Kỹ thuật thông tin và chiến tranh hiện đại – Phần IV


Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ tư năm 1973, quân đội các nước Arab như Ai Cập, Syria đã sử dụng tên lửa phòng không SAM-6 do Liên Xô sản xuất bắn rơi 114 máy bay chiến đấu của Israel, khiến không quân Israel tổn thất nghiêm trọng; Israel đã ngấm ngầm nghiên cứu và cuối cùng năm 1982 mở kế hoạch đáp trả Syria tại Beka.

Khi đó không quân của Israel đã sử dụng kỹ thuật nhử điện tử, thiết bị gây nhiễu điện tử, máy bay không người lái, máy bay cảnh báo và tên lửa chống phản xạ. Không quân Israel sử dụng tổng hợp các kỹ thuật này cùng với các thiết bị vũ khí, và vận dụng những thiết bị này thông qua việc vận dụng những kỹ thuật nhất định. Ngày đầu tiên Israel đã phá hủy 19 đại đội tên lửa phòng không SAM-6 và bắn rơi 30 máy bay của Syria. Quân đội Israel lúc đầu sử dụng máy bay không người lái dụ radar cảnh giới Syria hoạt động để thu lại các thông số kỹ thuật như vị trí, bố trí, đặc điểm sử dụng chiến thuật và tham số sóng vô tuyến của radar Syria. Hành động tiếp theo của máy bay không người lái là dụ bộ đội tên lửa của Syria phóng tên lửa phòng không SAM-6, từ đó thu được các tham số của radar dẫn đường cho tên lửa. Tiếp theo, Israel lại tổ chức một biên đội hỗn hợp gồm máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay cảnh giới và máy bay oanh tạc; máy bay cảnh giới của Israel trinh sát và theo dõi không quân Syria, thiết bị gây nhiễu điện tử tiến công radar Syria, tên lửa chống bức xạ và bom của Israel phá hủy các căn cứ phóng tên lửa của Syria. Thời gian tiến công chỉ vẻn vẹn trong 6 phút.

Ngày thứ hai, Syria không tin rằng uy lực tên lửa SAM lại mất linh nghiệm nên đưa 4 đại đội tên lửa “SAM-6” và 3 đại đội tên lửa “SAM-8” tới Beka, đồng thời điều 53 máy bay tới chiến đấu với không quân Israel. Không thể ngờ rằng, khi đối mặt với không quân Israel được trang bị tên lửa mồi bẫy và máy bay gây nhiễu điện tử, tên lửa và máy bay của Syria hoàn toàn bị đè bẹp. Trong trận đó Israel chỉ mất 9 máy bay. Trận chiến ở Beka là trận tác chiến trên không điển hình đầu tiên có sử dụng kỹ thuật và vũ khí đối kháng điện tử, trận chiến này đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của đối kháng điện tử. Ở đây, đối kháng thông tin bằng năng lượng điện từ tiến công hệ thống trinh sát, dẫn đường, kiểm soát hỏa lực của đối phương là trung tâm kỹ thuật của đối kháng điện tử. Cuộc chiến ở Beka có ảnh hưởng rất lớn đối với giới quân sự của các nước trên thế giới.

Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, quân đội đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đã sử dụng một lượng lớn kỹ thuật thông tin tiên tiến nhất vào việc tác chiến trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Trong cuộc chiến này, quân đội đa quốc gia phía trên sử dụng vệ tinh gián điệp, máy bay cảnh báo, máy bay trinh sát điện tử, máy bay gây nhiễu điện tử, còn phía dưới họ sử dụng các thiết bị trinh sát và gây nhiễu điện tử. Các hành động trinh sát và gây nhiễu toàn diện, nhiều tầng, mọi nơi, mọi lúc, tiến sâu vào bên trong lãnh thổ Iraq đã khiến cho hệ thống trinh sát, chỉ huy, truyền thông tin của Iraq rơi vào trạng thái tê liệt. Trong khi đó hành động trinh sát và gây nhiễu của liên quan lại thông suốt toàn bộ cuộc chiến, trợ giúp đắc lực cho các cuộc tiến công trên không và dưới mặt đất của liên quân.

