Cân bằng giữa sự đa dạng và đồng nhất – Phần I


Khi chính quyền trung ương đưa ra một quyết định vững chắc, quyết định đó sẽ kích hoạt những cơn địa chấn làm thay đổi khắp đất nước.

Quan chức thành phố, tỉnh Phúc Kiến

Không, hoàn toàn không.

Quan chức trung ương, trả lời về việc liệu ban lãnh đạo trung ương có ý định cải cách thị trường theo cách họ đã làm hay không.

Gợi nhớ đến các vị hoàng đế thời phong kiến, các nhà lãnh đạo trung ương ở Trung Quốc đương đại nắm giữ quyền lực đáng kinh ngạc. Tiểu sử của Hoàng Thụ Miên về một bí thư thôn trong The Spiral Road cung cấp minh họa rõ nét về tác động quan trọng của các quyết định cấp trung ương. Như tác giả kể lại, vào tháng 3 năm 1978, một bí thư thôn ở tỉnh Phúc Kiến tên là Ye đề xuất một hệ thống tiền thưởng cho bí thư cấp xã, lập luận rằng nếu các đội sản xuất có thể lấy thặng dư sản xuất của họ làm tiền thưởng, thì nó sẽ khuyến khích dân làng làm việc chăm chỉ hơn. Không có gì ngạc nhiên khi Ye đã bị cấp trên khiển trách, người đó đã đe dọa sẽ sa thải anh nếu anh lại dám đưa ra những ý tưởng táo bạo như vậy. Sau đó vào tháng 12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tiền bối mới được trao quyền, đã công bố quyết định của Đảng về “cải cách và mở cửa” tại Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Đại hội Đảng lần thứ XI. Ngay sau khi thông báo được đưa ra, chỉ vài tháng sau khi đưa ra lời cảnh cáo nghiêm khắc, người đứng đầu của đảng xã đã quay lại và chúc mừng Ye vì đề xuất táo bạo của anh ta. Kế hoạch tiền thưởng đã được thực hiện nhanh chóng với thành công vang dội.

Tuy nhiên, dù quyền lực của các nhà lãnh đạo trung ương trong một chế độ độc tài cộng sản lớn là thế, họ phải chịu những giới hạn sinh tử như những người khác. Vì câu trích dẫn thứ hai phía trên nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo trung ương không phải là tiên tri. Họ thường ngạc nhiên – thậm chí đôi khi còn hoảng hốt – khi biết về những hậu quả không lường trước được từ những quyết định của họ. Các nhà lãnh đạo trung ương cũng thiếu kiến thức về các tình huống thực địa, đặc biệt là ở một quốc gia rộng lớn và không đồng nhất như Trung Quốc. Đôi khi các nhà lãnh đạo thậm chí không chắc chắn về các ưu đãi chính sách của chính họ. Không có gì lạ khi họ dao động và loay hoay trước những vấn đề khó khăn khi phần còn lại của đất nước đang chờ lệnh của họ.

Mục đích của bài này là đưa ra một cách giải thích khác đầy mới mẻ về vai trò của ban lãnh đạo trung ương đối với những cái cách năng động của Trung Quốc. Theo lý thuyết trò chơi và mô hình tác nhân chính trong kinh tế chính trị, giả định về quyền tự quyết là các nhà lãnh đạo trung ương (hay các nhà lãnh đạo nói chung) có những chế độ ưu đãi rõ ràng và cố định. Do đó, đối với nhiều người, vấn đề trọng tâm của hệ thống phân cấp chỉ huy về cơ bản là vấn đề kiểm soát: làm thế nào để đảm bảo rằng các quan chức địa phương (hoặc những người đại diện) sẽ trung thành tuân theo và thực hiện các ưu tiên – định hướng của đảng – nhà nước trung ương.

Nhưng bài này nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo trung ương không phải lúc nào cũng có những chế độ ưu tiên – định hướng rõ ràng và cố định. Họ cũng không chỉ tìm cách kiểm soát các quan chức địa phương và giữ họ tuân thủ nghiêm ngặt các nhiệm vụ của địa phương. Thay vò đó, thực tế trong một môi trường phức tạp là chính quyền cấp trên muốn cấp udới của họ thực hiện một cách linh hoạt khi thi hành các mục tiêu trung ương. Bởi vì các cấp dưới thường biết rõ hơn cấp trên của họ về các vấn đề cụ thể và các biện pháp khắc phục đối với các khó khăn tại địa phương của họ. Nhưng khi giao việc giải quyết vấn đề cho cơ sở, chính quyền cấp cao nhất đã chỉ đạo như thế nào đối với quá trình ứng biến của địa hpương mà không cần kiểm soát vi mô?

Bằng cách đúc kết lại các mối quan hệ trung ương – địa phương từ kiểm soát hoàn toàn đến vấn đề thích ứng, bài này làm sáng tỏ một vai trò khác của lãnh đạo trung ương trong quá trình cải cách: cụ thể là vai trò của nó trong việc thiết lập chương trình nghị sự và trong việc ảnh hưởng đến lượng thay đổi chính sách torng một hệ thống phân cấp chỉ huy rộng lớn. Cụ thể, tôi sẽ xem xét hai công cụ mà trung ương sử dụng để ủy quyền và xóa bỏ ranh giới của việc thựchiện chính sách địa phương: thiết kế các gói cải cách quốc gia và sự ăn khớp các chỉ thị chính sách.

