CSCI STRATEGY

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, truyền thông và Phát triển (SCDRC) trực thuộc CSCI Group chính thức đổi tên là CSCI Strategy từ ngày 01/08/2019, là một đơn vị nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị – xã hội nhân văn.

Mục tiêu của chúng tôi là góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho lĩnh vực Tư vấn Chiến lược, Truyền thông và Phát triển của mình tại Việt Nam thông qua việc tiếp cận các kiến thức chuyên môn một cách có hệ thống, kết hợp với việc tham khảo một diện rộng các vấn đề và lĩnh vực có liên quan và bổ trợ, nhằm có được một tri thức sâu và rộng. Với trọng điểm được chia thành ba nhóm nội dung chính:

+ Nghiên cứu về tư duy với Phương thức CSCI (CSCI Way).

+ Nghiên cứu về cách thức hình thành, vận hành và phát triển các Tổ chức.

+ Nghiên cứu về toàn cầu học và các vấn đề toàn cầu.

Nghiên cứu các tri thức mới cũng là một nhiệm vụ của Trung tâm, vừa mong muốn và cũng là mục tiêu thứ hai của chúng tôi đó là đóng vai trò như một cầu nối để đưa những tri thức mới này vào Việt Nam thông qua việc nghiên cứu ứng dụng thực tế.

Là những người nhận lãnh vai trò luôn tiên phong trong việc thúc đẩy gắn kết lý thuyết vào thực tế; gắn việc phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ thông qua các hoạt động nghiên cứu phát triển một cách nghiêm túc; gắn sự phát triển bằng việc kết nối và thúc đẩy cộng đồng cùng vươn lên thông qua chia sẻ kiến thức và cơ hội. Chúng tôi mong muốn bằng những hành động trên sẽ góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngành tư vấn chiến lược tại Việt Nam.

Chúng tôi nhận thức, việc phát triển và đạt đến các mục tiêu mình đề ra sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu những sự ủng hộ, tham gia, kết nối của cộng đồng, đặc biệt là những ai hoạt động trong lĩnh vực này cũng như quan tâm, nghiên cứu đến/trong lĩnh vực tư vấn và thực hành về:

+ Chiến lược:

  • Đóng vai trò định hình/thiết lập đối với một tổ chức mới;
  • Tái cấu trúc/tái định hướng đối với những tổ chức đang đòi hỏi phải có sự thay đổi hay gặp khó khăn;
  • Định hướng tương lai cho những tổ chức đang phát triển mạnh mẽ và sắp đạt tới điểm tối ưu.

+ Truyền thông:

  • Đóng vai trò xây dựng/kiến tạo vị trí, thị trường, cũng như thúc đẩy việc huy động và phát triển các nguồn lực cho một tổ chức mới;
  • Phát triển, duy trì và mở rộng cho các tổ chức đang hoạt động hoặc cần mở rộng, phát triển, tái cấu trúc;
  • Mở rộng, sáng tạo và định hướng cho những tổ chức đang phát triển mạnh mẽ và cần một lộ trình cho chặng đường tương lai.

+ Phát triển

  • Đóng vai trò tạo nền tảng bền vững cho một tổ chức thông qua việc xây dựng những yếu tố nền tảng.
  • Tái định vị và tạo nền tảng cho các tổ chức đang hoạt động hoặc cần phải tái cấu trúc/thay đổi thông qua việc tạo dựng những cơ hội, những dự phòng phòng ngừa khủng hoảng rủi ro, cũng như định vị những vị thế mới.
  • Khẳng định vị thế xã hội, đặt nền tảng những bước kế tiếp cho các tổ chức đang phát triển mạnh mẽ.

Tri thức là một tài sản chung của nhân loại và thực sự chỉ trở nên hữu dụng và có giá trị nếu được phổ biến, chia sẻ và ứng dụng trong cộng đồng. Với quan niệm như vậy, chúng tôi luôn mong đợi sự chia sẻ và hợp tác từ tất cả các đối tác.

Bắt đầu từ năm 2015, chúng tôi cũng đang có những kế hoạch để bắt đầu xây dựng những dự án cộng đồng về phát triển tri thức tại Việt Nam, thông qua blog này, chúng tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm của mình cùng những nội dung quan tâm nghiên cứu, để tìm kiếm những người đồng chí hướng và muốn tham gia vào các Dự án trên.

Mọi thông tin liên lạc, xin vui lòng gửi về địa chỉ email: gianglnt@scarletkite.vn

hoặc địa chỉ Facebook: www.facebook.com/giang.le.169

Một suy nghĩ 20 thoughts on “CSCI STRATEGY

  1. Minh Ngọc

    Tôi rất cảm ơn Caphesach đã cung cấp những tài liệu và thông tin vô cùng quý giá. Chúc quý tổ luôn thành công và luôn vững bước trên con đường chia sẻ tri thức cho nhân loại.

