

Có nhận xét: Khái niệm là cái ta tạo trong đầu qua việc tổng hợp các trường hợp riêng. Khái niệm có thể là cái đã có và cái phát triển.

1/ Phân lớp là việc liên kết các đối tượng có cùng khái niệm; Tập các đối tượng đôi khi đ5ươc gọi là lực lượng, dân cư của khái niệm;

2/ Kiểu thực thể là khái niệm, mà thể hiện là các đối tượng đơn và có tên;

3/ Các đối tượng ứng với thể hiện thực thể được gọi là thực thể;

4/ Mối quan hệ cho phép liên kết hai hay nhiều thực thể. Kiểu quan hệ là khái niệm, mà có thể hiện là mối quan hệ;

5/ Mối quan hệ tham chiếu: Về nguyên tắc, mối thực thể trong lĩnh vực cần có ít nhất một tên để phân biệt. Tên là đối tượng ngôn ngữ cho phép tham chiếu đến thực thể. Tên cũng là thực thể, cho nên là thể hiện của một vài kiểu thực thể; kiểu thực thể này được gọi là kiểu thực thể tu từ.

7.2/ Cơ sở thông tin

Cơ sở thông tin là mô tả của thực thể và các mối quan hệ của lĩnh vực được thể hiện trong hệ thống thông tin.

Cơ sở thông tin không chỉ gồm khía cạnh vật lý. Nó có mô tả trừu tượng, cho phép lập luận về lược đồ và lấy thí dụ về trường hợp riêng.

Thuật ngữ mô hình khái niệm không được dùng theo cùng một nghãi trong các tài liệu công nghệ thông tin. Có người sử dụng:

+ Mô hình khái niệm là lược đồ khái niệm;

+ Mô hình khái niệm là lược đồ khái niệm cùng với cơ sở thông tin.

Cần phân biệt ba khái niệm (i) mô hình khái niệm; (ii) lược đồ khái niệm và (iii) cơ sở thông tin.

7.3/ Lược đồ khái niệm của hành vi

Hầu hết các lĩnh vực của hệ thống thông tin thay đổi theo thời gian, tại hai mức: (i) lược đồ khái niệm; (ii) trạng thái. Thay đổi tại lược đồ ít hơn tại trạng thái.

Bất kỳ thay đổi về lực lượng của kiểu thực thể (hay kiểu quan hệ có thể tách thành tập các thay đổi nguyên tử, theo kiểu sau:

+ Thêm thực thể (quan hệ);

+ Hủy thực thể (quan hệ).

Thay đổi là do sự kiện. Người ta thường giả sử các sự kiện xảy ra tức thì, tức là không có khoảng. Ta giả sử sự kiện gây nên chuyển dịch lĩnh vực, từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Khi giả sử chuyển động không tức thời, sẽ có khảong thời gian người ta không rõ trạng thái hệ thống. Nếu muốn tính đến các sự kiện, cần xem xét:

+ Làm mịn lược đồ khái niệm của lĩnh vực;

+ Chuyển sự kiện chuyển động thành hai sự kiện: Bắt đầu và kết thúc chuyển động;

+ Tính đến trạng thái lúc bắt đầu;

+ Tính đến trạng thái cuối.

Một hệ thống có thể hiểu sự kiện bên ngoài hoặc trực tiếp từ quan sát, hoặc qua truyền thông:

+ Theo quan sát trực tiếp, hệ thống có cơ chế cho phép phát hiện sự kiện xảy ra;

+ Theo đường truyền thông, người dùng cho hệ thống biết sự kiện xảy ra.

7.4/ Các điều kiện toàn vẹn

Thuật ngữ “toàn vẹn” nhằm vào tính chính xác, hay đúng đắn, của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Các “điều kiện toàn vẹn” sẽ thể hiện khía cạnh toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu. Theo C.J. Date, các điều kiện toàn vẹn xuất hiện trong các mô tả cơ sở dữ liệu, nên (i) toàn vẹn về kiểu dữ liệu là kiệt kê các giá trị hợp pháp về kiểu dữ liệu. Ràng buộc về kiểu này được kiểm tra khi xuất hiện việc tìm dữ liệu; (ii) ràng buộc về thuộc tính, của thực thể, của đối tượng… tác động đến giá trị của dữ liệu thuộc một kiểu dữ liệu đã được xác định; (iii) toàn vẹn đối với biến sử dụng trong cơ sở dữ liệu. Các biến này là biến riêng lẻ trong cơ sở dữ liệu, liên quan đến khái niệm được mô hình dữ liệu mô tả về ngữ nghĩa; và (iv) ràng buộc cơ sở dữ liệu. Ràng buộc cơ sở dữ liệu là các ràng buộc liên quan đến hai hay nhiều biến trong cơ sở dữ liệu.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Đỗ Trung Tuấn – An toàn cơ sở dữ liệu – NXB ĐHQGHN 2018

