Làm rỗng và dịch chuyển – Phần II


3/ Minh họa

Xin được minh họa ở đây, một cách ngắn gọn nhất, một vài trường hợp mà ở đó sự lãm rỗng dễ nhận biết.

(1) Cụm từ và công thức xưng hô thường nhật. “Dear sir” không liên quan gì với “dear”, cũng không liên quan gì với “honey”, và “baby” (trong tiếng Anh Mỹ), hay “dearie” và “love/luve” (trong tiếng Anh Anh). Nhân viên Văn phòng Nhập cư trong tác phẩm kinh điển How to be an Alien của George Mike (1946:77), người ký “Obedient Servant” (Kính thư, nghĩa đen: kẻ tôi tớ ngoan ngoãn của ngài) cho một thông báo về việc bị trục xuất, đã không mơ gì đến sự vâng phục với kẻ bị trục xuất. “Let’s have lunch sometime” không liên quan gì đến việc ăn trưa, như nhiều người không phải Mỹ đã tin một cách rất ngây thơ, mà thực ra là một tuyên bố mơ hồ về tình thân không ràng buộc . Và “see you” không cùng loại hình với “hear you” (“old chap” hay “lilla frun” (little lady – cô bé) trong tiếng Anh nói về một quý bà Thụy Điển khỏe mạnh cũng là hai ví dụ nữa cho loại này).

(2) Trợ đồng từ chỉ mức độ, như “terribly”, “awfully” trong những cụm từ như “she is awfully nice”, “thanks awfully”, hay “terribly obliged to you”. (tôi ngờ rằng những cụm từ này không có vẻ “tự nhiên” như những cái lon kiểu Mỹ mà điển hình cho một kiểu sổ sách Anh). Điều này cũng đúng với các danh từ, như “big”, hay “giant” trong ngôn ngữ quảng cáo, hoặc như The Peter Principle đã được dạy cho chúng ta, về tên gọi các vị trí hành chính (Peter and Hull, 1969). Trong khi tính chất công việc của ông, hoặc lương bổng của ông có thể không thay đổi, thì tên gọi của một ngành hành pháp lại có thể bị thay đổi để thông báo rằng ông “đã thăng tiến”.

(3) “Ẩn dụ chất” và thành ngữ hiện hành. Đây là một hoạt động động từ rất quen thuộc dựa trên sự làm rỗng.

(4) Tiếng lóng. Tiếng lóng là một hoạt động động từ mà ở đó tốc độ làm rỗng cao đến mức các yếu tố mới phải được sản sinh liên tục.

(5) Liên từ võ đoán rỗng. Đây là những mạo từ, động từ và từ ghép có chức năng như những nhà tổ chức phát ngôn (hay tín hiệu diễn ngôn). Trong tiếng Anh, bạn có những đơn vị như “well”, “so”, “you know” (chủ yếu là tiếng Anh Mỹ), “you see”, “I mean”, và “I say”. Ở một số ngôn ngữ, liên từ võ đoán rỗng được ngôn ngữ văn chương dùng ở một quy mô rất rộng vì những mục đích khác nhau (xin xem Even-Zohar 1978, 1982, 1982a).