Chiến tranh thông tin của quân đội Mỹ không chỉ sử dụng trong tác chiến, máy bay trinh sát tầm cao của Mỹ nhiều lần xâm phạm không phận của Liên Xô, tiến hành hoạt động trinh sát. Liên Xô cũng xây dựng hệ thống thu thập tin tức gồm các trạm giám sát ở Cu Ba để trinh sát tin tức tình báo của Mỹ – một siêu cường quốc trên thế giới. Để bảo vệ địa vị về kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật của mình, Mỹ luôn tiến hành trinh sát đối với các nước khác. Họ phái gián điệp được trang bị, thiết bị nghe trộm, sử dụng các biện pháp kỹ thuật đi khắp nơi trên thế giới. Để tiến hành các hoạt động trinh sát và theo dõi, Mỹ thường điều các loại máy bay gián điệp tiến hành trinh sát các khu vực xung quanh biên giới của họ.

Có người nói, các tàu chiến với đại diện chính là hàng không mẫu hạm; các loại xe thiết giáp với đại diện là tăng chủ lực và các khí cụ bay với đại diện là máy bay oanh tạc đã đóng vai trò chính trong chiến trường thế kỷ 20. Nhưng cùng với cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin và trao lưu cách mạng quân sự mới, mặt bằng vũ khí được cải thiện nhờ vào kỹ thuật thông tin và bắt đầu phát huy vai trò chủ đạo trên chiến trường. Trong các cuộc chiến tranh cục bộ, dưới điều kiện kỹ thuật cao, gần đây máy bay tàng hình, đạn điều khiển từ xa chính xác cao, vũ khí thông tin, vũ khí thông minh thi nhau trổ tài. Điều này cho thấy, chiến trường thế kỷ 21 sẽ là một vũ đài để kỹ thuật thông tin tranh nhau thể hiện, các cuộc tranh giành thông tin sẽ diễn ra hết sức quyết liệt.

Trong việc tìm kiếm thăm dò thông tin, các thiết bị như radar tầm xa, radar laser, thiết bị thăm dò hồng ngoại tính năng cao, hệ thống thiết bị cảm ứng tiên tiến đã không ngừng nâng cao trình độ chính xác về trinh sát, theo đuổi và định tầm cao, xa. Khoảng cách tìm kiếm thăm dò của radar tầm xa đối với tàu chiến có thể đạt đến hàng nghìn mét. Trong khi đó, radar laser gắn trên thiết bị vận tải do Mỹ thử nghiệm có thể phát hiện và bám đuổi tên lửa đang bay cách xa 10.000 m. Đây là một hệ thống nhỏ quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa.

Mỹ đã phát triển hệ thống vũ khí loại mới trên cơ sở máy bay F-17 và máy bay oanh tạc chiến lược tàng hình B-2. Các nhà quân sự dự đoán rằng , vũ khí tàng hình sẽ trở thành vũ khí tác chiến quan trọng trên chiến trường thế kỷ 21. Sự phát triển của kỹ thuật tàng hình cũng là để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh thông tin hóa, nó khiến cho cuộc chiến trinh sát và chống trinh sát ngày càng trở nên ác liệt và tăng thêm tính bất ngờ trong chiến đấu. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay trinh sát tàng hình “Northern Light” được trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 2010. Trong khi đó, Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình tính năng cao Su-37, T-50.