Một số kết quả luận lý – Phần I


Chúng ta đã thấy rằng đối với Tỳ Bà Sa, bất kỳ nhóm từ biểu thị đúng ngữ pháp nào cũng biểu trưng một vật nào đó, một quan điểm có thể đã bị phê phán và thay thế bằng thuyết mô tả của Thế Thân. Thuyết này chủ trương đối với bất kỳ số hạng đơn không đổi hay dnah từ riêng n nào ta luôn luôn có thể thay nó bằng một thuộc từ N; thuộc từ này chỉ đúng đối với vật mà n có liên quan, và trong đó n không xảy ra hoặc không được cần đến. Thí dụ, đối với bất kỳ n nào, ta cũng có (ix)N(x), trong đó ký hiệu (i…) cho thấy bất kỳ biểu thức nào theo sau thuộc dạng N(…) sẽ tạo thành cùng với nó một mô tả có thể hủy. Và vì bất kỳ biểu thức nào có dạng N(x) đều có thể luôn luôn được thay thế, theo các quy tắc được biết, bởi một hàm f như f(x) chẳng hạn, thuyết này còn chủ trương đối với bất kỳ số hạng đơn không đổi hoặc danh từ riêng hoặc ngay cả phát biểu nào trong đó chúng xảy ra đều luôn luôn có một hàm như f(x).

Như vậy, nếu Tỳ Bà Sa chủ trương chữ “sinh” phải biểu trưng một vật nào đó gọi là “sinh” để có thể chứng minh sự thật của những phát biểu như “anh nên biết sự sinh ra cảm thọ của anh”, thì Thế Thân sẽ đáp rằng không có một vật như vật thể gọi là sinh, cũng không cần thiết hay yêu cầu tạo ra một vật như thế. Vì luôn luôn có một công cụ có thể loại bỏ dễ dàng những từ như sinh và tương tự, và trong đó không có một số hạng đơn không đổi hay danh từ riêng nào xảy ra. Vì vậy, thay vì nói “bạn nên biết sự sinh ra cảm thọ của bạn”, ta luôn luôn có thể nói “bạn nên biết cái gì đó mà bạn cảm nhận đang được sinh”, chẳng hạn. Hoặc ta còn có thể nói, “bạn nên biết cái gì đó bạn cảm nhận hiện đang hiện hữu mà trước đây đã không hiện hữu”,… Trong những phát biểu thay thế này, từ “sinh” còn không được cần đến, huống hồ một vật thể gọi là “sinh”. Vì thế, quan niệm được ưa chuộng nhất của Tỳ Bà Sa và rất nhiều trường phái triết học Ấn Độ khác như Mīmamsā cho rằng từ ngữ phải biểu trưng vật thể, hay “từ ngữ phải hiển lộ vật thể” (thanh hiển luận) như cách dùng từ hoa mỹ của Abhidharmadīpa, đều bị loại bỏ ngay lập tức. Trong hướng tư tưởng này của Thế Thân, không còn phải lo lắng về sự đe dọa của những thực thể như “phi-hữu” và những gì kèm theo nó. Đây là kết quả chính yếu đầu tiên mà ông đã rút ra từ thuyết mô tả của mình.

