Triển vọng hoạt động mua lại và sáp nhập tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015


M&A tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có thể không như mức tăng trưởng giai đoạn 2009 – 2012.

Triển vọng thị trường mua lại, sáp nhập năm 2012 – 2015 sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, các chính sách của Chính phủ, các động thái và chiến lược của nhà đầu tư quốc tế.

Quan điểm của chúng tôi cũng như nhiều chuyên gia khác cho rằng, M&A tại Việt Nam vẫn đang và sẽ phát triển tương ứng với trình độ phát triển và điều kiện phát triển của nền kinh tế, cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn về dài hạn, hoạt động M&A tại Việt Nam có nhiều tiềm năng và sẽ phát triển ở mức độ và chất lượng cao hơn nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay.

Giai đoạn 2012 – 2015: Chờ đợi những thương vụ lớn

Trong giai đoạn 2009 – 2011, giới quan sát và các nhà đầu tư đã chờ đợi các giao dịch lớn với quá trình đàm phán lựa chọn đối tác chiến lược của các công ty nhà nước cổ phần hóa như Vietcombank, Vietinbank, BIDV hoặc cổ phần hóa MobiFone… và chỉ mới có Vietcombank và Vietinbank đã lựa chọn thành công đối tác chiến lược.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng quá trình bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của các công ty nhà nước lớn vẫn còn diễn ra chậm. Năm 2011 chỉ có 02 trường hợp lớn được thực hiện là BIDV và Tổng công ty Thép.

Chúng tôi tin rằng, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, và các doanh nghiệp, giai đoạn 2012 – 2015, chúng ta có thể sẽ được chứng kiến một số thương vụ là kết quả của các động thái sau đây:

Các nỗ lực cổ phần hóa và tái cấu trúc các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của nhà nước sẽ tạo nhiều cơ hội cho các thương vụ M&A. Đối với lĩnh vực Ngân hàng, BIDV sau khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng cũng đang trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài. Trong lĩnh vực viễn thông, việc sáp nhập cổ phần hóa Vinaphone và MobiFone chắc chắn sẽ tạo ra thương vụ lớn. Việc cổ phần hóa Vietnam Airlines cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ các đối tác lớn.

Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, làn sóng đầu tư từ Nhật Bản mới diễn ra và có xu hướng tiếp tục trong thời gian tới. Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có mối quan tâm rất lớn tới hoạt động M&A tại khu vực Châu Á, trong đó đặc biệt có Việt Nam, quốc gia chỉ đứng ngay sau Trung Quốc và Ấn Độ về mức độ hấp dẫn đầu tư. Trong đó phạm vi ngành nghề cũng ngày càng mở rộng. Trong con mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam vẫn còn những bất ổn trong việc kiểm soát lạm phát, tỷ giá ngoại tệ và thâm hụt thương mại. Tuy nhiên yếu tố tăng trưởng kinh tế, dân số gia tăng và mức sống người dân ngày càng được nâng cao vẫn là động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư vào Việt Nam.

Các tập đoàn tư nhân của Việt Nam đã ý thức được vai trò của M&A trong chiến lược phát triển của mình. Mỗi tập đoàn có những chiến lược riêng khác biệt. Tuy nhiên, mô hình của MASAN hay Kinh Đô đang được nhìn nhận là thành công và sẽ có những tập đoàn tư nhân áp dụng theo. Do vậy, trong 3 năm tới sẽ ngày càng có nhiều thương vụ liên quan đến nhóm doanh nghiệp này.

Triển vọng ngành: Tài chính – ngân hàng, hàng tiêu dùng, viễn thông và bất động sản tiếp tục chiếm ưu thế.