Các cải cách tiệm tiến thực sự hoạt động như thế nào

Trong chế độ phân cấp đảng độc quyền, các gói cải cách do ban lãnh đạo trung ương thiết kế sẽ xác định một chương trình nghị sự chung để thay đổi dọc toàn chuỗi mệnh lệnh. Nhiều người đã nhận thấy rằng chính quyền địa phương thường xuyên bắt đầu các thử nghiệm chính sách trong phạm vi quyền hạn của họ, điều này có thể hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách quốc gia. Nhưng như câu chuyện kinh nghiệm của bí thư thôn đã minh họa, việc thử nghiệm ở địa phương chỉ có thể thực hiện được nếu lãnh đạo trung ương đã báo hiệu một sự thay đổi ý thức hệ mang tính quyết định và khởi động một chơng trình tái cơ cấu quốc gia.

Như một quan chức địa phương giải thích bằng nghĩa bóng, toàn bộ cơ quan quản lý của Trung Quốc hoạt động giống như một khối than tổ ong. Ông nói, “Rất khó để một chính quyền địa phương hoặc một sở, ban, ngành có thể tự mình bắt đầu cải cách. Không khí cần phải chảy từ trên xuống dưới, như trong than tổ ong. Nếu viên than trên cùng chỉ có 10 lỗ, nhưng phần dưới cùng bánh than có 12 lỗ, thì không khí không thể lưu thông”. Sự tương tự này ngụ ý rằng để khởi động một con đường chuyển đổi, chính quyền trung ương trước tiên phải quyết định cấu trúc than tổ ong – hình trạng của các cải cách – và chỉ sau đó chính quyền địa phương mới có thể thực hiện quyền tự chủ và ứng biến trong phạm vi trong chương trình nghị sự được ủy quyền này.

Với sự hiểu biết về tác động địa chấn của các cải cách quốc gia ở Trung Quốc, cần phải đặt câu hỏi: Đặc điểm của những cải cách này là gì? Chúng được tạo ra như thế nào? Một câu trả lời ngay lập tức được nghĩ đến là các cải cách của Trung Quốc có đặc điểm là “tiệm tiến”. Đối chiếu với các cải cách “gây tiếng vang lớn” của Liên Xô cũ mà đã tham vọng tìm cách thay thế kế hoạch hóa tập trung bằng hệ thống tư bản chủ nghĩa dựa trên sở hữu tư nhân, thì các cải cách của Trung Quốc “được sử dụng và được xây dựng dựa trên các cấu trúc hiện có của xã hội”. Và thay vì tuân theo một kế hoạch chi tiế được thiết kế trước, các nhà lãnh đạo Trung QUốc đã “tiến hành bằng cách thử và thất bại” và “mò mẫm”; những cách thức tiệm tiến như vậy được ghi lại một cách khéo léo trong cách diễn đạt thú vị của ông Đặng: lấy chân dò đá mà băng qua sông.

Do đó, đối với nhiều nhà quan sát, những cải cách của Trung Quốc là minh chứng thuyết phục cho những thành quả của chủ nghĩa tiệm tiến. Cụ thể hơn, thành công của nó được giải thích một cách rộng rãi và trái ngược với những cải cách “gây tiếng vang lớn” – vốn được tiến hành “nhanh chóng và trên bình diện rộng” – là hợp lý hơn. Theo logic này, các cải cách tiệm tiến cũng nên được thu hẹp về phạm vi. Thật vậy, ngoài Trung Quốc và các nghiên cứu về chủ nghĩa hậu cộng sản, ngày càng có nhiều sự đồng thuận giữa các chuyên gia phát triển rằng: cải cách ở các nước đang phát triển nên được thực hiện từng bước và đồng thời chỉ nên nhắm vào một số vấn đề cấp bách. Ví dụ, Jomo và Chowdhury, cả hai chuyên gia phát triển tại Liên hợp quốc, khẳng định “Chương trình nghị sự quản trị khả thi và cần thiết duy nhất có thể là tăng cường từng bước cải thiện năng lực quản trị phát triển ở quy mô nhỏ hơn”. Trích dẫn một báo cáo của Tổ chức Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), họ nói thêm, “Một cách tiếp cận tiệm tiến khiêm tốn hơn cần đến một số cải cách quan trọng nhưng khả thi có thể thực tế hơn và có khả năng thành công”. Nhắc lại những khẳng định này, Grindle, một người đi đầu về biện hộ cho lý thuyết “quản trị nhà nước đủ tốt” khuyến cáo, “Không chắc chắn có thể đạt được nhiều thành quả khi các quốc gia như vậy quá tải với các cam kết thay đổi số lượng lớn các điều kiện cùng một lúc. Từ quan điểm này, hãy đặt mục tiêu thay đổi ít hơn và làm việc theo hướng đủ tốt hơn là điều kiện quản trị lý tưởng. Bằng ngôn ngữ tương tự, Rodrik cũng kêu gọi “mục tiêu cải cách dựa trên những ràng buộc gắn kết nhất”.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Yuen Yeun Ang – Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào – NXB ĐN 2022

Bình luận về bài viết này