Tuy nhiên, đó là một kết quả tiêu cực, mặc dù quan trọng. Nó quan trọng là do sự kiện tất cả các hằng số đơn hay danh từ riêng đều được giản lược thành một cái khả biến x nào đó cùng với các thuộc từ riêng của chúng. Vì điều này, kết quả chính yếu thứ hai có thể được rút ra, một kết quả tích cực khỏi phải nói. Kết quả này nằm ở nhận thức: đối với bất kỳ hạng từ hay danh từ riêng nào, để có thể giản lược và thay thế chúng, thì phát biểu luôn luôn chứa đựng thành ngữ này có dạng (Ǝx)(…), cho biết có một x như (…). Rõ ràng, với dạng này, ta có thể thay nó, một cách phù hợp với phương pháp của Thế Thân, bằng một biểu thức có dạng –(Ұx)(…); bởi vì, nói rằng cái gì đó đang được sinh thì cũng giống như nói không phải mọi cái đang được sinh. Tính hoán chuyển của hai biểu thức này dẫn Thế Thân đến nhận thức rằng đối với bất kỳ thực thể x nào như thế cũng có bất kỳ một số các đặc tính nào đó, như f, g… là đúng đối với nó, và nếu có một đặc tính f như thế là đúng đối với nó, thì cũng có một đặc tính g như thế là đúng đối với nó. Đưa vào ngôn ngữ ký hiệu, ta có:

(1) (Ұx)[f(x) ⊃ g(x)] & (Ǝx)f(x) -> (Ǝx)g(x)

trong đó f(x) và g(x) có thể biểu trưng bất kỳ đặc tính nào của x mà nó thế chỗ. Chẳng hạn, cái gì đó đang được sinh. Theo quan điểm của Thế Thân, điều này hàm ý cái gì đó có thể sẵn sàng bị hủy. Như vậy, thật quan trọng để nhận ra rằng trong chủ trương của Thế Thân, theo đó “sự sinh của cái gì đó” đồng nhất với “cái gì đó đang được sinh”, không hề hàm ý bất kỳ lọi song quan ngữ nào; trái lại, một kết quả có ý nghĩa quan trọng đã được khám phá. Bởi vì, bằng cách giản lược bất kỳ hằng số đơn hay danh từ riêng nào thành các thuộc từ phù hợp với chúng, lần đầu tiên trong lịch sử triết học Ấn Độ, Thế Thân không những loại bỏ vĩnh viễn sự coi trọng mang tính chất tôn giáo mà các trường phái như Mīmāmsaka mắc phải đối với từ ngữ và các hậu quả xuất phát từ sự coi trọng này như sự giả định về thực tại tính của từ ngữ được tán thành một phần bởi Tỳ Bà Sa hoặc trọn vẹn bởi các bộ phái khác, mà Thế Thân còn nhận ra, qua sự giản lược này, khái niệm biến sung (vyāpti) và ý nghĩa của nó.

Ngày nay, người ta thường đồng ý một suy luận trong luận lý học Ấn Độ có thể được viết dưới dạng:

(2) (Ұx)[A(h,x) -> A(s,x)]

trong đó A(y,x) chỉ quan hệ biến sung của số hạng y trong x, h là đặc tính được biết (hetu), và s là đặc tính được chứng minh (sādhya). Tuy nhiên, chỉ có thể viết một dạng như thế nếu quan hệ biến sung được giả định, như nó đã quá hiển nhiên mà không cần phải chứng minh. Thế nhưng, cho đến thời đại Thế Thân, quan hệ đó chưa bao giờ được phát biểu và nghiên cứu công khai, mặc dù công bằng mà nói, cần lưu ý rằng những người đi trước ông chắc chắn đã có thông tin về nó. Thí dụ, Nyāyasūtra đã diễn tả ý tưởng rằng nếu một x nào đó tồn tại thì một y nào đó chắc phải tồn tại. Rõ ràng, tác giả của nó đã có một ý tưởng nào đó về khái niệm biến sung. Cũng như nói điều như thế đối với Tỳ Bà Sa. Trong lời bàn của mình về bốn tướng của pháp hữu vi, Thế Thân có đề cập đến một định nghĩa của Tỳ Bà Sa mà ông xem là “không phổ biến” (avyāpin). Điều này chỉ rõ ít ra Tỳ Bà Sa hẳn đã biết đến khái niệm biến sung mặc dù có lẽ không phải theo ý nghĩa chuyên biệt của nó. Và với việc Thế Thân sử dụng từ “avyāpin” ở đây, ta cũng có thể chấm dứt ngay khẳng định sai lầm của một tác giả nào đó: “Nên lưu ý rằng các nhà luận lý học Phật giáo đã không dùng từ vyāpin cho quan niệm này. Thay vì thế họ dùng từ hetusādhya-pratibandha cónghĩa đen là nối kết hetu sādhya với nhau.