Như tôi đã lập luận, trạng thái các yếu tố bị làm rỗng này rất rõ ràng với người nói phi bản địa. Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương từ lâu đã biết rằng tất cả chúng ta đều có xu hướng gán sự có nghĩa và khả năng biểu hiện cho những từ ngữ của một ngôn ngữ nước ngoài hơn là ngôn từ của tiếng mẹ đẻ. Trong khi với người nói tiếng bản địa những thành ngữ, từ ngữ và văn bản nào đó chắc chắn sáo rỗng, thì với người nói phi bản địa chúng lại có thể có quyền năng và mới mẻ. Xu hướng giải mã văn hóa nước ngoài này đặc biệt không thích hợp trong trường hợp các yếu tố bị làm rỗng ở mức cao. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy là nguồn tuyệt vời cho văn hóa học nêu bật sự tương phản, với sự hỗ trợ của việc làm rỗng đôi khi thoạt đầu có thể bị nhận đồng. Vì hậu quả đặc biệt của những ký hiệu có thể chỉ hiện hữu ở trạng thái làm rỗng nên có lẽ nó không thể làm rõ sự tương phản của hậu quả này bằng trạng thái phi rỗng của nó bên trong cùng một nền văn hóa. Do vậy, trong khi “dear” bị làm rỗng có thể vẫn tương phản với một “dear” không rỗng trong tiếng Anh (trong một câu như “he is very dear to me”), chúng ta vẫn gặp phải những khó khăn nhiều hơn với việc hôn môi giữa những người thuộc giới tính đối lập – những người không thân thiết với người khác (một hành vi tôi đã quan sát ở những nơi khác nhau của nước Mỹ), hoặc với việc hôn môi của người Nga giữa những người cùng giới tính. Ở trường hợp thứ nhất, với người không phải Mỹ, bao gồm người châu Âu, trừ phi được diễn giải là các yếu tố bị làm rỗng và không phải lúng túng với những kiểu hôn khác, thì đó thực sự là một hành vi khó hiểu (khi dùng thuật ngữ của Pike). Trường hợp thứ hai, đặc biệt ngược lại với nền tảng ý nghĩa của việc hôn môi nam giới ở phương Tây, dường như là nghịch lý và thậm chí là không thể hiểu được khi người ta mang mã đạo đức Nga khá khe khắt. Tất nhiên đây là một lý giải méo mó, song không một ai không phải người Nga có thể giúp giải thích việc này khi lần đầu đối mặt với nó. Tôi vẫn nhớ khán giả đã bị sốc ra sao nhiều năm trước đây khi Chekhov được đóng vai ở London “theo cách Nga”, tức là theo kiểu khác, bằng cái hôn môi nam giới. Ở đỉnh điểm của sự kinh hoàng, các nhân vật của Chekhov được cho là người mắc bệnh tâm thần – căn bệnh mà theo quy phạm Anh, nên được biểu thị bằng việc tránh tất cả những tiếp xúc cơ thể. Tôi tin rằng điều tương tự cũng đúng cho các cấp độ khác nhau của việc để trần cơ thể, và không nhất thiết chỉ với nữ giới. Khi Gaugin lấy một phụ nữ Đan Mạch và đến sống ở Copenhagen, ông không thể hiểu được đạo đức của tầng lớp trung lưu, ít nhiều tương đồng với đạo đức thống trị ở Pháp lúc đó, làm sao có thể phù hợp với việc phụ nữ nửa khỏa thân trên bãi biển (xin cho phép tôi nhắc lại, việc này xảy ra khoảng một trăm năm trước, khi chưa có làn sóng bikini và mono-bikini của những năm giữa 60). Rõ ràng, trong một nền văn hóa như vậy, để lộ cơ thể bị làm rỗng cao độ trong phạm vi ý nghĩa “đầy đủ” phổ biến trước đây. Tuy nhiên, ở những nền văn hóa khác, lại không phải như vậy với trường hợp vì sao các cô gái Scandinavia chuẩn bị đến Tây Ban Nha đã quen với những hướng dẫn của các hãng du lịch về cách tránh bị hiểu lầm. Song dù có thể cẩn trọng né tránh những hành vi rất dễ nhận thấy nào đó thì vẫn có những hành vi khác không thể né tránh được và đó là nguyên nhân vĩnh cửu tạo nên những xung đột không may mắn. Mặt khác, một người đàn ông đang dạo bước trên bờ biển hoặc trên đường phố gần đó, với một nửa trên cơ thể để lộ, thường không gây rắc rối nào ở Tây Ban Nha. Nhưng dường như ông ta lại có thể gây rắc rối ở Mỹ, trên bãi biển Florida, vào năm 1981 (chạy bộ với nửa trên cơ thể để trần trên đường phố gần bãi biển Miami lại bị cấm do bị phụ nữ phản đối, vì họ thấy đó là điều ghê tởm).

4/ Tự trị hóa

Vượt qua cấp độ các yếu tố cụ thể và công thức chặt chẽ, làm rỗng hoạt động ở cấp độ mô hình tổng thể. Tôi tin rằng một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu việc làm rỗng văn hóa là Frazer trong công trình Cành vàng (The Golden Bough, 1951 [1921]), khi cùng bàn về cách thức các nghi lễ quan trọng, như múa trong các nghi lễ cầu mưa, dần mất đi chức năng của chúng với tư cách những yếu tố cần thiết sống còn và tiếp nhận những chức năng khác – mà tôi tin là có thể gọi tên là điều tiết xã hội, như carnaval, kịch, và trò chơi, và không nhất thiết chỉ do phụ nữ thực hiện. Johan Huizinga là một nhà nghiên cứu đáng chú ý khác cũng về hiện tượng này. Thực sự, hầu hết các nhà nghiên cứu theo truyền thống, khuôn mẫu, bắt chước và hành động theo nghi lễ là những nguồn phong phú về chất liệu ở nhiều cấp độ làm rỗng bằng các mẫu hình tổng thể về thông tin, cả ngôn từ và phi ngôn từ.