  2. phambinh

    Blog quá hay, cảm ơn SCDRC rất nhiều
    SCDRC nên cố gắng thiết kế nhìn cho gọn hơn, dễ tra cứu hơn nhé. Mình nghĩ là mọi người lần đầu vào đây chắc cũng tá hỏa vì độ lớn và phức tạp

  3. Fox

    Blog thật sự là một nguồn tài liệu phong phú và bổ ích. Rất trân trọng sự chia sẻ tri thức của blog. Tuy nhiên xin có 2 ý kiến hy vọng blog có thể tham khảo:
    1.Về hệ thống tra cứu, blog nên thiết kế để người sử dụng vừa có thể đồng thời chọn được đề tài và thời gian, việc này sẽ thuận lợi hơn là việc tra từ đầu tới cuối.
    2.Kiến thức trong blog rất hữu ích. Nhưng hầu như người biết được blog thì lại không nhiều. Phải chăng công sức mang tri thức của ta sẽ vô nghĩa nếu có quá ít người biết đến. Hy vọng trong thời gian tới, người sáng lập sẽ có những phương án mới nhằm đưa tri thức này phổ biến hơn nữa.

    1. Cám ơn bạn đã phản hồi.

      1. Về hệ thống tra cứu, hiện tại mình cũng đã cố gắng, nhưng có vẻ như chưa rành wordpress lắm nêu chưa biết xoay xở như thế nào để việc tra cứu tốt hơn ngoài việc sử dụng các thủ thuật tra cứu bằng keyword và bạn có thể sử dụng google + cụm từ “caphesach”. Nếu bạn có thể hướng dẫn phương án nào tốt hơn, xin vui lòng chỉ dẫn giúp.

      2. Chúng tôi cũng đã và đang cố gắng phổ biến, tuy nhiên có thể chủ đề khó và nội dung đòi hỏi người đọc phải thực sự nghiêm túc học hỏi nên chưa phổ biến rộng, rất mong các bạn chung tay hỗ trợ.

  4. Vo Thuy

    Kính SCDRC!
    – Mình tin sẽ có rất nhiều bạn sẵn sàng PR cho SCDRC! SCDRC có thể thông qua độc giả tại HUB BOOK của mình với tính chất như “cộng tác viên” giúp “liên lạc và mở rộng” độc giả!
    – Mình không tin là caphesach.wordpress hiện tại chưa “đại chúng”, nhưng phải để “đại chúng” hơn nữa!
    – SCDRC có thể tái khởi động lại trang Facebook của mình (Các bạn đừng buồn vì trang Facebook của các bạn trước đây số lượng độc giả thích thấp; chẳng qua vì lý do nào đó mà chưa đến được phân khúc độc giả có khả năng liên kết và “dẫn luồng” thôi), những độc giả tại HUB BOOK sẽ giúp SCDRC “chuyển tải và liên lạc” để Tổ chức ngày càng “đại chúng” hơn!
    (Như VnEconomy! Họ làm được, chẳng có lý do gì SCDRC lại không làm được hơn thế!)
    – Để dể tra cứu, tại đoạn cuối mỗi bài viết, SCDRC có thể đồng thời paste những đường link của những bài viết hay chủ đề có liên quan và các bạn muốn gợi ý! Nó hiệu quả và dễ dàng hơn là “bài cũ hơn”, “bài mới hơn” và “nhãn”! (Ví dụ tại Phần 5 của một chuyên đề, ta có thể paste đường link của 4 phần trước và giới thiệu những chủ đề và đường link đến phần 1 những chủ đề khác cùng “nhãn”).
    Mình chỉ có bấy nhiêu đó à! Cám ơn SCDRC rất nhiều nhiều! Hì hì!
    Kính!

    1. Vậy rất mong bạn giúp mình phổ rộng caphesach ra nhé, mình mong nó sẽ hữu ích cho cộng đồng.

      Về những phản hồi kỹ thuật, quả thực mình sẽ cố gắng trong thời gian tới có người hỗ trợ để làm tốt hơn việc này.

  5. Hoài Nam

    Chào anh/chị,

    Mình đang đọc các bài post cuốn sách Giả thuật kim tài chính do bác Quang A dịch, tuy nhiên hình như chưa post hết.

    Nếu được nhờ anh/chị chia sẻ lại nội dung của cuốn sách này.

    Rất cảm ơn anh/chị

Gửi phản hồi cho caphesach Hủy trả lời