Như vậy, mặc dù ngày nay hầu như tất cả các tác phẩm lậun lý của ông đã mất hoặc chỉ còn lại từng phần trong nhiều bản dịch khác nhau, ta vẫn có thể, qua việc khám phá nguyên bản Phạn văn Câu Xá Luận, tin chắc rằng trong phạm vi các tư liệu này cho phép thì Thế Thân đã tìm ra không chỉ quan niệm biến sung mà còn cả từ ngữ vyāpin, chuyển tải ý nghĩa này. Vậy thì, vấn đề là ông đã tìm ra quan niệm này như thế nào. Điều này tương đối dễ giải quyết, vì trong phạm vi của thuyết mô tả ta có thể mong đợi một kết quả như thế. Ta đã thấy rằng để chống lại giả thuyết của Tỳ Bà Sa về từ ngữ, Thế Thân đã phải phát minh một công cụ luận lý giúp ông loại bỏ mỗi và mọi từ mà Tỳ Bà Sa có thể xem như biểu trưng các vật thể nào đó. Công cụ đó về sau được đồng hóa thành thuyết mô tả tổng quát mà chúng ta đã bàn đến. Nhưng một công cụ như thế chỉ có thể vận hành nếu một thuyết nào đó về tính thay thế được giả định, trong đó cái thay thế được xem như tương đương với cái mà nó có thể thay thế. Kết quả là việc loại bỏ một từ chỉ xảy ra khi tính thay thế có sẵn được giả thiết, tức khi cái thay thế nó được biến sung bởi nó.

Cho một hằng số đơn n, có thể có một thuộc từ N sao cho (ix)N(x) là đúng đối với bất kỳ cái gì mà n cũng đúng [đối với nó], nếu và chỉ nếu N được biến sung bởi n. Chẳng hạn, từ “sinh” có thể được thay bằng các nhóm từ như “cái gì đó đang được sinh” hay “cái gì đó đang hiện hữu mà trước đây đã không hiện hữu”, nếu và chỉ nếu tất cả chúng đều tương đương với nhau, có nghĩa là nếu và chỉ nếu các nhóm từ đó được biến sung bởi từ “sinh” để chúng có thể chuyển tải những gì mà từ ngữ đó chuyển tải. Vì thế tính khả hoán của từ đó phải dự liệu một quan hệ giữa nó và cái thế chỗ nó. Số hạng na phải có một quan hệ R với N của nó sao cho (ix)N(x) là một thay thế có giá trị đối với n. Và để (ix)N(x) là một thay thế có giá trị, quan hệ R đó phải là một quan hệ có sẵn, tức là quan hệ cho phép số hạn n biến sung thuộc từ N của nó, để cho (ix)N(x) chuyển tải được những gì chính n chuyển tải. Nói cách khác, quan hệ đó phải là một quan hệ biến sung, được chứng minh rõ ràng trong công thức (1): với bất kỳ thực thể x nào như thế thì bất kỳ một số đặc tính f, g,… nào cũng đúng đối với nó, và nếu có một đặc tính f như thế để cho f(x), thì cũng có một đặc tính g như thế để cho g(x). Như vậy, khái niệm về quan hệ biến sung đã hàm tàng trong thuyết mô tả của Thế Thân. Thật vậy, một lý thuyết như thế khó có thể được đề ra nếu khái niệm đó không được giả định. Để có giá trị, học thuyết về tính khả hoán phải phụ thuộc vào sự có mặt của khái niệm này.

Nay nếu chúng ta chuyển quan hệ biến sung đó từ chữ sang câu thì rõ ràng chúng ta sẽ có một quan hệ đồng nhất. Chúng ta đã chỉ ra rằng chúng ta sẽ có một quan hệ đồng nhất. Chúng ta đã chỉ ra rằng với bất kỳ biểu thức nào có dạng (ix)N(x), ta luôn luôn có thể thay thế nó, theo các quy tắc được biết, bằng một hàm F như F(x). Như vậy, thì vì nói “sinh là cái đang hiện hữu mà trước đây đã không hiện hữu”, ta luôn luôn có thể nói “sinh chỉ cho cái gì đó đang hiện hữu mà trước đây đã không hiện hữu”, tức, thay vì:

(3) n = (ix)N(x)

ta có:

(4) (Ұx)(Ǝy)[f(x)(x = y) -> g(y)]

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Lê Mạnh Thát – Triết học Thế Thân – NXB TH TPHCM 2006.

