Cộng đồng Chính trị châu Âu: “Bình cũ rượu mới” – Phần II


Phản ứng của các bên: Ủng hộ, lo ngại, vui buồn lẫn lộn

Macron đã liên kết Cộng đồng Chính trị châu Âu với Liên bang châu Âu của Mitterrand, sử dụng trực tiếp khái niệm từng xuất hiện trong lịch sử liên kết châu Âu để đặt tên cho sáng kiến, khiến sáng kiến này có màu sắc của Pháp, đồng thời cũng kích hoạt sứ mệnh lịch sử của người châu Âu. Điều quan trọng hơn là có ý nghĩa thiết thực để cố gắng giải quyết vấn đề cấp bách nhất của châu Âu hiện nay. Những điều này đã làm cho sáng kiến của Macron nhìn chung nhận được đồng thuận rộng rãi hơn của các bên, mặc dù cũng có một số ít ý kiến phản đối.

Sáng kiến này ít nhất giành được sự ủng hộ của EU. Tháng 6/2022, Borrell, Đại diện cấp cao về đối ngoại và chính sách an ninh của EU, đã khẳng định sáng kiến Cộng đồng Chính trị châu Âu, cho rằng sáng kiến này có thể cho phép các nước ứng cử viên tham gia ngay lập tức vào các chính sách khác nhau của EU. Nếu họ đồng ý, có thể tác động đến một số nước chưa muốn gia nhập EU như Na Uy, Thụy Sĩ hoặc Anh. Tháng 9/2022, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Von der Leyen bày tỏ sự ủng hộ của EC đối với ý tưởng Cộng đồng Chính trị châu Âu. Bà cho rằng châu Âu cần cố gắng mở rộng hạt nhân của những quốc gia dân chủ này, phương pháp trực tiếp nhất là làm sâu sắc hơn mối quan hệ của EU với các nền dân chủ. Điều này phải bắt đầu từ những quốc gia đang trên con đường gia nhập EU. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel đã phản hồi đề xuất của Macron theo cách riêng của mình, khoảng một tuần sau khi Macron khởi xướng Cộng đồng Chính trị châu Âu trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn thể Ủy ban kinh tế và xã hội châu Âu, Michel nói: “Từ Reykjavik đến Baku hoặc Yerevan, từ Oslo đến Ankara, có một cộng đồng địa chính trị… Tôi tin chắc rằng chúng ta cần phải mang lại cho khu vực địa lý này một thực tế chính trị. Tôi kêu gọi xây dựng một cộng đồng địa chính trị châu Âu”.

Ngày nay, Cộng hòa Czech, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU, đã tổ chức phiên họp đầu tiên của Cộng đồng Chính trị châu Âu, EU không chỉ ủng hộ bằng lời nói mà còn tham gia sâu vào quá trình xây dựng cộng đồng này bằng hành động.

Đức là thành viên quan trọng của EU, Thủ tướng Đức Scholz nhận định: “Sáng kiến của Pháp là một phương pháp thú vị để ứng phó thách thức to lớn mà chúng ta phải đối mặt, mặc dù ông ủng hộ việc cải cách cơ chế bỏ phiếu của Ủy ban châu Âu (từ toàn bộ nhất trí trở thành đa số hiệu quả) để thúc đẩy thành tựu liên kết châu Âu trong các lĩnh vực an ninh và ngoại giao. Nhưng Vương quốc Anh là ngoại lệ. Chính quyền Truss của Anh do dự khi tham gia hội nghị đầu tiên của Cộng đồng Chính trị châu Âu, vì lo ngại cộng đồng này sẽ trở thành cơ chế đa phương mới của châu Âu và có thể bị EU lãnh đạo. Đảng Bảo thủ lo ngại Anh buộc phải rơi vào tình thế phức tạp của lục địa châu Âu sau Brexit (Anh rời EU) và gánh vác trách nhiệm không cần thiết. Việc làm này không có lợi cho quan hệ của Anh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nhóm các nền công nghiệp phát triển (G7), hai tổ chức này là tổ chức quốc tế chủ yếu để Anh tham gia vào các vấn đề quốc tế và duy trì địa vị của mình ở phương Tây.

