Chuyển đổi số mới là cuộc chuyển đổi đích thực – Phần II


Khi đơn vị kinh doanh và kỹ thuật số không được tích hợp về mặt tổ chức, thì dễ phát sinh sự tích hợp không rõ ràng giữa các công cụ kỹ thuật số với chiến lược kinh doanh. Chúng ta cũng nhận thấy điều này ở mọi thời điểm.

Loại hình tổ chức hiện đại phân nhóm các hoạt động thành các bộ phận, và các nỗ lực chuyển đổi số thường được “quản lý” bởi những người có cấp bậc thấp, được đào tạo chuyên sâu, “có quyền chi phối lớn nhất” trong bộ phận CNTT hoặc bộ phận kỹ thuật số đặc thù khác. Một ví dụ hơi cực đoan là tập đoàn General Electric (GE) vào năm 2015 đã thành lập một đơn vị kinh doanh riêng biệt, công ty GE Digital, với mục đích tập trung tất cả các hoạt động CNTT của doanh nghiệp và thành lập một đơn vị “phát triển phần mềm”. Tập đoàn GE đã nhận ra những cơ hội quan trọng trong Nền công nghiệp 4.0 và muốn trở thành một công ty dẫn đầu trong mạng lưới kết nối Internet vạn vật của ngành công nghiệp. Mục tiêu của việc thành lập công ty GE Digital như một đơn vị kinh doanh riêng biệt với kết quả hoạt động kinh doanh riêng chính là tạo ra một đơn vị kinh doanh sản sinh doanh thu. Tuy nhiên, GE Digital cũng là một “đại lộ”, mà dựa trên đó, các đơn vị kinh doanh khác có thể thực hiện quá trình chuyển đổi số của riêng mình.

Đối với một tập đoàn lớn như General Electric, mỗi đơn vị kinh doanh đều có các nhu cầu rất khác nhau về kỹ thuật số. Thông qua việc tập trung vào quá trình chuyển đổi số, và hầu như không truyền cảm hứng cho mọi người muốn cộng tác và đổi mới ở các bộ phận, điều này đã dẫn tới sự mất kết nối giữa các sáng kiến chuyển đổi số với các mục tiêu cùng những cơ hội của đơn vị kinh doanh. Sự thất bại trong quá trình tích hợp GE Digital và trong quá trình mở rộng quy mô lợi ích trên toàn doanh nghiệp được phản ánh trong quyết định chuyển đổi nó thành một doanh nghiệp hoạt động độc lập.

Khi các doanh nghiệp bắt tay vào quá trình chuyển đổi số để tái lập sự thành công của các công ty khởi nghiệp đột phá ngành (industry-disrupting stratups), thì việc tạo ra các đơn vị kinh doanh kỹ thuật số riêng biệt thường dễ dàng hơn, và do đó sẽ rất hấp dẫn. Trước đây, chúng ta từng gặp một ví dụ về sai lầm này, trong bối cảnh đổi mới/cách tân: đó là ví dụ về tập đoàn Xerox Parc. Bằng việc không tích hợp các tham vọng về kỹ thuật số với hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình, bạn có thể tạo ra vài sản phẩm đổi mới tân kỳ, nhưng sẽ không chuyển đổi được hoạt động kinh doanh cốt lõi – điều sẽ nhanh chóng trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với hầu hết mọi tổ chức.

Vấn đề với dữ liệu

Quá trình chuyển đổi số có xu hướng tạo ra nhiều dữ liệu hơn. Đa phần hiện nay, tình trạng gia tăng thông tin và dữ liệu này được xem như một tài sản, chứ không phải vừa là tài sản vừa là vấn đề.

Hiện nay, việc có nhiều thông tin hơn được xem là tốt, thiết yếu và thậm chí còn hứa hẹn hơn với trí tuệ nhân tạo, máy học và các phương pháp luận về dữ liệu lớn đó. Với bản chất của hoạt động quản lý, vốn là công tác trọng tâm của tổ chức hiện đại, thì có một sự thiên vị tự nhiên theo hướng này. Câu nói “bạn không thể quản lý những gì mà bạn không thể đo lường” là một lý do tại sao lại có một vầng hào quang xung quanh “dữ liệu”.

Tuy nhiên, nghiên cứu đã cho thấy rằng cùng với nhiều lợi ích, hầu như tất cả các bảng tính, cập nhật ngân sách hàng tháng, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ tham gia của nhân viên hoặc khảo sát về tinh thần hoặc thái độ làm việc, bảng điều khiển kỹ thuật số (dashboard), cập nhật quản lý dự án, nghiên cứu thị trường, thống kê ngành, phân tích chiến lược… đều đem lại một vài tin tức mà bộ có thể xem như những mối đe dọa. Và khi tin tức đó trở nên phổ biến hơn cùng với việc ngày càng có nhiều dữ liệu, thì những mối đe dọa được nhận biết đó có thể khiến chúng ta rơi vào tình trạng thái quá căng thẳng ít tính đổi mới, nghĩa là liên quan tới một kênh Sinh tồn quá “nóng”.