Mối đe dọa mới cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – Phần đầu


Tờ The Economist đăng bài phân tích nhận định rằng thế đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ gần đây đã tạm lắng. Mặc dù vẫn lan rộng, những lo ngại về một cuộc chiến tranh liên quan đến Đài Loan đã giảm bớt kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp nhau ở Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022, đồng ý nối lại đối thoại cấp cao trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn, bao gồm cả biến đổi khí hậu. Các quan chức kinh tế cấp cao của hai bên đã “trao đổi thẳng thắn” tại Zurich (Thụy Sĩ) vào tháng 1/2023, và vẫn đồng ý tăng cường liên lạc. Cả hai bên dường như muốn tận dụng đà phát triển này, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc vào đầu tháng 2 năm nay trong chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2018.

Tuy nhiên, một thách thức mới đối với những nỗ lực đó đang xuất hiện, dưới hình thức một ủy ban quốc hội mới do đảng Cộng hòa lãnh đạo, nhận nhiệm vụ điều tra những lĩnh vực gây chia rẽ nhất trong quan hệ Trung –  Mỹ. Ủy ban đặc biệt của Hạ viện về cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc không có thẩm quyền lập pháp, nhưng có thể ban hành lệnh triệu tập và tổ chức các phiên điều trần. Tân Chủ tịch Hạ viện Kevein McCarthy thuộc đảng Cộng hòa nói với các nhà lập pháp vào ngày 10/1, ngay trước khi họ phê chuẩn việc thành lập ủy ban mới với tỷ lệ 365 phiếu so với 65 phiếu: “Hai đảng đều đồng thuận rằng kỷ nguyên tin tưởng vào Trung Quốc Cộng sản đã kết thúc”. Chủ tịch Ủy ban Mike Gallagher cho biết ông muốn tổ chức phiên điều trần đầu tiên muộn nhất là vào tháng 3.

Sự bất mãn của Quốc hội Mỹ đối với Trung Quốc đã xuất hiện theo từng đợt kể từ thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1949. Hậu quả là một cuộc tranh luận gay gắt về việc “ai đã đánh mất Trung Quốc?”, dẫn đến một cuộc điều tra của Tiểu ban An ninh nội bộ Thượng viện (hiện đã giải tán), theo đó họ tìm cách đổ lỗi cho các học giả và nhà ngoại giao thiên tả. Điều đó đã khiến cả một thế hệ các chuyên gia về Trung Quốc có quan điểm tiêu cực và tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Joseph McCarthy, người đã lãnh đạo một cuộc săn lùng những người có cảm tình với Cộng sản vào những năm 1950.

Vào cuối những năm 1990, một làn sóng e ngại khác xuất hiện với hai vụ bê bối liên quan đến Trung Quốc – một vụ liên quan đến các khoản đóng góp cho chiến dịch tranh cử, một vụ khác liên quan đến việc bán công nghệ vũ trụ của Mỹ – sau khi Tổng thống Bill Clinton ra quyết định troa cho Trung Quốc quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn vào năm 2000. Cùng năm đó, Quốc hội Mỹ đã thành lập Ủy ban điều hành của Quốc hội về Trung Quốc (CECC) và Ủy ban Đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (USCC), cả hai đều báo cáo hàng năm cho cơ quan lập pháp Mỹ.

Ủy ban mới về Trung Quốc có một số điểm trùng lắp với các ủy ban này, nhưng khác nhau ở những khía cạnh chính có thể gây rắc rối, đặc biệt là với những nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm trấn an các doanh nghiệp phương Tây đang lo ngại về các chính sách gần đây của ông và căng thẳng về Đài Loan. CECC chủ yếu xem xét kỹ lưỡng các vấn đề nhân quyền. Mặc dù Ủy ban này có quyền đưa ra lệnh triệu tập, nhưng hiếm khi sử dụng chúng. USCC xem xét tác động an ninh quốc gia của mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng nhìn chung sẵn sàng lấy ý kiến từ các quan chức và học giả.

Trong khi đó, Ủy ba đặc biệt về Trung Quốc được thiết kế để tiến hành các cuộc điều tra cấp cao về hầu hết khía cạnh của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo các đảng viên Cộng hòa có liên quan, các vấn đề mà Ủy ban có thể giải quyết bao gồm việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đầu tư của các quỹ hưu trí Mỹ vào Trung Quốc và quyền sở hữu của Trung Quốc đối với đất nông nghiệp của Mỹ, cũng như các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở Mỹ và vai trò của nước này trong việc sản xuất chất giảm đau fentanyl.

