Các nhân tố và những lệ thuộc trong văn hóa – Phần cuối


1.5/ Thiết chế

“Thiết chế” bao gồm tập hợp các nhân tố gắn với việc kiểm soát văn hóa. Chính thiết chế này sẽ điều khiển các chuẩn tắc, phê chuẩn cái này và từ chối cái kia. Nó cũng trả công và trách móc các nhà sản xuất, các đại diện/đại lý. Nó cũng quyết định mẫu mã nào (cũng như sản phẩm nào, nếu có liên quan) sẽ được cộng đồng duy trì trong thời gian dài hơn. Vào những thời kỳ thô dã, thiết chế được xem là, như thị trường, là trung gian giữa các lực lượng xã hội và hạng mục văn hóa. Nhưng trái ngược với thị trường, nó được trao quyền có thể quyết định kéo dài thêm thời gian. Ở đây, tôi đang nói đến không chỉ “ký ức tập thể” với tư cách một nhân tố đi kèm tồn tại lâu dài mà cả đến nhiệm vụ rất cơ bản của việc bảo vệ một hạng mục chuẩn hóa cho sự chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những đại diện/cơ quan chính thức là một bộ phận của công việc hành chính có thể là những thành viên dễ nhận thấy nhất của thiết chế này. Ví dụ, tất cả các đại diện gắn với hạng mục giáo dục, như bộ giáo dục. Những cơ quan văn phòng và viện hàn lâm khác của bộ, những cơ sở giáo dục (trường học các cấp, bao gồm cả đại học), truyền thông đại chúng trong mọi khía cạnh (báo chí, báo kỳ hạn, dài và truyền hình), có thể có chức năng như những thiết chế trung tâm.

Tuy nhiên, cũng là thứ yếu và đơn lẻ khi coi thiết chế chỉ như một những vật níu giữ, bảo tồn văn hóa. Thiết chế cũng có thể bao gồm, hoặc dành sự ủng hộ của nó cho những nhà sản xuất đó – những người tham gia vào thị trường hạng mục. Tuy nhiên, những hạng mục này có thể trong tình trạng cạnh tranh với những người khác đang thực thi nhiệm vụ tương tự, thường sở hữu những vị trí tốt hơn ngay từ lúc ban đầu.

Đương nhiên, sự đa dạng ghê gớm này không tạo ra cho một thực thể đồng nhất khả năng, như đã có trong thực tế, hành động hài hòa và nhất định xảy ra trong việc củng cố những sở thích của nó. Bên trong thiết chế này có những cuộc đấu tranh về quyền thống trị với nhóm này hay nhóm khác đang tiếp diễn lúc này hay lúc khác để chiếm lấy vị trí trung tâm của thiết chế, rồi trở thành chế định. Song theo quan điểm đa dạng văn hóa, những thiết chế khác nhau có thể hoạt động đồng thời ở những khu vực khác nhau của hệ thống. Chẳng hạn, khi một hạng mục nào đó có thể đã thành công trong việc chiếm lĩnh vực văn hóa trung tâm, trường học, nhà thờ và các hoạt động, các thực thể có tổ chức khác có thể vẫn tuân thủ những chuẩn tắc không còn được chấp nhận nữa đối với nhóm người ủng hộ hạng mục đó.

Do vậy “thiết chế” trong văn hóa không thống nhất. Và có lẽ nó không xây dựng trên một con phố nào đó, dù các đại diện của nó có thể được tìm thấy trong các cao ốc, đường phố, và quán café (xin xem, chẳng hạn, Hamon và Rotman 1981, với những dè dặt thích đáng; và cả Lotman 1981). Song bất kỳ quyết định nào được lựa chọn, ở bất kỳ mức độ nào, bởi bất kỳ đại diện nào, cũng đều phụ thuộc vào những hợp thức và giới hạn do các bộ phận đặc biệt có liên quan của thiết chế đặt ra. Bản chất của sản xuất, cũng như của tiêu dùng, là được điều phối bởi thiết chế; đương nhiên vì nó có thể thành công trong nỗ lực của mình để tạo ra những tương liên với mọi nhân tố khác đang hoạt động trong hệ thống.

1.6/ Thị trường

“Thị trường” là kết tập các nhân tố liên quan đến việc mua bán hạng mục văn hóa, tức là thúc đẩy các dạng tiêu dùng. Giống thiết chế, thị trường làm trung gian giữa nỗ lực của người sản xuất nhằm tạo ra một sản phẩm và những cơ hội của sản phẩm đó thành công trong việc tiếp cận mục đích (một người tiêu dùng hoặc những người tiêu dùng). Như vậy, đó là trách nhiệm biến nỗ lực thành cơ hội. Trong những tình huống thực tế, nó tác động đến hiệu suất hoặc thiếu hụt một sản phẩm thực tế, song đó không phải là sản phẩm với tư cách một đối tượng/khách thể, hay một hệ quả bổ sung được thương lượng bởi thị trường, mà là hạng mục (mẫu mã,…) – thứ làm cho những sản phẩm đó trở nên có thể trao đổi được. Vắng mặt thị trường sẽ không có không gian cho bất kỳ phương diện nào của hạng mục văn hóa đặt nền tảng. Không gian càng rộng khả năng sinh sôi càng lớn. Rõ ràng là một thị trường khe khắt đương nhiên sẽ hạn chế khả năng tiến triển của một nền văn hóa. Vì vậy, việc thúc đẩy thị trường phát triển nằm ở chính lợi ích phát triển văn hóa.

Thị trường có thể tự thể hiện không chỉ trong những thiết chế trao đổi hàng hóa mở, như câu lạc bộ và trường học, mà cả ở việc tạo ra tất cả những nhân tố tham gia vào việc trao đổi ký hiệu đi kèm với chúng và những hoạt động liên quan khác. Trong khi chính thiết chế có thể cố định hướng và điều chỉnh các dạng tiêu dùng, quyết định giá cả (giá trị) của các đơn vị sản xuất, thì cái quyết định thành công hay thất bại của nó lại là dạng tương tác có thể định hình bằng thị trường. Trong thực tế xã hội – văn hóa, các nhân tố của thiết chế và của thị trường đương nhiên có thể giao cắt trong cùng một không gian: chẳng hạn, cung đình hay “các salon” văn chương vừa là thiết chế vừa là thị trường. Tuy nhiên, những đại diện đặc biệt đóng vai trò hoặc của thiết chế hoặc của thị trường, tức người bán hoặc người mua, lại có thể không lẫn lộn hoàn toàn. Ví dụ, một trường học thông thường là một nhánh của thiết chế theo quan điểm về khả năng của nó trong việc chấp thuận quyền sở hữu tài sản – thứ mà tổ chức (tức bộ phận trung tâm của thể chế) muốn bán cho học sinh. Nhưng đó cũng không phải là thị trường thực tế rao bán những hàng hóa này. Giáo viên thực sự có chức năng những đại diện của quảng bá hàng hóa, tức người bán. Người mua – tiêu đích của hàng hóa, người dù muốn dù không cũng trở thành một dạng khách hàng – là học sinh. Các phương tiện, bao gồm cả mẫu hình tương tác định sẵn, được trường học tạo khả năng, thực sự kiến tạo nên thị trường theo nghĩa nghiêm ngặt nhất (nguyên văn chữ Latin: strictu sensu). Tuy nhiên, tất cả các nhân tố này cùng có thể, vì lợi ích của một phân tích kỹ hơn, được coi là “thị trường”.

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Itamar Even-Zohar – Lý thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hóa, văn chương – NXB TG 2014.

Bình luận về bài viết này