Tàu chiến do thể tích quá lớn, rất dễ bị đối phương phát hiện, cho nên kỹ thuật tàng hình của nó luôn được các nhà khoa học hết sức coi trọng. Ngày 11 tháng 4 năm 1993, tàu chiến tàng hình đầu tiên của Mỹ “Sea Shadow” lần đầu tiên được chạy thử, vẻ ngoài độc đáo và vật liệu hấp thụ sóng của nó khiến cho radar dẫn đường tên lửa của đối phương rất khó khăn trong việc bám đuôi nó. Tàu bảo vệ “Lafayetta” của Pháp, tàu bảo vệ “Visby” của Thụy Điển đều là tàu chiến có tính năng tàng hình.

Các cuộc chiến tranh trong tương lai, việc sử dụng các loại vũ khí thông thường có độ chính xác và thông minh cao sẽ rất phổ biến. Mặc dù chưa thể thay thế được vị trí của vũ khí hạt nhân, nhưng nó cũng đóng vai trò uy hiếp trong chiến tranh. Hai nhà nghiên cứu của trung tâm dự đoán ngân sách và chiến lược Mỹ Andrew Mikhnevich và Steven đã có bài phát biểu trên “Công báo nhà khoa học nguyên tử” rằng, vũ khí thế hệ mới kết hợp giữa độ sát thương lớn và độ chính xác cao, sẽ khiến cho tư duy về cơ cấu quân sự thay đổi về phương thức chiến tranh tương lai.

Kỹ thuật then chốt của vũ khí điều khiển chính xác có liên quan tới kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thiết bị cảm biến, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật kiểm soát, đồng thời có sử dụng loại đầu đạn kỹ thuật thuốc nổ năng lượng cao. Đầu đạn trong tương lai chỉ cần mang một lượng nhỏ thuốc nổ năng lượng cao là có thể hoàn thành nhiệm vụ tiến công và độ chính xác của vũ khí dẫn đường chính xác sẽ được nâng cao rõ rệt, độ sai lệch của nó từ mười mấy mét hiện nay rút ngắn còn 1 mét, thậm chí 1/10 mét. Như vậy hình dáng của tên lửa có thể thu nhỏ hơn, giá thành có thể hạ thấp hơn, phạm vi sử dụng của mặt bằng phóng tên lửa có thể mở rộng hơn, từ máy bay oanh tạc, máy bay chiến đấu đến cả máy bay không người lái đều có thể sử dụng.

Sự xuất hiện của tên lửa tàng hình đã giúp tên lửa thế hệ mới không bị phát hiện trên cơ sở tìm kiếm chính xác. Nó là loại hệ thống vũ khí lấy việc tự bảo vệ làm điều kiện và tiến công địch làm mục tiêu. Quan niệm thiết kế của nó hoàn toàn mới, là hệ thống vũ khí với khả năng đột phá phòng thủ cao trong tương lai. Tên lửa hành trình tàn ghình AGM-29 do công ty General Motors của Mỹ đang nghiên cứu và chế tạo là tên lửa hành trình chiến lược phóng từ không gian của không quân Mỹ. Loại tên lửa áp dụng đường khí vào dạng ẩn, viền sau của nó hình răng cưa, giúp nó làm phân tán các chùm sóng của radar ra mọi hướng, mặt phản xạ sóng radar không đến 0,01m2. Tên lửa này còn được trang bị các thiết bị gây nhiễu âm thanh, khiến các radar không dễ gì phát hiện và theo đuổi nó. Tên lửa chống chiến của Nga X-65C3 tàng hình bằng cách áp dụng phương pháp giảm mặt phản xạ sóng radar của đầu đạn. Tên lửa hành trình do Pháp sản xuất có sự hợp nhất giữa thân và cánh, sử dụng chất liệu hấp thụ sóng để giảm mặt phản xạ sóng radar. Cánh cửa tên lửa không đối hạm ASM-1 do Nhật Bản nghiên cứu phát triển cũng tàng hình bằng phương pháp áp dụng chất liệu hấp thụ sóng radar.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Vương Kiến Hoa – Kỹ thuật thông tin và chiến tranh hiện đại – NXB QĐND 2013

Bình luận về bài viết này