Ủy ban về Trung Quốc cũng có một chủ tịch ăn nói lưu loát và tương đối trẻ là Mike Gallagher, nghị sĩ 38 tuổi của đảng Cộng hòa và là cựu sĩ quan tình báo Thủy quân lục chiến với bằng tiến sĩ quan hệ quốc tế của Đại học Georgetown. Trong khi Tổng thống Biden nói về việc tránh một cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc, thì Gallagher lập luận rằng cuộc chiến này đang diễn ra và Mỹ phải đẩy nhanh hành động lập pháp và hành pháp để thắng thế. Đồng thời, Gallagher tỏ ra lưu tâm đến sự cần thiết phải phối hợp với các ủy ban quốc hội khác và duy trì sự ủng hộ của cả hai đảng, kêu gọi những người “nghiêm túc, tỉnh táo” tham gia Đảng Cộng hòa đã đề cử 13 thành viên Ủy ban. Họ bao gồm một số nhân vật có thái độ hiếu chiến với Trung Quốc, nhưng chủ yếu là những nhân vật có thể làm việc với cả hai đảng. Trong Ủy ban, chỉ có 5 người từng tham gia một êkíp về vấn đề Trung Quốc được thiết kế theo hướng lưỡng đảng ra mắt vào năm 2020, nhưng đã mất đi sự ủng hộ của đảng Dân chủ, một phần vì lo ngại chính trị hóa quá mức vấn đề Trung Quốc. Nghị sĩ Mỹ gốc Á duy nhất tham gia là Michelle Steel thuộc bang California, sinh ra ở Hàn Quốc.

(còn tiếp)

Nguồn: TLTKĐB – 10/05/2023

Lực lượng, năng lực và triển khai sức mạnh của Trung Quốc – Phần XVIII


NĂNG LỰC HẠT NHÂN

Những điểm chính

+ Trong thập kỷ tới, Trung Quốc nhắm mục tiêu hiện đại hóa, đa dạng hóa và mở rộng các lực lượng hạt nhân. So với những nỗ lực hiện đại hóa hạt nhân của PLA cách đây một thập kỷ, những nỗ lực hiện tại vượt xa trước đó cả về quy mô và độ phức tạp.

+ Trung Quốc đang đầu tư và mở rộng số lượng các hệ thống phóng vũ khí hạt nhân trên đất liền, trên biển và trên không, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ việc mở rộng các lực lượng hạt nhân của nước này trên quy mô lớn.

+ Trung Quốc cũng đang hỗ trợ việc mở rộng này bằng cách tăng cường năng lực sản xuất và tách plutoni bằng cách xây dựng các lò phản ứng sử dụng neutron nhanh và các cơ sở tái chế.

+ Năm 2021, Bắc Kinh có thể đã đẩy nhanh việc mở rộng hạt nhân; Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính kho dự trữ đầu đạn hạt nhân hoạt động của Trung Quốc đã vượt qua con số 400.

+ PLA có kế hoạch “hoàn thành cơ bản công cuộc hiện đại hóa” lực lượng quốc phòng và vũ trang vào năm 2035. Nếu Trung Quốc tiếp tục tốc độ mở rộng hạt nhân, nước này có thể sẽ sở hữu kho dự trữ khoảng 1500 đầu đạn vào mốc thời gian năm 2035.

+ PRC đang triển khai DF-41, ICBM cơ động trên đường bộ và đặt trong silo đầu tiên của Trung Quốc có khả năng MIRV. Hệ thống này có khả năng mang không quá ba đầu đạn cho mỗi tên lửa và đã cải thiện tầm bắn và độ chính xác so với ICBM lớp DF-31. Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tuần tra răn đe trên biển liên tục với 6 tầu ngầm (SSBN) lớp JIN (Type 094), được trang bị để mang tới 12 SLBM JL-2 hoặc JL-3.

+ Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng các bãi hầm chứa tên lửa nhiên liệu đẩy rắn đặt trong silo bao gồm tổng cộng hơn 300 hầm chứa, có khả năng phóng cả ICBM lớp DF-31 và DF-41. Dự án này và việc mở rộng hệ thống silo nhiên liệu lỏng của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc dự định tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hạt nhân trong thời bình bằng cách chuyển sang thế trận có cảnh báo (LOW).