Một nhà nghiên cứu can đảm nghiên cứu về làm rỗng, mà đóng góp của ông thường không được đánh giá đầy đủ, là Viktor Shklovskij, đã mặc nhiên cho rằng quyền năng của ký hiệu nghĩa tạo nên “thế giới loài người” chúng ta nằm trong quá trình suy yếu lâu dài. Theo ông, có những thứ mất đi sự tươi mới, và hệ quả là chúng ta không còn nhận ra chúng nữa, hoặc chúng ta không còn “thấy” hay “nghe nói về” chúng nữa. Chúng trở nên “tự trị hóa” như hoạt động của máy móc. Chính nghệ thuật, Shklovskij lập luận, trung hòa/kháng cự lại quá trình này và mang những thứ đó trở lại cuộc sống, nạp lại ý nghĩa cho chúng và “khiến chúng ta nghe và thấy lại chúng”. Hoạt động nghệ thuật này, đầu tiên được ông gọi là “gián cách” (ostranenie), và sau này là “giải tự trị hóa”, và từ đây nghệ thuật được xếp ngang hàng với diễn ngôn giải tự trị hóa. Nó trở thành một khái niệm chủ chốt đối với chủ nghĩa hình thức Nga, và có một sự nghiệp thú vị trong những năm tiếp sau đó trong chủ nghĩa cấu trúc Prague và sau này. Nhưng giả thuyết về giải tự trị hóa đã thu hút rất nhiều quan tâm, nhấn nút cho những cuộc tranh luận sôi động liên quan chủ yếu đến vấn đề văn chương được xác định một cách “thực chất” ra sao, giá trị ý tưởng về tự trị hóa, cũng như quan hệ của nó trong vấn đề thay đổi đã bị chối bỏ hoàn toàn như thế nào.

Ở đây mục đích của tôi không phải là bàn về các lý thuyết của Shklovskij hay đánh giá lại đóng góp của ông nói chung. Tôi cũng không quan tâm đến nhận thức của cá nhân ông về ý tưởng tự trị hóa. Chắc chắn, ông không quan tâm đến bản thân vấn đề tự trị hóa, và chắc chắn ông có những quan niệm rất lãng mạn về giá trị “mỹ học” của nó. Hiển nhiên, ông cần khái niệm này để lý giải nghệ thuật có thể làm gì để kháng cự lại tự trị hóa, việc mà với ông hầu như là một kiểu đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ngu tối và hiểu biết, ký ức và lãng quên. Tuy nhiên đây là những vấn đề mà tôi loại trừ khỏi bàn luận hiện tại của mình. Mặt khác, Shklovskij thậm chí đã tiến thêm một bước, theo quan điểm của tôi, khi ông mặc nhiên thừa nhận tự trị hóa là điều kiện cần thiết để thay đổi. Theo ông, khi những mẫu hình văn chương hay mẫu hình nghệ thuật nói chung, trở thành tự trị hóa, thay đổi phải diễn ra để duy trì và bảo vệ chức năng cơ bản của nghệ thuật. Thực sự, đây là cách lý giải quan trọng của ông đối với thay đổi văn chương, và dù ông không bao giờ công thức hóa lập luận này bằng ngôn từ, tôi vẫn tin rằng không hề cường điệu khi gán cho ông ý tưởng về những động năng vĩnh cửu trong các hệ thống ký hiệu, với cách thức mà các hệ thống duy trì chúng không ở trạng thái không tiếp xúc thông qua thay đổi. Thú vị là việc này va chạm dữ dội với một quan niệm lịch sử khác của Shklovskij và với lý thuyết của ông về bản chất của văn bản, rằng nó cần được công thức hóa và chi tiết hóa một cách rõ ràng bởi những nhà nghiên cứu văn hóa khác để trở thành “lý thuyết chính thống”. Chính Jurij Tynjanov và Roman Jakobson là những người đã tạo nên chuyển động này, dù với nó “tự trị hóa” không còn là một khái niệm chính yếu nữa, thậm chí có thể bị thay thế bởi những khái niệm như khả năng và bất năng của những người/vật truyền dẫn (hình thức, công cụ) để hoàn thiện những chức năng nào đó.

(còn tiếp)

TH: T.Giang – CSCI

Nguồn tham khảo: Itamar Even-Zohar – Lý thuyết đa hệ thống trong nghiên cứu văn hóa, văn chương – NXB TG 2014.

Bình luận về bài viết này