Đôi khi, mô thức hành vi của chúng ta có thể coi việc có quá nhiều thông tin là mối đe dọa, vì việc này tiết lộ rằng chúng ta không hoàn toàn làm chủ được kế hoạch, vì một con số không tốt đẹp như trong bản báo cáo kỳ trước, hoặc vì một điều gì đó chưa đạt kỳ vọng của sếp. Dữ liệu có thể được xem như mối đe dọa vì dự báo khả dĩ về tương lai cho các dịch vụ của chúng ta thấp hơn hy vọng, làm tổn hại tới phòng ban hoặc bộ phận của chúng ta. Hoặc nó được xem như mối đe dọa chỉ vì khối lượng dữ liệu (khổng lồ) sẵn có, mà chúng ta vốn dĩ không ý thức rõ ràng về việc làm thế nào để tận dụng một cách hiệu quả nhất.

Mô thức hành vi của con người, vốn đã tiến hóa từ rất lâu trước đây để đối phó với một kiểu đe dọa rất khác biệt – thường là mối đe dọa vật lý – không giỏi lắm trong việc phân biệt đâu là những mối đe dọa quan trọng, đáng kể trong dữ liệu, còn đâu là những mối đe dọa nhẹ (hoặc không hiện hữu). Hệ thống bên trong của chúng ta có thể xử lý toàn bộ dữ liệu “tiêu cực” này như thể chúng ta đã phát hiện ra một kẻ săn mồi trong bụi rậm. Quá nhiều mối đe dọa sau đó khiến cho trạng thái Sinh tồn trở nên quá “nóng”, điều này có thể khiến cho trạng thái Sinh tồn hoạt động kém hiệu quả và có thể khiến trạng thái Thịnh vượng chậm hoạt động hoặc thậm chí tắt hoàn toàn.

Kiểu đe dọa về dữ liệu này có thường xuyên gây sức ép lên các nhà quản lý hay không? Chúng ta đã thử tính trong thực tế. Đối với một nhà quản lý cấp trung tại một công ty năng lượng cỡ vừa trở lên, tất cả những thứ như các tệp đính kèm trong thư điện tử, báo cáo bằng giấy kiểu cũ, bản thuyết trình PowerPoint trong các cuộc họp, cuộc khảo sát khách hàng, bản cập nhật tài chính, bản cập nhật tiến trình dự án, báo cáo từ các cơ quan quản lý, dự báo doanh số bán hàng do trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (danh sách này có vẻ như dài vô tận!!!) tạo ra, đều được them vào tối đa 3 bộ báo cáo mỗi tuận, mỗi bộ chứa từ 200 đến 1000 số liệu. Ở mức tối thiểu, số liệu này tương đương với 2400 tin xấu ngầm ẩn hàng tháng. Trong một tổ chức thực sự hiệu quả (và theo hầu hết các tiêu chuẩn thì tổ chức của nhà quản lý này là hiệu quả), có lẽ 90% các tin tức đó là thực sự tích cực, cho thấy rằng hiện tại chúng ta đang đạt mục tiêu, hoặc cho thấy rằng chúng ta có những cơ hội mới trong tương lai. Nhưng 10% tin tức còn lại đã để lại cho chúng ta 240 mối đe dọa!

Và điều này chưa tính tới vô số thông tin ập vào chúng ta từ máy vi tính và điện thoại thông minh, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, truyền hình cáp, cũng như chưa tính tới khả năng chi phối các báo cáo của chúng ta để xem xét nhiều tình huống khác nhau. Khi bạn xem xét điều đó, con số 240 mối đe dọa nói trên có thể tăng gấp 3 lần, hay thậm chí tăng gấp nhiều lần hơn nữa.

Vấn đề lớn nhất của tất cả các mối đe dọa là trên thực tế, chỉ có rất ít người là có thể nhận ra tình trạng bùng nổ dữ liệu đi kèm với quá trình chuyển đổi số cần được xem như một vấn đề theo mọi khía cạnh, hoặc bàn luận về tình trạng này như một vấn đề nghiêm túc.

Quan điểm của chúng tôi ở đây không phải là dữ liệu lớn là xấu (rõ ràng là không xấu!) hay chuyển đổi số là không hề quan trọng (chắc chắn nó rất quan trọng!). Quan điểm của chúng tôi là: chuẩn mực hiện nay, vì những lý do có thể hiểu được do bản chất của các tổ chức hiện đại, dễ dàng bỏ qua vấn đề dữ liệu não bộ (data-brain problem), do đó có thể đẩy chúng ta đi theo một con đường làm chậm lại hoặc phá hoại sự thay đổi cần thiết. Và có một giải pháp thay thế hiệu quả hơn rất nhiều có thể giúp bạn chuyển đổi – mà bạn cần nắm lấy nó càng sớm càng tốt.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: John P. Kotter, Vanessa Akhtar & Gaurav Gupta – Lãnh đạo sự thay đổi – NXB THTPHCM 2022

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s