Chiến lược. Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc sử dụng lực lượng hạt nhân dựa trên sự “răn đe” của PLA khi kẻ thù tấn công trước và “phản công” khi sự răn đe thất bại, đe dọa trả đũa chống lại khả năng quân sự, người dân và nền kinh tế của kẻ thù. Chính sách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ưu tiên duy trì một lực lượng hạt nhân có khả năng sống sót trước cuộc tấn công đầu tiên và đáp trả bằng sức mạnh đủ để tiến hành nhiều đợt phản công, răn đe kẻ thù bằng mối đe dọa gây thiệt hại đối với năng lực quân sự, dân cư và kinh tế đến mức kẻ thù không thể chống chịu. PLA có thể lựa chọn các mục tiêu tấn công hạt nhân để giảm leo thang xung đột và quay trở lại xung đột thông thường với lực lượng còn lại đủ để răn đe đối thủ. Các nhà hoạch định của PLA có thể sẽ tránh để xảy ra một loạt các cuộc đối đầu hạt nhân kéo dài với một đối thủ vượt trội, và tuyên bố rằng quy mô và cường độ của lực lượng trả đũa cần phải được kiểm soát cẩn thận. Không rõ liệu việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân của PLA có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi chiến lược hạt nhân của Trung Quốc trong tương lai hay không; PLA khẳng định chính sách hạt nhân của họ vẫn rõ ràng và nhất quán.

Cách tiếp cận hiện tại của Trung Quốc đối với lực lượng hạt nhân bao gồm chính sách “không sử dụng trước” (NFU) đã được tuyên bố công khai. Chính sách đó nêu rõ Trung Quốc sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân trước vào bất kỳ thời điểm hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ngoài ra, Trung Quốc cam kết không sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại bất kỳ quốc gia không có vũ khí hạt nhân nào hoặc trong các khu vực không có vũ khí hạt nhân. Bất chấp chính sách này, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc có lẽ bao gồm việc cân nhắc tấn công hạt nhân để đáp trả một cuộc tấn công phi hạt nhận để đáp trả  một cuộc tấn công phi hạt nhân đe dọa khả năng tồn tại của các lực lượng hạt nhân hoặc C2 của Trung Quốc, hoặc gây ra tác động đến chiến lược tương đươgn với một cuộc tấn công hạt nhân. Bắc Kinh có lẽ cũng sẽ xem xét sử dụng hạt nhân để khôi phục khả năng răn đe nếu một thất bại quân sự thông thường đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của Trung Quốc.

Khả năng sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù Trung Quốc gần như chắc chắn duy trì phần lớn lực lượng hạt nhân ở trạng thái thời bình – với các bệ phóng, tên lửa và đầu đạn riêng biệt – các lữ đoàn PLARF hạt nhân và thông thường vẫn thực hiện nhiệm “sẵn sàng chiến đấu” và nhiệm vụ “cảnh giác cao”. Những nhiệm vụ này bao gồm việc phân công một tiểu đoàn tên lửa sẵn sàng hoạt động và luân phiên sang các vị trí chờ sau mỗi tháng trong khoảng thời gian không xác định. Trung Quốc có thể sẽ tăng số lượng các đơn vị trong “nhiệm vụ báo động cao” trong thời gian căng thẳng gia tăng. Các sách lược chiến lược chính thức của PLA khẳng định rằng nhiệm vụ “cảnh giác cao” là có giá trị đối với bên phòng thủ trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, và khuyến nghị PLARF thiết lập thế trận cảnh giác cao, mà về mặt khái niệm thì giống với thế trận cảnh giác cao của các bộ phận trong lực lượng hạt nhân của Mỹ và Nga. Thế trận này phù hợp với khái niệm phòng thủ tích cực, chính sách NFU và các tiếp cận phản ứng sau tấn công của Trung Quốc.