Ngân hàng và dịch vụ tài chính

Với chương trình tái cấu trúc ngân hàng, lĩnh vực ngân hàng tài chính vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A và đầu tư. Nếu như tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch của các ngân hàng, thì dự kiến có 3 – 5 thương vụ sáp nhập Ngân hàng sẽ tiếp tục được diễn ra. Thương vụ liên quan đến chọn đối tác chiến lược tiếp theo của Vietinbank sau khi đã không thống nhất được với NovaScotia sẽ góp một giá trị lớn trong các thương vụ phát hành riêng lẻ.

Ngành sản xuất hàng tiêu dùng

Với một thị trường trên 80 triệu dân với dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng rất được quan tâm. Các thương vụ này có thể bao gồm chuyển nhượng các công ty sở hữu những thương vụ địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa.

Các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong các thống kê thương vụ M&A trong quá khứ cũng như trong thời gian tới tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, ít nhiều sở hữu những tài sản giá trị như các dự án, đất đai, nhà xưởng, hệ thống… và là đối tượng phù hợp cho các công ty cùng ngành mua lại hoặc liên kết.

Viễn thông

Số doanh nghiệp viễn thông không nhiều, những tỷ lệ các Các giao dịch liên quan đến ngành viễn thông của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chờ đợi các cơ hội đầu tư vào MobiFone và Vinaphone. Các thương vụ trong thời gian tới cũng có thể đến từ S-Fone, FPT. Các động thái của Gtel sau khi Vimpelcom rút khỏi thị trường Việt Nam cũng đáng được lưu ý.

Bất động sản

Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực thu hút vốn ngoại cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sau những giai đoạn tăng trưởng nóng, một số phân khúc thị trường trở nên bão hòa, cùng với một số khó khăn về vốn. Có thể dự báo, nhu cầu chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong năm 2011 và một vài năm tới.

Ngành dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe

Năm 2011, thương vụ CFR mua lại tỷ lệ cỏ phần lớn của Domesco, thương vụ Fortis mua lại bệnh viện Hoàn Mỹ là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Sản xuất dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới. Tuy nhiên, năng lực sản xuất của các công ty dược phẩm hiện nay còn yếu. Nhiều công ty dược mới chỉ dừng lại ở các hoạt động phân phối. Đối với các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe do tư nhân đầu tư, dự báo sẽ xuất hiện một số thương vụ.

Khai khoáng

Ngành này còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết, và sẽ có sự hợp tác chiến lược giữa các công ty khai khoáng địa phương – có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ; và các công ty quốc tế có khả năng về vốn và công nghệ để tập trung chế biến sâu. Luật khoáng sản có hiệu lực ngày 1/7/2011 cũng sẽ tác động đến đầu tư trong ngành cũng như động thái M&A của các công ty. Tuy nhiên, giao dịch của ngành này chưa thể xuất hiện nhiều vì những yếu tố đặc thù trong ngành, đặc biệt là quy định pháp lý và đặc thù về cơ hội đầu tư.

Logistics

Trong những năm qua, cùng với đà phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của lĩnh vực logistics được thể hiện mạnh mẽ qua việc tăng nhanh về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong nước và sự tham gia của các tập đoàn logistics nước ngoài. Bên cạnh đó, ngành logistics Việt Nam đang chuyển dịch từ những dịch vụ đơn lẻ qua tích hợp các dịch vụ logistics trọn gói 3PL. Trong khi đó, hầu hết các công ty logistics nội địa mới chỉ hoạt động ở mức 1PL hay 2PLs. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu thực tế cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này, bắt buộc các công ty phải lựa chọn: hoặc là tăng vốn đầu tư thiết bị, hạ tầng cơ sở; liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài; sáp nhập với các công ty nội địa khác để mở rộng quy mô, đa dạng hóa dịch vụ cung ứng (tiến lên mô hình 3PL, 4PL); hoặc là bị chính các công ty, tập đoàn nước ngoài mua lại.

TH: T.Giang – SCDRC

Nguồn tham khảo: Vũ Anh Dũng, Đặng Xuân Minh – Đi tìm giá trị cộng hưởng – NXB KHKT 2012.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s