Nhưng cũng có người lo ngại sâu sắc, vào ngày Macron đề xuất sáng kiến Cộng đồng Chính trị châu Âu, 13 quốc gia EU, bao gồm cả Bulgaria và Thụy Điển, đã bày tỏ lập trường tập thể đối với những sáng kiến cải cách châu Âu khác nhau: “Không ủng hộ tiến trình sửa đổi hiệp ước thiếu cân nhắc và thử nghiệm quá sớm. Việc làm này sẽ dẫn đến rủi ro nghiêm trọng khi sức mạnh chính trị bị chuyển hướng khỏi nhiệm vụ quan trọng là tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà công dân của chúng ta kỳ vọng câu trả lời, đối phó với những thách thức địa chính trị cấp bách đặt ra trước châu Âu”. Tuyên bố một phần được hiểu là hoài nghi về những cải cách cực đoan, bao gồm Cộng đồng Chính trị do Macron đề xuất.

Có thể có nhiều vui mừng và lo ngại lẫn lộn về việc các nước Tây Balkan mong muốn gia nhập EU. Nhưng cho dù thế nào, tất cả các quốc gia châu Âu được xác định trong “cộng đồng” này cuối cùng đều tham gia hội nghị đầu tiên của Cộng đồng Chính trị châu Âu (Vương quốc Anh cũng tham gia sau khi cân nhắc ưu và nhược điểm). Điều này cho thấy cho dù Na Uy và Thụy Sĩ không tìm cách gia nhập EU, cũng như các thành viên EU phản đối  những cải cách triệt để, đều có kỳ vọng khi tham gia một cộng đồng non trẻ.

Một số thách thức gây cấn bên trong, bên ngoài

Việc tổ chức Hội nghị của Cộng đồng Chính trị châu Âu sẽ biến sáng kiến của Pháp thành sự đồng thuận của châu Âu, thành cơ chế đa phương bao gồm tất cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, trong tương lai, sáng kiến này cần phải xử lý nhiều thách thức, bao gồm quan hệ với các tổ chức quốc tế như EU, sự phối hợp rõ ràng về cơ cấu và chức năng, liên quan đến vấn đề mở rộng EU.

Thứ nhất, về mặt tổ chức và chức năng, Cộng đồng Chính trị châu Âu cần có sự khác biệt với các tổ chức khác của châu Âu như EU. Đến nay, không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy phương châm Cộng đồng Chính trị châu Âu trong việc xử lý quan hệ với EU. Theo như ý định ban đầu, vì Hội đồng châu Âu thiếu hiệu quả lý tưởng trong việc giải quyết những vấn đề chính trị và an ninh quan trọng ở châu Âu, không thể thu hút sự tham gia của các nước không thuộc EU ở châu lục này. Việc thành lập Cộng đồng Chính trị châu Âu nhằm cung cấp phương tiện để có thêm quốc gia châu Âu cùng tham gia giải quyết công việc quan trọng của châu Âu, nhưng hiện nay, hội nghị đầu tiên của Cộng đồng Chính trị châu Âu đang do Chủ tịch luân phiên EU đứng ra tổ chức, việc làm này gây ấn tượng EU sẽ nắm vai trò chủ đạo cộng đồng mới, cho dù EU tuyên bố đây là phương tiện phối hợp, Cộng đồng Chính trị châu Âu không thể thiết lập, cũng không thể thay thế bất kỳ tổ chức, cơ cấu hoặc quy trình hiện có nào.

Ngoài ra, lĩnh vực quản lý của Cộng đồng Chính trị châu Âu bao gồm an ninh, năng lượng, khí hậu, chuyển dịch nhân sự, nhân quyền và phát triển kinh tế…, không phân biệt rõ ràng các chức năng của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hội đồng châu Âu, và đặc biệt là EU trong các lĩnh vực có liên quan. Rõ ràng, muốn Cộng đồng Chính trị châu Âu thành công, không thể đơn giản là bộ phận mở rộng của EU hoặc các tổ chức khác, mà cần duy trì sự độc lập của tổ chức này thông qua các chức năng riêng biệt và thiết thực, tránh sự trùng lặp về chức năng với các tổ chức đa phương của châu Âu.

(còn tiếp)

Nguồn: www.thepaper.cn

TLTKĐB – 02/11/2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s