Các phương tiện trên bộ. Lực lượng hạt nhân trên bộ của Trung Quố chủ yếu bao gồm các ICBM với nhiều loại bệ phóng khác nhau cùng với một vài MRBM và IRBM cơ động trên đường tầm chiến trường. Trung Quốc có khoảng 300 ICBM, bao gồm tên lửa đặt trong hầm chứa CSS-4 Mod 2 (DF-5A) và Mod 3 (DF-5B) và có thể gần đây hơn là tên lửa lớp CSS-10 (DF-31); lớp CSS-10 (DF-31) sử dụng nhiên liệu rắn, cơ động trên đường với các phiên bản mới được cải thiện khả năng sống sót và sát thương cũng như CSS-20 (DF-41); và CSS-3 (DF-4) có tầm bắn hạn chế hơn. Trung Quốc đang thành lập thêm các đơn vị hạt nhân và gia tăng số lượng máy phóng ở đơn vị ICBM cơ động. Kho vũ khí chiến lược này được bổ sung bằng các MRBM CSS-5 Mod 2 và Mod 6 (DF-21) cơ động trên đường sử dụng nhiên liệu rắn và các IRBM DF-26 có khả năng nhắm đến các mục tiêu ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, PLA có thể đang nâng cấp các ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng đơn nhất và MIRVed DF-5 hiện có của mình.

Các phương tiện trên biển. Trung Quốc có thể bắt đầu các cuộc tuần tra răn đe trên biển gần như liên tục với 6 SSBN lớp JIN đang hoạt động, được trang bị để mang theo tới 12 SLBM CSS-N-14 (JL-2) hoặc CSS-NX-20 (JL-3). Tầu SSBN Type 096 thế hệ tiếp theo của Trung Quốc có lẽ nhằm mục đích triển khai các SLBM MIRV dựa trên các xu hướng phát triển trong quá khứ. Tàu SSBN 096 nhiều khả năng sẽ được khởi động vào đầu những năm 2020. Dựa trên tuổi thọ kéo dài hơn 40 năm của các SSN thế hệ đầu tiên của Trung Quốc, nước này sẽ đồng thời vận hành các hạm đội SSBN lớp JIN và Type 096 của mình. Những hạn chế về tầm hoạt động hiện tại của JL-2 sẽ đòi hỏi các SSBN lớp JIN hoạt động ở các khu vực phía Bắc và phía Đông đảo Hawaii nếu Trung Quốc tìm cách nhắm mục tiêu vào bờ biển phía Đông của nước Mỹ. Việc triển khai các SLBM mới hơn có khả năng và tầm bắn xa hơn như JL-3 mang lại cho PLAN khả năng nhắm mục tiêu đến Mỹ từ vùng biển duyên hải, cho phép PLAN xem xét các hoạt động dựa trên chiến lược thành lũy để củng cố hệ thống răn đe trên biển của mình. Biển Nam Trung Hoa và vịnh Bột Hải hẳn sẽ là lựa chọn ưu tiên của Trung Quốc khi áp dụng khái niệm này.

Các phương tiện trên không. PLAAF đã đưa máy bay ném bom H-6N vào hoạt động, cung cấp phương tiện trên không trong bộ ba hạt nhân mới của Trung Quốc. So với các máy bay ném bom H-6 trước đây, H-6N được bổ sung ống tiếp nhiên liệu không đối không, cũng như cải tiến thân máy bay lõm để gắn một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không (ALBM) bên ngoài, được đánh giá là có khả năng hạt nhân. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, nước này có lẽ cũng đang phát triển máy bay ném bom tàng hình chiến lược.

Những sự phát triển trong tương lai. Trong thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ mở rộng và đa dạng hóa lực lượng hạt nhân của mình. Trung Quốc có lẽ có ý định phát triển các đầu đạn hạt nhân ít nhất phải đạt hiệu quả, độ tin cậy và/hoặc khả năng sống sót tương đương với một số đầu đạn và phương tiện phóng mà Mỹ và/hoặc Nga đang phát triển. PLA tìm kiếm một lực lượng hạt nhân đa dạng, bao gồm các hệ thống khác nhau, từ tên lửa tấn công chính xác có đương lượng nổ thấp hơn cho đến ICBM có đương lượng nổ nhiều megaton. Việc phát triển các phương án tấn công hạt nhân mạnh mẽ nhiều khả năng là nhằm mang lại sự răn đe, chủ yếu chống lại “kẻ thù mạnh”, cũng như đảm bảo Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được bằng năng lực trả đũa cả tương xứng và áp đảo, và do đó cản trở chiến thắng của đối thủ nếu chiến tranh leo thang sang lĩnh vực hạt nhân.

(còn tiếp)

Nguồn: Annual report to Congress – Military and Security Development’s involving the People’s Republic China 2022 – Office of the Secretary ofe Defense, Nov 2022 – CĐ tháng 4 & 5/2023